Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Phẩm chất người anh hùng

Nguyễn Cảnh Tường

(TTH) - Có những người chưa được phong anh hùng (AH) nhưng trong suy nghĩ của nhiều người, họ xứng đáng với danh hiệu cao quý đó.

Bố của bạn tôi là Trung tướng Phạm Tâm, người từng vào sinh ra tử trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ đất nước. Ông là Trung đoàn trưởng 27 rồi Sư đoàn trưởng 325, từng chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị suốt mùa hè năm 1972 và tham gia giải phóng Huế xuân 1975. Năm 1979, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn 14 rồi Phó Tư lệnh Quân khu I, bảo vệ biên giới phía Bắc; trước khi về hưu là Phó Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng… Có nhà văn đề nghị ông kể để viết hồi ký nhưng bị từ chối, với lý do, đã hồi ký thì phải nói về cái tôi, trong khi ông không thích thế. Những người biết ông trong chiến tranh đều bảo ông xứng đáng được phong AH nhưng vị tướng này thì không nghĩ vậy, bằng chứng là chẳng bao giờ nghe ông nói về chiến công của mình, kể cả với con cháu. Giờ đây, khi ông đang trải qua những ngày cuối cùng trên giường bệnh thì những đồng đội cũ của ông ở Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2) đang làm hồ sơ đề nghị cấp trên phong tặng ông danh hiệu AH LLVTND và họ mong ông sớm được nhận danh hiệu cao quý này.

Một vị tướng khác là Châu Khải Địch, nguyên là thành viên đội du kích Ba Tơ, đã làm nên cuộc khởi nghĩa Ba Tơ nổi tiếng ở Nam Trung bộ trước cách mạng Tháng Tám 1945. Trong suốt hai cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, ông lăn lộn khắp các chiến trường, trong đó có nhiều năm ở binh chủng Đặc công, nơi ông từng là Phó Tư lệnh binh chủng. Sau năm 1975, ông là Chỉ Huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh rồi Phó Tư lệnh Quân khu. Ngày ông được phong tướng, người thân không dám chúc mừng vì thấy ông cứ buồn lặng lẽ, thức suốt đêm. Nghe con gặng hỏi, ông thổ lộ rằng, trong giờ phút đáng ra rất vui thì ông lại buồn khi nhớ thương những đồng đội đã ngã xuống trước ngày toàn thắng. Theo lời ông, trong số họ có nhiều người tài giỏi và nhiều công trạng lắm… Gần 20 năm sau ngày ông về hưu, cấp có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị Nhà nước phong tặng ông danh hiệu AH LLVTND. Những cán bộ làm công tác chính sách nhiều lần gặp gỡ, đề nghị ông kể lại những thành tích trong chiến tranh nhưng đều bị từ chối, với lý do ông chưa xứng đáng. Thấy họ phải đi lại nhiều lần để năn nỉ, ông đồng ý lập hồ sơ đề nghị phong AH với điều kiện: trước hết nên tặng danh hiệu cao quý này cho một số đồng đội mà ông cho là rất xứng đáng, còn ông thì để sau. Thế là, thay vì kể về thành tích của mình, ông kể thành tích những đồng đội đã hy sinh. Vì lẽ đó, đến nay hồ sơ đề nghị phong AH cho ông chưa thể hoàn thành.

Hai vị tướng ấy có thể được phong AH, cũng có thể không. Nhưng cách ứng xử của họ đã toát lên phẩm chất cao quý của những người AH đáng kính.
Nguyễn Cảnh Tường

>>Kính gởi: Đồng chí NGUYỄN PHÚ TRỌNG

5 nhận xét:

  1. Nếu như…
    Thật đáng tiếc…Bác Mãn khiêm tốn như các bác trong bài báo này thì không có gì xãy ra…
    Bác chỉ đạo làm anh hùng cho ông Vũ Thắng, ông Huỳnh An…thì tự nhiên Bác đã đứng trên vai của anh hùng…
    Huế càng được tôn trọng nhờ có một bí thư tỉnh ủy dày đức độ…

    Trả lờiXóa
  2. Anh Mãn với tư cách nguyên Ủy viên trung ương Đảng, AHLLVTND hãy trả lời …Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; có đạo đức, phẩm chất cách mạng.
    Theo anh tự khai, qua rất nhiều cấp chứng nhận, anh kể cho phóng viên lên báo…anh tham gia cách mạng từ năm 1964, đến 11/01/1974 thì mới được kết nạp Đảng…TẠI SAO?
    Anh hoạt động ở làng Phò Ninh, Xã Phong An, huyện Phong Điền…đã là anh hùng thì phải có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, được tập thể, tổ chức tôn vinh…ai cũng đồng tình.
    Đã là anh hùng, anh hãy tự chứng minh, HXM xứng đáng anh hùng một cách thuyết phục, anh im lặng là tự làm mất thanh danh của mình…
    Hãy công khai trả lời…ai là cấp trên gợi ý anh làm anh hùng? Nghi vấn của anh thuộc về lịch sử rồi…anh không tự chứng minh thì xã hội sẽ vạch trần sự dối trá của anh…
    Huế đang gọi anh là “anh hèn Hồ Xuân Mãn”.

    Trả lờiXóa
  3. Ông Hồ Xuân Mãn nói gì ?
    - Chiều 5/3, phóng viên Tuổi Trẻ tại Hà Nội đã liên lạc với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên – Huế. Ông Mãn cho biết hiện đang điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội và cho hay nếu ông ở nhà (tại Huế) thì sẽ mời phóng viên qua nhà để «mang bộ hồ sơ ra chứng minh».
    Ông Hồ Xuân Mãn cho rằng vì đơn khiếu nại gửi Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên – Huế thì để Thường vụ Tỉnh uỷ trả lời là khách quan nhất. Ông Mãn nói: «Mình sống có tổ chức, cứ để tổ chức làm việc. Một là có thành tích không, hai là nếu có thành tích thì chứng minh như thế nào, có hiện vật không, có giấy tờ gì không, có bằng khen hay danh hiệu dũng sĩ thế nào, huân chương thì chứng minh có bao nhiêu huân chương và loại gì, chiến sĩ thi đua phải chứng minh là chiến sĩ thi đua»
    Cũng theo ông Mãn, hồ sơ phong tặng danh hiệu anh hùng đã làm 4-5 năm nay rồi, theo luật là phải công bố trên báo, làm từ cơ sở làm lên, phải qua cấp quản lý cán bộ, qua hội đồng thi đua khen thưởng. «Từ cái đó tập thể suy tôn, chứ mình không thể nặn ra được».

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc BẢNG THÀNH TÍCH của anh do Hồ Viết Bá ký thì anh đã “nặn” ra hai điều:
      1. Trình độ văn hóa: ĐẠI HỌC
      2. Ngày kết nạp vào Đảng: 11/01/1974
      Anh hãy giải thích về 2 điều mà dư luận đang “bất ngờ” này…

      Xóa
    2. Thành tích thứ nhất, năm 1964 ông Mãn khai là đã tham gia lực lượng an ninh vũ trang của tỉnh, cùng đơn vị bảo vệ an toàn Tỉnh uỷ; năm 1966 cùng đơn vị tiêu diệt một tiểu đội biệt kích Mỹ (sáu quân nhân Mỹ). Thành tích thứ hai là cuối năm 1964 được phân công đưa đón trinh sát, bảo vệ an toàn cho lãnh đạo tỉnh về đồng bằng khởi nghĩa.
      Ông Lê Văn Uyên, nguyên Trưởng ban tổ chức huyện Phong Điền cho biết: «Điều này là sai, bởi từ năm 1964-1967, Mãn đang ở nhà đi học, chăn trâu thì làm gì mà đưa đón cán bộ. Năm 1967, Mãn mới làm du kích xã Phong An thì làm gì đã bảo vệ Tỉnh uỷ» .

      Xóa