Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Mùa xuân năm 1975, Hồ Xuân Mãn đứng ở đâu? 26/3/2015 kỉ niệm 40 năm ngày Huế giải phóng, Hồ Xuân Mãn ngồi ở đâu...?

Trong 3 bộ hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu anh hùng LLVTND của tỉnh Thừa Thiên Huế:
+ Vũ Thắng: UVBCHTƯ Đảng khóa V, VI, VII, Bí thư tỉnh ủy BTT, TTH.
+ Đại tá Huỳnh An: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 6 Phú Xuân anh hùng. 
+ Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn
Vũ Thắng, Huỳnh An chỉ là 2 hồ sơ làm đệm để Hồ Xuân Mãn nhận danh hiệu AHLLVTND thời chống Mỹ thêm vẻ vang. 
Mùa xuân năm 1975 Mãn đứng ở đâu để "phá toang cánh cửa phía Bắc, tạo điều kiện cho Quân đoàn II tiến quân vào giải phóng Huế''?

Đồng chí Vũ Thắng
Tên gọi khác: Võ Phi Trắng
Năm sinh: 10-1926
Quê quán: Xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa V, VI, VII

Đồng chí Vũ Thắng:

Năm 1975, theo hồ sơ của Hồ xuân Mãn là đúng thì HXM mới được chi bộ (nào?) xem xét chuyển sinh hoạt Đảng chính thức, tháng 12/1975 huyện đội Phong Điền biên chế Hồ Xuân Mãn làm đại đội phó Đại đội thanh niên, du kích làm nghĩa vụ đột xuất tháo gỡ bom mìn phục vụ sản xuất...

Thời điểm ấy, đồng chí Vũ Thắng đã kinh qua các chức vụ:
- Ngày 15/4/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định giải thể Khu ủy Trị Thiên Huế, kiện toàn Tỉnh ủy và các đơn vị bộ đội. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế gồm 25 đồng chí. Đồng chí Lê Tự Đồng, Bí thư Khu ủy được cử làm Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí Nguyễn Húng làm Phó Bí thư và các đồng chí Vũ Thắng, Hoàng Phương Thảo, Nguyễn Vạn, Trần Anh Liên, Lê Sáu, Hoàng Lanh, Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Văn Đàm là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy.

- Ngày 27/01/1983, tại thành phố Huế, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ III (vòng 2) chính thức khai mạc. Đại hội đã bầu Tỉnh ủy mới gồm 45 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Vũ Thắng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

- Ngày 5/11/1986, Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ nhất (khóa IV) tiến hành bầu Ban Thường vụ gồm 15 đồng chí. Đồng chí Vũ Thắng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Hai đồng chí Thái Bá Nhiệm và Nguyễn Văn Lương được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.

- Ngày 23/9/1991 Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế họp phiên đầu tiên bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 8 đồng chí: Vũ Thắng, Nguyễn Khoa Điềm, Võ Nguyên Quảng, Phạm Bá Diễn, Phan Văn Đường, Ngô Yên Thi, Nguyễn Đình Ngộ, Lê Văn Hoàng. Đồng chí Vũ Thắng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Các đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, Võ Nguyên Quảng được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Đến ngày 10/5/1996 Đồng chí Ngô Yên Thi được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. 
Đ/c Vũ Thắng nghỉ hưu.

Đại tá Huỳnh An

Đại tá Huỳnh An, đang minh mẫn ở tuổi 88

Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 6 Phú Xuân thuộc Quân khu Trị Thiên ra đời ngày 10/10/1965. 

Trong 10 năm từ 1965 đến 1975, Trung đoàn đã đánh địch hàng ngàn trận; trong đó có nhiều trận thắng vang dội. 

Trung đoàn cũng là đơn vị duy nhất hai lần hoàn thành nhiệm vụ tiến vào thành phố Huế trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 và kéo cờ Mặt trận giải phóng trên Kỳ đài Ngọ Môn Huế vào ngày 26/3/1975. 

Với những chiến công đặc biệt xuất sắc, Trung đoàn 6 Phú Xuân đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Tiến vào Thành Nội năm 1975

Viết theo lời kể của Hồ Xuân Mãn:

"Trong những năm chiến tranh, từ một chiến sĩ an ninh vũ trang tỉnh Thừa Thiên, ông làm Đội trưởng Trinh sát an ninh vũ trang Ban An ninh huyện Phong Điền. Từ năm 1973 cho đến ngày quê hương Thừa Thiên - Huế giải phóng (26-3-1975), ông Hồ Xuân Mãn là Trưởng ban An ninh kiêm Xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền. Suốt thời gian 5 năm (1970 -1975) bám dân, bám đất và kề vai sát cánh cùng đồng chí, đồng đội, ông Hồ Xuân Mãn đã lập nhiều chiến công xuất sắc và góp phần tạo nên vành đai Sơn - An - Nguyên diệt Mỹ nổi tiếng."
...
"Từ đó, cùng với anh em an ninh, du kích, ông Hồ Xuân Mãn gây dựng lại phong trào. Chi bộ mật, Chi đoàn mật, 5 tổ du kích mật được khôi phục và hoạt động trở lại. Tháng 3-1975, mặc dù không có lực lượng chủ lực hỗ trợ nhưng ông Hồ Xuân Mãn đã cùng lực lượng tại chỗ tổ chức nhân dân 2 xã Phong An - Phong Sơn nổi dậy, phá toang cánh cửa phía Bắc, tạo điều kiện cho Quân đoàn II tiến quân vào giải phóng Huế."

HXM nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

>>Giải phóng Thừa Thiên Huế Hồ Xuân Mãn đứng ở đâu?

17 Tháng Ba, 2009

GÓP BÀN VỀ NGÀY GIẢI PHÓNG THỪA THIÊN HUẾ XUÂN 1975

Trần Vĩnh Tường
Hàng năm, cứ đến dịp ngày 26 tháng 3, nhân dân Thừa Thiên-Huế nô nức tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm như một sinh hoạt tinh thần đầy ý nghĩa. Đây không chỉ là hoại động kỷ niệm mang tính chính trị mà đã trở thành nét văn hóa của người dân xứ Huế. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là, trong thực tế, Thừa Thiên-Huế được giải phóng vào ngày nào, ngày 26 hay ngày 25 tháng 3 năm 1975? Thiết nghĩ, với lịch sử 1 cần phải khách quan và công bằng. Trên tinh thần đó, tôi xin có đôi điều mong góp phần xác định thêm cho rõ ngày giải phóng Thừa Thiên-Huế. 
Trong cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3, có ghi: “Ngày 26-3-1975, sư đoàn 1 ngụy bị tiêu diệt, thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên được giải phóng. Thắng lợi đó đã tạo thế uy hiếp từ hướng Bắc đối với quân địch ở Đà Nẵng". Trong thực tế, sư đoàn 1 ngụy không phải đến ngày 26 tháng 3 mới bị tiêu diệt. 
Trong cuốn Thừa Thiên-Huế kháng chiên chống Mỹ cứu nước (1954-1975), viết: “Trong khi 2 cánh quân Nam và Bắc của ta đã tiến vào Huế, thì ở cánh phía Tây, Trung đoàn 6 trung đoàn Phú Xuân) - con đẻ của Quân khu Trị-thiên, trước khi bước vào chiến dịch được Quân khu giao nhiệm vụ cắm cờ chiến thắng ở thành phố Huế, nhưng trên đường về Huế gặp khó khăn. Đến 6 giờ sáng ngày 26 tháng 3 năm 1975, Trung đoàn 6 mới chính thức kéo lá cờ lớn dài 12m, rộng 8m lên đỉnh cột cờ Phu Văn Lâu, đánh dấu mốc lịch sử thành phố Huế và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên-Huế hoàn toàn được giải phóng”. Cũng trong cuốn sách này, các tác giả khẳng định: "Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25 tháng 3 năm 1975, lá cờ chiến thắng được các chiến sĩ giải phóng cắm trên đỉnh Phu Văn Lâu, phần phật bay báo tin vui với nhân dân Cố đô Huế: thành phố Huế được giải phóng". 
Trong cuốn Thừa Thiên-Huế xuân 1975, Trung tướng Lê Tự Đồng - nguyên Bí thư Khu ủy Trị Thiên-Huế, viết: "Các đơn vị từ phía Nam đánh lên vừa lùa địch bên ngoài thành phố, vừa cho những đơn vị nhỏ thọc vào thành phố. Từ 8 giờ sáng đến khoảng 13-14 giờ ngày 25-3 các đơn vị không hẹn mà gặp nhau tại thành phố giải phóng đang nồng nặc mùi thuốc súng". 
Đồng chí Vũ Thắng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế viết: "Ngày 25-3-1975, từ hai hướng Nam và Bắc Huế, các lực lượng đi đầu của Tiểu đoàn 8, bộ đội địa phương Quảng Trì, được tự vệ dẫn đường tiến vào nội thành Huế. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25 tháng 3 năm 1975, lá cờ giải phóng được cắm trên đỉnh Phu Văn Lâu. Thành phố Huế đã được giải phóng".
Đồng chí Nguyễn Vạn - nguyên Bí thư Tinh ủy Thừa Thiên-Huế, người đã từng chiến đấu lâu năm ở chiến trường này kể: “Ngày 23 tháng 3 đến ngày 25 tháng 3, đồng chí Hoàng Lanh - Bí thư Thành ủy chỉ huy lực lượng bí mật bên trong cùng lực lượng biệt động đặc công thành phố ở ngoài vào huy động cơ sở cách mạng và quần chúng nổi dậy chiếm các nhà máy điện, nước, bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình và những cơ quan công sở quan trọng, bảo vệ an toàn thiết bị, vật tư tài liệu... tạo thuận lợi cho việc tiếp quản thành phố nhanh gọn, sớm ổn định. Một số cốt cán thành phố do đồng chí Nguyễn Huy Ngọc chỉ huyđã ra tận cửa An Hòa đón Tiểu đoàn 8 Quảng Trị vào thành, cùng vào có một đơn vị của Quân đoàn 2, hai đơn vị này đã treo cờ ở Phu Văn Lâu và Ngọ Môn. Ngày 26 tháng 3 năm 1975, Trung đoàn 6 vào tiếp quản nội thành Huế, treo cờ giải phóng rộng 8m, dài 12m lên Kỳ đài Thừa Thiên-Huế đã hoàn toàn giải phóng".
Thượng tướng Nguyễn Hữu An - nguyên Tư lệnh Quân đoàn 2, viết: "Sau khi giải phóng Phú Bài và Hương Thủy, Trung đoàn 101 , tiếp theo là Trung đoàn 3 bộ binh có xe tăng đi cùng, được nhân dân địa phương giúp phương tiện... vận chuyển tiến rất nhanh vào nội đô Huế. Đúng 13 giờ ngày 25 tháng 3, Tiểu đội phó Tiểu đội trinh sát Nguyễn Văn Phương đã cắm cờ chiến thắng lên Phu Văn Lâu. 
Một bộ phận của Trung đoàn 3 (Sư đoàn 324) cùng xe tăng, chiều ngày 25 tháng 3 đã tiến vào sở chỉ huy Quân đoàn 1 ở Mang Cá và tới giải phóng cho hơn 2.000 tù chính trị ở nhà lao Thừa Phủ.
Cùng chiều hôm đó, các lực lượng của Quân khu Trị -Thiên từ hướng Bắc cũng tràn vào đánh chiếm các mục tiêu trong thành phố".
Từ những mô tả trên của các vị lãnh đạo và chỉ huy chiến trường lúc bấy giờ có thể nhận thấy rằng có một điều chưa thống nhất là thời điểm cắm cờ giải phóng trên Phu Văn Lâu. Nhiều người cho là cờ được cắm vào 10 giờ 30 phút ngày 25-3, có người nói là 13 giờ cùng ngày. Nhưng tất cả các ý kiến đó đều thống nhất ở những điểm sau. 
- Lá cờ giải phóng được cắm trên đỉnh Phu Văn Lâu vào trưa ngày 25 tháng 3 năm 1975.
- Đơn vị cắm cờ là Tiểu đoàn 8 bộ đội địa phương Quảng Trị.
- Sở chỉ huy Quân đoàn 1 ngụy ở Mang Cá bị quân ta đánh chiếm vào ngày 25-3.
- Thành phố Huế được giải phóng ngày 25 tháng 3 năm 1975.
Vậy tại sao lấy ngày 26 tháng 3 làm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế? phải chăng đây là ngày cả tỉnh được giải phóng? Chúng tôi xin dẫn ra đây ý kiến của các đồng chí chỉ huy chiến trường, tham gia giải phóng Thừa Thiên-Huế.
Thượng tướng Nguyễn Hữu An viết: "Rạng sáng ngày 23, Trung đoàn 101 đã phá vỡ căn cứ Lương Điền, mở được cửa phía Nam về Huế, đồng thời hỗ trợ cho Trung đoàn 3 Sư đoàn 324 tiêu diệt địch ở 303, núi Bông, núi Nghệ, Mỏ Tàu. Trung đoàn 18 tiến công vào căn cứ mũi Né... Nắm thời cơ địch đang hoảng hốt, Trung đoàn trưởng Phạm Hồng Lẫm cho Tiểu đoàn 3 truy theo và đánh thẳng vào chi khu Phú Lộc. Tới 19 giờ ngày 23, Trung đoàn 18 diệt xong chi khu và đánh tan tiểu đoàn 128 bảo an, rồi đưa tiếp Đại đội 7 phối bợp với Tiểu đoàn 21 bộ đội địa phương chiếm cửa Tư Hiền... chiều 23 tháng 3, các trung đoàn 1 và 2 (Sư đoàn 324) đã chiếm cửa Thuận An, Trung đoàn 18 (Sư đoàn 325) cùng bộ dội địa phương đã áp sát cửa Tư Hiền. 
Phía Bắc Huế, từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 3, bộ đội địa phương Quảng Trị có Đại đội 7 xe tăng (Lữ đoàn 203) yểm hộ đã quét một loạt căn cứ, quận lỵ như Thanh Hương, Đại Lộc, Hương Điền rồi vượt sông Mỹ Chánh tấn công Phò Trạch, Lương Mai, tiếp đó hình thành hai mũi; một mũi đánh chiếm Bao Vinh, một mũi đánh chiếm bờ Bắc Thuận An. 
Tảng sáng ngày 25 tháng 3, Tiểu đoàn 3 đã nổ súng đánh chiếm quận lỵ Hương Thủy, cùng lúc, Trung đoàn 101 đánh vào Phú Bài. Địch bị bất ngờ tháo chạy hỗn độn, bỏ lại toàn bộ vũ khí trang bị kỹ thuật, trong đó có một đoàn xe cơ giới đang nổ máy". 
Đồng chí Nguyễn Vạn viết: "Chiến trường Bắc Thừa Thiên có khó khăn mới, nhưng trong tình thế địch bị hoảng loạn, tinh thần rêu rã, dù co cụm đông đặc cũng không giữ được sẽ bị quân ta đánh tan. Chấp hành lệnh của Bộ Tư lệnh chiến dịch không để địch co cụm vào Huế, không để địch xúc dân, tối 23-3- 1975, toàn bộ mặt trận đồng bằng phát động cao trào tấn công nổi dậy...
Như vậy là 3 huyện Bắc Thừa Thiên-Huế đã hoàn toàn được giải phóng trong 2 ngày 24 - 25-3-1975".
Theo đồng chí Vũ Thắng: "Phối hợp với đòn tiến công quân sự, Đảng bộ và nhân dân các huyện và thành phố Huế đã nổi dậy giải phóng quê hương. Ngày 24 tháng 3, giải phóng các huyện Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy. Ngày 25 tháng 3, tiếp tục giải phóng Phú Vang, Quảng Điền, thành phố Huế và huyện Phú Lộc”. 
Từ những trình bày trên có thể nhận thấy rằng, các huyện của Thừa Thiên Huế đều được giải phóng trong các ngày 24 và 25 tháng 3 năm 1975. Để cụ thể hơn, chúng tôi dẫn ra đây ý kiến về ngày giải phóng các huyện. Đồng chí Võ Nguyên Quảng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: "Đến ngày 25-3, nhân dân 18 xã trong huyện đồng loạt nổi dậy cướp chính quyền. Huyện Hương Thủy hoàn toàn giải phóng”. 
Đồng chí Nguyễn Hữu Hường - nguyên Bí thư Huyện ủy Hương Trà kể lại:"Đồng chí Lành và đơn vị xuất phát từ 5 giờ sáng ngày 25-3-1975 vào tới thành phố lúc 6 giờ sáng... thì được biết Hương Trà không còn địch . . . Gặp tôi đồng chí Dương Bá Nuôi bắt tay, ôm hôn tôi rất chặt: Hoan hô Hương Trà đã giải phóng sớm...". 
Ở Phong Điền, "Ngày 24-3 một tiểu đoàn của Quảng Trị đánh chiếm Mỹ Chánh rồi tiến thẳng vào Phò Trạch, An Lỗ hướng về Huế. Các lực lượng Phong Điền chớp thời cơ giải phóng ngay quận lỵ. Cùng lúc ấy Tiểu đoàn 812 từ Hải Lăng tràn sang. Các xã Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương đồng loạt nổi dậy giành chính quyền làm chủ huyện. Huyện Phong Điền được hoàn toàn giải phóng”. 
Tại Quảng Điền, đồng chí Nguyễn Trung Chính - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, kể: "Ngay đêm ấy (24-3), anh Hoàng Điền liên lạc được với bộ đội ở Phong Chương rồi chỉ đạo ngay mũi công tác của huyện và các đội công tác xã phát động quần chúng nổi dậy tiến công giải phóng các xã Quảng Thái, Quảng Hưng (nay là Quảng Lợi, Quảng Phước - TVT) và quận lỵ Quảng Điền. Đúng 15 giờ ngày 25, cờ giải phóng phấp phới tung bay trên nóc tòa quận trưởng, chi khu quân sự Quảng Điền". 
Đồng chí Lê Viết Phong - nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Phú Vang viết: "Thừa thắng xông lên, lực lượng vũ trang của huyện... lấy xe và lái xe của địch (GMC)... tổ chức tiến lên vùng trên (Ân - Tài - Thiện) hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy, bao vây tiêu diệt quận lỵ Phú Vang... Ngày 25-3- 1975, toàn huyện Phú Vang được giải phóng, một số xã tiến hành mít tinh mừng giải phóng và ra mắt ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời".
Từ thực tế chiến trường mà các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp đã phản ánh trong bài viết của mình gần đây nhất, có thể nhận thấy toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế được giải phóng ngày 24 và 25 tháng 3 năm 1975. Như đã dẫn ở trên, đồng chí Vũ Thắng viết: "Ngày 24-3, giải phóng các huyện Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy. Ngày 25-3, tiếp tục giải phóng Phú Vang, Quảng Điền, thành phố Huế và huyện Phú Lộc". 
Có thực tế là "Trung đoàn 6 bộ binh Quân khu là đơn vị con đẻ của Trị-thiên, được Quân khu giao nhiệm vụ cắm cờ chiến thắng ở thành phố Huế, thì đúng 6 giờ 30 phút ngày 26-3- 1975 mới chính thức kéo cờ lớn (dài 12 m, rộng 8 m) lên cột cờ phu Văn Lâu...". Theo đồng chí Nguyễn Vạn thì “Ngày 26-3-1975, Trung đoàn 6 vào tiếp quản nội thành, treo cờ giải phóng". Nói tiếp quản, bởi vì thành phố Huế đã được giải phóng và cờ giải phóng đã được Tiểu đoàn 8 bộ đội địa phương Quảng Trị và một đơn vị của Quân đoàn 2 cắm trên Phu Văn Lâu trước đó một ngày (25-3-1975). 
Từ những trình bày trên, mà chủ yếu là dẫn ý kiến từ các bài viết của chính các nhân chứng lịch sử, những vị lãnh đạo và chỉ huy chiến đấu trực tiếp ở chiến trường Trị-Thiên-Huế trong chiến dịch Xuân 1975, theo chúng tôi có thể khẳng định, thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã được giải phóng ngày 25 tháng 3 năm 1975. 

01 Tháng Mười, 2008

THÀNH PHỐ HUẾ ĐƯỢC GIẢI PHÓNG 

Năm học 2008-2009 này học sinh lớp 12 được học sách giáo khoa Lịch sử 12 mới. Sách Lịch sử 12 mới có nhiều sửa chữa và bổ sung phù hợp nên đã khắc phục được một số hạn chế của cuốn Lịch sử 12 trước đó. Xem tiếp>>.

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

Năm mới, nhớ lời Bác Hồ về đạo đức lối sống...


Trên Tiền Phong Online sáng mùng 1 tết Ất Mùi (19/2/2015) Đoàn TNCS HCM do bí thư thứ nhất trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Đắc Vinh dẫn đầu đến chúc tết nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tại TƯ DINH.


Một lớp học ở quê hương Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ở xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

Một lớp học ở huyện Na Rì...
Kết quả hình ảnh cho Hồ Xuân Mãn
Truyền hình VTV1 đưa tin về Bí thư Hồ Xuân Mãn

Kết quả hình ảnh cho nguyễn ngọc thiện đánh golf
Bí thư Nguyễn Ngọc Thiện dám thi thố tài năng GOLF ở sân khó chơi nhất CHÂU ÂU


Nhà dân ở xã A Ngo đây Bí thư Nguyễn Ngọc Thiện nờ...ông không thể biết.

Tổng thống Hoa Kỳ Obama tiếp khách

Một số lời dạy của Bác Hồ về đạo đức lối sống, các chú quên hết rồi sao?

- Đối với mình - Phải siêng năng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hoá ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh.
(Con đường giải phóng. Tháng 12 năm 1940. Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh).

- Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh.
Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.
Mấy năm kháng chiến, các cô, các chú đã học được nhiều đức tính tốt. Về xuôi nhất là về thành thị, sẽ có nhiều người phức tạp, nhiều thứ quyến rũ mình vào thói xấu.
(Bài nói chuyện với bộ đội, công an và cán bộ trước khi vào tiếp quản Thủ đô. Ngày 5 tháng 9 năm 1954.T.7, Tr.346).

- Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai.
(Bài nói chuyện tại lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp I. Ngày 12 tháng 6 năm 1956. T.8, Tr.184).

- Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà người cách mạng nào cũng phải có.
(Nói chuyện tại lớp chỉnh huấn trung, cao cấp của Bộ Quốc phòng và các lớp trung cấp của các tổng cục. Tháng 5 năm 1957. T.8, Tr.391).

- ... Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của Đời sống mới, nền tảng của Thi đua ái quốc.

Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người.

Cần với Kiệm, phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người.

Cần mà không Kiệm, "thì làm chừng nào xào chừng ấy". Cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không.

Kiệm mà không Cần, thì không tăng thêm, không phát triển được. Mà vật gì đã không tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt.

Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn.

Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý.
(Cần Kiệm Liêm Chính. Tháng 6 năm 1949. T.5).

- Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra đòi hỏi hưởng thụ, đãi ngộ. Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức.
(Nói chuyện tại lớp chỉnh huấn trung, cao cấp của Bộ Quốc phòng và các lớp trung cấp của các tổng cục. Tháng 5 năm 1957. T.8, Tr.391).

... Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân,
Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần.
(Bốn tháng rồi. Nhật ký trong tù. Năm 1942-1943. T.3, Tr.387). 

- Trong cuộc đấu tranh to lớn, lâu dài, gay go, ít nhiều đảng viên, ít nhiều nơi không tránh khỏi những khuyết điểm như: chủ quan, hẹp hòi, mạo hiểm, hủ hoá, xa quần chúng, chủ nghĩa địa phương, không giữ kỷ luật, làm việc luộm thuộm, tự kiêu, tự mãn v.v.

- Dù đó là những chứng bệnh thành niên, nhưng từ nay, Đảng đòi hỏi các đảng viên phải kiên quyết tẩy cho kỳ sạch những bệnh ấy. Vì nếu không trị cho khỏi hết, thì nó có thể lây ra mà trở nên rất nguy hiểm cho Đảng.
(Kiểm điểm công việc của Đảng. Tháng 1 năm 1949. Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh).

- Luôn luôn cầu tiến bộ. Không tiến bộ thì là ngừng lại. Trong khi mình ngừng lại thì người ta cứ tiến bộ. Kết quả là mình thoái bộ, lạc hậu.
Tiến bộ không giới hạn. Mình cố gắng tiến bộ, thì chắc tiến bộ mãi.
Luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, để phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình.
Đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình.
(Cần kiệm liêm chính. Tháng 6 năm 1949. T.5, Tr. 644).

- Thang thuốc chữa bệnh quan liêu:
+ Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết.
+ Phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân.
+ Phải thật thà thực hành phê bình và tự phê bình.
+ Phải làm kiểu mẫu: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư.
(Phải tẩy sạch bệnh quan liêu. Báo Sự thật, số 140, ngày 2 tháng 9 năm 1950. T.6, Tr.90).

- Dao có mài, mới sắc.
Vàng có thui, mới trong.
Nước có lọc, mới sạch.
Người có tự phê bình, mới tiến bộ.
(Tự phê bình. Báo Nhân dân, số 9, ngày 20 tháng 5 năm 1951. T.6. Tr.209).

- Phải thật sự mở rộng dân chủ trong cơ quan. Phải luôn luôn dùng cách thật thà tự phê bình và thẳng thắn phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên. Phải kiên quyết chống cái thói "cả vú lấp miệng em", ngăn cản quần chúng phê bình.
(Nhiệm vụ của chi bộ ở các cơ quan. Báo Nhân dân, số 176, từ ngày 6 đến 10-4-1954. T.7, Tr.269).


Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Năm mới CON DÊ, nhớ chuyện cũ: NGIỆN THỌC

Bí thư Tỉnh ủy đánh gôn, bản tin không có gì lạ!

Một Thế Giới
Ong Nguyen Ngoc Thien, thu 4 hang truoc tu trai qua.
Ông Nguyễn Ngọc Thiện, ngồi chỏ hỏ, đầu đội mũ, mặt che rèm bảo hộ, tay trái đeo găng trắng, tay phải chỉ ngón trỏ lên trời.

Vì họ quá đói tin hay sao? Hay vì họ muốn cho người dân, biết các cán bộ - tức là “đầy tớ” của dân, đang vui chơi giải trí thế nào?

Nguyên văn bản tin trên báo Một thế giới đưa thế này: “Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa giật hạng nhì giải đấu gôn 18 lỗ mang tên Laguna Park Lăng Cô Classic.
Giải đấu được tổ chức vào ngày 6.9 tại khu du lịch phức hợp 5 sao Laguna Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô, Thừa Thiên Huế) tập hợp gần 80 gôn thủ và nhà đầu tư từ khắp mọi miền Việt Nam và các nước trong khu vực như Hồng Kông, Singapore, Malaysia, và Hàn Quốc.
Các gôn thủ tranh tài trên 18 lỗ. Giải thưởng đặc biệt của giải đấu là cơ hội sở hữu một trong những căn biệt thự liên kế Laguna Park đầu tiên tại khu dân cư cao cấp mới bên sân gôn ở khu nghỉ dưỡng.
Vì ông ấy là quan đầu tỉnh, sang trọng, quyền uy, oai phong lẫm liệt, không đánh gôn cho xứng tầm thì đánh gì? Chả nhẽ lại đi đánh khăng, đánh đáo như trẻ quê à? Mà ông ấy có thời gian luyện tập nhiều, có tài năng xuất chúng, thì giành giải là đúng rồi, có gì mà báo phải làm tin nhỉ?
Kết quả, ông Tôn Đức Sáu, nguyên vô địch Cúp CLB Gôn Laguna Lăng Cô tháng 5 vừa qua, đã giành chức vô địch giải gôn Laguna Park Classic đặc biệt này với tổng điểm 69 gậy. Ông Nguyễn Ngọc Thiện giành giải nhì. Ông Đỗ Duy Liên giành giải ba”.
Phản ứng của bạn khi đọc xong bản tin này thế nào? Liệu có giống như tôi, cảm thấy nhạt nhẽo, thấy bình thường, thấy chả có gì là mới lạ, hấp dẫn cả. Bởi vì ông Bí thư Tỉnh ủy đi đánh gôn ấy, cho dù có giật giải Nhì trong một cuộc thi với gần 80 gôn thủ, cũng chả có gì là khác thường cả.
Vì ông ấy là quan đầu tỉnh, sang trọng, quyền uy, oai phong lẫm liệt, không đánh gôn cho xứng tầm thì đánh gì? Chả nhẽ lại đi đánh khăng, đánh đáo như trẻ quê à? Mà ông ấy có thời gian luyện tập nhiều, có tài năng xuất chúng, thì giành giải là đúng rồi, có gì mà báo phải làm tin nhỉ?
Truyền thông phương Tây có một định nghĩa về tin khá thú vị, ngắn gọn mà tôi nghĩ có lẽ nhiều người đã biết: “Chó cắn người không phải là tin, người cắn chó mới là tin” để đề cao tính chất dị thường, mới lạ của tin tức.
Cứ đem mà áp vào trường hợp này, thì chuyện ông Bí thư Tỉnh ủy đi đánh gôn, đoạt giải Nhì không phải là tin, chừng nào một ông nông dân nghèo mạt rệp khố rách áo ôm đi đánh gôn đoạt giải thì mới là tin, tin vơ đét, tin hót, tin nhiều người đọc.
Là cứ nói lý thuyết thế thôi, chứ ở nước ta, làm gì có chuyện nông dân mà lại biết đánh gôn. Chi phí để bước vào một sân gôn, với đầy đủ dụng cụ gậy gôn, áo quần mũ mão trang phục đúng chuẩn, phải cỡ hàng dăm bảy trăm triệu trở lên, món ấy dân nghèo chỉ có đứng ngoài mà nhìn.
Chắc nhiều người sẽ đặt câu hỏi: “Ông Bí thư Tỉnh ủy lấy đâu ra thời gian và tiền bạc mà đi đánh gôn? Lương tháng của ông ấy là bao nhiêu mà có tiền chơi gôn?”. Úi chao, đúng là những người chuyên thói “ghen ăn tức ở”. Các vị còn nhớ không, ông Trần Văn Truyền - cựu Tổng thanh tra Chính phủ, trước câu hỏi làm sao để có được dinh thự xa hoa, đã trả lời: “Tôi lao động đến thối cả móng tay” đó sao? Tất cả đều do lao động mà ra cả.
Còn nhớ năm 2011, khi mới nhậm chức Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Đinh La Thăng đã “gây sốc” dư luận khi ra văn bản cấm các cán bộ chủ chốt trong Bộ mình đi đánh gôn vì theo ông Thăng, công việc thì đang nước sôi lửa bỏng mà các vị đi đánh gôn một cuộc cũng mất ít nhất từ 1 đến 2 ngày.
Đấy là chuyện của Bộ GTVT của ông Thăng, còn lại trên toàn quốc, chẳng có văn bản nào cấm Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đi đánh gôn cả, nên đương nhiên họ có quyền đi đánh gôn, đi dự thi giải gôn quốc gia, quốc tế này nọ. Không sao cả, chẳng vi phạm điều gì cả.
Thế thì báo chí làm tin làm gì nhỉ? Vì họ quá đói tin hay sao? Hay vì họ muốn cho bạn đọc, tức là người dân, biết các cán bộ- tức là “đầy tớ” của dân, đang vui chơi giải trí thế nào?
Chắc nhiều người sẽ đặt câu hỏi: “Ông Bí thư Tỉnh ủy lấy đâu ra thời gian và tiền bạc mà đi đánh gôn? Lương tháng của ông ấy là bao nhiêu mà có tiền chơi gôn?”. Úi chao, đúng là những người chuyên thói “ghen ăn tức ở
Đọc tin này xong, tôi lại liên tưởng đến cuộc triển lãm trưng bày tư liệu "Cải cách ruộng đất 1946-1957" đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại Hà Nội. Phần trưng bày gây nhiều cảm xúc nhất cho người xem có lẽ là góc đối lập về cuộc sống của giai cấp địa chủ với tầng lớp bần cố nông. Một bên là cuộc sống xa hoa, phong lưu, thừa mứa chứa chan, ăn sung mặc sướng, một bên là rách rưới bần cùng, áo đụp hàng chục tấm vá, cơm không đủ ăn, kéo cày thay trâu, nhà cửa xiêu vẹo, dột nát.
Những khung cảnh cách đây gần nửa thế kỷ ấy, đến giờ trông vẫn quen quen.
Và bản tin ông Bí thư Tỉnh ủy đi đánh gôn, tóm lại là một bản tin không có gì lạ.
Bi thu Tinh uy danh gon, ban tin khong co gi la!
 Trưng bày tư liệu quý thời kỳ “Cải cách ruộng đất 1946 - 1957” đang diễn ra  tại Hà Nội
Mi An (theo Đất Việt)

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

Ông Thanh bị bệnh mất nhiều người tiếc thương, Ông Mãn nhờ bị bệnh nan y để thoát kỷ luật DÂN CƯỜI...

Hàng nghìn người tiễn đưa ông Bá Thanh lần cuối
9h15 sáng 16/2 (28 Tết), lễ truy điệu ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban nội chính Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, được tổ chức tại nhà riêng ở số 189 đường Cách Mạng Tháng Tám (phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng). Hàng ngàn người chen chân từ ngoài đường đến kín khoảng sân rộng trước nhà để tham dự.

Vĩnh biệt ông Nguyễn Bá Thanh: Đời người đâu phải như gió qua!

Dân trí Ông Nguyễn Bá Thanh đã qua đời. Nhạc sĩ họ Trịnh từng thở nhẹ triết lý “đời người như gió qua”. Nhưng với vị Trưởng Ban Nội chính Trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng ấy, ngẫm lại đời người không như gió qua!

Con người tướng tá “như vâm”, phát biểu không nhìn văn tự, nói thì tưng tửng đúng kiểu Quảng - Đà mà nói tới đâu là “bắt đúng mạch, rà trúng đài”, dân nghe thấy “đã” tới đó, làm thì nhiều việc giải quyết “cái roẹt” ngay ấy... sẽ còn sống mãi trong lòng người dân Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Bá Thanh Thanh thăm hỏi sức khỏe các cán bộ cách mạng lão thành của Đà Nẵng

Nhiều việc giải quyết “cái roẹt”!

Chuyện ông Thanh Đà Nẵng - cái tên người ta vẫn gọi khi nói tới ông Nguyễn Bá Thanh - nói một lần khó hết. Có những câu chuyện “nho nhỏ” thôi nhưng cứ khiến người dân nhớ mãi.

Ông Thanh thăm đường hoa xuân Đà Nẵng trong dịp Tết Quý Tỵ 2013

Cách đây không lâu, chủ nhiệm một cơ sở dạy nghề thêu cho trẻ khuyết tật ở Sơn Trà, Đà Nẵng “bật mí” chữ Thanh trong tên cơ sở chính là cách mà chị nhắc nhở “ơn nghĩa” của ông Thanh với cơ sở. Năm này tháng nọ “trần ai” xin mở cơ sở không được, chị “đánh liều” tới gặp ông Thanh đề xuất ý tưởng, “rứa là ảnh duyệt ngay”. “Vì cô hỏi cái tên cơ sở có ý nghĩa gì thì tôi mới nói cô nghe. Chứ ảnh không có muốn chúng tôi kể lể chuyện ơn nghĩa của ảnh với cơ sở như vậy đâu” - chị nói.

Hay như cái lần có cô giáo ở Đà Nẵng chuyển tôi gửi về Dân trí một bài viết về ông Thanh. Cô nói: “Cô gửi em bài này, em nói cô nịnh lãnh đạo cô cũng chịu mang tiếng. Nhưng cô phải viết ra, không phải để cảm ơn ổng không, mà là nói cái mong muốn làm sao có được nhiều ông “quan” như ông Thanh”.

Bài viết “Món quà niềm tin ngày khai giảng” của cô giáo Phạm Thị Phong đăng trên Dân trí viết: “Tôi sững người, không tin nổi vào tai mình. Trời ơi, tôi – một cô giáo bình thường ở một trường phổ thông bình thường, mà cũng được thành phố hỗ trợ cho số tiền không nhỏ là ba mươi triệu đồng để mua máy quay phim phục vụ việc hướng dẫn học sinh làm phim ư?” khi nghe điện thoại từ Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố gọi cô đến nhận máy quay phim.

“Món quà” đến chỉ vài ngày sau khi cô trò gửi một lá đơn xin gửi thẳng nhà ông Thanh với niềm tin của cô học trò nhỏ: “Nhà em ở gần ngay nhà ông Thanh, nên hàng ngày vào lúc sáng sớm hay chập tối em vẫn thấy nhiều người dân đến nhà ông để xin giải quyết kiến nghị mà. Họ thường vẫn được ông tiếp đón và “giải quyết cái một” đấy cô”

Từ những việc nho nhỏ như thế, ông Thanh ghi dấu ấn trong lòng người Đà Nẵng khi ông đương chức “quan lớn” ở Đà thành. Có thể nói không ngoa, nhiều dân Đà Nẵng có thể “nở mày nở mặt” tự hào với “thành phố đáng sống” năng động, thay da đổi thịt, trở mình phát triển từng ngày ở miền Trung này một phần có công ông Thanh. Từ những công trình trọng điểm, cho đến những quyết sách xây dựng văn hóa, văn minh đô thị “bản sắc” Đà Nẵng phấn đấu “5 không, 3 có”: không hộ đói, không mù chữ, không lang thang xin ăn, không ma túy, không giết người cướp của - có nhà ở, có việc làm, có lối sống văn minh đô thị.

Nói tới đâu “bắt đúng mạch, rà trúng đài” tới đó

Cánh phóng viên báo, đài chúng tôi nhiều lần nói với nhau, làm tin hội họp mà có ông Thanh phát biểu là bài báo sinh động, bạn đọc quan tâm. “Độc” ở chỗ, nhiều khi ông chỉ cầm mảnh giấy con con gạch ý đầu dòng lên phát biểu hàng giờ liền không nhìn văn tự, mà nói tới đâu là bắt đúng mạch, rà trúng đài. Dân nghe thấy “đã” với cái giọng tưng tửng dân dã đúng kiểu Quảng - Đà của ông.

Ông Thanh phát biểu chủ trì trong một cuộc họp tiếp xúc cử tri ở Đà Nẵng

Ông Thanh trong một chuyến thăm khu dân cư ở Đà Nẵng

Tại Hội nghị về xây dựng cơ bản hồi tháng 1/2013 ở Đà Nẵng, lĩnh vực mà ông Thanh cho là “tham nhũng nặng nề nhất”, ông Thanh “bắt mạch” đúng bệnh: “Ông móc nối với nhà thầu thi công rồi rủ nhau lấy tiền của Nhà nước ra tiêu. Nâng khống khối lượng, nói láo số lượng. Ít thì nói lên cho nhiều… Mấy con đường làm xong chưa được mấy bữa đã hỏng có lỗi của mấy ông giám sát thi công “ăn” vô rồi nhắm mắt làm ngơ…”. Rồi ông rút ruột rút gan “tiêm thuốc đề kháng” tham nhũng: “Tôi không mong muốn phải xử lý ai, nhưng có sai phạm thì tôi phải xử lý. Lúc đó có quen biết nhau thì cũng chịu. Đó là công vụ. Tôi tin ai cũng biết sợ luật pháp thì không xảy ra tiêu cực. Đừng có tham lam quá, đừng có liều mạng, làm gì cũng phải nghĩ tới gia đình, bà con chòm xóm… người ta nhìn vào”. 

Nói chuyện với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của thành phố Đà Nẵng, ông Thanh có câu nói "để đời" nói về bệnh không dám nhận trách nhiệm cá nhân: “Không biết sợi dây kinh nghiệm nó dài bao nhiêu mà rút hoài không thấy hết”. Ông khuyên cán bộ một câu, lấy hình ảnh ví von nghe thì cười mà ngẫm ra thấy đâu là đừng có như con cá heo làm xiếc, người ta cho ăn thì mới làm.

Nói chuyện với mấy ông chồng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với vợ, ông Bí thư Thành ủy đọc bài thơ “Đôi dép” nói lên tình nghĩa vợ chồng: “Cùng bước mòn, không kẻ thấp người cao/ Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp/ Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác/ Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia/ (…)/Hai mảnh đời thầm lặng bước song song/ Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc/ Chỉ còn một là không còn gì hết/ Nếu không tìm được chiếc thứ hai”. Rồi ông đưa ra con số thống kê 80% trẻ bỏ nhà đi lang thang, hoặc phạm pháp có hoàn cảnh gia đình bố mẹ mâu thuẫn. Sau buổi đó, gần 100 “vũ phu” tự nguyện viết đơn cam kết không tái phạm hành vi bạo hành với vợ.

Nói chuyện với thanh thiếu niên “chậm tiến”, ông Thanh nói đạo lý: “Gặp nhau thì chào, làm gì sai thì xin lỗi, cho cái gì thì phải cảm ơn. Có ba cái chuyện bé tí mà nói miết làm cũng không được hỏi làm chi nên chuyện lớn”. Rồi ông răn: “Mình là con người, con người khác con vật ở chỗ có lý trí. Các em có lòng tự ái rất cao, điều đó tốt, nhưng cũng phải có lòng tự trọng, phải biết sống bằng đồng tiền mồ hôi, nước mắt của mình”. Rồi ông nói viễn cảnh nếu thanh thiếu niên hư tái phạm: “Rồi các em sẽ thành cha, mẹ. Có con cái lớn lên ra đường bị bạn bè dè bỉu: Hui, cha mi là thằng cha ở tù. Nhục lắm. Hối hận thì đã muộn rồi”. Nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng còn tổ chức cho các thanh thiếu niên đi “tham quan” trại 05-06, trại giam Hòa Sơn “cho biết”.

Ông Nguyễn Bá Thanh đã trút hơi thở cuối cùng nhưng những câu nói của ông, những việc làm của ông sẽ còn mãi trong lòng người dân. “Không phải cái chi ông Thanh cũng tốt nhưng ổng nói được làm được là được” - nhân dân thừa nhận.

Đời người đâu phải như gió qua! Xin mượn chính câu dẫn của ông khi nói chuyện với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thành phố Đà Nẵng làm nén tâm nhang: 

“Sinh ra vốn dĩ là dân
Phấn đấu dần dần cũng được thành quan
Hết quan rồi lại hoàn dân
Hoàn dân rồi lại dần dần vào quan…”.

Tâm An

Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

HỒ XUÂN MÃN & CỘNG SỰ: CHUYỆN KHÔNG NHỎ

03/02/2015
Đại tá CA Nguyễn Đăng Quang


Xin trân trọng đăng bài viết dưới đây của ông Nguyễn Đăng Quang để bạn đọc xa gần tham khảo. Riêng chúng tôi, những người ngoài Đảng, việc làm trong sạch ĐCSVN không là mối quan tâm của mình. Chỉ trường hợp những người như Hồ Xuân Mãn, với tư cách người có trọng trách đứng đầu một tỉnh, tự tiện làm những việc hại dân hại nước, thì theo chúng tôi mới là những việc nguy hại cần cấp báo cho toàn thể nhân dân biết. Mà những việc ấy thì đến nay nhìn đâu cũng thấy, chẳng hạn những kẻ đứng đầu tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi Hồ Xuân Mãn đã trụt xuống ghế vẫn ngang nhiên bán vùng đất đèo Hải Vân vô cùng hiểm yếu đối với quốc phòng và an ninh cho Tàu, nếu không có phía quân đội ở Đà Nẵng lên tiếng kịp thời ngăn chặn được thì có phải tội còn to gấp mấy cái việc xin được nhận danh hiệu anh hùng này nọ, có phải không? 
Vậy, bớt đi một Hồ Xuân Mãn trong danh sách chức sắc của ĐCSVN thì nỗi lo mất nước vẫn cứ còn nguyên trong 90 triệu con dân Việt Nam.
Bauxite Việt Nam


Hồ Xuân Mãn (HXM) tuổi Sửu, sinh năm 1949, quê quán thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chẳng phải do tài cao đức độ gì, mà chỉ do giỏi luồn lách, khéo nịnh bợ nên ông ta đã chui sâu leo cao một cách dễ dàng vào Đảng, mà vào chót vót tận Trung ương: 2 khóa liên tiếp là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam 2001 - 2011 (Khóa IX và Khóa X), đồng thời được cơ cấu 2 nhiệm kỳ liên tiếp làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế (2000 - 2010). Trong nhiệm kỳ cuối cùng, trước khi nghỉ hưu (2010), ông ta còn “lừa” được toàn bộ Lãnh đạo tỉnh và “bịp” được cả Trung ương để được phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và “Tấm gương điển hình” trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”! Mọi việc hẳn đã xuôi chèo mát mái nếu không có sự đấu tranh đầy dũng khí của các đảng viên và CCB quả cảm ở huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế ). Sau hơn 4 năm kiên cường đấu tranh, các CCB và đảng viên trung kiên ở Phong Điền đã bước đầu thành công trong việc vạch trần và lôi ra ánh sáng một kẻ siêu lừa và đại bịp, một tên đạo đức giả và bậc thầy gian dối đã hơn một thập kỷ qua lộng hành ở đất Cố đô, kẻ đó tên là Hồ Xuân Mãn, nguyên UVTW Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế. Ngày 24/10/2014 vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ra quyết định “lột” danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân” đối với HXM. Các CCB, đảng viên và nhân dân ở huyện Phong Điền nói riêng và toàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung rất phấn khởi. Song họ xác định đó chỉ là thắng lợi bước đầu, vì họ mới chỉ đạt được 1 trong 5 yêu cầu mà họ đã kiên trì theo đuổi mấy năm qua. 

Bốn yêu cầu còn lại, chưa được giải quyết, đó là :

1/. Phải kỷ luật đuổi ra khỏi Đảng đối với HXM do ông ta đã lừa bịp, gian dối và man khai thành tích để cướp công đồng đội, đồng chí.

2/. Phải thu hồi danh hiệu “Tấm gương điển hình” (HXM là 1 trong 3 Bí thư Tỉnh ủy tiêu biểu được vinh danh) trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà HXM được tuyên dương, đồng thời phải tước bỏ các danh hiệu “Chiến sỹ thi đua” và “Dũng sỹ diệt Mỹ” do ông ta man khai mà có.

3/. Phải chính thức công bố cho toàn thể đảng viên và các tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế biết: HXM có thật là đảng viên không, hay do ông ta man khai lý lịch để chui vào Đảng như nhiều đảng viên và CCB lâu nay tố cáo?

4/. Phải xem xét trách nhiệm và có hình thức kỷ luật thỏa đáng đối với 13 ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy TTH (nhiệm kỳ 2005-2010) đã đồng lõa và nhắm mắt ký xác nhận hồ sơ gian dối để HXM được phong “Anh hùng LLVTND”, bất kể hiện nay họ là ai: đã về hưu, đang tại chức hoặc được đề bạt lên vị trí lãnh đạo cao hơn!

Cách đây hơn một năm, ngày 18/12/2013, Ban Bí thư Trung ương Đảng bằng Quyết định số 6963/BBT đã kết luận và đề ra các bước giải quyết dứt điểm vụ việc này, nhưng đến nay mới chỉ “xong” được một bước về mặt Nhà nước (tước bỏ danh hiệu AHLLVTND), 4 vấn đề còn lại về mặt Đảng thì vẫn còn nguyên đấy, hơn nữa nó còn rơi vào sự im lặng khó hiểu, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Thừa Thiên Huế rất bức xúc và giảm sút lòng tin ghê gớm! Song, mọi người vẫn tin rằng tuyệt đại đa số đảng viên ĐCSVN hoàn toàn đồng tình và ủng hộ 4 đòi hỏi nói trên của các đảng viên và CCB Thừa Thiên-Huế, vì đây không chỉ là đòi hỏi hợp với Điều lệ Đảng mà còn đúng với Pháp luật nữa! Cuộc đấu tranh nhằm làm trong sạch ĐCSVN không chỉ được các đảng viên chân chính ủng hộ mà còn được toàn dân đồng tình. Họ biết cuộc đấu tranh này hẳn sẽ gặp không ít khó khăn và lực cản, nhưng họ kiên quyết làm đến cùng, và họ tin nhất định sẽ thành công!

Vấn đề kỷ luật Đảng và thu hồi danh hiệu”Tấm gương điển hình”: HXM vốn là kẻ gian manh, sau khi bị “lột” danh hiệu “AHLLVTND”, để tránh việc bị kỷ luật “Khai trừ, đuổi ra khỏi Đảng”, HXM đã gian giảo cáo ốm, ỷ bệnh hiểm nghèo nhằm lợi dụng tính nhân văn của Quy định số 181/BCT của Đảng về việc xử lý đảng viên vi phạm, và thế là một lần nữa HXM lại “bịp” được Ủy ban Kiểm tra Trung Ương không kỷ luật ông ta! Việc Trung ương chưa kỷ luật HXM, các đảng viên và CCB ở Thừa Thiên không “trách” Trung ương, mà chỉ mong Trung ương đừng để ông ta “lừa” thêm lần nào nữa! Còn về danh hiệu “Tấm gương điển hình”mà HXM được tuyên dương là 1 trong 3 Bí thư Tỉnh ủy tiêu biểu trên toàn quốc trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì đáng nhẽ Ban chỉ đạo cuộc vận động này phải ra quyết định thu hồi ngay sau khi HXM bị tước danh hiệu AHLLVTND, song đến nay vẫn chẳng ai chịu làm! Việc chậm hoặc không thu hồi danh hiệu “Tấm gương điển hình”đối với HXM chỉ có tác dụng xấu, rất xấu về mặt chính trị và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc vận động này trên phạm vi toàn quốc, và vô hình trung làm ô danh các cá nhân thực sự tiêu biểu được tuyên dương từ trước cho đến nay!

Vấn đề Đảng tịch của Hồ Xuân Mãn: Trong suốt mấy năm qua, nhiều cán bộ, đảng viên và CCB ở Thừa Thiên Huế đã có nhiều đơn thư phản ánh, kiến nghị, tố cáo HXM không phải là đảng viên mà là ông ta đã lừa dối các tổ chức Đảng, man khai hồ sơ lý lịch để chui vào Đảng! Điều đáng chú ý là tất cả các đơn thư phản ánh, kiến nghị, tố cáo nói trên đều không phải là đơn thư nặc danh hoặc mạo danh, mà tất cả đều ký tên thật với đầy đủ họ, tên,tuổi rõ ràng, địa chỉ cụ thể, nội dung minh bạch, kèm theo có cả số điện thoại nhà riêng và đều được gửi đến đúng các địa chỉ có trách nhiệm của Đảng: như Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Ban Thường vụ Thành ủy Huế, và đặc biệt gửi cả đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Giáo sư Tiến sỹ chuyên ngành xây dựng Đảng, người lâu nay có nhiều kinh nghiệm và đóng góp quý báu trong công tác xây dựng Đảng! Những người đứng đơn đều là cán bộ, CCB, đảng viên lâu năm. Nhiều người cùng công tác hoặc cùng học tập với HXM, nhiều người là đồng đội chiến đấu cũ, cùng đồng hương Phong Điền với HXM, có người từng là cấp trên trực tiếp của HXMtrước đây, thậm chí có cả bà con họ hàng thân thiết với HXM nữa! Các CCB và đảng viên ở Thừa Thiên Huế tiết lộ với báo chí là “bằng cách của lính”, họ mới có thể lấy được “Lý lịch đảng viên” và “Bản khai thành tích anh hùng” của HXM, vì vậy họ mới có bằng chứng và cơ sở để tố cáo! Nhưng đến nay, việc tố cáo HXM man khai lý lịch để chui vào Đảng đều không được xem xét và rơi vào sự im lặng khó hiểu. Những người tố cáo HXM đều cam đoan là họ tố cáo đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu họ tố cáo sai. Họ cũng khẳng định sẵn sàng đối chất với HXM trước các cơ quan hữu quan và sẵn sàng gặp trực tiếp các đồng chí trong BCT, BBT để giải quyết vấn đề Đảng tịch của HXM. Như vậy là nhân chứng, vật chứng đã đầy đủ, nhưng rất buồn là đến nay các cơ quan có trách nhiệm vẫn cố tình lờ đi, thậm chí cũng không hề có một hồi âm tối thiểu, dù chỉ là “Đã nhận được rồi, các đồng chí chịu khó đợi nhé!” của bất cứ cấp có thẩm quyền nào!

Xin mạo muội hỏi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương giải thích thế nào về các dữ liệu sau đây liên quan đến vấn đề Đảng tịch của HXM:

- Trong Lý lịch Đảng viên, HXM khai là được kết nạp vào Đảng ngày 11/1/1974 tại chi bộ xã Phong An. Thời gian này đ/c Trần Văn Minh đang làm Bí thư Chi bộ tại đây (từ 10/1973 đến 4/1975). Đ/c Minh khẳng định trong thời gian trên, chi bộ xã Phong An không kết nạp đảng viên nào tên là HXM vào Đảng cả. Thực tế từ tháng 10/1973 đến tháng 3/1974, HXM được cử đi học quân sự tại Trường Hạ sỹ quan Sông Hương (Quân khu Trị Thiên) cùng với các đ/c Trần Văn Việt, Nguyễn Văn Tam, Trần Thanh Đấu (đều đang còn sống). Thế mà HXM lại khai được kết nạp Đảng ngày 11/1/1974 tại chi bộ xã Phong An. Vậy HXM có man khai không?

- HXM khai 2 đảng viên giới thiệu ông ta vào Đảng là đ/c Hoàng Thị Loan (đã hy sinh) và đ/c Nguyễn Thị Quyện (hiện còn sống). Đ/c Quyện khẳng định không giới thiệu ông Mãn vào Đảng bao giờ, vì từ cuối 1973 đến 1/1975, đ/c Quyện được Huyện ủy Phong Điền cử đi học Văn hóa-Chính trị ở huyện A Lưới, sau đó được điều về công tác tại huyện Hương Trà. Do vậy đ/c Quyện không thể là người giới thiệu HXM vào Đảng như ông ta đã khai trong lý lịch đảng viên được.

- Đ/c Thái Bình Dương, nguyên Chánh văn phòng Huyện ủy Phong Điền (1970 - 1975) và đ/c Lê Văn Uyên, nguyên Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Phong Điền (1972 - 1975) khẳng định đều không biết HXM vào Đảng khi mô và ở chi bộ nào? Đ/c Lê Văn Uyên còn khẳng định trong thời gian làm Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Phong Điền (1972 - 1975) chưa hề nắm hồ sơ đề nghị kết nạp của HXM để báo cáo Thường vụ Huyện ủy chuẩn y cả.

Như vậy vấn đề Đảng tịch của HXM đã rõ ràng. Ông ta là đảng viên “rởm” 100%. Ai hiện còn muốn bảo vệ ông ta, xin giơ tay cao lên cho mọi người biết?

Vấn đề kiểm điểm, xem xét trách nhiệm Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế: Như trên đã đề cập, ngày 18/12/2013, Ban Bí thư ra Quyết định 6963/BBT kết luận và đề ra các bước giải quyết vụ việc “Anh hùng rởm HXM”, trong đó có yêu cầu kiểm điểm và xem xét trách nhiệm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (nhiệm kỳ 2005 - 2010) vì đã đồng tình và nhắm mắt ký xác nhận hồ sơ gian dối để HXM được phong danh hiệu “AHLLVTND”. Ngày 2/1/2014, ông Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng, đương kim Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế, hứa là “sẽ họp xem xét và xử lý nghiêm sai sót và vi phạm của đơn vị và các cá nhân trong Tỉnh theo kết luận của Ban Bí thư và sẽ làm ngay sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ này!” (tức sau ngày 31/1/2014). Đến nay đã hơn một năm rồi, nhiều đảng viên và CCB trong tỉnh đã hơn một lần thúc giục, song lãnh đạo Thừa Thiên-Huế cố tình phớt lờ, không thực thi chỉ thị của cấp trên và cũng nuốt luôn lời hứa với dân! Việc chậm thực hiện chỉ thị của cấp trên và lời hứa với dân trong một vài tuần thì có thể hiểu và thông cảm được, nhưng việc cố tình “câu giờ”, chối bỏ trách nhiệm đến nay đã hơn một năm rồi thì phải xem xét ngay tư cách và trách nhiệm cá nhân của ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện! Trong trường hợp cụ thể trên đây thì hoàn toàn có thể khẳng định ông Nguyễn Ngọc Thiện, đương kim Ủy viên Trung ương Đảng kiêm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã coi thường sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương và ngang nhiên nuốt lời hứa của mình trước đảng viên và nhân dân Thừa Thiên Huế. Hơn nữa bao nhiêu đơn thư khiếu nại, tố cáo đích danh “HXM và các cộng sự” của các CCB ở Phong Điền về những tiêu cực trên trong mấy năm qua ông đều lờ đi, không trả lời! Nếu là người liêm sỉ và biết tự trọng, ông Thiện nên xin lỗi cán bộ, đảng viên trong tỉnh Thừa Thiên Huế rồi dũng cảm xin từ chức để tạo điều kiện tốt cho cấp trên giải quyết vụ việc này! Song người dân không ngạc nhiên vì họ biết rằng cách đây 8 năm, chính ông khi đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy với danh nghĩa là Chủ tịch UBND Tỉnh đã thay mặt Lãnh đạo Thừa Thiên-Huế làm Tờ trình và ký xác nhận Hồ sơ gian dối xin phong tặng danh hiệu“Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân“ rởm cho HXM, thủ trưởng trực tiếp của ông hồi đó! Ông và 12 cộng sự trong Ban Thường vu Tỉnh ủy (nhiệm kỳ 2005 - 2010) không chỉ tiếp tay mà còn trực tiếp sản sinh ra cái xấu, trực tiếp dung dưỡng và bảo vệ cái xấu này trong suốt những năm qua! Phải chăng vì thế nên ông sợ, không dám “bới” chuyện tày đình này ra cho thiên hạ biết? Nếu ông là cây ngay thì việc gì mà ông phải sợ chết đứng, thưa ông?

Qua cách giải quyết vụ “Hồ Xuân Mãn và các cộng sự” mới thấy rằng công tác chỉnh đốn, xây dựng và làm trong sạch Đảng mà TBT Nguyễn Phú Trọng phát động ( Nghị quyết TƯ 4/ Khóa XI) quả không đơn giản và dễ dàng chút nào! Nói thì “ngon” lắm, nhưng lại không dám làm như đã nói! Ngay vấn đề Đảng tịch của HXM nếu thực sự muốn làm, đâu có khó? Cả một bộ máy tổ chức hùng hậu của Đảng: Từ Huyện ủy Phong Điền (Ban Tổ chức, Ban Kiểm tra Huyện ủy) đến Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế (UBKT, Ban Tổ chức, rồi Thường vụ Tỉnh ủy) lên đến Trung ương lại còn có UBKT Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, rồi cả BBT và BCT nữa, thế mà giải quyết, xác minh để làm rõ một việc đơn giản là “HXM là Đảng viên thật hay Đảng viên rởm” sao mà khó vậy, và không làm? Trong khi vụ việc này đã có đầy đủ nhân chứng, vật chứng – mà nhân chứng ở đây là nhân chứng sống, không chỉ có một mà có nhiều nhân chứng sống – ấy vậy mà mấy năm nay cứ loay hoay như gà mắc tóc, bảo rằng “rởm” thì rất sợ, không dám công bố là “rởm”, vì công bố ra thì lại sợ làm “vỡ bình”, vả lại công bố “đồng chí này” thì “đồng chí kia” có công bố không? Còn bảo rằng “thật” thì lại không dám khẳng định là “thật”, vì có thật đâu mà khẳng định là thật? Thôi thì cứ lặng thinh cho nó lành, cứ để mặc ai muốn hiểu sao thì hiểu!

Nếu cung cách này cứ kéo dài, không có hồi kết, thì đến khi nào ĐCSVN mới là một đảng trong sạch, vững mạnh như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn kêu gào lâu nay? Đến bao giờ Đảng mới cắt bỏ được “một bộ phận không nhỏ” mà hiện nó đang mỗi ngày một lớn ra? Sau 85 năm nữa, tức đến hết thế kỷ này, liệu nhân dân Việt Nam có được một ĐCSVN hoàn thiện và thật sự trong sạch, vững mạnh không? Xin mọi người cứ kiên tâm chờ đấy!

Hà Nội, ngày 3/2/2015, nhân 85 năm ngày thành lập Đảng.

N.Đ.Q.
Tác giả gửi BVN

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về Đảng và Đảng cầm quyền


Từ những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về Đảng và Đảng cầm quyền tới xây dựng và thực hiện phong cách lãnh đạo, cầm quyền khoa học, dân chủ và đạo đức của Đảng nhằm làm cho Đảng trong sạch vững mạnh, xứng đáng là một Đảng lãnh đạo cầm quyền, xứng đáng với niềm tin của dân vào Đảng là những vấn đề quan trọng được đề cập trong bài viết "Khoa học, dân chủ, đạo đức - Ba điều cần thiết đối với Đảng cầm quyền" của giáo sư-tiến sỹ Hoàng Chí Bảo, Hội đồng Lý luận Trung ương.

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 2 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) 

Nhân kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng, TTXVN trân trọng giới thiệu bài viết.
​Trong Di chúc để lại cho đồng bào, đồng chí, Bác Hồ căn dặn bao điều hệ trọng, mà “Trước hết nói về Đảng” và “Đầu tiên là công việc đối với con người.”
Cũng trong bản Di chúc thiêng liêng, Người khẳng định “Đảng ta là một Đảng cầm quyền.”
Đọc lại bản Di chúc hơn 1.000 từ cũng như những tác phẩm khác của Hồ Chí Minh xung quanh chủ đề về Đảng, về xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong những thời điểm bước ngoặt, ở những thời kỳ lịch sử khác nhau với nỗ lực thấu hiểu và thấu cảm về Người, ta nhận ra rằng, Hồ Chí Minh thực sự có chủ kiến, chủ thuyết về Đảng cầm quyền.
Người sáng lập Đảng ta cũng đồng thời là tác giả đầu tiên soạn thảo chính cương, sách lược vắn tắt, điều lệ Đảng vắn tắt. Người cũng là tác giả của bức thư gửi toàn thể quốc dân đồng bào nhân sự kiện Đảng ra đời. Vắn tắt nghĩa là ngắn gọn, cô đúc, hàm xúc, giản dị, sâu sắc. Những tư tưởng lớn mà Người truyền tải lại chứa đựng trong hình thức giản dị của ngôn từ, lấy cái tối thiểu để truyền dẫn cái tối đa, chữ ít nhất mà nghĩa nhiều nhất. Phong cách, bản lĩnh ấy thể hiện năng lực làm chủ lý luận, tiêu hóa nhuần nhuyễn lý luận trong thực tiễn, là mẫu mực bậc thầy về sự thống nhất lý luận với thực tiễn.
Người từng nói, thống nhất lý luận với thực tiễn là nguyên tắc tối cao của chủ nghĩa Marx-Lenin. Làm chủ lý luận, dùng lý luận như một phương pháp, Người là một minh chứng đạt đến tầm kinh điển về sự sáng tạo chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Lenin và chủ nghĩa Marx-Lenin trong thế kỷ 20 - thế kỷ in đậm dấu ấn của Người - lập Đảng, lập Nước, “đánh thắng hai đế quốc to,” dẫn dắt toàn Đảng toàn dân vững bước trên con đường lớn của lịch sử, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Từ việc phát hiện ra tính đặc thù trong quy luật thành lập Đảng, ngoài sự kết hợp giữa chủ nghĩa Marx-Lenin với phong trào công nhân, Đảng Cộng sản Việt Nam còn là sản phẩm của sự kết hợp với phong trào yêu nước của nhân dân ta, bắt nguồn từ truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã lý giải sâu sắc về mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, với dân tộc.
Nhờ có sức mạnh của nhân dân, từ bệ đỡ của truyền thống yêu nước của dân tộc mà giai cấp công nhân Việt Nam trong buổi đầu số lượng còn ít, chất lượng công nhân đại công nghiệp thực sự còn chưa đầy đủ nhưng vẫn giữ được trọng trách lịch sử lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản.
Cội nguồn lịch sử-xã hội đó cho thấy từ trong bản chất của mình, Đảng ta gắn bó mật thiết với nhân dân, sự thống nhất hữu cơ giữa tính giai cấp, tính nhân dân và tính dân tộc, được dẫn dắt bởi tầm cao tư tưởng thời đại làm nên sức mạnh, sức chiến đấu của Đảng.
Từ khi Đảng còn chưa ra đời, trong "Đường cách mệnh" (1927), Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy Đảng trước hết cần có chủ nghĩa làm cốt. Đảng không có chủ nghĩa như người không có trí khôn. Học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chân chính nhất, cách mạng nhất, mau mắn thắng lợi nhất là chủ nghĩa Lenin, chủ nghĩa Marx-Lenin. Trong Đảng, ai cũng phải tin, phải theo chủ nghĩa ấy, cũng như phải noi gương cách mạng tháng Mười Nga, cuộc cách mạng điển hình, mở ra một thời đại mới.
Làm cách mạng thì phải làm cho đến nơi, tức là triệt để. Cách mạng thành công rồi, chính quyền phải trao vào tay dân chúng số nhiều, bởi quyền lực là quyền lực của nhân dân, thuộc về nhân dân. Do đó, để tranh đấu hy sinh đến cùng cho lợi quyền của dân chúng, Đảng cách mệnh, người cách mệnh chẳng những “phải giữ chủ nghĩa cho vững” mà còn phải “ít lòng tham muốn về vật chất,” phải suốt đời thực hành cần kiệm liêm chính, đánh bại “giặc nội xâm, giặc ở trong lòng” tức là chủ nghĩa cá nhân.
Chỉ mấy điều toát yếu đó thôi cũng đủ cho thấy Hồ Chí Minh từ rất sớm đã thấy lý luận-khoa học về cách mạng cần cho Đảng cách mạng đến thế nào. Không có lý luận cách mạng, không có phong trào cách mạng. Chỉ Đảng nào có lý luận tiền phong dẫn đường mới làm tròn sứ mệnh của Đảng tiền phong. Lý luận, khoa học còn phải được đảm bảo bởi đạo đức, Đảng chân chính cách mạng phải là Đảng tiên phong về lý luận, khoa học lại còn phải tiêu biểu cho đạo đức cách mạng trong sáng, chí công vô tư, toàn tâm toàn ý vì dân, vì nhân dân và dân tộc.
Đảng là đạo đức, là văn minh, nhờ đó Đảng mới trong sạch vững mạnh. Trong 12 điều xây dựng Đảng chân chính cách mạng, Người nhấn mạnh, Đảng là một tổ chức cách mạng chứ không phải tổ chức để “làm quan phát tài.”
Không như vậy, Đảng sẽ rơi vào thoái hóa, biến dạng, tha hóa, xa dân, tự đánh mất sức mạnh tự bảo vệ. Sức mạnh ấy từ dân mà ra, do dân gây dựng, phát triển. Sức mạnh của Đảng, nhất là khi Đảng đã cầm quyền phải không ngừng phát triển, lớn mạnh. Trong lòng dân, Đảng sẽ lớn mạnh, bền vững. Trù tính, tiên liệu đó của Người đúng đắn, sáng suốt, đầy mẫn cảm.
Nhiều Đảng Cộng sản đã từng cầm quyền và có lịch sử vẻ vang, oanh liệt, mà tiêu biểu là Đảng Cộng sản Liên Xô nhưng kết cục lại đổ vỡ như đã từng xảy ra cuối thế kỷ 20 chỉ bởi vì xa dân, mất lòng tin của dân, mất khả năng tự bảo vệ.
Lenin từng nói không một thế lực nào có thể phá hủy được sự nghiệp cách mạng của chúng ta, trừ khi chúng ta tự phá hủy. Bài học đau đớn, phải trả giá đắt từ sự đổ vỡ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và hàng loạt nước ở Đông Âu làm cho các Đảng Cộng sản ở đó mất vai trò cầm quyền, thể chế Nhà nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới tan vỡ, dù đã hơn 1/5 thế kỷ trôi qua vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự nóng hổi, vẫn không hề mất đi ý nghĩa cảnh báo nghiêm khắc đối với các Đảng Cộng sản đang cầm quyền, trong đó có Đảng ta.
Hồ Chí Minh, trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" viết năm 1947, sau "Đường cách mệnh" 20 năm đã nêu bật những điều quan trọng và cần thiết đối với Đảng cầm quyền.
Trong những điều quan trọng và cần thiết ấy, Người đặc biệt nhấn mạnh Khoa học (lý luận), Dân chủ và Đạo đức, không chỉ với các tổ chức Đảng và chính quyền mà còn với tất cả cán bộ đảng viên, công chức trong bộ máy, nhất là với những người lãnh đạo.
Có thể nói "Sửa đổi lối làm việc" là tác phẩm đầu tiên thể hiện tư tưởng đổi mới của Người, trong điều kiện Đảng cầm quyền. Người chỉ ra những khuyết điểm, những chứng bệnh mà nhiều tổ chức, nhiều người, ở nhiều nơi đã mắc phải và Người yêu cầu phải thành thật và nghiêm khắc tự sửa chữa, nhất là bệnh coi khinh lý luận, từ coi thường lý luận, bằng lòng với vốn liếng kinh nghiệm trong công tác, dẫn tới chủ nghĩa kinh nghiệm rồi giáo điều, sách vở, đã yếu kém lại không chịu học hành, nghiên cứu, dễ mắc phải sai lầm chủ quan, duy ý chí, hình thức, phù phiếm.
Người cũng phê phán, chỉ trích thói ba hoa, nói nhiều làm ít, xa rời thực tiễn, xa dân, trở nên quan liêu, hành chính, giấy tờ, hội họp, không chú trọng làm các công tác thực tế thiết thực. Ba hoa dễ nói sai sự thật, thổi phồng thành tích, che dấu khuyết điểm. Đó là một lỗi lớn về đạo đức và trách nhiệm chứ không chỉ là nông cạn, kém hiểu biết, thiếu tri thức.
Người cũng thẳng thắn chỉ ra tình trạng thiếu dân chủ trong lãnh đạo, khi nghe ý kiến phê bình rằng, lãnh đạo không được dân chủ thì tỏ ra khó chịu, hậm hực nhưng nếu bình tĩnh mà suy xét thì quả có thế thật. Đó là những lời lẽ mộc mạc, giản dị, đời thường của Người nhưng hết sức chân thành, sâu sắc.
Người chỉ cho ta thấy dân chủ, sáng kiến, hăng hái giúp cho công việc có kết quả, năng lực cán bộ được phát huy, quan hệ giữa cán bộ đảng viên với dân chúng trở nên gần gũi, thân thiết, gắn bó, cái tốt sẽ nảy nở, cái xấu mất dần đi, phong trào thi đua kháng chiến kiến quốc phát triển, lan rộng, đưa sự nghiệp tới thành công. Muốn có dân chủ thì phải tôn trọng ý kiến đóng góp của mọi người, lắng nghe dân, thành thật tiếp thu phê bình và nghiêm túc tự phê bình, cả quyết sửa lỗi lầm.
Phải trọng lẽ phải, chân lý, trọng sự thật, phải có kỷ luật nghiêm minh, tôn trọng tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao trách nhiệm, mọi việc phải công khai minh bạch, không có gì khuất tất, phải liêm chính. Như thế, dân chủ không chỉ là thể chế mà còn là đạo đức, không chỉ là lý trí của nhận thức mà còn là đối xử trong quan hệ con người, tôn trọng nhân cách của nhau, phê bình có lý có tình, có tình có nghĩa, có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Phê bình để đoàn kết. Dân chủ để đoàn kết và đồng thuận. Công tâm, khách quan, không thiên tư thiên vị, trọng dân trọng pháp gắn liền làm một. Có đạo đức mới có văn hóa. Đạo đức cần kiệm liêm chính phải rèn luyện, thực hành suốt đời. Đủ cả bốn đức mới là người hoàn toàn, thiếu một đức thì không thành người.
Theo Hồ Chí Minh, người không có đạo đức, sa vào chủ nghĩa cá nhân thì có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Mỗi người phải nêu cao dũng khí tự phê bình, nêu cao lòng tự trọng, danh dự, phẩm giá làm người. Phải biết rằng, tham lam là một thói xấu tệ hại, phải biết xấu hổ, lãng phí là không thương dân, tham ô, tham nhũng là tội ác, có tội với dân với nước. Phải nghiêm trị tất cả những kẻ bất liêm, bất kể chúng là ai, làm gì, ở cương vị nào. Pháp luật phải thẳng tay trừng trị bất liêm và những kẻ bất liêm...
Bao điều căn dặn đó của Người, nhất là suốt 24 năm liền trên cương vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Nước, Người không chỉ nói và viết mà còn thực hành, nêu tấm gương mẫu mực cho chúng ta noi theo về khoa học-dân chủ-đạo đức trong lãnh đạo và cầm quyền.

Theo TTXVN/VIETNAM+