Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

ĐỂ ĐỜI CHO MỘT QUAN THAM

Hồ Xuân Mãn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hồ Xuân Mãn, sinh năm 1949, quê ở thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, là nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế (2000 - 2010), một trong 150 ủy viên chính thức của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IXkhóa X. Ông này là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên trong lịch sử Việt Nam bị tước danh hiệu do khai gian dối thành tích. [1]. Người dân ở Huế gọi ông này là anh hùng dỏm.

Sự nghiệp cách mạng chống Mỹ cứu nước[sửa | sửa mã nguồn]

Tham gia cách mạng khi 14 tuổi, đến năm 1967 thì thoát ly gia đình, trực tiếp cầm súng đánh giặc. Trong những năm chiến tranh, từ một chiến sĩ an ninh vũ trang tỉnh Thừa Thiên, ông làm Đội trưởng Trinh sát an ninh vũ trang Ban An ninh huyện Phong Điền. Từ năm 1973 cho đến ngày 26/3/1975 khi Thừa Thiên - Huế giải phóng, ông Hồ Xuân Mãn là Trưởng ban An ninh kiêm Xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền.[1]

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Đến ngày 21/8/2010, trong Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ ba, ông Hồ Xuân Mãn được trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đây là vinh dự lớn không chỉ của ông Mãn mà đối với toàn thể nhân dân cố đô Huế. Một tháng sau, ông Mãn về hưu sau hai nhiệm kỳ làm Bí thư Tỉnh ủy (2000 - 2010).[1]. Quá trình làm bí thư tỉnh Thừa Thiên Huế ông này nổi tiếng với nhiều vụ scandal như sàm sỡ tiếp viên nhà hàng nên bị ăn tát, thao túng việc bổ nhiệm cán bộ, đưa toàn người thân quen gia đình vào các vị trí chủ chốt, nhận hối lô...

Tước danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình làm đơn tố cáo[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Cựu trung tá Hoàng Phước Sum, phải mất hơn một năm sau họ mới lấy được bản thành tích của ông Mãn. Sau hơn 2 năm kiên trì đấu tranh, những cựu chiến binh tố caó ông Mãn phải đối mặt với rất nhiều áp lực, có người bị đánh, bị dọa giết, nhưng họ vẫn quyết đi đến cùng. Mãi đến ngày 2-1-2014, mới có kết luận chính thức của Ủy ban Kiểm tra trung ương là ông Hồ Xuân Mãn đã khai man thành tích để được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. [2]. Dù đã bị tước danh hiệu nhưng ông này vẫn mạnh miệng tuyên bố sẽ trả thù những người đã tố cáo vụ tiêu cực của ông.

Quyết định chủ tịch nước[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ra Quyết định về việc hủy bỏ Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đối với ông Hồ Xuân Mãn, do kê khai không đúng thành tích, theo kết quả thẩm tra, xác minh của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, có đến 15/17 thành tích không đúng thực tế. [3]

Cần làm rõ trách nhiệm[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Hoàng Văn Phận, nguyên Trung đội trưởng Công binh lực lượng vũ trang huyện Phong Điền thời kỳ 1966 – 1967 cho rằng, lỗi chính là ở người khai đã bịa đặt, nhưng cũng cần làm rõ trách nhiệm, sai phạm của cá nhân, tập thể. Thậm chí, một số lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế từng khẳng định việc xét tặng danh hiệu Anh hùng cho ông Mãn được thực hiện đúng quy trình, nguyên tắc. Chả hạn, đương kim Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Nguyễn Ngọc Thiện trả lời Báo PLVN trước đây cũng khẳng định quy trình xây dựng bộ hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu anh hùng của ông Mãn được thực hiện chặt chẽ và đầy đủ theo các quy định. [4]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

HỒ XUÂN MÃN LÀM GÌ CŨNG ĐÚNG QUY TRÌNH

Cả nhà làm quan: Bí thư Thừa Thiên - Huế nói gì?

Theo Bí thư Tỉnh ủy TT-Huế, trong thực tế, đối với vị trí chủ chốt có bà con, quan hệ họ hàng với nhau sẽ tạo ra dư luận trong cán bộ, nhân dân nghĩ đến chuyện có bè phái, cục bộ.
 >> 4 anh em “cột chèo” cùng làm quan huyện

Sau bài viết “Cả nhà làm quan huyện” ở huyện A Lưới, ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TT-Huế cho biết, ông đã nắm được thông tin và đã giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy vào cuộc tìm hiểu.
Ông Lê Trường Lưu. Ảnh: Báo Thừa Thiên - Huế
Ông Lê Trường Lưu. Ảnh: Báo Thừa Thiên - Huế
Trước đó, trả lời báo chí, ông Lưu xác nhận, Bí thư Huyện ủy A Lưới Hồ Xuân Trăng là anh cột chèo của ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó bí thư, Chủ tịch huyện; Nguyễn Nam Sinh - Phó trưởng Công an huyện; Hồ Thanh Hà - Phó trưởng Phòng Tài chính.
Ngoài ra, vợ ông Trăng là bà Lê Thị Thêm cũng đang giữ chức Trưởng Phòng Văn hóa thông tin.
"Vị trí Bí thư, Chủ tịch do Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Những vị trí này được Đảng bộ, nhân dân tín nhiệm bầu làm Bí thư, Chủ tịch từ đầu nhiệm kỳ vừa rồi. Các vị trí khác do huyện quản lý", ông Lưu cho biết.
Cũng theo Bí thư Tỉnh ủy TT-Huế, thực tế, đối với vị trí chủ chốt có bà con, quan hệ họ hàng với nhau sẽ tạo dư luận trong cán bộ, nhân dân nghĩ đến chuyện có bè phái, cục bộ.
Anh em cột chèo không vi phạm?
"Luật Công chức không cấm anh em, người nhà cùng làm cán bộ ở một địa phương. Theo luật Công chức, 2 đồng chí này (ông Hồ Xuân Trăng và ông Nguyễn Mạnh Hùng) là anh em cột chèo thì không vi phạm qui định.
Tuy nhiên trong thực tế, đối với các vị trí chủ chốt có bà con, quan hệ họ hàng với nhau thì sẽ tạo ra dư luận trong cán bộ và nhân dân, người ta nghĩ đến chuyện bè phái, cục bộ trong đó", ông Lưu khẳng định.
Ông Lưu cũng cho biết, trước đại hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có trao đổi, bàn bạc một số lần liên quan đến vấn đề này để có điều chỉnh phù hợp.
“Đối với những trường hợp cán bộ thuộc huyện quản lí, tôi sẽ cho Ban Tổ chức kiểm tra lại”, ông Lưu nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi: Có hay không việc Bí thư và Chủ tịch huyện bổ nhiệm họ hàng giữ các chức vụ, nhiều người trong gia đình làm quan, liệu có lo ngại vấn đề cấp trên bao che cho cấp dưới không, Bí thư Tỉnh ủy TT - Huế cho rằng, thực chất, một số cán bộ được bổ nhiệm từ trước đây. Thế nên, việc bổ nhiệm đúng qui định, đúng qui trình hay không cũng phải cho kiểm tra lại.
“Ví dụ như trường hợp vợ ông Trăng (bà Lê Thị Thêm - Trưởng phòng Văn hóa huyện A Lưới - PV), trước đây trưởng phòng giờ chuyển qua chỗ khác cũng trưởng phòng như thế thôi”, ông Lưu đơn cử.
Vẫn theo ông Lê Trường Lưu, việc cấp trên bao che cho cấp dưới cũng có thể xảy ra nếu nhiều người trong gia đình cùng làm lãnh đạo huyện.
“Để giải quyết việc này, phải tăng cường vai trò cấp ủy, chính quyền địa phương. Các công việc của địa phương phải qua cấp ủy, chính quyền, thông qua tập thể thường trực thường vụ.
Quy chế làm việc là phải công khai minh bạch, không phụ thuộc vào một vài cá nhân. Mọi việc đều thực hiện theo nguyên tắc công khai, dân chủ.
Đã công khai lấy ý kiến chung giữa tập thể thì sẽ hạn chế được và không có chuyện làm bậy", ông Lưu nói.
Theo Quang Thành
VietNamnet