Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

CẦN NGƯỜI QUẢN TRỊ TRANG

Câu chuyện về ANH HÈN HXM thì như “sấm động nam bang”, không còn chi để nói…
Trong phần bình luận (số ít) trong khách viếng thăm trang là chửi nhau…chửi đến thô lỗ…

QUANG MINH phải xóa bớt…

Là một đảng viên Đảng CSVN, QUANG MINH đang xót xa nhìn đám quỷ trong Đảng, nhưng “lực bất tòng tâm”…bỏ thời gian thêm một lời cảnh báo để cán bộ có chức quyền hiện nay “người” hơn…

QUANG MINH CẦN NGƯỜI QUẢN TRỊ CÙNG BIÊN TẬP TRANG NÀY.
CÁC BẠN ĐĂNG KÍ QUA IMAIL NHÉ...

Lưu ý: Làm việc cần công tâm, vì sự tiến bộ của đất nước, vì hạnh phúc của dân tộc, vì tổ quốc Việt Nam.
Làm việc không có bất kì một tí lợi ích tiền tài nào…nhưng nguy hiểm.
Như một chân tu…tu nhưng không cần ai biết ta tu, chiến đấu chỉ cần biết hy sinh vì lí tưởng…không tính việc được phong ANH HÙNG.
Những lời tâm huyết coi như là tôn chỉ vậy…
QUANG MINH CHỜ VIỆC THAM GIA CỦA CÁC BẠN…

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Đẹp mặt chưa!

Phuocbeo's Blog


Thế là sáng nay các báo đồng loạt đăng bài về chuyện "không may" của ông cựu Bí thư Thừa Thiên Huế. Đành rằng cái gì đến thì sẽ đến nhưng cái lỗ hỏng "đúng quy trình" một lần nữa được đưa ra bàn cãi...
Khi đương chức, đương quyền, thành tích và danh hiệu của ông này gặt hái được phơi phới, chẳng có vật cản nào ngăn nổi bước tiến vinh quang của ông ta.
Giá như, câu chuyện "cô tiếp viên buộc phải tát tai kẻ ăn nhậu vô lối" khiến dư luận cũng như các cơ quan hữu trách để ý đến từ đầu thì cái "thành tích và đạo đức" cao quý ấy sẽ được soi xét thận trọng ngay từ cơ sở thì đâu đến nổi phải ê chề đến mức độ thế này. Ê chề cho người được "trao" và cả người có quyền trao.

Đây là cái giá phải trả cho những kẻ háo danh dối trá. Nhưng cũng là câu chuyện "quen tai" khi được chất vấn "sơ sơ" thì quan nào cũng đáp là "đúng quy trình", nhưng nếu chịu khó lội ngược dòng cái "đúng quy trình" ấy thì cơ man nào là lỗi hệ thống.
Những thành tích và danh hiệu cao quý ấy, xin hãy cẩn thận nếu như không muốn gây hậu quả ngược, gây mất niềm tin nghiêm trọng đối với cần lao và cùng đinh.
Mất niềm tin là mất tất cả!

MP

P/s: Nói thêm một tí: Trong vụ ông bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn gian dối, có hai tờ báo đã tham gia rất tích cực vào việc bênh ông ta, đồng thời phủ nhận sự tố cáo của các cựu chiến binh, đó là báo An ninh thế giới - Công an nhân dân (thời ông Hữu Ước) và báo Đại đoàn kết (ông Đinh Đức Lập). Vậy Ủy ban Kiểm tra trung ương có định bỏ qua không, hở hở? (FB Nguyễn Thông)

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Hồ Xuân Mãn là ANH HÙNG hay ANH HÈN?

Ngoan trước – Hư sau! Anh Hùng thành anh hèn...

Nguyễn Tuấn


I. NGOAN

Tôi đọc báo, năm 2004 rơi nước mắt vì cảm động trước một cử chỉ của người bí thư Tỉnh Ủy trẻ măng là Hồ Xuân Mãn, tôi đã nghĩ: Nếu tôi được bầu sẽ bầu ông làm Tổng Bí Thư chứ không chỉ làm Trưởng ban Nội Chính như ông Nguyễn Bá Thanh!

Thật xứng đáng là Thần Tượng của tôi!

Bằng chứng 1:
Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế: trả lại 3.000 USD tiền hối lộ

10 Tháng mười hai 2004

http://vietbao.vn/Xa-hoi/Bi-thu-Tinh-uy-Thua-Thien-Hue-tra-lai-3.000-USD-tien-hoi-lo/40059320/157/

TS (Huế) – Theo báo Thừa Thiên Huế ra ngày 9-12-2004, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V, ông Hồ Xuân Mãn (bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế) thông báo công khai chuyện có một đối tượng đã hối lộ ông 3.000 USD.

Ông cho biết vừa mới trao UBND tỉnh (Thừa Thiên – Huế) 3.000 USD và đề nghị chuyển cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh sung vào quĩ hỗ trợ xóa nhà tạm bợ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Số tiền này ước gần 50 triệu đồng, và ông nói số tiền này gần bằng hai năm lương của bí thư tỉnh ủy.

Chuyện đã được dư luận, nhất là tại Thừa Thiên Huế, đặc biệt quan tâm (phiên khai mạc do Trung tâm Truyền hình VN tại Huế tường thuật trực tiếp) và đặt ra rất nhiều câu hỏi với báo TS.

Chiều qua 9-12, nói chuyện qua điện thoại với TS, ông Nguyễn Thanh Toàn, phó giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, cho hay: “Hôm ấy thường vụ tỉnh ủy làm việc với công an (tỉnh) về kiểm tra công tác năm, đồng chí bí thư (tỉnh ủy) có đưa (việc này) ra và sau đó có nói sẽ giao cho chủ tịch (UBND tỉnh)!”.

MINH TỰ – THÁI LỘC
(Theo_TuoiTre)

II. Bị Tố gian dối.

Sau đó 9 năm, tôi lại đọc bài báo thứ 2 thì Thần Tượng của tôi vẫn ở Vị Trí đó và bị tố gian dối, tôi đã chửi mấy ông nhà báo đăng tin láo lếu, chứ Thần Tượng của tôi liêm khiết thế cơ mà!

Bằng chứng 2:
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế bị tố gian dối

04/03/2013

http://dantri.com.vn/xa-hoi/nguyen-bi-thu-tinh-uy-thua-thien-hue-bi-to-gian-doi-703088.htm

17 cựu chiến binh, cán bộ hưu trí đã làm đơn tố cáo hành vi khai báo gian dối, bịa đặt, cướp công đồng đội trong bản thành tích cá nhân của ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TT-Huế, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân….

Cựu Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế bị tố khai man lí lịch: Đâu là sự thật?

12/03/2013

http://vietq.vn/cuu-bi-thu-tinh-uy-thua-thien-hue-bi-to-khai-man-li-lich-dau-la-su-that-d8479.html

Gần 20 cựu chiến binh từng sống và chiến đấu cùng thời với ông Hồ Xuân Mãn – nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế đã tổ chức gặp mặt…

III. Gian Dối là… Sự thật!

Cựu Bí thư tỉnh ủy Thừa thiên Huế khai man thành tích là đúng sự thật
03/01/2014

http://vietq.vn/cuu-bi-thu-tinh-uy-thua-thien-hue-khai-man-thanh-tich-la-dung-su-that-d27277.html

Ngày 2-1, tại trụ sở Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra trung ương có cuộc làm việc với những người tố cáo chuyện ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, khai man để nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Đoàn công tác mời ba trong bốn người đứng đơn tố cáo là các cựu chiến binh: Hoàng Phước Sum, Hoàng Văn Phận và Hoàng Tiến Dũng đến để thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương và quyết định của Ban Bí thư.

Chỉ có hai thành tích đúng

Tại buổi làm việc, đoàn công tác cho biết qua thẩm tra xác minh, Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận nội dung tố cáo của các cựu chiến binh là đúng sự thật. Trong 17 thành tích của ông Hồ Xuân Mãn báo cáo để nhận danh hiệu anh hùng, chỉ có hai thành tích đúng, tám thành tích là khai man, ba thành tích chỉ với vai trò người tham gia phối hợp chứ không thể là người chỉ huy. Ngoài ra, có bốn thành tích khác của ông Mãn không đủ cơ sở xác định….

Theo tìm hiểu của phóng viên, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ông Mãn do UBND tỉnh lập tờ trình. Hồ sơ đề nghị gồm có: tờ trình của chủ tịch UBND tỉnh, có ý kiến nhất trí đề nghị bằng văn bản của tỉnh ủy, báo cáo thành tích của ông Mãn có xác nhận của tỉnh ủy, biên bản đề nghị tặng danh hiệu anh hùng của hội đồng thi đua – khen thưởng tỉnh.

Trước đó, Huyện ủy Phong Điền, UBND huyện Phong Điền (nơi hoạt động của ông Mãn thời kháng chiến) cũng có văn bản đề nghị. Hồ sơ này còn được xác nhận bởi hệ thống cơ quan quân sự gồm: Ban chỉ huy quân sự huyện Phong Điền, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ tư lệnh Quân khu 4 và Bộ Quốc phòng. Ban thi đua khen thưởng trung ương thẩm định hồ sơ trên cơ sở đề nghị của tỉnh, ý kiến của các cơ quan quân sự và đề nghị của Hội đồng thi đua – khen thưởng trung ương. Tháng 8-2010, ông Mãn được phong tặng danh hiệu anh hùng trước khi về hưu một tháng.

Theo TT

Dòng cuối: Bây giờ tôi nghĩ sao đây?

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Khi có kết quả sẽ cung cấp đầy đủ cho báo chí.

“Vụ anh hùng bị tố khai man thành tích rất phức tạp”

 Ngày 26/3/2013, PV Dân trí đã có cuộc gặp riêng với ông Bùi Thanh Hà, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy TT-Huế, để trao đổi những vấn đề xung quanh vụ “Anh hùng khai man thành tích”.
Ông Hà – người phát ngôn chính trong vụ việc này – cho biết vụ việc đang được thụ lý và giải quyết theo đúng trình tự. Trước đó, Tỉnh ủy cũng đã gặp các cựu chiến binh làm đơn tố cáo ông Hồ Xuân Mãn để nghe thông tin, đồng thời hướng dẫn cựu chiến binh làm đúng thủ tục khiếu nại.
“Theo đánh giá cảm quan ban đầu của tôi, vụ việc này có tính chất rất phức tạp, liên quan đến quá trình lịch sử dài mấy chục năm qua nên cần có thời gian thẩm định, kiểm chứng. Một số nhân chứng liên quan nay người còn, người mất nên khó trong việc tiếp cận, thẩm tra. Ngay cả trong một hội thảo về lịch sử thôi, một ý kiến về chiến công, mốc thời gian cũng đã có lúc bị phản ứng nhiều. Huống chi đây có rất nhiều tình tiết, dữ kiện đã xảy ra từ lâu” - ông Hà nêu ý kiến.
Nói về quá trình thẩm tra vụ việc, ông Hà cho biết, theo đúng trình tự, điều lệ Đảng là trước tiên phải gặp người phản ánh, thu thập ý kiến, bằng chứng; sau đó gặp người bị khiếu nại. Đồng thời Tỉnh ủy phải phối hợp với các cơ quan để cùng làm. Hiện tại, cơ quan chưa gặp ông Hồ Xuân Mãn là người bị khiếu nại, nhưng thời gian tới sẽ gặp.
“Chúng tôi xem trọng chứng hơn trọng cung, vấn đề là bằng chứng cung cấp từ các cựu chiến binh. Ngoài lá đơn khiếu nại, hiện chưa có bằng chứng cụ thể các cựu chiến binh cung cấp. Đây chỉ là bước đầu. Khi làm tiếp theo, chúng tôi sẽ yêu cầu các bác ấy cung cấp thêm chứng cứ. Một mặt, chúng tôi sẽ cần thời gian đi thẩm tra các nơi liên quan. Không phải lúc nào chúng tôi cũng làm theo toàn bộ yêu cầu của người khiếu nại, và có làm chưa chắc đã được nếu không có các chứng cứ cụ thể” – ông Hà trao đổi thêm.

“Vụ anh hùng bị tố khai man thành tích rất phức tạp”
Các cựu chiến binh họp mặt, cùng làm đơn khiếu nại ông Mãn
Về việc nên có hay không một cuộc đối chất trực tiếp giữa các cựu chiến binh với ông Hồ Xuân Mãn tại quê hương Phong Điền, với sự góp mặt của quần chúng nhân dân, đồng đội,… ông Hà cho rằng quy trình làm đến đâu, cần gặp ai, gặp như thế nào, tổ chức sẽ xem xét và quyết định. Ông Hà mong rằng các cựu chiến binh hãy bình tĩnh, tin vào tổ chức, không nên quá bức xúc.
Cũng theo ông Hà, quan điểm của Tỉnh ủy là sẽ giải quyết triệt để chứ không bao che cái xấu, không làm “êm”. Khi có kết quả sẽ cung cấp đầy đủ cho báo chí.
Theo Dantri


Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Cái chết của bệnh quyền lực

Dương Tự Trọng bị đề nghị 18 - 20 năm tù giam, mức án cao nhất của khung hình phạt. Trước đó, anh trai ông - cựu Chủ tịch Vinalines - bị tuyên phán mức án tử hình.
 >> Ông Nguyễn Bá Thanh dự phiên tòa xử Dương Tự Trọng
 >> Đề nghị khởi tố người “mật báo” để Dương Chí Dũng bỏ trốn

Dương Tự Trong và Dương Chí Dũng tại tòa.
Dương Tự Trong và Dương Chí Dũng tại tòa.
 
Dù ông Dương Tự Trọng có đọc thơ trước vành móng ngựa hay không thì thiên hạ vẫn đọc thấy ở ông một bi kịch.
Gia đình họ Dương là "danh gia vọng tộc" đất cảng. Khỏi phải bàn, từ địa vị của cha ông Dương Tự Trọng, đến anh trai ông, đến ông, đều là người có quyền lực. Danh gia vọng tộc không phải là trí thức, sĩ phu, khoa học, nghệ thuật, mà là có quyền và có tiền.
Nhưng vì có quyền và có tiền mới có hậu quả của ngày hôm nay. Nếu như không cậy vào quyền, vào tiền, thì chắc chắn Dương Tự Trọng và Dương Chí Dũng không nghĩ đến việc bỏ trốn. Hành trình tẩu thoát của Dương Chí Dũng dưới bàn tay đạo diễn của Dương Tự Trọng cho thấy họ có tiền, có quyền, điều khiển luôn cả các tay chân trong giới giang hồ. Bàn tay quyền lực của Dương Tự Trọng không phải chỉ điều hành vài tay chân trong nội bộ mà còn với ra cả "xã hội đen".
Nhưng quyền lực có sự nguy hiểm của nó, bởi vì sự hãnh tiến và tham vọng sẽ rất dễ dẫn dắt con người đi quá giới hạn quyền lực cho phép. Ông Dương Tự Trọng đã đi quá giới hạn đó. Đương nhiên, Dương Chí Dũng cũng đã có những bước đi sai lầm.
Hãy nhìn vào đất cố đô để thấy một chân dung khác - ông Hồ Xuân Mãn - nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên - Huế. Dân Huế từng cho rằng "đất cố đô có vua" để nói về quyền lực của ông Hồ Xuân Mãn. Ông đã dùng quyền để làm nhiều thứ, trong đó có việc biến ông thành anh hùng.
Cho đến nay, Hồ Xuân Mãn đã từ người quân tử thành kẻ tiểu nhân, từ bậc anh hùng thành kẻ hèn trong mắt thiên hạ. Ông đã sai lầm vì ông có quá nhiều quyền lực. Nguy hiểm hơn, quyền lực giao cho ông quá lớn so với trí tuệ và đức độ của ông. Xài quyền lực không phải dễ như xài tiền.
Câu chuyện đang diễn ra tại phiên tòa xét xử cựu quan chức công an Dương Tự Trọng và phiên tòa lương tâm với thẩm phán nhân dân đang xét xử ông Hồ Xuân Mãn là tiếng chuông cảnh báo cho những kẻ cậy và lạm dụng quyền lực.  
Theo Lê Thanh Phong
Lao Động

HỒ XUÂN MÃN ĐÃ LÀM HƯ HỎNG CÁN BỘ THỪA THIÊN HUẾ NHƯ THẾ NÀO?

Nhà văn Nguyễn Quang Hà
Đt dd:0982590414



Hồ Xuân Mãn làm bí thư tỉnh ủy, ủy viên trung ương đảng 2 nhiệm kỳ, cho nên dân Huế nói đến Hồ Xuân Mãn là đụng tới quyền lực và tiền. Ai còn lạ gì, để giải quyết công việc, Hồ Xuân Mãn thường vỗ ngực mình nói với đàn em: '' Đảng là ai? Đảng là tao đây. Thường vụ cũng là tao''. Nổi tiếng nhất là vụ Hồ Xuân Mãn dùng quyền để làm báo cáo xin phong tặng AHLLVTND. Tất cả có 17 thành tích thì 8 thành tích cướp công đồng đội , 7 thành tích khai khống . Khi đưa về huyện để làm thủ tục, người ký không được đọc, chỉ ký thôi, ký xong không được để lại bản lưu. Ở cấp tỉnh, thường vụ tỉnh ủy, cũng sợ Mãn nên phải làm theo, hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh không họp cũng được chỉ đạo làm biên bản tờ trình, việc đó vi phạm các quy định của luật thi đua khen thưởng, có người còn ký vào thành tích gian dối của Mãn dù họ không biết gì về thành tích của Mãn. Còn tiền ư, tôi nghe kể lại rằng hôm làm kỷ niệm sinh nhật Hồ Xuân Mãn ở nhà, Chiến Hữu phó tổng biên tập báo Thừa Thiên Huế đến muộn, Mãn đang vui vẻ với khách trong nhà, vợ Mãn ra đón Chiến Hữu nhận hoa nhưng khi kiểm tra bó hoa, không thấy có phong bì, vợ Mãn liền vứt bó hoa vào sọt rác, bỏ Chiến Hữu chơ vơ giữa sân. Việc chạy chức hội đồng quản trị bia Huda có người phải mất tiền tỷ.

Bản chất của Mãn là độc đoán, gia trưởng, bản vị, tham lam, háo sắc. Khi Mãn nắm quyền cao nhất tỉnh, Mãn dùng quyền của mình làm hư hỏng cán bộ Thừa Thiên Huế. Một trong những trọng trách của người cầm quyền là dùng người tài, đúng như Thân Nhân Trung đã nói: Hiền là tài nguyên khí quốc gia, song trình độ văn hóa của Hồ Xuân Mãn thấp cộng với lòng tham nên Mãn chỉ dùng những người trong dòng dõi của mình và những kẻ luôn xu nịnh mình. Chính vì thế trong dư luận Mãn bị dân coi thường.

Vợ Mãn, Hoàng Thị Cam là một ví dụ. Cam có làm du kích trong kháng chiến chống Mỹ, sau giải phóng làm mậu dịch viên của công ty Thương nghiệp Hương Điền, song về trình độ văn hóa, Cam chưa học hết tiểu học, vì thế phải nghỉ theo chính sách 176. Thế mà sau này, Mãn dùng quyền lực cho Cam làm hưu trí, đưa Cam làm thành viên ban sáng lập trường trung học Nguyễn Đình Chiểu, chưa hết, tiếp đó Mãn còn bố trí cho Cam làm chủ tịch hội đồng quản trị của công ty lâm nghiệp mang tên công ty mồng 1 tháng 5 do Hoàng Bằng làm giám đốc.

Còn Hồ Xuân Phán, em ruột Mãn, trong chế độ cũ là đoàn viên nhân dân tự vệ, cùng cha là Hồ Bàng làm toán trưởng bình định cầm súng chống lại cách mạng. Thành tích lớn đến nỗi chính quyền Thiệu tặng ông hồ Bàng một chiếc xe máy cày. Sau các chiến sĩ cách mạng ở Phong An đưa Phán lên rừng là du kích. Hòa bình Phán về bưu điện năm 1995 Phán được bầu làm trưởng phòng bưu điện huyện Phong Điền.

Dẫu lúc ấy Phán chưa học xong chương trình cấp 2, muốn cho em mở mặt, Mãn đã dùng quyền đưa em lên làm bí thư đảng ủy bưu điện kiêm trưởng phòng tổ chức. Tiếp theo, Mãn cho Phán về làm giám đốc Sở Thông Tin& Truyền Thông, dù Phán chả biết thông tin truyền thông là gì. Cán bộ trong ngành có câu ca chê vui này: 

''Có đâu như sở truyền thông, 
trí tuệ thì ít lá lông thì nhiều''.

Rất tai tiếng là vụ Nguyễn Văn Phương, con rể Mãn. Tai tiếng thứ nhất là: Cha Phương vốn là con nuôi của ông nội Mãn, Phương lấy con Mãn, hóa ra chú lấy cháu, dẫu đã có thời cha Phương đã bỏ họ Nguyễn đổi sang họ Hồ. Tai tiếng thứ hai là khi cha Phương làm giám đốc cảng Thuận An, cho chiếc tàu 06 sang Trung Quốc buôn lậu, tàu chìm chết gần 10 người. Mãn đã đứng ra chạy cho cha Phương thoát nạn. Tiếp theo là tai tiếng về Phương. Phương học đại học toán, ra trường không xin được việc làm, cha Phương cho Phương xuống cảng làm việc. Khi là con rể, Mãn cho Phương về làm ở phong kế hoạch tài vụ sở Giao Thông Vận Tải, một năm sau đưa lên làm phó phòng. Để con rể lên làm trưởng phòng, Mãn đã dùng thủ đoạn cho tách phòng kế hoạch tài vụ ra làm 2, nghiễm nhiên Phương lên làm trưởng phòng kế hoạch. 2 năm sau Mãn cho Phương làm phó giám đốc sở Giao Thông&Vận Tải. Khi việc bỏ phiếu, Phương không đủ phiếu, trượt. Mấy tháng sau, Mãn bàn với tổ chức sở Giao thông cho bầu lại, có sự chỉ đạo của Mãn, nên Phương trúng phó giám đốc sở Giao Thông&Vận Tải. Có quyền trong tay, lại có ô dù, Phương trở nên cao ngạo. Một đêm đi uống rượu về cơ quan, Phương say, đập phá tan tành bàn ghế, cửa kính, bảo vệ sợ chạy hết, Tuân giám đốc sở Giao Thông&Vận Tải phải gọi cho Mãn, đang đêm Mãn chạy qua, Phương mới chịu nghe. Thấy Phương mất uy tín ở sở Giao Thông&Vận Tải, Mãn dùng quyền điều Phương ra làm chủ tịch huyện Hương Trà. Phương chả biết gì về kinh tế đầu tư, nông nghiệp. Thời gian làm chủ tịch huyện Phương đã vi phạm nhiều vụ việc về đất đai gây hậu quả nghiêm trọng đến nay giải quyết chưa xong. Phương không bị kiểm điểm lại được Mãn đưa lên làm phó giám đốc sở Kế hoạch & Đầu Tư chuẩn bị cho bước tiến cao hơn. Tính việc con rể lên ngôi, Mãn điều Trần Duy Phước đi khỏi hội đồng nhân dân tỉnh, chuyển Tôn Thất Bá giám đốc sở Kế hoạch & Đầu Tư lên thay Phước. Ghế giám đốc sở Kế hoạch & Đầu Tư đầu tư trống, Mãn kéo Phương lên đặt vào chỗ đó. Thủ đoạn này bị chậm lại do Bá sắp về hưu nên Bá không đi, Phương phải làm phó cho Bá một thời gian mới lên giám đốc sở Kế hoạch & đầu tư. Trước khi Mãn về hưu, Mãn tổ chức kế hoạch và cơ cấu cán bộ, ấy là năm 2009. Mãn đưa Phương vào cán bộ nguồn, để năm 2015 đại hội đảng bộ tỉnh, Phương sẽ được đưa lên phó chủ tịch UBND tỉnh, ủy viên thường vụ tỉnh ủy. Quy hoạch nhiệm kỳ sau Phương sẽ là Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Mọi việc Mãn đã lo toan đầy đủ và lệnh cho tay chân mình rồi. Hiện nay Phương đang đi học đào tạo cán bộ nguồn chiến lược ở Trung ương. Tới đây Phương sẽ sao đây?.

Trường Hợp Nguyễn Đại Vui cũng thật là đặc biệt, Vui gọi Mãn là cậu, Vui chỉ là viên chức nhà nước trong ban quản lý dự án của huyện Phong Điền. Đại hội đảng bộ huyện Phong Điền vào tháng 7 năm 2010 chuẩn bị cơ cấu Nguyễn Văn Sơn, con trai duy nhất liệt sĩ, cháu bà mẹ Việt Nam anh hùng, đang là phó chủ tịch huyện đầy tín nhiệm với dân, sẽ bầu làm chủ tịch huyện. Trước tình hình ấy, Mãn lại muốn Nguyễn Đại Vui làm chủ tịch, thế là lập tức Mãn điều Nguyễn Văn Sơn lên tỉnh làm phó ban quản lý các khu công nghiệp, thế ngay chân Vui vào chỗ của Sơn. Mãn về chỉ đạo trực tiếp đại hội. Quyền thế, nói gì mà ai chả phải nghe. Cho đến nay dẫu Vui đang làm chủ tịch, dân Phong Điền vẫn không coi Vui ra gì. Việc làm này Mãn đã vi phạm luật về công chức viên chức nhà nước.

Ở Thừa Thiên Huế, Mãn chỉ cần "ho" lên một tiếng là các quan chức dưới quyền chỉ còn biết im lặng, cúi đầu. Ví dụ ở nhà Hồ Văn Minh tại Phú Thượng, Phú Vang. Minh gọi là quán Nhất Hồ tức nhất Hồ Xuân Mãn. Tại đây, khi máu dê nỗi lên, Mãn đã ôm một cô gái phục vụ trong nhà hàng, đã bị cô gái ấy cho ăn một cái tát nổ đom đóm mắt, báo chí lên tiếng ầm ĩ, quan chức Huế có ai dám nói một câu nào đâu, nếu là kẻ khác thì chuyện đã tanh bành ra rồi. Mãn đã cho tay chân tới tận nhà cô gái ấy, đưa cho cô một khoảng tiền lớn để cô vào ở trong Lâm Đồng, dập đầu mối. Mãn lệnh cho Nguyễn Văn Phương, con rể mình, chủ tịch huyện Hương Trà và Võ Hàng, bí thư Hương Trà giao cho Hồ Văn Minh 2 Miếng đất một miếng gần 3.000 mét vuông và một miếng gần 8.000 mét vuông, toàn loại đất nhất đẳng điền ở thôn Giáp Nhì, xã Hương Vân, huyện Hương Trà để Minh xây dựng khu dịch vụ massage, karaoke và hoạt động kinh doanh. Vụ giao đất này vi phạm nghị định 69/2009 ND-CP, dân kêu oan oái, vẫn không ai dám động tới nhà hàng Thế Hệ Mới bên đường quốc lộ sô 1 của Hồ Văn Minh, con Hồ Lê đại úy ngụy. Có quyền trong tay nên Mãn muốn gì được đó. Trường hợp Trần Công Phú cũng làm một ví dụ, Phú gọi Mãn là anh, một sĩ quan công an bình thường với cấp hàm thượng úy, không có thành tích, công trạng gì đột xuất, đùng một cái giám đốc sở Công an phong cho Trần Công Phú quân hàm đại úy, và đề bạt ngay Phú lên phó phòng an ninh. Ngồi chưa ấm chỗ, Phú được đề bạt ngay lên làm phó giám đốc sở ngoại vụ. Ở ngoại vụ quan hệ thường xuyên với khách hàng nước ngoài, song phú không hề có một chữ ngoại ngữ nào. Lý lẽ thường xuyên của việc nâng cấp chức, tăng cường cán bộ quản lý là phải chọn người có năng lực, phải có đạo đức để quán xuyến công việc quản lý của mình. Mãn đâu có hiểu được trách nhiệm ấy, miễn là thổi con cháu mình lên, thế là xong.

Lẽ đời, người có quyền, dùng thế mạnh của quyền lực để giúp dân giúp nước. Còn Mãn, quyền lực bị bọn tay chân xu nịnh thao túng mất. Nguyễn Viết Hoạch, có ông nội là lý trưởng gian ác, cha là thành viên tích cực Đảng cần lao của Diệm, chú là cảnh sát ngụy, chuyên đi giết cán bộ nằm vùng. Hoạch học trung học nông lâm súc ngụy, hòa bình lên làm ở A Lưới. Ông Lô đã viết kiểm điểm về việc xác nhận lý lịch cho Hoạch để Hoạch trở thành đảng viên. Vậy mà Mãn đã cho Hoạch về Phong Điền đưa lên làm chủ tịch huyện. Thành tích lớn nhất của Hoạch là dùng quỷ WB và JBIC là vốn vay của ngân hàng thế giới hợp tác quốc tế Nhật Bản để hổ trợ người nghèo trồng rừng. Hoạch đã lấy số tiền ấy và 3.204 héc-ta rừng giao hết cho cán bộ hàng ngũ huyện cùng ê kíp và bà con của mình. Riêng Hoàng Bằng, tay chân của Mãn, được chia tới 122 héc-ta. nhờ vợ Mãn đứng đầu đơn xin cấp đất rừng. Dân bất bình về hành vi coi thường pháp luật Hoạch vi phạm hiệp ước này. Để che chở cho Hoạch, Mãn đã điều Hoạch lên tỉnh làm phó giám đốc sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn, kiêm Cục trưởng cục Kiểm lâm. Dân gọi đây là vụ Hồ Xuân Mãn đưa tên địa tặc huyện lên làm lâm tặc tỉnh.

Cho đến bây giờ chuyện Huỳnh Ngọc Sơn ở Huế đang còn rất ồn ào. Sơn là cán bộ cục thuế của tỉnh được sự nâng đở của Hồ Xuân Mãn, Sơn được đưa lên làm phó phòng rồi trưởng phòng thuế. Được làm trưởng phòng thuế, Sơn rất thích, nên Sơn Chiều Mãn hết chỗ nói. Mãn thích đánh bạc, Sơn mở sòng bạc tại chỗ những nơi Mãn Thích, rồi đưa tiền cho Mãn chơi. Đối tượng chơi bạc của Mãn là những người đang nhờ cậy Mãn. Dĩ nhiên đánh bạc với Mãn họ "phải" thua, để cho Mãn thắng. Khi hết tiền, Sơn cho họ vay cả hàng 100 triệu để chơi tiếp. Tất nhiên Sơn vẫn có lợi. Cho nên bên Sơn, lúc nào Mãn cũng vui vẻ. Và Mãn đã phong cho Sơn cục trưởng cục thuế. Ỷ vào Mãn, Sơn làm càn, khi thanh tra tỉnh về kiểm tra, năm ấy là năm 2009, Sơn sai phạm trong việc quản lý thuế, làm thất thoát tới 70 tỷ đồng, Sơn không những không bị kỷ luật mà Mãn còn phong cho Sơn chức giám đốc Sở tài chính sau đó đưa vào tỉnh ủy. Có Mãn, Sơn còn sợ ai. Cho nên lúc nào Sơn cũng ta bà. Hiện Sơn là một đại gia, sở hữu nhều đất ở vị trí đắc lợi, trong đó có một cơ sở nhà đất mang tên mẹ Sơn ở thôn Bốn, xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy. Đông nhất là tối thứ 6, tối thứ 7 hàng tuần, sòng bạc được mở ra, còn gì vui hơn những đêm được hú hí với nhau kiểu này.

Nguyễn Hữu Trân còn được Mãn bốc lên tận trời. Trước giải phóng, Trân chỉ là một anh thợ mộc, trình độ văn hóa mới học xong cấp II, nhưng là liên toán trưởng nhân dân tự vệ, cầm súng của địch bảo vệ Nội thành, được chính quyền ngụy đánh giá là một người lính tin cậy. Sau giải phóng, làm thế nào đó, Trân trở thành cán bộ cốt cán của phường Thuận Hòa, rồi được bầu làm bí thư phường, Mãn cho Trân làm phó giám đốc Sở thương mại, kiêm cục trưởng Cục quản lý thị trường. Chưa hết, không lâu sau, Nguyễn Hữu Trân được Mãn đưa về thay đồng chí Nguyễn Thị Thúy Hòa. Phó chủ tịch UBND tỉnh, tỉnh ủy viên của tỉnh làm trưởng ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh. Thúy Hòa nhận lệnh mà không được báo trước một lời...

Nói chuyện Hồ Xuân Mãn dùng quyền của mình hạ cấp người kia, nâng cấp người này thì kể mãi không hết. Với danh nghĩa là luân chuyển cán bộ kiểu này nên đội ngũ cán bộ cốt cán trong tỉnh rất sợ Mãn không dám đấu tranh gì cả, ngay cả trong thường vụ tỉnh ủy cũng thỏa hiệp với Mãn để cùng hưởng lợi. Có người hỏi: "Tại sao Mãn toàn chơi với những kẻ đầu không ra đầu, đuôi không ra đuôi thế nhỉ?", câu hỏi ấy được đáp ngay: "các cụ mình đã nói rồi: Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã mà lại". Dư luận nói rằng: Những ai được Mãn nâng cấp đều phải mang tiền tới nộp cho Mãn cả. Ngày hôm nay được nâng cấp, mai không mang tiền tới nộp, mốt bị cách chức ngay. Mãn đã làm hư hỏng đội ngủ cán bộ ở Thừa Thiên Huế là như thế. Hèn chi khi xét Thừa Thiên Huế chưa lên được thành phố trực thuộc trung ương, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá: Một trong những nguyên nhân đó là cán bộ Thừa Thiên Huế chưa đủ tầm. Nguyên nhân này trách nhiệm của Mãn là lớn nhất.

Chuyện Mãn lừa tỉnh ủy, lừa nhân dân để làm báo cáo xin phong tặng danh hiệu AHLLVTND là không khó hiểu tí nào. Đúng là lòng tham vô đáy. Dân Thừa Thiên Huế ngồi với nhau chỗ nào cũng thắc mắc: Tại sao Ban bí thư trung ương đã có thông báo thu hồi anh hùng của Hồ Xuân Mãn mà cho đến nay đã hơn nữa năm trời tại sao nhà nước vẫn chưa ra quyết định thu hồi anh hùng của Hồ Xuân Mãn nhỉ? Ai là người đã làm trì trệ trọng trách này?

Mãn đã gạt người tài sang một bên, chỉ dùng bọn xu nịnh, cơ hội, làm cho tỉnh mình tụt hậu là phải lắm. Dân Thừa Thiên Huế bảo nhau: tỉnh chúng mình thật xót xa, xấu hổ khi có một bí thư tỉnh ủy hai nhiệm kỳ, hai nhiệm kỳ làm ủy viên trung ương đảng như Hồ Xuân Mãn.

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

CÁC QUAN ĂN CHƠI QUÁ

07:00 | 14/09/2014

(PetroTimes) - Nhớ lại cách đây 17 năm, khi nhân dân Thái Bình khiếu kiện các quan chức địa phương về hành vi quan liêu, tham nhũng thì nhiều vụ việc mờ ám, khuất tất đã được làm sáng tỏ.

Năng lượng Mới số 356

Một số quan chức đầu xã ở huyện Quỳnh Phụ bị dân chất vấn một điều rất đơn giản: “Tại sao đang có mức sống ngang nhau mà có người mới lên làm chủ tịch xã chưa được một khóa đã giàu có, nhà cao cửa rộng, đồ dùng đắt tiền? Vậy các vị hãy dạy dân cách làm giàu nhanh như thế đi!”. Chủ tịch xã cứ cuối giờ chiều là áo phông, quần soóc vác vợt, cưỡi xe lên tỉnh chơi cầu lông. Cô vợ chủ tịch thì váy hoa phấp phới, dắt chó tây ra ruộng đi vệ sinh. Thấy bà con nông dân xì xào bàn luận thì chị này còn cong cớn: “Chúng mày có giỏi thì đi kiện chồng bà đi!”. Sau cuộc khiếu kiện và thanh tra, gã chủ tịch xã ấy đã phải đi tù vì tham ô tiền bạc.




Ngày ấy Thái Bình đã có phong trào xây dựng nông thôn mới khá rầm rộ. Điện, đường, trường, trạm đồng loạt mọc lên, trở thành tỉnh đi đầu của cả nước. Nhưng khi dân kiểm tra lại chất lượng các công trình thì mới phát hiện ra rằng, tiền của do dân đóng góp đã bị bớt xén mất một nửa. Dân bức xúc và hỏi lãnh đạo địa phương: “Tiền của thất thoát vào túi ai nếu như không phải các quan xã, huyện?”. Chính từ những cuộc kiểm tra, giám sát và khiếu kiện của dân năm ấy đã khui ra ánh sáng hàng loạt quan tham để pháp luật xử lý. Và cũng từ “cuộc cách mạng dân chủ” ấy của nông dân Thái Bình, đảng ta mới ra được nghị quyết về dân chủ ở cơ sở. Người dân lại truyền tụng nhau một triết lý rằng, muốn giàu nhanh thì chỉ có làm quan!

Quan chức ở cấp xã, huyện của Thái Bình thời ấy cũng chỉ “ăn bẩn” được của dân vài ba trăm triệu.

Còn quan chức cấp cao hơn hiện nay trong cả nước đang được dư luận quan tâm khi họ sở hữu những khối tài sản khổng lồ ngày càng xuất hiện nhiều. Gần đây nhất là hai trường hợp: Nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền có khu dinh thự lộng lẫy ở tỉnh Bến Tre quê ông và ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch tỉnh Bình Dương với mấy vườn cao su chục vạn mét vuông. Với điều kiện kinh tế như nước ta, quan chức Nhà nước có lương bổng cao đến mấy, chi tiêu tiết kiệm đến đâu cũng không thể giàu có được. Với hai vị quan chức nêu trên, nếu cả vợ chồng, con cái có đem hết mồ hôi, trí tuệ ra cống hiến và có ý thức dành dụm thì cả đời cũng không đủ tiền để xây dựng những biệt thự lộng lẫy và đồn điền cao su như vậy được. Và nếu những quan chức đó có được ông cha để lại cho ít của chìm thì cũng không thể nhiều đến mức xây được cơ ngơi giá trị lớn như thế. Vậy họ lấy ở đâu ra? Người dân chỉ hiểu đơn giản một điều: Họ làm quan nên mới có! Thế nên dân nghèo cố thắt lưng buộc bụng nuôi con ăn học để mơ sau này làm quan.

Đảng và Nhà nước đã hô hào chống tham nhũng, yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức kê khai tài sản. Nhưng rồi những quy định ấy vẫn chỉ là hình thức và quan chức có kê khai hết hay không lại tùy vào mỗi người. Vấn đề là ở chỗ, khi những quan chức có khối tài sản khổng lồ, giá trị lớn bất bình thường bị tố giác, thậm chí phơi bày trước bàn dân thiên hạ thì cấp có thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào? Nếu bị thanh tra, chủ tài sản không chứng minh được nguồn gốc số tài sản lớn ấy thì nhà nước có tịch thu sung công hay không? Đó mới là điều mà người dân mong đợi.

Trường hợp của ông Lê Thanh Cung, ngoài tòa nhà hoành tráng đã phát lộ thì còn rừng cao su của ông ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đang gây tranh cãi. Ông Cung và chính quyền sở tại đã vi phạm luật mà cố tình làm sai: Đang là công chức Nhà nước thì không được giao đất để sản xuất, kinh doanh, hạn mức giao đất tối đa là 10ha nhưng ông lại nắm trong tay tới mấy chục ha. Thiết nghĩ, làm đến chức chủ tịch tỉnh như ông Cung thì làm gì mà không hiểu những điều sơ đẳng nói trên của luật pháp mà còn cố ý làm liều!

Lâu nay chưa có vụ nào xử đến nơi đến chốn các quan chức khi phát lộ ra những khối tài sản lớn mà không thể chứng minh được nguồn gốc. Vì thế nên niềm tin của dân với công cuộc chống tham nhũng bị mai một. Cứ nhìn thấy các quan chức giàu có bất thường thì dân càng xa lánh, khinh thường. Lại còn thấy quan chức ăn chơi, nhậu nhẹt tối ngày nữa thì dân còn biết tin ai. Một thông tin sốt dẻo nhất là ông Nguyễn Ngọc Thiện - Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa giật giải Nhì về đấu golf 18 lỗ ở Lăng Cô, càng giảm lòng tin cho dân địa phương. Với cương vị một quan đầu tỉnh, có trăm công nghìn việc mà lại dành thời gian đi chơi gôn để dành giải cao như vậy thì hỏi còn tâm sức đâu lo cho dân. Hèn nào mà trong bảng xếp hạng về cải cách hành chính năm 2013 vừa qua, Thừa Thiên - Huế chỉ đứng thứ 41 về chỉ số Par Index, thuộc loại dưới trung bình của cả nước rồi.

Các quan chức của ta ăn chơi thật!

Bùi Đức

Đi công tác nước ngoài...

Tải lên từ di động



Đi công tác nước ngoài...



Thử sức cùng các Golfer trong nước sang tại sân Golf khó nhất Châu Âu!
— với Thai Hoa Dang Thi, Dang Thuy HienMinh Sơn Đặng tại Black & Wihte.ThíchThích · · Chia sẻ ·