Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

TRIỂN LÃM

Nhớ chuyện xưa bên lề phải
Triển lãm về cải cách ruộng đất

(TNO) Cải cách ruộng đất - một đề tài “nhạy cảm” - được tái hiện tại triển lãm cùng tên tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội.

Câu đối thếp lá chuối xanh. Hoành phi cùng tông, cùng bộ. Sập gụ. Ghế bành. Lọ hoa. Bộ tam đa. Tất cả là đồ dùng trong nhà của địa chủ Phán Thịnh ở xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã dùng trước cải cách ruộng đất. Giờ đây, những đồ vật ấy lại hợp lại với nhau lần nữa, trong gian trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội, số 1 Tràng Tiền. Triển lãm khai mạc sáng 8.9 tại Hà Nội, hiện chưa rõ thời gian kết thúc.
Triển lãm được chia thành 3 phần, tương đương với 3 thời kỳ, trước cải cách, cải cách và sửa sai. Có khoảng 140 hiện vật bao gồm tư liệu ảnh, đồ vật và văn bản. Tính trung bình, mỗi thời kỳ có khoảng trên dưới 50 hiện vật.
Triển lãm về cải cách ruộng đấtMốc cắm ruộng đất của địa chủ - Ảnh: Ngọc Thắng

Triển lãm về cải cách ruộng đấtLò sưởi của địa chủ - Ảnh: Ngọc Thắng
Triển lãm về cải cách ruộng đấtÁo bông đụp của bần cố nông - Ảnh: Ngọc Thắng
Triển lãm về cải cách ruộng đấtSau cải cách ruộng đất, các gia đình sẵn sàng nộp thuế nông nghiệp để đẩy mạnh kháng chiến - Ảnh: Ngọc Thắng
Tuy nhiên, lượng đồ vật để tái hiện lịch sử của thời kỳ trước cải cách nhiều hơn cả. Chúng được tập trung lại trong hai tiểu cảnh là nhà của địa chủ và nhà của bần cố nông trước cách mạng. Việc đặt hai gian này gần nhau cũng cho thấy sự tương phản giữa hai lối sống. Có thể thấy sự ngạc nhiên của người xem trước thẩm mỹ sang trọng, giàu tính truyền thống trong các vật dụng sinh hoạt của địa chủ.
Ở các thời kỳ sau, cải cách và sửa sai, hiện vật chủ yếu là ảnh và văn bản pháp luật. Tuy nhiên, các văn bản với chữ nhỏ tương đối khó đọc qua lớp kính. Khách tham quan nếu muốn chụp lại văn bản để nghiên cứu sẽ bị các tủ kính làm khó.
Triển lãm về cải cách ruộng đấtKhông gian sinh hoạt của gia đình địa chủ Phán Thịnh, tỉnh Hưng Yên trước cải cách ruộng đất - Ảnh: Ngọc Thắng
Triển lãm về cải cách ruộng đấtKhông gian sinh hoạt của bần cố nông trước cải cách ruộng đất - Ảnh: Ngọc Thắng
Triển lãm về cải cách ruộng đấtGiấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất - Ảnh: Ngọc Thắng
Triển lãm về cải cách ruộng đấtSổ thóc ghi nợ, thuế của địa chủ - Ảnh: Ngọc Thắng
Nhưng hạn chế lớn nhất của triển lãm chính là thiếu vắng các câu chuyện kể. Sự “nhạy cảm” của đề tài cải cách ruộng đất có lẽ cũng giống như đề tài thời bao cấp. Đó là những thời kỳ chúng ta đã từng có cái sai, để rồi nhìn thấy nó và sửa chữa nó. Nhưng nếu triển lãm bao cấp của Bảo tàng Dân tộc học cách đây cả chục năm tái hiện được câu chuyện thân phận con người thì triển lãm này chưa chạm vào đó. Không ai rõ, những con người cụ thể, có những hiện vật được trưng bày ở đây, đã đi qua thời kỳ đó ra sao. Họ, con cháu họ, hiện sống thế nào, quan niệm gì về thời kỳ lịch sử ấy.
Trinh Nguyễn



Ngày nay bên lề trái Chân dung quyền lực


Chỉ mới bắt đầu vài phóng sự tại quê nhà Quảng Ngãi, độc giả đã rõ, cha con Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình đã dùng thủ đoạn dựng các công ty ma, lập dự án, chiếm đoạt làm của riêng hàng trăm héc ta đất của dân nghèo rồi phân lô rao bán, thu về hàng nghìn tỷ đồng bất chính, mua cả chục căn nhà mặt tiền, biệt thự, căn hộ cao cấp tại trung tâm thành phố Hà Nội. Sau khi hút cạn máu dân nghèo Quảng Ngãi, ông vọt lên Hà Nội với chức vụ mới là Viện trưởng Viện KSND Tối cao quyền lực hơn, có thể dễ dàng vơ vét hơn… Trong khi gia đình ông hưởng thụ cuộc sống đế vương tại Hà Nội, hoàn cảnh những người dân nghèo Quảng Ngãi hiện nay ra sao?

Càng tìm hiểu, chúng tôi càng quặn thắt đến nao lòng, càng thương những mảnh đời đói khổ càng căm hận những quan tham, không những không biết lo cho người dân địa phương, mà trái lại, dùng mọi thủ đoạn để vơ vét, hút cạn máu dân nghèo. Vẫn còn đó, trong năm 2015 này chứ không phải hàng chục năm về trước những hình ảnh cơ cực, bất hạnh của người dân nơi đây. Lớp lớp dân oan Quảng Ngãi về Thủ đô khiếu kiện vì mất đất, mất nhà, những cụ già đã ngoài 80 vẫn còn phải vất vả mưu sinh, những em nhỏ không có trường để học, những mái nhà lụp xụp thiếu trước hụt sau,… Nước mắt lưng tròng, chúng tôi chỉ biết nhìn lên trời gào thét, hỡi ông trời, liệu ông có mắt?

Xin giới thiệu với độc giả bài viết “Người bán khoai lang” của blogger “Tình yêu và Hy vọng” được viết vội trong một chuyến từ thiện về quê nhà Quảng Ngãi những ngày đầu năm 2015. Hình ảnh người phụ nữ bán khoai lang vụt qua bên vệ đường đã gợi lên những cảm nhận sâu lắng của tác giả về hoàn cảnh dân nghèo nơi đây, họ đã bị gia đình ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình dìm xuống tận cùng của xã hội ngay trước mắt chính quyền địa phương với sự lạnh lùng đến vô cảm….
Người bán khoai lang

Giữa cái rét cắt da cắt thịt của trời đồng, tôi bắt gặp hình ảnh một phụ nữ ngồi co ro bán bó khoai lang. Không phải ngọn khoai lang về luộc hay nấu canh nhưng là bó rau lợn. Chuyện cũng chẳng có gì nếu xảy ra cách đây 5 hoặc 10 năm về trước. Nhưng, đây là năm 2015, hình ảnh này vẫn con trên dải đất Việt Nam, đặc biệt xảy ra với người Kinh ở vùng Quảng Ngãi.

Về với vùng quê Quảng Ngãi trong chuyến từ thiện, chiếc xe vụt nhanh vượt qua người phụ nữ ngồi bên vệ đường. Không biết phải gọi là bà hay chị!? Gọi là gì cũng khó vì con người nơi đây cơ cực và già hơn so với tuổi. Vả lại, xe đi quá nhanh khiến tôi chỉ có thể ngó lại nhìn mà không kịp ghi lại tấm hình về người phụ nữ.

Người phụ nữ co ro bên vệ đường với chiếc nón lá tơi tả. Chiếc nón chẳng thể giúp chị ấm được trong con mưa phùn gió bấc nên chị phải mang trên mình chiếc áo mưa. Chiếc áo mưa màu trang nhưng thực ra là một mảnh hình vuông không thể che chắn được cơn gió lùa ùa vào đùa giỡn với da thịt chị. Chị ngồi đó run run, mặt cúi gằm bên rổ rau lang chừng mươi bó. Chắc chị đã đi từ rất sớm nên giờ đây chỉ còn từng đó. Những cọng rau lang già khú đế lợn cũng chả thèm ăn. Nếu muốn chúng ăn về phải băm nhỏ trộn với cám thì may ra mới vừa lòng con heo. Nghĩ đến đây, tôi lại nhớ đôi bàn tay trai sần của mẹ mình vì việc thái khoai lang.

Thực ra, giờ quê tôi không còn trồng khoai lang nhiều mà chỉ còn trồng khoai tây và rau vụ đông. Nhưng cách đây 13 năm về trước, khoai tây thì hiếm mà khoai lang thì nhiều. Những cánh đồng khoai lang bạt ngàn vào vụ đông được người nông dân vun trồng để kiếm thêm thu nhập. Củ to dành cho bữa ăn sáng, củ nhỏ để nuôi lợn. Nhà nào có lơn con thì mua củ nhỏ về nhử lợn - nghĩa là tập cho chúng ăn trong những ngày đầu tiên đến khi xuất chuồng cho thương lái. Cả dây lang cũng vậy, nhiều quá chẳng ai ăn mà đem bán để nuôi lợn nuôi gà.

Ngày đó, để có được những bó khoai lang đi chợ, từ chiều hôm trước mẹ và chị tôi đã phải tất bật ra đồng cắt dây rồi đem về nhà tối bó - hay còn gọi là làm hàng. Làm hàng không khéo thì không thể bán được. Cứ thế, mẹ và chị bó rau lang thành từng bó đến 12 thậm chí 1 giờ đêm. Bó xong xếp lại và tưới nước để rau tươi chuẩn bị cho buổi chợ sớm mai.

Ngày từ tơm tởm sáng, mẹ và chị đã dạy để xếp những bó rau lên xe thồ để lên thành phố bán. Phải lên phố chứ ở quê ai mua vì nhà ai cũng có. Cứ thế, hai mẹ con đi trong mưa phùn giá rét miễn sao tới nơi kịp khi trời sáng. Ngủ trưa chật thì coi như mang rau về. Chị lái xe thồ còn mẹ thì đẩy. Việc đi bộ trên quãng đường dài với xe rau nặng đã làm cả hai toát mồ hôi trong cái rét căm căm của trời đông. Song, khi dừng lại, cả hai run lên bần bật bởi cái rét của khí trời thêm cái rát do những giọt mồ hồ dẫn độ trong thân. Bán hết, cả hai quốc bộ về nhà chuẩn bị cho buổi chợ tiếp theo.

Người bán khoai lang bên vệ đường Quảng Ngãi
Công việc chuẩn bị là như thế. Những xe thồ chất ngất rau lang này đã làm cho đôi bàn tay của mẹ và chị đem xì. Đen xì vì nhựa bám che khuất làn da thâm tái vì lạnh.

Đó là chuyện của 13 năm trước, còn bây giờ, quê tôi chẳng còn ai nuôi lợn thủ công thế nữa. Hình ảnh vụ khoai đông xanh mướt với những luống khoai lang trải dài cũng đã mất. Những người phụ nữ bán khoai lang giờ cũng xa vắng. Ấy vậy, tới tận bây giờ, đầu năm 2015, tôi lại bắt gặp hình ảnh này tại vùng quê quảng ngài.

Người phụ nữ co ro bên những bó khoai lang già nua mong kiếm chút tiền về lo cho gia đình. Đi xa xa một chút, tôi lại thấy ruộng khoai ngứa xanh ngắt được trồng để nuôi lợn. Hình ảnh này quê tôi cũng không còn. Ấy vậy, nơi đây vẫn còn nhiều lắm. Người dẫn vẫn còn phải bán khoai ngứa, khoai lang để kiếm từng bạc lẻ. Ôi phụ nữa Việt Nam! Năm 2015 rồi mà vẫn còn những hình ảnh thế này!

Tò mò, tôi hỏi sao có hình ảnh như vậy tạ vùng quê cách mạng này. Một người bạn cho biết:

"Chính quyền nơi đây vô tâm lắm. Họ chỉ chăm lo cho mình, còn người dân thì sống chết mặc bay. Họ sống trong những ngôi nhà khang trang bên cạnh những hộ dẫn kiếm ăn từng bữa. Quả là người ăn không hết kẻ lần không ra. Cách mạng mà làm chi khi đã đến thế kỷ 21 đã qua năm thứ 15."

Quả thật, vùng quê nghèo này chỉ còn 8-3-1-6 và 1-10. Tại sao vậy? Những ai có sức vóc thì kéo nhau vào thành phố, ra Hà Nội hay vào nam kiếm sống cả rồi chỉ còn lại phụ nữ, trẻ em và người già. Họ ra đi đến xứ người kiếm manh áo hạt cơm và tương lai cho con em mình. Họ ra đi để chắt chiu từng bạc lẻ gửi về để dựng nhà dựng cửa cũng như lo cho con cái ăn học. Vùng quê im vắng thiếu sức sống vì sức sống đã bay đi tận trời xa. Đôi mắt của những con người nơi đây trở nên xa xăm. Xa xăm như chính tương lai mịt mờ mà người dân nơi đây. Và trên hết, người phụ nữ vẫn lầm lũi với đôi bàn tay đen đủi do nhựa khoai chẳng có cơ hội làm đẹp cho chính mình. Dầu vậy, họ vẫn đẹp hơn nhiều minh tinh màn bạc nào đó vì họ sống bằng chính sức lực và đôi tay của mình. Đôi tay đen nhưng lòng vẫn trắng trong như hoa huệ sớm mai lung linh dưới nắng!

Kính gửi quý độc giả một số hình ảnh để thấy cuộc sống của bà con Quảng Ngãi dưới sự chăn dắt quan tham - Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình:
Hàng trăm héc ta đất của người dân đã bị cha con ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình cướp trắng
Lớp lớp dân oan Quảng Ngãi đã nhiều năm đi khiếu kiện vì mất đất, mất nhà bởi các dự án của cha con ông Bí thư Nguyễn Hòa Bình


Một góc mặt tiền căn biệt thự BL09-02 của ông Nguyễn Hòa Bình tại Vinhomes Riversides, Hà Nội
Gia đình anh Đỗ Văn Quý, Hội Đức, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi phải cố gắng làm thuê lắm mới dựng được một căn nhà vách đất để che nắng che mưa


Các cháu nội tên Phúc, Đức của ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình chơi đùa với iPhone, iPad trong chăn ấm nệm êm
Cháu Đỗ Xuân Mến, con trai anh Đỗ Văn Quý, đang tuổi cần được đầy đủ, vậy mà bữa ăn của cháu cũng chưa được như cơm thừa canh cặn của cháu Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình


Thêm chú thích
Một ngày của chị Chị Phan Thị Sơn, Bình Sơn, Quảng Ngãi bắt đầu từ lúc trời còn chưa sáng và chỉ về nhà nghỉ ngơi khi đã bẩy giờ tối…



Căn biệt thự AD01-58 của Nguyễn Việt Anh, cậu quý tử sinh năm 1990 của Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình
Căn nhà của bà Châu Thị Bưởi, Hương Nhượng Bắc, Quảng Ngãi dột nát, vách đất cũng xiêu vẹo và sạt lở


Con dâu ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình thường xuyên tháp tùng bố chồng trong những chuyến xuất ngoại
Bà Nguyễn Thị Lan, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi còn phải vất vả kiếm ăn từng bữa với việc làm thuê, làm mướn


Nguyễn Tuấn Anh, con cả ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình ăn chơi phè phỡn cùng nhân tình Nguyễn Ngọc Diệp
Bà Phạm Thị Liền, Đông Yên 3, Bình Sơn, Quảng Ngãi tuổi đã xế chiều vẫn còn phải vất vả bữa đói bữa no


Phu nhân Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình nâng ly chúc tụng thành quả
Bà Châu Thị Bưởi vất vả lên rừng kiếm từng miếng cơm


Hai cháu nội Phúc và Đức của ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình được hưởng nền giáo dục Quốc tế
Các em nhỏ miền núi Tây Trà, Quảng Ngãi không đủ cơm ăn áo mặc

Bà Phùng Nhật Hà, vợ ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình bận rộn với những buổi tiệc thâu đêm
Gia đình anh Đỗ Văn Quý cơ cực với những bữa ăn thường xuyên thế này

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

“THẬP NHỊ VỸ QUÁI HỒ”

CỬU VỸ THIÊN HỒ



Đến năm 1975, Con CÁO này nó có 3 cái đuôi:

-Đuôi 1: Du kích, Xã đội trưởng Phong An
-Đuôi 2: An ninh, Trưởng công an xã Phong An
-Đuôi 3: Đảng viên Đảng CSVN, kết nạp ngày 11/01/1974, tại chi bộ...không có
Như vậy, nó tu luyện đã thành “YÊU HỒ”

Đến năm 1980, Con CÁO mọc 3 thêm cái đuôi: 

-Đuôi 4: Bí thư huyện đoàn Hương Điền 
-Đuôi 5: Chánh VP huyện ủy Hương Điền 
-Đuôi 6: Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy Phong Điền 
Con CÁO đã có 6 đuôi đạt trình độ “LỤC VỸ MA HỒ” 

Đến năm 1993, con CÁO mọc thêm 3 cái đuôi nữa. 

-Đuôi 7: UVTVTU, Trưởng ban Tổ Chức Tỉnh Uỷ Thừa Thiên Huế 
-Đuôi 8: UVTWĐ, Bí thư Tỉnh Uỷ Thừa Thiên Huế, nhiệm kì 1, khóa12 
-Đuôi 9: UVTWĐ, Bí thư Tỉnh Uỷ Thừa Thiên Huế, nhiệm kì 2, khóa 13 
Con CÁO này tu luyện đã thành cảnh giới là 9 đuôi, thì thế gian đích thị vô thượng cảnh giới, CÁO đã thành tinh “CỬU VỸ THIÊN HỒ”. 

Thiên hạ vô địch… 


Do lòng tham vô đáy, muốn lên tới Ủy viên Bộ Chính Trị, con CÁO tiếp tục tu luyện để mọc thêm 3 đuôi ngoài giới hạn 9 đuôi:

Đến năm 2008- 2010, con CÁO mọc thêm 3 cái đuôi nữa.

-Đuôi 10: Cá nhân tiêu biểu học tập và làm theo Bác Hồ
-Đuôi 11: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời chống Mỹ
-Đuôi 12: Nằm viện để gắp mảnh đạn Mỹ còn sót ở trong "thận" đang biến chứng...để làm chế độ thương binh...
Con CÁO này tu luyện đến độ "tẩu hỏa nhập ma" trở thành con CÁO QUÁI có 12 cái đuôi, có pháp thuật "xuất quĩ nhập thần". 
Con CÁO đã thành tinh “THẬP NHỊ VỸ QUÁI HỒ”. 

Thiên hạ "vô tiền khoáng hậu" "xuất quỹ nhập thần"…ANH HÙNG ĐỨT ĐUÔI...

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Nghĩ về Chân dung Quyền lực

Hơn một tháng qua kể từ khi Chân dung Quyền lực xuất hiện với hàng chục phóng sự điều tra về các vụ án tham nhũng chấn động ở cấp thượng tầng với các chứng cứ rõ ràng, minh bạch. BBT cũng tạo một diễn đàn dân chủ để mọi tầng lớp Nhân dân có thể tự do đưa ra những chính kiến của mình mà không kiểm duyệt. Qua đó, rất nhiều ý kiến bày tỏ ý kiến đồng tình, ủng hộ CDQL trong công cuộc chống giặc nội xâm. Xin giới thiệu với độc giả một trong những quan điểm đó của ông Huỳnh Ngọc Chênh, một nhà báo, một Blogger nổi tiếng trong cộng đồng Bloggers Việt Nam.
Thời gian qua có hai sự kiện về truyền thông gây ra chấn động dư luận trong nước và quốc tế: Chân Dung Quyền Lực và Charlie Hebdo.

Charlie Hepdo là tờ báo châm biếm của Pháp đã châm biếm không từ bất cứ một ai kể cả những đấng thần linh tôn giáo. Tòa soạn tờ báo đặt tại trung tâm Paris đã bị bọn khủng bố cực đoan tấn công giết hầu như toàn bộ các nhân viên và các nhà báo đang có mặt tại đó.

Sư kiện bi thảm đó đã thu hút hàng triệu người, trong đó có cả những vị lãnh đạo nhà nước ở Châu Âu, tham gia vào cuộc biểu tình lên án những kẻ xâm phạm quyền tự do báo chí. Và từ sự kiện đó đã tạo ra một phong trào "Je suis Charlie" rộng lớn trên khắp Châu Âu. Ấn phẩm đầu tiên của Charlie Hebdo sau vụ tấn công, đã in lên đến 3 triệu bản vẫn không đủ để bán. Những người có được ấn bản đó đã rao bán trên mạng và đã bán được đến 100.000 bảng Anh!

Charlie Hebdo mới ra lại sau khi bị tấn công

Một người gốc Việt ở Châu Âu có được hai tờ Charlie số mới được xem là hiếm hoi và rất hãnh diện

Chân Dung Quyền Lực là một trang blog không biết làm ra từ bao giờ nhưng bắt đầu thu hút sự quan tâm của người đọc tiếng Việt trong và ngoài nước trong thời gian gần đây, trùng hợp với thời gian chuẩn bị cũng như diễn ra hội nghị 10 của ban chấp hành trung ương đảng CSVN. Các bài viết nêu lên khối tài sản khổng lồ của một số quan chức lớn và của con cháu họ đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Và sự chấn động dư luận mà CDQL gây ra ngay trong thời gian diễn ra hội nghị 10 là thông tin về tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh khi trang đó đưa tin trước rất chính xác về lịch trình chuyên cơ đưa ông Thanh về Việt Nam, một thông tin mà ngay cả các quan chức có trách nhiệm cũng như các tờ báo chính thống của đảng cũng không có được.

Nhìn cảnh xôn xao nhốn nháo của hàng ngàn người dân hiếu kì, hàng trăm nhà báo đi săn tin tại sân bay và bệnh viện Đà Nẵng vào hôm ông Thanh được chuyên cơ từ Mỹ đưa về mới hình dung ra được "quyền lực" của CDQL là lớn như thế nào trong dư luận.

Sau khi chiếm lĩnh được niềm tin của dư luận, CDQL lại tung tiếp ra thông tin về khối tài sản khổng lồ của một quan chức cao cấp khác và của con cháu vị nầy với đầy đủ tang chứng, tài liệu, hình ảnh chứng minh. Thông tin nầy có vẻ như rất khả tín đối với rất nhiều người.

Bây giờ thì hầu như chỗ nào cũng nghe bàn luận về CDQL. Từ các quán cà phê, các bàn nhậu, đến các trang mạng xã hội và đến các cơ quan truyền thông uy tín nước ngoài như RFI, BBC, VOA, RFA...Số lượng truy cập vào trang nầy nhảy vọt lên trên 10 triệu lượt trong vòng vài tuần lễ đã nói lên điều nầy. Một cựu quan chức quốc hội đã chính thức phát biểu trên BBC về CDQL. Trước đó một vài quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước VN trong các phát biểu chính thức cũng đã bóng gió đề cập đến CDQL.

Dư luận tập trung vào CDQL, hầu như không còn bàn cãi những thông tin đưa ra trên đó đúng hay sai nữa mà xoáy vào chủ đề: Quyền lực nào đứng sau CDQL? Có rất nhiều suy đoán, nhưng phần lớn đều tập trung vào hai giả thiết...mà không cần nói ra ở đây nhưng ai cũng biết.

Ông Trần Quốc Thuận, cựu quan chức quốc hội, khi phát biểu trên BBC, đòi phải điều tra tìm ra ai là kẻ đứng sau và truy tố ra pháp luật. Ý kiến đó đã đón nhận không ít phản ứng trái chiều nhau của dư luận.

Cá nhân tôi thấy chưa cần thiết phải tìm hiểu quyền lực nào đứng sau CDQL. Cái cần thiết trước mắt là phải xác minh những nội dung trên một số bài viết của trang nầy là đúng hay sai.

Ông Nguyễn Phú Trọng đã hô hào chống tham nhũng và hiện thực hóa hô hào đó bằng các đợt chỉnh đảng rất tốn kém. Ông còn đẩy mạnh hơn nữa bằng cách lập ra hẳn môt ban nội chính trực thuộc bộ chính trị với các chân rết đến các địa phương để chuyên lo về việc chống tham nhũng và làm sạch bộ máy công quyền bên cạnh một hệ thống chống tham nhũng khá đồ sộ trực thuộc chính phủ cũng rất tốn kém và đã có từ lâu.

Ông Trương Tấn Sang cũng luôn luôn kêu gọi chống tham nhũng. Ông có phát biểu về "bầy sâu" ăn hại và tàn phá đất nước nằm ngay trong bộ máy công quyền rất ấn tượng.

Và hầu như tất cả các quan chức của đảng và nhà nước từ cao nhất xuống đến các địa phương đều kêu gọi chống tham nhũng và đều tỏ ra rất nhiệt tình trong việc chống tham nhũng. Hầu như ai cũng khuyến khích mọi người đứng ra tố giác tham nhũng để cơ quan chức năng điều tra làm rõ và triệt phá bọn tham ô.

Thì đây, CDQL đã làm công việc đó. Trang nầy đã liên tục đưa ra các bài viết tố giác các quan chức trong bộ máy cầm quyền có những khối tài sản khổng lồ bất minh với những tang chứng và tài liệu kèm theo rất rõ ràng. Tố giác nầy có thể đúng hay không đúng, nhưng các cơ quan chức năng không thể nhắm mắt làm ngơ.

Tôi cho rằng, những tố giác của CDQL là hết sức quý báu dù là xuất phát từ ai và từ động cơ gì. Đó là những tài liệu, những dấu hiệu vô cùng cần thiết để cho các cơ quan chống tham nhũng nhảy vào tìm hiểu, điều tra và xác minh. Những cơ quan chống tham nhũng là những cơ quan nào? Đó là:

- Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.

- Ban nội chính trung ương do ông Nguyễn Bá Thanh đứng đầu

- Tổng thanh tra nhà nước

- Cơ quan điều tra bộ công an
.....

Đã có những tố giác đích danh kèm theo tang chứng và các tài liệu, nhân dân cả nước đang trông mong vào các cơ quan chức năng kể trên cần phải có những bước điều tra xác minh đúng sai. Nếu đúng thì truy tố kẻ bị tố giác, đưa họ ra tòa vì tội tham ô. Nếu không đúng thì truy tìm ai đứng sau CDQL và truy tố kẻ đó ra pháp luật về tội vu khống và cao hơn là tội tuyên truyền hoặc âm mưu chống lại nhà nước.

Nếu bộ máy chống tham nhũng khổng lồ và rất tốn kém nói trên không làm những việc đó thì đừng bao giờ hô hào việc chống tham nhũng nữa.

Nguồn: Huỳnh Ngọc Chênh

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Đã là tin cũ của RFI, BBC

Dù Hội nghị Trung ương 10 (Khóa XI) đã khép lại gần 1 tuần, nhưng việc không công khai kết quả đánh giá tín nhiệm khiến dư luận bất bình. 
Qua nguồn tin đáng tin cậy được tập hợp từ các Ủy viên TW, Xin trân trọng gửi đến quý độc giả kết quả và một số đánh giá về đợt bỏ phiếu tín nhiệm quan trọng này.
Như vậy kết quả bỏ phiếu tín nhiệm trong hội nghị trung ương 10 ĐCS VN đã lọt ra ngoài qua các trang RFI, BBC và chandungquyenluc trong những ngày vừa qua.

Sáng 15-1-2015, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015. 
Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: "...điện thoại bật ra là có, lên facebook là đọc được thông tin, mấy chục triệu người dùng internet và mạng xã hội rồi, vậy thì làm sao để thông tin chính thống của chúng ta cũng lên mạng xã hội. 
Ta không cấm, không ngăn được, vì thế quan trọng nhất là đưa thông tin đúng, chính xác, kịp thời từ đó tạo niềm tin. Ai nói gì thì nói nhưng đây là thông tin chính thống của Chính phủ". 

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 (Khóa XI) diễn ra từ ngày 5-12/1/2015

Sáng ngày 10/1/2015, Trung ương đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 20 thành viên Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư với sự tham gia của 197 Ủy viên TW và Ủy viên TW dự khuyết, vắng mặt 3 ông, gồm: Ông Nguyễn Công Định, Ông Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TW, và ông Nguyễn Bá Thanh. Kết quả như sau: 

Kết quả đánh giá tín nhiệm các thành viên Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư TW tại Hội nghị Trung ương 10 (Khóa XI)

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế chưa trả lời...

Ngày 25/12/2014, phát biểu tại hội nghị của ngành Thông tin và Truyền thông, Phó Thủ tướngVũ Đức Đam đã lưu ý ở thời điểm gần các sự kiện lớn của đất nước, cần chú trọng đấu tranh chống lại những thông tin không đúng sự thật, bất lợi, gây chia rẽ, nhụt chí, đồng thời chủ động tích cực cung cấp những thông tin đúng, nhanh.
“Cây ngay không sợ chết đứng”, nhưng chúng ta cũng không nên coi thường sức mạnh phá hoại của những thông tin bịa đặt. Nhắc lại sự khác biệt giữa sự thật và bánh mỳ, thiết tưởng cũng không nên chủ quan với cái thủ đoạn chiến tranh tâm lý từng được đúc kết: “Sự thật là điều dối trá được lặp đi lặp lại nhiều lần”.
Đó chỉ là sự ngụy biện của những kẻ đứng ở phía đối đầu với sự thật. Sự thật cuối cùng sẽ được làm sáng tỏ. Nhưng dường như đã có một thời gian dài, chúng ta cho rằng không cần phản bác lại những thông tin bịa đặt ấy, với suy nghĩ rằng chúng không đáng để tâm.
Nay, có lẽ phải thay đổi cách nhìn và cách ứng xử với chúng.


VẤN ĐỀ ĐẢNG TỊCH CỦA HỒ XUÂN MÃN

LÊ VĂN UYÊN


ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Tứ Hạ, ngày 30.7.2013


Kính gởi: Uỷ ban kiểm tra trung ương Đảng CSVN; 
Uỷ ban kiểm tra tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

ĐƠN XIN PHẢN ẢNH 


Tôi tên là LÊ VĂN UYÊN
Sinh năm 1937
Quê quán Phong Sơn, Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
Hiện trú tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế.

Tôi tham gia hai cuộc kháng chiến cứu nước cho đến nay đã gần 50 năm tuổi Đảng. 
Năm 1972 cho đến sau ngày giải phóng tôi là huyện ủy viên, trưởng ban tổ chức huyện ủy Phong Điền.

Tôi xin cung cấp để các chức năng điều tra làm rõ việc vào Đảng của đồng chí Hồ Xuân Mãn.

Tôi đã nhiều lần gặp đồng chí Hoàng Chí Công (Đợi) ở cùng quê đồng chí Hồ Xuân Mãn. 
Từ 1965 đến 1975 đồng chí Hoàng Chí Công đã làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm, đã hai lần đồng chí nói với tôi rằng đồng chí Hồ Xuân Mãn vào Đảng lúc nào, ở Chi bộ nào, ai là người giới thiệu đồng chí Hồ Xuân Mãn mà đồng chí không biết. Nếu kết nạp đầu năm 1974 thì cả năm 1974 đồng chí Hồ Xuân Mãn chưa hề sinh hoạt với Chi Đảng bộ thôn Phò Ninh và xã Phong An. 
Đồng chí Thái Bình Dương cũng làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm nhưng đồng chí cũng nói đồng chí Hồ Xuân Mãn vào Đảng do ai giới thiệu và chi bộ nào kết nạp đồng chí Thái Bình Dương cũng không biết.
Gần đây đồng chí Thái Bình Dương ở Huế có gặp đồng chí Trần Văn Minh cũng đã làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm, đồng chí Trần Văn Minh nói với đồng chí Thái Bình Dương, việc vào Đảng của đồng chí Hồ Xuân Mãn do ai giới thiệu và Chi bộ nào kết nạp đồng chí Trần Văn Minh cũng không biết. 

Riêng tôi, năm 1972 vẫn là Trưởng ban tổ chức huyện ủy Phong Điền là người chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ lý lịch đề nghị kết nạp của các Chi Đảng bộ trong huyện để báo cáo cho Thường vụ huyện ủy chuẩn y. 

Việc vào Đảng của đồng chí Hồ Xuân Mãn ngày 11 tháng 01 năm 1974 theo đồng chí Hồ Xuân Mãn khai, thì cả năm 1974 hoặc cuối năm 1973 tôi chưa hề nắm hồ sơ đề nghị kết nạp của đồng chí Hồ Xuân Mãn lần nào để báo cáo cho Thường vụ huyện ủy chuẩn y. 

Vậy tôi xin phản ảnh để các cấp xem xét lại. 

Người phản ảnh 


LÊ VĂN UYÊN
ĐT 0546514480

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

Ngày 11/01/1974 & câu nói nổi tiếng " ĐẢNG LÀ TAO "



Ông Hồ Xuân Mãn
Du kích thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền được kết nạp vào Đảng Nhân Dân Cách Mạng Miền Nam Việt Nam, ngày 11/01/1974.
Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế 2 khóa 12-13, Ủy viên trung ương Đảng CSVN.
Lý lịch tự ghi 2 người giới thiệu ông vào Đảng. 

  1. Người thứ nhất đã hi sinh,
  2. Người thứ hai là bà Nguyễn Thị Quyện.
Bà Quyện quả quyết rằng bà không hề biết chuyện ấy.

Ông Hoàng Phước Sum, ông Nguyễn Văn Tam, ông Trần Văn Việt khẳng định 11/01/1974 thời gian ấy họ đang cùng ông Hồ Xuân Mãn học lớp Xã đội trưởng tại Trường Hạ sĩ quan do Khu Trị Thiên Huế mở từ tháng 10/1973 đến tháng 3/1974 rồi cùng nhau về quê hoạt động.

Ông Trần Văn Minh, Bí thư Đảng ủy xã Phong An, trong thời gian từ năm 1973 – 1975, cho biết: “Tôi không hề giới thiệu ông Mãn vào Đảng, không biết ông Mãn kết nạp Đảng ở đâu, khi nào? Tôi cũng biết có thời gian ông Mãn sinh hoạt ở Đảng bộ xã Phong An. Tôi mong các cơ quan nhanh chóng xác minh, có kết luận ông Mãn kết nạp ở Chi bộ nào? Thời gian nào và những ai chứng kiến?”.

Ông Lê Văn Uyên, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Phong Điền từ 1972 - 1975 cũng xác nhận rất rõ ràng rằng: “Riêng tôi từ năm 1972 vẫn là Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Phong Điền, là người chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ lí lịch đề nghị kết nạp Đảng trong toàn huyện để báo cáo cho Thường vụ Huyện ủy chuẩn y. Việc vào Đảng của ông Hồ Xuân Mãn tôi chưa hề biết hồ sơ đề nghị kết nạp ông Hồ Xuân Mãn lần nào đó để báo cáo cho Thường vụ chuẩn y. Vậy tôi xin phản ảnh để các cấp xem xét lại”.

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Thành ủy Huế trao Huy hiệu 40 tuổi Đảng cho ông Hồ Xuân Mãn. Có thật hay không?


Đồng chí Nguyễn Kim Dũng – UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế trao tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho đồng chí Vũ Soạn (Vũ Hữu Kim) thuộc Đảng bộ phường Vĩnh Ninh, TP. Huế.

Ông Hồ Xuân Mãn
Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế 2 khóa 12,13

Khai được kết nạp Đảng là ngày 11/01/1974

2 người giới thiệu ông vào Đảng.
Người thứ nhất đã hi sinh,
Người thứ hai là bà Nguyễn Thị Quyện.
Bà Quyện quả quyết rằng bà không hề biết chuyện ấy.

Ông Hoàng Phước Sum, ông Nguyễn Văn Tam, ông Trần Văn Việt khẳng định 11/01/1974 thời gian ấy họ đang cùng ông Hồ Xuân Mãn học lớp Xã đội trưởng tại Trường Hạ sĩ quan do Khu Trị Thiên Huế mở từ tháng 10/1973 đến tháng 3/1974 rồi cùng nhau về quê hoạt động.

Ông Trần Văn Minh, Bí thư Đảng ủy xã Phong An, trong thời gian từ năm 1973 – 1974, cho biết: “Tôi không hề giới thiệu ông Mãn vào Đảng, không biết ông Mãn kết nạp Đảng ở đâu, khi nào? Tôi cũng biết có thời gian ông Mãn sinh hoạt ở Đảng bộ xã Phong An. Tôi mong các cơ quan nhanh chóng xác minh, có kết luận ông Mãn kết nạp ở Chi bộ nào? Thời gian nào và những ai chứng kiến?”.

Ông Lê Văn Uyên, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Phong Điền từ 1972 - 1975 cũng xác nhận rất rõ ràng rằng: “Riêng tôi từ năm 1972 vẫn là Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Phong Điền, là người chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ lí lịch đề nghị kết nạp Đảng trong toàn huyện để báo cáo cho Thường vụ Huyện ủy chuẩn y. Việc vào Đảng của ông Hồ Xuân Mãn tôi chưa hề biết hồ sơ đề nghị kết nạp ông Hồ Xuân Mãn lần nào đó để báo cáo cho Thường vụ chuẩn y. Vậy tôi xin phản ảnh để các cấp xem xét lại”.

Một điều không bình thường

Lễ trao huy hiệu 40 tuổi Đảng cho Hồ Xuân Mãn thành ủy Huế chỉ đưa tin chung chung, không đưa hình ảnh để cán bộ, đảng viên ngưỡng mộ...





ĐƠN XIN PHẢN ÁNH của Ô. Lê Văn Uyên
ĐƠN KIẾN NGHỊ của Ô. Hoàng Phước Sum