Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Đừng đưa ảnh ông QUAN nớ lên là được...

Khai mạc Festival nghề truyền thống Huế lần thứ VI - “Tinh hoa Nghề Việt”
Cập nhật 28/04/2015 09:38 CH
  
Tối ngày 28/4, tại bia Quốc Học - Huế đã diễn ra Lễ khai mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ VI năm 2015 với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt”. Tới dự Lễ khai mạc có bà Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam; ông Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Tỉnh; các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy, TT.HĐND, UBND, UB MTTQVN tỉnh và thành phố Huế; các đoàn khách quốc tế đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các nghệ nhân làng nghề truyền thống cùng đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước.

Festival nghề truyền thống Huế lần thứ VI đã có sự tham gia của 250 nghệ nhân tiêu biểu của hơn 40 làng nghề trên cả nước, từ tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, đậu bạc Hà Nội đến dệt thổ cẩm Chăm Ninh Thuận, đất nung Quảng Nam…cùng các làng nghề truyền thống Huế như thêu, pháp lam, kim hoàn, chạm khắc gỗ, mỹ nghệ đồng, gốm, hoa giấy, sơn son thếp vàng, diều, mây tre đan.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND thành phố Huế, Trưởng Ban tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2015 nhấn mạnh: Phát huy kết quả qua các kỳ Festival chuyên đề về nghề truyền thống và thành công của Festival Huế. Năm nay, Festival nghề truyền thống Huế lần thứ VI với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt” diễn ra từ ngày 28/4 đến ngày 02/5/2015, đây là sự kiện văn hóa lớn có ý nghĩa quan trọng nhằm khẳng định và nâng cao vị thế của Cố đô Huế - Thành phố Festival của Việt Nam - Thành phố Văn hóa ASEAN, đồng thời, tôn vinh những giá trị tinh hoa của di sản, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh các ngành nghề truyền thống; tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, gắn các sản phẩm nghề truyền thống với du lịch, với thị trường tiêu thụ trong nước, quốc tế.
Trọng tâm của Festival nghề truyền thống Huế lần này là giới thiệu sản phẩm độc đáo mang đậm đà bản sắc của các nghề, làng nghề truyền thống gắn liền với phát triển du lịch. Bên cạnh đó, Hội thảo khoa học “Dấu ấn Huế, Bản sắc Việt trong sản phẩm thủ công truyền thống” vào sáng ngày 29/4 sẽ giúp cho chính quyền các cấp, các nhà quản lý và doanh nghiệp có định hướng để phát triển và sản xuất các sản phẩm nghề truyền thống mang tính bền vững, góp phần phát triển kinh tế du lịch - dịch vụ, một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung.
                                           (Một số hình ảnh tại Lễ khai mạc)
 
 
 
 
 
www.thuathienhue.gov.vn

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Dân không xin mà yêu cầu chính quyền phục vụ

(Dân trí) - Bộ Nội vụ sẽ thực hiện điều tra xã hội học về chỉ số hài lòng của người dân. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam sẽ giám sát để có được kết quả khách quan.

 >>  Đo mức độ hài lòng của dân về thái độ phục vụ của công chức

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Điều tra xã hội học chọn 6 lĩnh vực dịch vụ hành chính công gồm: Cấp giấy chứng minh nhân dân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy phép xây dựng nhà ở (đối với cấp huyện). Cấp giấy đăng ký kết hôn, cấp giấy khai sinh và chứng thực (đối với cấp xã). Kết quả sẽ được công bố vào tháng 10. 2015.
Những lĩnh vực được chọn điều tra trên rất sát sườn với đời sống của người dân. Mỗi người khi sinh ra đều làm giấy khai sinh, lớn lên làm chứng minh nhân dân, lấy vợ lấy chồng làm giấy kết hôn, rồi mua đất, cất nhà, sinh con đẻ cái. Sau đó, lại lo đúng cái vòng tuần hoàn của một đời người.
Những việc nêu trên kết nối mối quan hệ nhà nước – công dân và chính quyền cơ sở là nơi chịu trách nhiệm thực hiện hầu hết mối quan hệ này. Chính vì lẽ đó, nếu chính quyền tốt thì dân nhờ, chính quyền kém thì dân chịu.
Lâu nay, người dân đến cửa công để xin được cấp các loại giấy trên, bị cán bộ nhà nước hành sách, thậm chí đòi tiền theo kiểu “Có ba trăm lạng việc này mới xong” (Truyện Kiều). Người dân đến cửa công trong tâm thế của một người đi xin, cán bộ chính quyền tiếp dân với thái độ của bậc bề trên, thích thì cho. Đã có nhiều trường hợp quan xã, quan huyện cư xử với dân như quan lại ngày trước.
Hãy nhìn vào các loại đơn thư mà người Việt Nam gửi tới cơ quan nhà nước sẽ thấy được bản chất của vấn đề. Đơn nào cũng ghi “Đơn xin…”. Tại sao lại phải xin mà không là đề nghị, yêu cầu?
Đúng ra, người dân không xin những điều đó mà yêu cầu chính quyền có trách nhiệm thực hiện. Dân đóng thuế để nuôi bộ máy chính quyền làm nhiều việc phục vụ nhân dân, trong đó có việc phục vụ các loại giấy tờ, thủ tục cần thiết cho người dân theo quy định của pháp luật.
Chúng ta sẽ chờ đợi kết quả điều tra xã hội học của Bộ Nội vụ, nhưng xét từ thực tế, có thể thấy rằng, người dân dứt khoát không hài lòng với thái độ phục vụ theo kiểu xin – cho, ban ơn mưa móc như quan lại với thảo dân. Người dân của xã hội dân chủ là công dân chứ không phải thần dân. Vì vậy, cần có sự thay đổi mà trước hết là từ trong nhận thức của chính những người làm việc trong bộ máy công quyền.
Đo sự hài lòng của dân cũng chính là đo chất lượng hoạt động của chính quyền. Mục đích là để nâng cao chất lượng của nền hành chính công, phục vụ nhân dân đúng bản chất của hai chữ “phục vụ”. Nếu đọc xong rồi cất kết quả vào ngăn kéo thì đọc làm chi cho mất thì giờ và tốn kém tiền bạc.
Lê Chân Nhân

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

BÁC XUỐNG ĐỒNG, HỌ LÊN NGAI...

Bác Hồ
Lễ tế Xã Tắc
Ngày cập nhật 12/04/2015 07:28
(TTH.VN) - Lễ tế Xã Tắc năm Ất Mùi- 2015 diễn ra vào 4h sáng ngày 12/4 (24/2 Âm lịch), hình thức gọn nhẹ, trang nghiêm với sự tham dự của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh; lãnh đạo 2 thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cùng đông đảo người dân sở tại.Lễ tế Xã Tắc năm nay thực hiện phần tế tại Đàn Xã Tắc (không thực hiện phần nghi lễ xuất cung), gồm các nghi thức tế tự: Lễ Quán tẩy (rửa tay tẩy trần), Lễ Thượng hương (dâng hương), Lễ Nghinh trần (rước thần đến dự), Lễ Điện ngọc bạch (dâng ngọc trắng), Lễ Truyền chúc (đọc chúc văn), Lễ Hiến tước (dâng rượu), Lễ Phú tộ (hưởng lộc), Lễ Triệt soạn (hạ cỗ), Lễ Tống thần (đưa tiễn thần) và Lễ Tư chúc bạch soạn (đốt chúc văn, ngọc lụa, bài vị).


Sau một thời gian phục dựng Lễ tế Xã Tắc đi kèm hình thức sân khấu hóa để giúp người dân hiểu được ý nghĩa và cách thức tổ chức lễ tế ngày xưa, những năm gần đây, Lễ tế Xã Tắc cùng những nghi lễ không còn mang tính sân khấu cũng như đã hướng đến tính chân xác, đáp ứng được nguyện vọng tâm linh của cộng đồng.
Sau lễ tế, không quản ngại trời mưa, đông đảo người dân và du khách đã lên đàn dâng hương cầu nguyện. Cụ Lê Thế Khái (đường Lê Văn Hưu) cho biết: Kể từ khi phục dựng Lễ tế Xã tắc, năm nào tôi cũng có mặt để đợi đến lượt được lên đàn nguyện cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình yên ấm, đất nước mạnh giàu.