Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

CON CÁO HỒ XUÂN MÃN KHÔNG BIẾT XẤU

Ủy viên Hội đồng TĐKT T.Ư, Phó Trưởng ban TĐKT T.Ư Vương Văn Đỉnh

Ông Vương Văn Đỉnh - Phó trưởng Ban Thi đua - khen thưởng T.Ư.

Ông có biết việc ông Mãn bị bệnh hiểm nghèo?

- Theo báo cáo của ông Mãn và giám định y khoa của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khỏe miền Trung, ông Mãn đang bị ung thư thận, một quả thận đã phải cắt bỏ ở Singapore. 

Vậy thì bao giờ mới xử lý kỷ luật đối với ông Mãn?

- Quy trình này phải làm đúng theo Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn, nhất là quy định về các hình thức kỷ luật trong Đảng. Kỷ luật của Đảng rất nghiêm khắc, nhưng vẫn thể hiện bản chất nhân văn.
Theo quy định 181, đảng viên trong thời gian bị bệnh hiểm nghèo, thai sản... thì tạm thời chưa xử lý kỷ luật. Như vậy, trường hợp ông Mãn sẽ tạm thời chưa xử lý kỷ luật chứ không phải không bị xử lý kỷ luật. 


Nhục! một sự dối trá đến trơ tráo

Thầy _Trò làm thối đất Thừa Thiên

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

CÓ MỘT TRẦN THANH BÌNH...

LƯƠN LẸO!

Bản lĩnh và sự đóng góp TO, LỚN của TRẦN THANH BÌNH là biến CON CHỒN HỒ XUÂN MÃN thành AHLLVT ND thời chống Mỹ.
Hết QUAN hoàn DÂN, nhưng Trần Thanh Bình còn nợ LỊCH SỬ ĐẢNG một câu trả lời...Hồ Xuân Mãn chui vào Đảng CSVN khi nào?

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Chiêu ‘lăng ba vi bộ’ của ‘quan trên'

Đăng Bởi  

lang ba vi bo, quan
Ông Hồ Xuân Mãn, từng khai ma thành tích để được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân- Ảnh: Internet.

Có lắm chỗ có ‘quan’ ăn trên ngồi tróc vì biết dùng chiêu ‘lăng ba vi bộ’, luồn lách, lừa dối để rồi tư lợi. Lạ là chưa thấy những hình thức xử lý đích đáng. Để người thiệt thòi muôn đời lại vẫn là dân....

Ở bắc Tây Nguyên, người dân Gia Lai vẫn đang chờ đợi một hình thức xử lý thích đáng đối với giám đốc sở Công thương Huỳnh Ngọc Tục chứ không phải là cảnh cáo về mặt đảng và mặt chính quyền như quyết định của Bí thư và Chủ tịch tỉnh Gia Lai đã ban hành.
Ông Tục vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật nhà nước theo quyết định thi hành kỷ luật của Tỉnh ủy Gia Lai từ năm 2014 nhưng đến nay vẫn tại vị. Dân gian có lẽ không quá khi nói rằng ông này biết dùng chiêu ‘lăng ba vi bộ’.
Trong tiểu thuyết Kim Dung, Đoàn Dự, một công tử trói gà không chặt lười học võ nhưng may mắn sa chân xuống một vực sâu và có được bí kíp võ công lạ lùng là ‘lăng ba vi bộ’. ‘Lăng ba vi bộ’ là thuật khinh công chạy loăng quăng theo hình zic-zăc để vừa né tránh, lòn lách và đạt tốc độ nhanh khó ai đuổi kịp.
Kim Dung miêu tả, với trình độ võ công thấp kém như Đoàn Dự nhưng nếu Dự dở chiêu ‘lăng ba vi bộ’ ra thì đến thần công quảng đại như Kiều Phong cũng phải thán phục!
lang ba vi bo, quan
 Ông Huỳnh Ngọc Tục dùng bằng cấp không hợp pháp để tiến thân- Ảnh: báo Gia Lai.
‘Lăng ba vi bộ’ trong chính trị để tiến thân càng lắm công phu. Trong kết luận kiểm tra của ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Gia Lai đối với ông Huỳnh Ngọc Tục có biên rằng: Mặc dù đồng chí không thừa nhận nhưng theo xác nhận của sở GD-ĐT Gia Lai thì giấy chứng nhận tốt nghiệp với nội dung chứng nhận ông Huỳnh Ngọc Tục (SN 20.10.1960, xã Tam Dân, Tam Kỳ, Quảng Nam-Đà Nẵng) đã tốt nghiệp kỳ thi hết cấp 3 bổ tục văn hóa tại hội đồng thi trường cấp 3 Nguyễn Huệ (khóa ngày 28.5.1977) xếp loại B, là không hợp pháp.
Dù không hợp pháp, nhưng từ cái giấy chứng nhận đó, bằng những cách nào đó, ông Tục dự tuyển và tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội, kê khai trình độ văn hóa 12/12 trong lý lịch đảng viên, rồi tiếp tục có được bằng cao cấp Lý luận chính trị.
Vậy là ông đi zic-zăc từ Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường, qua Bí thư huyện ủy Mang Yang rồi lên Giám đốc sở Công thương Gia Lai cho đến nay.
Chưa biết ông Tục làm được gì, nhưng dân Gia Lai đã 2 phen ‘chết hụt’ vì vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 liên tiếp dưới thời ông này làm giám đốc sở Công thương. Lần một vào tháng 6.2013, thủy điện 5,5MW này bị vỡ nhấn chìm làng mạc vì sai phạm hàng loạt của chủ đầu tư.
Bằng cách gì đó, thủy điện này lại được tiếp tục làm lại, rồi vào ngày 1.8.2014, lại vỡ toác gây lũ quét phá sạch hạ nguồn; nay dân ở vùng này vẫn còn thiếu thốn chưa đủ ăn Tết do lũ nhân tạo gây ra.
Cũng chấn động không kém trong năm 2014 là chuyện ông Hồ Xuân Mãn (nguyên Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế) khai man thành tích để được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Ngày 24.10.2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký quyết định về việc hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng cho ông Mãn nhiều năm trước đó.
Nhân dân Huế và cả nước rất vui mừng với quyết định này vì trước đó ông Mãn nguyên là Xã đội trưởng xã Phong An (Phong Điền, Thừa Thiên-Huế) đã có hành vi gian dối trong việc kê khai thành tích.
Kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương cho thấy trong 17 thành tích của ông Hồ Xuân Mãn báo cáo chỉ có 2 thành tích là đúng, 3 thành tích chỉ là người tham gia, phối hợp chiến đấu; 4 thành tích chưa đủ cơ sở xác định và 8 thành tích báo cáo không đúng sự thật.
Nay ông Mãn đã về hưu sau 2 nhiệm kỳ làm Bí thư Tỉnh ủy, mọi sự coi như đã mãn cuộc.
Thế mới thấy, ‘quan’ dù bằng cấp dỏm, công trạng ảo nhưng biết gian dối, biết lòn lách thì tư lợi cho cá nhân lắm thay.
Lại chạnh lòng nghĩ đến thực tại, khi vẫn còn hằng hà sa số những cử nhân đại học chính quy, những người chuyên tâm học hành vẫn đang lơ ngơ thất nghiệp và bon chen kiếm sống hằng ngày!
Lê Đình Dũng 

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

HỒ XUÂN MÃN

TRƠ TRÁO!

Ủy viên Hội đồng TĐKT T.Ư, Phó Trưởng ban TĐKT T.Ư Vương Văn Đỉnh

Ông Vương Văn Đỉnh - Phó trưởng Ban Thi đua - khen thưởng T.Ư.

Ông có biết việc ông Mãn bị bệnh hiểm nghèo?

- Theo báo cáo của ông Mãn và giám định y khoa của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khỏe miền Trung, ông Mãn đang bị ung thư thận, một quả thận đã phải cắt bỏ ở Singapore.

Vậy thì bao giờ mới xử lý kỷ luật đối với ông Mãn?

- Quy trình này phải làm đúng theo Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn, nhất là quy định về các hình thức kỷ luật trong Đảng. Kỷ luật của Đảng rất nghiêm khắc, nhưng vẫn thể hiện bản chất nhân văn.
Theo quy định 181, đảng viên trong thời gian bị bệnh hiểm nghèo, thai sản... thì tạm thời chưa xử lý kỷ luật. Như vậy, trường hợp ông Mãn sẽ tạm thời chưa xử lý kỷ luật chứ không phải không bị xử lý kỷ luật.


Trong thời gian bị bệnh hiểm nghèo,
MAN vẫn hiên ngang cùng các vị lãnh đạo cao nhất.


MAN đủ sức khoẻ để cùng lãnh đạo cao nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế,
cùng các vị cao tăng của Phật giáo đặt đá Cơ Sở Giáo Dục ĐẠO PHẬT.


TRƠ TRÁO
LIÊM








Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Thiện đi, Bình nghỉ...AI TIẾP TỤC XỬ LÝ "DZỤ" NÀY?

Ủy viên Hội đồng TĐKT T.Ư, Phó Trưởng ban TĐKT T.Ư Vương Văn Đỉnh - đã có cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động về việc đề nghị tước danh hiệu anh hùng LLVTND đối với ông Hồ Xuân Mãn vào chiều 7.1.2014.


Ông Vương Văn Đỉnh - Phó trưởng Ban Thi đua - khen thưởng T.Ư.

Ông có biết việc ông Mãn bị bệnh hiểm nghèo? 
- Theo báo cáo của ông Mãn và giám định y khoa của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khỏe miền Trung, ông Mãn đang bị ung thư thận, một quả thận đã phải cắt bỏ ở Singapore. 

Vậy thì bao giờ mới xử lý kỷ luật đối với ông Mãn? 
- Quy trình này phải làm đúng theo Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn, nhất là quy định về các hình thức kỷ luật trong Đảng. Kỷ luật của Đảng rất nghiêm khắc, nhưng vẫn thể hiện bản chất nhân văn.
Theo quy định 181, đảng viên trong thời gian bị bệnh hiểm nghèo, thai sản... thì tạm thời chưa xử lý kỷ luật. Như vậy, trường hợp ông Mãn sẽ tạm thời chưa xử lý kỷ luật chứ không phải không bị xử lý kỷ luật. 



TRƠ  TRÁO

Hình ảnh Hồ Xuân Mãn đứng ở vị trí trang trọng trong lễ khởi công xây Học viện Phật giáo tại Huế

TPO - Sáng ngày 14/9/2015, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế khởi công xây dựng cơ sở mới tại thôn Ngũ Tây (Phường An Tây, thành phố Huế, tỉnh TT. Huế)

Lý do thoát kỷ luật là bị bệnh NAN Y...chiTRƠ  TRÁOêu DỐI TRÁ cuối cùng.

Cao nói với Mãn "-Anh còn phong độ lắmTRƠ  TRÁO, người ANH HÙNG RƠM ạ...

Người ANH HÙNG đẹp hơn HOA
TRƠ  TRÁO

TRƠ  TRÁO

TRƠ  TRÁOTRƠ  TRÁOTRƠ  TRÁOTRƠ  TRÁOTRƠ  TRÁO
TRƠ  TRÁO

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Phò mã Nguyễn Văn Phương khôn hơn...kỳ công hơn...

30 tuổi làm Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư trẻ nhất nước

(TNO) UBND tỉnh Quảng Nam công bố quyết định bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư có tuổi đời rất trẻ, mới 30 tuổi.

Ông Lê Phước Hoài Bảo (giữa) tại Đại hội Đảng bộ Sở Kế hoạch và đầu tư tháng 4.2015. (nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam) 

Sáng nay 23.9, UBND tỉnh Quảng Nam chính thức công bố quyết định bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư đối với ông Lê Phước Hoài Bảo.
Dự lễ công bố có Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam, ông Huỳnh Khánh Toàn.
Ông Lê Phước Hoài Bảo sinh năm 1985, vừa được Tỉnh ủy Quảng Nam điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư hôm 9.4.
Đây là trường hợp đảm nhận chức vụ Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư trẻ nhất ở Quảng Nam và của cả nước từ trước đến nay, khi mới 30 tuổi.
Ông Hoài Bảo là con trai của ông Lê Phước Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam kiêm Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh.
Ông Lê Phước Thanh vừa được Bộ Chính trị chấp thuận cho thôi chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam sớm theo nguyện vọng cá nhân, trước khi đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 khai mạc vào đầu tháng 10 tới.
Ông Hoài Bảo từng học Đại học Kinh tế Đà Nẵng, chuyên ngành Tài chính tín dụng, sau đó học thạc sĩ chuyên ngành Quản trị tài chính và chiến lược tại trường Claremont Graduate University (Hoa Kỳ).
Ông Hoài Bảo giữ chức Trưởng phòng xúc tiến đầu tư - Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai) giai đoạn 2012-2014, sau đó làm Phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình (nhiệm kỳ 2011-2016) rồi thuyên chuyển, điều động sớm về làm Phó giám đốc , Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư.
H.X.Huỳnh

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

TRƠ TRÁO CÙNG NGUYỄN VĂN CAO

Ủy viên Hội đồng TĐKT T.Ư, Phó Trưởng ban TĐKT T.Ư Vương Văn Đỉnh - đã có cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động về việc đề nghị tước danh hiệu anh hùng LLVTND đối với ông Hồ Xuân Mãn vào chiều 7.1.2014.


Ông Vương Văn Đỉnh - Phó trưởng Ban Thi đua - khen thưởng T.Ư.

Ông có biết việc ông Mãn bị bệnh hiểm nghèo? 
- Theo báo cáo của ông Mãn và giám định y khoa của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khỏe miền Trung, ông Mãn đang bị ung thư thận, một quả thận đã phải cắt bỏ ở Singapore. 

Vậy thì bao giờ mới xử lý kỷ luật đối với ông Mãn? 
- Quy trình này phải làm đúng theo Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn, nhất là quy định về các hình thức kỷ luật trong Đảng. Kỷ luật của Đảng rất nghiêm khắc, nhưng vẫn thể hiện bản chất nhân văn.
Theo quy định 181, đảng viên trong thời gian bị bệnh hiểm nghèo, thai sản... thì tạm thời chưa xử lý kỷ luật. Như vậy, trường hợp ông Mãn sẽ tạm thời chưa xử lý kỷ luật chứ không phải không bị xử lý kỷ luật. 



TRƠ  TRÁO

Hình ảnh Hồ Xuân Mãn đứng ở vị trí trang trọng trong lễ khởi công xây Học viện Phật giáo tại Huế

TPO - Sáng ngày 14/9/2015, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế khởi công xây dựng cơ sở mới tại thôn Ngũ Tây (Phường An Tây, thành phố Huế, tỉnh TT. Huế)

Lý do thoát kỷ luật là bị bệnh NAN Y...chiTRƠ  TRÁOêu DỐI TRÁ cuối cùng.

Cao nói với Mãn "-Anh còn phong độ lắmTRƠ  TRÁO, người ANH HÙNG RƠM ạ...

Người ANH HÙNG đẹp hơn HOA
TRƠ  TRÁO

TRƠ  TRÁO

TRƠ  TRÁOTRƠ  TRÁOTRƠ  TRÁOTRƠ  TRÁOTRƠ  TRÁO
TRƠ  TRÁO

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

a... ha...THẰNG ĐANG BỊ BỆNH NAN Y...

VÔ LIÊM SĨ

Khởi công xây Học viện Phật giáo tại Huế

TPO - Sáng ngày 14/9/2015, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế khởi công xây dựng cơ sở mới tại thôn Ngũ Tây (Phường An Tây, thành phố Huế, tỉnh TT. Huế)

Lý do thoát kỷ luật là bị bệnh NAN Y...chiêu DỐI TRÁ cuối cùng.
Cao nói với Mãn "-Anh còn phong độ lắm, người ANH HÙNG RƠM ạ...
Người ANH HÙNG đẹp hơn HOA
Cơ sở mới của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế có diện tích 4,95 ha với các hạng mục trung tâm văn hóa, trung tâm giáo dục - đào tạo, trung tâm điều hành, trung tâm công nghệ thông tin- thư viện, các giảng đường, hội trường, nơi ăn, ở cho các học viên…

Tổng kinh phí đầu tư dự kiến cho công trình này là 470 tỷ đồng. Trong đó, một tập đoàn tài trợ 200 tỷ đồng. Số còn lại do các tấm lòng hảo tâm, các tăng ni phật tử trong và ngoài nước phát tâm công đức. 
Khi được đưa vào sử dụng học viện sẽ là nơi phục vụ chương trình giáo dục đào tạo đại học và sau đại học của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế. Là trung tâm giáo dục cấp Đại học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Được biết, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế được thành lập vào năm 1997. Sau 18 năm thành lập, cơ sở cũ tại 109 đường Minh Mạng (TP.Huế) không còn đáp ứng được nhu cầu và tầm vóc phát triển của một Đại học Phật giáo khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Bí thư tỉnh uỷ HỒ XUÂN MÃN được tôn vinh là cá nhân tiêu biểu HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH...

TRƠ  TRÁO
Khi không còn biết XẤU hổ

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

HÀNH ĐỘNG ANH HÙNG


Ông Hồ Xuân Mãn trả lại tiền trợ cấp anh hùng

20/07/2015 18:34 GMT+7

TTO - Ông Mãn đã hoàn trả 44,39 triệu đồng tương ứng với trợ cấp 52 tháng (từ ngày 1-6-2010 đến 30-10-2014) mà ông đã nhận.

Ngày 20-7, tin từ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, đã trả lại toàn bộ số tiền trợ cấp hằng tháng dành cho người được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ông Hồ Xuân Mãn đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào tháng 5-2010. Sau đó, nhiều cựu chiến binh ở Thừa Thiên - Huế tố cáo ông Mãn khai man thành tích. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra và kết luận nội dung tố cáo của các cựu chiến binh là đúng sự thật.

Những cựu chiến binh đứng đơn tố cáo việc khai man thành tích của ông Hồ Xuân Mãn

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đối với ông Mãn. Ngày 24-10-2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký quyết định hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đối với ông Hồ Xuân Mãn.
Ngày 11-5-2015, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên - Huế có quyết định về việc thôi trả trợ cấp ưu đãi đối với ông Hồ Xuân Mãn, đồng thời thu hồi số tiền trợ cấp hằng tháng đã chi trả cho ông Mãn.

Trường An

Một kết thúc có hậu! Xin chúc mừng các vị cựu chiến binh anh hùng! Chúc mừng báo chí và truyền thông đã bền bỉ trong công cuộc chiến đấu với anh hùng giả Hồ Xuân Mãn - Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.
Đề nghị Ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Viện trưởng Viện Thi Đua Khen thưởng Trung ương ra thông cáo báo chí xin lỗi nhân dân về việc phong tặng sai nhầm này, tỏ rõ ý trọng thị dư luận và nhân dân.
Đồng thời đề nghị Chủ tịch nước và Viện Thi Đua Khen Thưởng nhà nước xem xét và có khen thưởng thích đáng cho các vị cựu chiến binh Thừa Thiên Huế đã dũng cảm tố cáo ông Hồ Xuân Mãn.

TỄU - BLOG: NHỤC NHÃ! ÔNG HỒ XUÂN MÃN TRẢ LẠI TIỀN TRỢ CẤP ANH...:  Hồ Xuân Mãn - Khi còn là Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế Ông Hồ Xuân Mãn trả lại tiền trợ cấp anh hùng Báo Tuổi trẻ 20/07/2015 ...

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

HỒ XUÂN MÃN: Nổi nhục này không chỉ riêng ông!

Kết quả hình ảnh cho HỒ xUÂN mÃN
Kẻ tung, người hứng...

Kết quả hình ảnh cho Hồ xuân Mãn
Ngày 24.10.2014, Chủ tịch nước ký quyết định hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu AHLLVTND đối với ông Hồ Xuân Mãn.

Căn cứ quyết định trên, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định thu hồi số tiền trợ cấp hàng tháng đã chi trả cho ông Hồ Xuân Mãn từ ngày 1.6.2010 đến ngày 30.10.2014 (52 tháng). Tổng số tiền đã chi là 44.397.000 đồng.

Ông Hồ Xuân Mãn đã hoàn trả lại số tiền nói trên.


VẤN ĐỀ ĐẢNG TỊCH CỦA HỒ XUÂN MÃN

KHÔNG BỎ QUA ĐƯỢC


ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Tứ Hạ, ngày 30.7.2013

ĐƠN XIN PHẢN ẢNH


Kính gởi: Uỷ ban kiểm tra trung ương Đảng CSVN; 
               Uỷ ban kiểm tra tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

Tôi tên là                                              LÊ VĂN UYÊN 
Sinh năm 1937
Quê quán: Phong Sơn, Phong Điền, Thừa Thiên Huế. 
Hiện trú tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế. 

Tôi tham gia hai cuộc kháng chiến cứu nước cho đến nay đã gần 50 năm tuổi Đảng. 
Năm 1972 cho đến sau ngày giải phóng, tôi là HUV, Trưởng ban tổ chức huyện ủy Phong Điền.
Tôi xin cung cấp để các cơ quan chức năng thẩm tra làm rõ việc vào Đảng của đ/c Hồ Xuân Mãn. 

Tôi đã nhiều lần gặp đồng chí Hoàng Chí Công (Đợi) ở cùng quê đồng chí Hồ Xuân Mãn. 
Từ 1965 đến 1975 đồng chí Hoàng Chí Công đã làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm, đã hai lần đồng chí nói với tôi rằng đồng chí Hồ Xuân Mãn vào Đảng lúc nào, ở Chi bộ nào, ai là người giới thiệu đồng chí Hồ Xuân Mãn mà đồng chí không biết. 
Nếu kết nạp đầu năm 1974 thì cả năm 1974 đồng chí Hồ Xuân Mãn chưa hề sinh hoạt với Chi Đảng bộ thôn Phò Ninh và xã Phong An. 
Đồng chí Thái Bình Dương cũng làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm nhưng đồng chí cũng nói đồng chí Hồ Xuân Mãn vào Đảng do ai giới thiệu và chi bộ nào kết nạp đồng chí Thái Bình Dương cũng không biết.
Gần đây đồng chí Thái Bình Dương ở Huế có gặp đồng chí Trần Văn Minh cũng đã làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm, đồng chí Trần Văn Minh nói với đồng chí Thái Bình Dương, việc vào Đảng của đồng chí Hồ Xuân Mãn do ai giới thiệu và Chi bộ nào kết nạp đồng chí Trần Văn Minh cũng không biết. 

Riêng tôi, từ năm 1972 là Trưởng ban tổ chức huyện ủy Phong Điền, người chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ lý lịch đề nghị kết nạp đảng viên từ các chi, đảng bộ trong huyện để báo cáo Thường vụ huyện ủy Quyết định. 
Việc đồng chí Hồ Xuân Mãn khai vào Đảng ngày 11 tháng 01 năm 1974, thì cuối năm 1973 và đến hết cả năm 1974 tôi chưa hề thấy hồ sơ đề nghị kết nạp đồng chí Hồ Xuân Mãn vào Đảng của chi, đảng bộ nào trình lên để báo cáo cho Thường vụ huyện ủy Phong Điền chuẩn y. 
Vậy tôi xin phản ảnh để các cấp xem xét lại. 

Người phản ảnh 
LÊ VĂN UYÊN
ĐT 0546514480

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Lúc đó tôi là Trưởng Công an...


GÓC HOÀI NIỆM
Nhớ đêm về xóm Bồ
09:34 | 10/12/2012
HỒ XUÂN MÃN
(AHLLVTND, Nguyên UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế)

Năm 1973, để chuẩn bị cho ký kết hiệp định Paris, Khu ủy và Quân khu Trị Thiên - Huế chủ trương tổ chức các lực lượng (bao gồm cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) tổ chức đánh chiếm các căn cứ và phân chi khu địch để giành đất, nắm dân, cắm cờ giành quyền làm chủ.
Nhớ đêm về xóm Bồ
Đồng chí Hồ Xuân Mãn, Bí thư tỉnh uỷ, thăm và giao nhiệm vụ cho lãnh đạo xã Hồng Thuỷ - Ảnh: internet
Lúc đó tôi là Trưởng Công an, cùng với lực lượng xã đội Phong An (Phong Điền) nhận nhiệm vụ phối hợp với du kích xã Phong Sơn tổ chức, nghiên cứu địa bàn dẫn đường đưa Trung đoàn 1 Sư 324 do anh Phan Thỏa làm Trung đoàn trưởng (nay đã nghỉ hưu sống ở Đông Hà - Quảng Trị) về địa bàn hoạt động của mình.

Đó là công việc không hề đơn giản, bởi ngoài dẫn đường, tìm nơi trú quân, đặt trận địa cối 120 ly..., chúng tôi còn được giao nhiệm vụ phải dựa vào dân để lo mọi thứ từ hậu cần, thuốc men, tải thương, chăm sóc thương binh, mai táng liệt sĩ... cho cả Trung đoàn.

Trên thực tế lực lượng du kích, an ninh chúng tôi thời điểm đó không nhiều. Cả Phong An và Phong Sơn điểm lại chỉ có chừng 10 người nhưng nhờ chú trọng xây dựng lực lượng tại chỗ nên hậu thuẫn cho chúng tôi là 2 chi bộ, 2 chi đoàn thanh niên, 2 đội du kích và một số an ninh mật hoạt động hợp pháp trong lòng địch.

Chính họ là tai mắt, đầu mối, phối hợp công tác và chở che cho chúng tôi bám trụ địa bàn và sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới khi được Đảng và cách mạng tin tưởng giao phó, nhờ vậy mà chỉ trong vòng 1 tuần triển khai chúng tôi đã lo liệu, chuẩn bị đầy đủ mọi thứ.

Đêm trước ngày ký hiệp định Paris, Trung đoàn 1 từ chiến khu theo dẫn đường của chúng tôi đã chiếm lĩnh trận địa. Đúng 23 giờ đêm 26/1/1973 quân ta tổ chức đánh chiếm Phân Chi khu quân sự xã Phong An (đóng ở trụ sở UBND xã Phong An hiện nay) và tiếp đó đánh chiếm mục tiêu bắc cầu An Lỗ, đẩy lực lượng cảnh sát dã chiến, lực lượng địa phương quân tháo chạy qua vùng chùa Long Quang thuộc địa phận của thị xã Hương Trà bây giờ.

6 giờ ngày 27/1/1973. Sau khi Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh Giải phóng đồng loạt phát thông báo Hiệp định Paris bắt đầu có hiệu lực thì cả một miền dọc sông Bồ từ Hiền Sỹ đến An Lổ rợp cờ Mặt trận dân tộc giải phóng.

Bộ đội và nhân dân vô cùng phấn khởi vì nghĩ rằng sau nhiều năm chìm trong máu lửa của chiến tranh, quê hương đã có hòa bình, dù chưa trọn vẹn!

Trong những ngày ngắn ngủi đó, theo chỉ đạo của trên, chúng tôi đã gấp rút tổ chức bộ máy quân quản để lãnh đạo và chỉ đạo nhân dân đấu tranh buộc địch thi hành hiệp định Paris. Và sự ngây thơ đó đã bị trả giá!

Một tuần sau, địch tung đại đội Biệt động quân đánh thăm dò, thấy ta phản ứng yếu ớt nên 2 ngày sau chúng đã quyết định tung Tiểu đoàn Biệt động quân và Đại đội Cảnh sát dã chiến có xe tăng yểm trợ tiến hành phản kích và đã đẩy toàn bộ lực lượng của ta ra khỏi địa bàn Phong An!

Chưa dừng lại, chúng tiếp tục truy kích. Chiến sự nổ ra ở khu vực khe nước nóng Thanh Tân. Thấy Trung đoàn 1 thương vong nhiều, Quân khu Trị Thiên - Huế điều Trung đoàn 3 (do anh Võ Chót làm Trung đoàn trưởng, sau này là Thiếu tướng, Phó Tư lệnh QK4) về thay thế và tạo nên phòng tuyến Phong Sơn (cuối năm 1973, Trung đoàn 4 do anh Nguyễn Quốc Khánh làm Trung đoàn trưởng được Quân khu Trị Thiên - Huế cử về thay thế Trung đoàn 3).

Sau khi tái chiếm Phong An, địch tiến hành bình định, thanh lọc và với sự chỉ điểm của bọn gián điệp, đội ngũ cơ sở hợp pháp của ta bị lộ nên chúng đàn áp rất khốc liệt.

Đến mãi bây giờ tôi vẫn không thể nào quên tấm gương kiên trung của các chị Hoàng Thị Quả (Bí thư chi bộ hoạt động hợp pháp), chị Nguyễn Thị Bê (du kích mật) và chị Giãnh (du kích mật). Cả 3 chị đều ở độ tuổi thanh xuân đã bị chúng bắt, hãm hiếp, đánh đập hành hạ rất dã man nhưng vẫn cắn răng chịu đựng, không hé một lời.

Bất lực, bọn chúng quyết định thủ tiêu bằng cách trói cả 3 chị thành một chùm rồi ném xuống cầu An Lổ. Hai chị Hoàng Thị Quả, Nguyễn Thị Bê hy sinh, còn chị Giãnh may mắn thoát chết nhờ dây trói bị đứt, sông Bồ lại vào mùa kiệt nên khi tỉnh dậy chị Giãnh đã bò được vào bờ (hiện chị còn sống ở thôn Phò Ninh, xã Phong An).

Trước tình hình như thế, thực hiện chủ trương của Huyện ủy Phong Điền, một mặt chúng tôi tìm đường giúp Trung đoàn 1 rút quân (khổ nhất là chuyển đại đội cối 120 ly) và mặt khác lực lượng của 2 xã Phong An, Phong Sơn phải tìm mọi cách đưa số cơ sở, nhất là đảng viên, cốt cán bị lộ ra vùng giải phóng và gần 20 gia đình cơ sở cách mạng đã kịp thoát vòng vây giặc, lập nên làng giải phóng tại Tam Dần.

Sau khi Trung đoàn 1 rút lui, số anh em du kích, an ninh ở Phong An còn lại rất ít. Thôn Phò Ninh thời điểm có tôi, anh Đợi, anh Minh, anh Kiếm; ở thôn Vĩnh Hương có các anh: Quyền, Cầu, Rạm, Hùng. Chúng tôi đào hầm ở các rú để bám dân, bám địa bàn, còn địch thì cho xe cày ủi vùng giáp ranh và tiến hành bình định các thôn. Để thể hiện quyền kiểm soát chúng buộc các nhà phải sơn, kẻ lên tường hoặc mái lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Bị địch khủng bố, ngoài số bị bắt, số cơ sở còn lại phải chạy trốn khắp nơi, đặc biệt có chị Châu Thị Thỏn, Bí thư chi bộ xã Phong Sơn (cơ sở nuôi dưỡng nhà văn Nguyễn Quang Hà, nguyên TBT Tạp chí Sông Hương) và mẹ Trần Thị Con, Chi ủy viên Chi bộ Phong Sơn (mẹ vợ của Bác sĩ Dương Quát nay nghỉ hưu ở Đông Hà - QuảngTrị).

Sau hơn nửa tháng kiếm tìm, cuối cùng chúng tôi được chị Nuôi, một đảng viên hợp pháp ở xóm Bồ báo cho biết đã liên lạc được với chị Châu Thị Thỏn, mẹ Trần Thị Con và cả nhà họ hiện đang trú trong nhà của chị.

Xóm Bồ là vùng lõm của thôn Bồ Điền xã Phong An, nằm phía dưới QL1 và tiếp giáp với xã Phong Hiền nên địch ít chú ý. Thế là trong đêm, từ Phò Ninh tôi và anh Kiếm cắt đường tìm về xóm Bồ để đưa cả hai gia đình ra vùng giải phóng. Thấy nhà chị Nuôi đỏ đèn - tín hiệu an toàn, chúng tôi xâm nhập và tổ chức đưa họ đi. Cuộc giải cứu 2 gia đình diễn ra trong lặng lẽ.

Vì không có giao liên dẫn đường nên tôi và anh Kiếm không biết điểm nào có địch phục kích để mà tránh, trong khi đó trên tuyến QL1, quãng từ An Lỗ ra KM 23 địch bố trí nhiều điểm chốt chặn.

Nhờ thông thuộc địa hình, thay bằng trở lại con đường đã đi, 2 chúng tôi quyết định từ xóm Bồ ngược ra phía bắc vượt qua trảng cát Phong Hiền rồi men theo tuyến giao liên của Quảng Điền để đưa họ lên Vĩnh Hương.

Đó là đêm trăng rất sáng. Mọi vật rõ mồn một, nhất là khi qua trảng cát mà rú đã bị cày nát ở Phong Hiền. Nếu địch phát hiện, chắc chắn chết nhiều hơn sống. Dù có hy sinh cũng phải qua, nếu chần chừ không đưa gia đình chị Thỏn và mẹ Con trốn thoát thì chắc chắn họ sẽ bị địch thủ tiêu như chị Quả, Chị Bê. Chị Châu Thị Thỏn là vợ liệt sĩ có 2 con đứa con trai chưa đầy 10 tuổi. Còn mẹ Trần Thị Con, chỉ có mình Hiền là con gái, lúc đó chừng 15 tuổi.

Để vượt qua trảng cát, tôi đi trước và cõng cháu Đức, anh Kiếm đi sau cùng, cõng cháu Thế. Số còn lại đi giữa, phòng thất lạc.

Cả đoàn lặng lẽ đi trong đêm, đến gần nửa đêm về sáng thì đến QL1, đoạn KM23. Dừng lại, tôi băng qua đường quan sát. Thấy không có động tĩnh gì mới quay lại cõng cháu Đức và dẫn đoàn cùng đi. Mãi đến 5 giờ sáng, sau khi băng qua rất nhiều đồi, đoàn chúng tôi mới tới được rú Vụng Côm. Đây là nơi anh em du kích Vĩnh Hương hay ở, vì sợ bị vấp phải mìn nên không dám vào. Ngồi đợi một lúc mới thấy anh Cầu ra ngụy trang đường vào căn cứ nên tôi gọi. Anh Cầu mừng quá, hỏi ngay: ai đi sau mà đông rứa, lại còn có cả con nít?

Suốt một ngày ở lại đây, đến tối, tôi bắt được liên lạc và đưa 5 người về vùng giải phóng Phong Sơn. Sau khi bàn giao họ cho anh Tuy giao liên, tôi quay trở lại Phong An tiếp tục bám trụ cho đến ngày quê hương giải phóng.

Mới đó mà đã gần 40 năm...

Cháu Đức đêm nào tôi còn cõng trên lưng nay đã là Thượng tá, Thị đội trưởng Hương Trà. Em Hiền đã trở thành bác sĩ và có cháu nội, cháu ngoại...

Chuyện đã lâu nhưng với tôi kỷ niệm của tình quân dân ấy vẫn đong đầy, vì ngoài trách nhiệm nó còn thể hiện tình yêu thương với đồng chí, đồng đội, nhất là lúc khốn khó.

H.X.M

(SH286/12-12)

Nhớ đêm về xóm Bồ - Tạp chí Sông Hương

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Đừng đưa ảnh ông QUAN nớ lên là được...

Khai mạc Festival nghề truyền thống Huế lần thứ VI - “Tinh hoa Nghề Việt”
Cập nhật 28/04/2015 09:38 CH
  
Tối ngày 28/4, tại bia Quốc Học - Huế đã diễn ra Lễ khai mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ VI năm 2015 với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt”. Tới dự Lễ khai mạc có bà Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam; ông Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Tỉnh; các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy, TT.HĐND, UBND, UB MTTQVN tỉnh và thành phố Huế; các đoàn khách quốc tế đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các nghệ nhân làng nghề truyền thống cùng đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước.

Festival nghề truyền thống Huế lần thứ VI đã có sự tham gia của 250 nghệ nhân tiêu biểu của hơn 40 làng nghề trên cả nước, từ tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, đậu bạc Hà Nội đến dệt thổ cẩm Chăm Ninh Thuận, đất nung Quảng Nam…cùng các làng nghề truyền thống Huế như thêu, pháp lam, kim hoàn, chạm khắc gỗ, mỹ nghệ đồng, gốm, hoa giấy, sơn son thếp vàng, diều, mây tre đan.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND thành phố Huế, Trưởng Ban tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2015 nhấn mạnh: Phát huy kết quả qua các kỳ Festival chuyên đề về nghề truyền thống và thành công của Festival Huế. Năm nay, Festival nghề truyền thống Huế lần thứ VI với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt” diễn ra từ ngày 28/4 đến ngày 02/5/2015, đây là sự kiện văn hóa lớn có ý nghĩa quan trọng nhằm khẳng định và nâng cao vị thế của Cố đô Huế - Thành phố Festival của Việt Nam - Thành phố Văn hóa ASEAN, đồng thời, tôn vinh những giá trị tinh hoa của di sản, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh các ngành nghề truyền thống; tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, gắn các sản phẩm nghề truyền thống với du lịch, với thị trường tiêu thụ trong nước, quốc tế.
Trọng tâm của Festival nghề truyền thống Huế lần này là giới thiệu sản phẩm độc đáo mang đậm đà bản sắc của các nghề, làng nghề truyền thống gắn liền với phát triển du lịch. Bên cạnh đó, Hội thảo khoa học “Dấu ấn Huế, Bản sắc Việt trong sản phẩm thủ công truyền thống” vào sáng ngày 29/4 sẽ giúp cho chính quyền các cấp, các nhà quản lý và doanh nghiệp có định hướng để phát triển và sản xuất các sản phẩm nghề truyền thống mang tính bền vững, góp phần phát triển kinh tế du lịch - dịch vụ, một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung.
                                           (Một số hình ảnh tại Lễ khai mạc)
 
 
 
 
 
www.thuathienhue.gov.vn

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Dân không xin mà yêu cầu chính quyền phục vụ

(Dân trí) - Bộ Nội vụ sẽ thực hiện điều tra xã hội học về chỉ số hài lòng của người dân. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam sẽ giám sát để có được kết quả khách quan.

 >>  Đo mức độ hài lòng của dân về thái độ phục vụ của công chức

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Điều tra xã hội học chọn 6 lĩnh vực dịch vụ hành chính công gồm: Cấp giấy chứng minh nhân dân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy phép xây dựng nhà ở (đối với cấp huyện). Cấp giấy đăng ký kết hôn, cấp giấy khai sinh và chứng thực (đối với cấp xã). Kết quả sẽ được công bố vào tháng 10. 2015.
Những lĩnh vực được chọn điều tra trên rất sát sườn với đời sống của người dân. Mỗi người khi sinh ra đều làm giấy khai sinh, lớn lên làm chứng minh nhân dân, lấy vợ lấy chồng làm giấy kết hôn, rồi mua đất, cất nhà, sinh con đẻ cái. Sau đó, lại lo đúng cái vòng tuần hoàn của một đời người.
Những việc nêu trên kết nối mối quan hệ nhà nước – công dân và chính quyền cơ sở là nơi chịu trách nhiệm thực hiện hầu hết mối quan hệ này. Chính vì lẽ đó, nếu chính quyền tốt thì dân nhờ, chính quyền kém thì dân chịu.
Lâu nay, người dân đến cửa công để xin được cấp các loại giấy trên, bị cán bộ nhà nước hành sách, thậm chí đòi tiền theo kiểu “Có ba trăm lạng việc này mới xong” (Truyện Kiều). Người dân đến cửa công trong tâm thế của một người đi xin, cán bộ chính quyền tiếp dân với thái độ của bậc bề trên, thích thì cho. Đã có nhiều trường hợp quan xã, quan huyện cư xử với dân như quan lại ngày trước.
Hãy nhìn vào các loại đơn thư mà người Việt Nam gửi tới cơ quan nhà nước sẽ thấy được bản chất của vấn đề. Đơn nào cũng ghi “Đơn xin…”. Tại sao lại phải xin mà không là đề nghị, yêu cầu?
Đúng ra, người dân không xin những điều đó mà yêu cầu chính quyền có trách nhiệm thực hiện. Dân đóng thuế để nuôi bộ máy chính quyền làm nhiều việc phục vụ nhân dân, trong đó có việc phục vụ các loại giấy tờ, thủ tục cần thiết cho người dân theo quy định của pháp luật.
Chúng ta sẽ chờ đợi kết quả điều tra xã hội học của Bộ Nội vụ, nhưng xét từ thực tế, có thể thấy rằng, người dân dứt khoát không hài lòng với thái độ phục vụ theo kiểu xin – cho, ban ơn mưa móc như quan lại với thảo dân. Người dân của xã hội dân chủ là công dân chứ không phải thần dân. Vì vậy, cần có sự thay đổi mà trước hết là từ trong nhận thức của chính những người làm việc trong bộ máy công quyền.
Đo sự hài lòng của dân cũng chính là đo chất lượng hoạt động của chính quyền. Mục đích là để nâng cao chất lượng của nền hành chính công, phục vụ nhân dân đúng bản chất của hai chữ “phục vụ”. Nếu đọc xong rồi cất kết quả vào ngăn kéo thì đọc làm chi cho mất thì giờ và tốn kém tiền bạc.
Lê Chân Nhân