Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Lại thêm AHLLVTND bị phanh phui...đồ DỖM.

Đối với đất nước thì đây là cái HỌA, riêng đối với cán bộ, đảng viên, nhân dân Thừa Thiên Huế thì nổi buồn, nổi nhục được chia đôi...
Mừng quá anh Hồ Xuân Mãn ơi, cũng còn có AHLLVTND Huỳnh Văn Be, nguyên Bí thư tỉnh ủy Bến Tre bị nhân dân đàm tiếu, cán bộ lão thành tố cáo, đâu chỉ riêng một mình anh...
Xin chia vui cùng với anh, anh có bạn rồi, cũng bí thư tỉnh ủy, cũng ủy viên trung ương Đảng...cũng AHLLVTND, chỉ thua anh cái CÁ NHÂN TIÊU BIỂU HỌC TẬP VÀ LÀM THEO CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH.


Tỉnh Bến Tre: Nhiều bậc lão thành đề nghị rút danh hiệu Anh hùng đối với ông Huỳnh Văn Be

Báo Người cao tuổi - 
·                                  Tin gốc
 

Những thành tích xuất sắc của tập thể, cá nhân được vinh danh trên các lĩnh vực đều là những điển hình tiên tiến, tấm gương tiêu biểu cho mọi thành viên trong xã hội noi theo. Nhưng cũng có những người khi được vinh danh gây xôn xao dư luận xấu trong xã hội. Ông Huỳnh Văn Be, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre được nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tạo nên làn sóng bất bình trong đông đảo cán bộ lão thành, cán bộ nghỉ hưu và nhân dân địa phương…

Nhận được đơn tố cáo, đề nghị xem xét lại Danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân đã trao tặng cho ông Huỳnh Văn Be, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, phóng viên Báo Người cao tuổi đã về Bến Tre gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nhiều cán bộ lão thành, cán bộ hưu trí từng nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy của Đảng và chính quyền tại Bến Tre qua mấy thời kì. Hầu hết các cụ đều bức xúc, phản đối, đề nghị Nhà nước rút danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân đối với ông Huỳnh Văn Be. Chúng tôi trích một số ý kiến của các vị “bô lão” như sau:
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Vị (Tám Vị), cựu Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bến Tre, Anh hùng LLVT nhân dân, cựu Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre, cựu Chủ tịch Hội CCB tỉnh Bến Tre, gần 70 năm tuổi Đảng nói:
“Sau khi ông Huỳnh Văn Be nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kì chống Mỹ, tôi thật buồn khi nghe dư luận xã hội xôn xao vì phong tặng một danh hiệu cao quý như vậy mà không làm đúng quy trình theo nguyên tắc Đảng và Nhà nước đề ra. Anh em cùng lứa, cùng đơn vị gặp tôi phản đối quyết liệt suốt mấy tháng nay. Tôi đề nghị Tỉnh ủy hoặc UBND tỉnh chủ trì một cuộc hội thảo, để ông Huỳnh Văn Be đọc bản thành tích, rồi cho mọi người cùng tham gia đóng góp, sau đó bỏ phiếu tín nhiệm. Nếu không đạt sẽ đề nghị Trung ương tước danh hiệu. Tôi nhớ lần ông Be lên nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, ở dưới, cả hội trường chửi thề tục tĩu. Để một cán bộ thoái hóa biến chất làm suy sụp cả tỉnh rồi tự khen chính mình như vậy thì còn gì là truyền thống, đạo lí của Tỉnh ủy Bến Tre? Gần đây, Báo Người cao tuổi đăng hàng loạt tiêu cực xảy ra từ huyện Mỏ Cày Bắc đến huyện Mỏ Cày Nam, “vườn phố Thường vụ”, đường dây làm hộ chiếu giả, nhưng đều bị “ém” hết, những kẻ cơ hội như vậy phải loại ra khỏi Đảng, loại ra khỏi đời sống xã hội. Kể cả ông Hồ Quốc Việt, Giám đốc Công an tỉnh cần phải khởi tố, truy tố ngay ông ta về tội làm hộ chiếu giả, hàng chục căn nhà mặt tiền do những người trong Ban Thường vụ chiếm dụng trái phép, đem bán hoặc cho thuê thu lợi bất chính phải thu hồi đem bán đấu giá thu về cho ngân sách giúp dân nghèo. Nếu ai trong Thường vụ nghèo thì gửi đơn Nhà nước có chính sách hỗ trợ. Nếu tôi đương kim Bí thư Tỉnh ủy, tôi sẽ lên truyền hình cảm ơn báo chí, xin lỗi nhân dân và tuyên bố xử lí nghiêm theo pháp luật”
Ông Phan Văn Giảng (Hai Lân), cán bộ lão thành cách mạng, tham gia kháng chiến chống Pháp 1943, Huy hiệu 70 năm tuổi đảng, cựu Chính trị viên Tỉnh đội Bến Tre, cựu Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre nói:
“Sau khi tôi đọc hàng loạt bài của Báo Người cao tuổi phản ảnh nhiều tiêu cực nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh Bến Tre, tôi quá đau buồn cho một Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hai nhiệm kì trở lại đây quá bê bết, dân đang đói, cầu khỉ còn nhiều, nước sạch quá thiếu, vậy mà đại đa số cán bộ cấp cao nhất tỉnh thi nhau chiếm đất, chiếm nhà mặt tiền rồi cho dân thuê lại để thu lợi bất chính. Suốt cuộc đời tôi chưa hề nộp đơn xin một tấc đất công! Thời kì ông Huỳnh Văn Be làm Bí thư Tỉnh ủy đã để xảy ra nhiều tiêu cực tham ô, tham nhũng rồi ém nhẹm không xử lí. Tôi yêu cầu rút danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân đối với ông Huỳnh Văn Be vì thành tích của ông ta không có gì xứng đáng để anh em đồng đội và nhân dân học tập!”n
Ông Lê Chí Nhân (Tư Chí Nhân), cựu Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cựu Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre, tham gia cách mạng năm 1946, gần 70 năm tuổi Đảng cho biết:
“Ai được tặng danh hiệu anh hùng tôi cũng mừng cho họ, nhưng thành tích của họ phải là tiêu biểu nhất để mọi người noi theo. Tôi rất bức xúc chuyện Báo Người cao tuổi nêu về “Vườn phố Thường vụ” và nhiều vụ tiêu cực khác nghiêm trọng bị bưng bít, rồi chuyện ông Huỳnh Văn Be được phong tặng Danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Tôi đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy phải làm cho rõ và xử lí tiêu cực đúng pháp luật. Chuyện danh hiệu của ông Be, tôi nhất trí phương pháp làm như ý kiến đề xuất của Thiếu tướng Nguyễn Hữu Vị. Nhiều tiêu cực nghiêm trọng không được xử lí dứt điểm cũng có một phần do Ủy ban Kiểm tra TW làm không nghiêm”
Ông Trần Đông Phong (Sáu Phong), cựu Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phụ trách phía Nam, cựu Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre:
“Tôi đã gửi thư đến đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư nên cử người đến Bến Tre nghe lời phản ảnh của những người từ 50 năm tuổi Đảng trở lên đang sống tại địa phương, mong Trung ương tiến hành xử lí nghiêm minh để không còn dư luận xấu trong nội bộ tỉnh và cả nước. Cần xem xét rút danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân đối với trường hợp “tự làm, tự phong” của ông Huỳnh Văn Be. Với tôi, suốt 45 năm làm công tác dân vận mà chưa thời kì nào tôi thấy khó ăn, khó nói và chịu nhiều cay đắng như lần này, vì không thể giải thích được với dân về “thành tích” mà đại đa số cán bộ cao cấp của Tỉnh ủy lại đi chiếm nhà mặt tiền rồi cho dân thuê thu lợi bất chính, trong khi họ đã có quá nhiều nhà lầu, xe hơi, hằng ngày tự lái xe đi chơi, ăn sáng, dạo phố, uống cà-phê… trong khi dân ở các huyện vùng sâu còn quá nhiều điều đau khổ, đói nghèo. Nội ngoại gia đình tôi từng bị tù đày, hi sinh xương máu gần 20 mạng người trong hai cuộc chiến tranh. Mẹ tôi, Bà mẹ Việt Nam anh hùng; bà nội tôi, Bà mẹ Việt Nam anh hùng; bà ngoại tôi, Bà mẹ Việt Nam anh hùng; anh trai tôi cũng là Anh hùng LLVT nhân dân hi sinh xương máu để cán bộ hôm nay ăn trên ngồi chốc, tham nhũng giàu có bất thường… những kẻ cố ý làm trái cần phải được khởi tố hình sự và xử lí đúng quy định của pháp luật. Chúng tôi không thể ôm nỗi đau suốt đời vì vết thương chiến tranh để chấp nhận kiểu kinh doanh “một vốn, bốn nghìn lời” của những phần tử cơ hội như vậy. Báo Người cao tuổi đăng tải quá chính xác, nhưng bà Hồng vợ ông Hồ Quốc Việt, Giám đốc Công an tỉnh còn thách thức, chửi bới tục tĩu cơ quan báo chí. Tôi thấy họ đang sống trên mồ hôi xương máu của hàng nghìn liệt sĩ, với một lối sống vô lương tâm, chỉ lo kiếm chác, hưởng thụ trên sự đau khổ của người khác!”
Đại tá Nguyễn Thị Liêm (Năm Liêm), 78 tuổi, 59 năm tuổi Đảng, cựu Phó Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre nói:
“Tôi quá bức xúc về những tiêu cực xảy ra trong thời gian gần đây tại tỉnh Bến Tre mà Báo Người cao tuổi phản ảnh. Nào là Ban Thường vụ thi nhau chiếm nhà mặt tiền đường phố, rồi đến một đường dây làm hộ chiếu giả trong ngành Công an suốt thời gian dài bị bưng bít, ém nhẹm. Tiêu cực ở hai huyện Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam đều bị bao che, bảo kê, dung túng. Buồn nhất là việc phong tặng Danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân ông Huỳnh Văn Be, hồi đó tôi công tác ở Khu 8, nhưng bây giờ họ lại hỏi Khu 9 thì làm sao có được thông tin chính xác? Ai được phong tặng tôi cũng mừng, nhưng điều tối kị nhất là không nên sử dụng quyền lực cá nhân “tự làm hồ sơ rồi để tự phong”. Những cá nhân, tổ chức lập hồ sơ không đúng quy trình và thành tích không có gì thì đề nghị Trung ương xem xét rút lại. Đối với hành vi nhiều cán bộ Công an cấu kết có tổ chức làm hộ chiếu giả cho bọn tội phạm trốn ra nước ngoài phải khởi tố hình sự ngay. Hiện nay tên Hồ Văn Trí đã cho vợ con sang định cư tại Ô-xtrây-li-a, còn tên này cũng sắp trốn ra nước ngoài”
Đại tá Phan Văn Thậm (Tư Định), cựu Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bến Tre, cựu Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh Bến Tre, là người khởi xướng làm nòng cốt trong dân vệ mở màn Chiến dịch Đồng Khởi 17/1/1960, tổ chức cướp 19 cây súng của giặc, thành lập 3 tiểu đội trong ngày Đồng Khởi tại xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày. Ông trực tiếp chỉ huy giải phóng thị xã Bến Tre ngày 1/5/1975. Ông cũng là người chỉ huy đi đầu giúp nước bạn Cam-pu-chia thoát khỏi nạn diệt chủng vào thời điểm chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1977. Ông từng tham gia trực tiếp gần 40 trận đánh khét tiếng trên khắp các chiến trường. Ông là thương binh loại 3/4, hơn 55 năm tuổi Đảng, rất bức xúc:
“Ông Huỳnh Văn Be vào Quân đội năm 1966, từ anh chiến sĩ cáng thương, sau đó cho đi học làm y tá, nếu so thành tích được phong tặng Anh hùng LLVT nhân dân của ông Be thì ở Bến Tre còn hàng nghìn, hàng chục nghìn người khác xứng đáng hơn. Nổi tiếng như ông Ba Đào, ông Sáu Chung, ông Tám Phục (Lê Văn Việt) Trưởng Lực lượng Quân báo Bến Tre và nhiều người khác đã hi sinh… Từ khi ông Be được trao danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân đến nay, tôi gặp anh em bạn bè trong và ngoài tỉnh ai cũng phản đối 100%, họ bảo ông Be vừa là Bí thư Tỉnh ủy, vừa là Bí thư Quân sự tỉnh nên điều mà ông ta được phong là dễ thôi. Tôi đề nghị Tỉnh ủy Bến Tre sớm chỉ đạo xử lí nghiêm minh tất cả các vụ tiêu cực do Báo Người cao tuổi nêu rõ ràng từng chi tiết. Không thể làm thinh để truyền thống cách mạng trên quê hương Đồng Khởi lại u ám như thời gian gần đây”
Bà Lê Thị Phú (Hai Tổng) cựu Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Trung ương MTTQ Việt Nam, cựu Bí thư Thị ủy Bến Tre thời kì 1969 – 1976, cựu Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ tỉnh Bến Tre, 84 tuổi, gần 60 năm tuổi Đảng, khẳng định:
“Đối với tôi thì danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân trao cho ông Huỳnh Văn Be là không xứng đáng tí nào, điều tối kị là khi lập hồ sơ họ không hề hỏi chúng tôi. Những người xứng đáng phải là ông Lý Hùng Chiến, bà Năm Liêm, ông Ba Tích, ông Tư Định… người chiến đấu kiên cường như chúng tôi ngày xưa thuộc Khu 8, nay họ lấy thông tin từ cán bộ Khu 9 thì làm sao có chuyện trung thực? Do vậy mà ông Huỳnh Văn Be mỗi lần đi họp đâu dám đeo Huy hiệu Anh hùng LLVT nhân dân trên ngực? Đây có lẽ là nỗi buồn nhất cuối đời của lực lượng chị em phụ nữ tỉnh nhà. Có một số vụ người dân bị thu hồi đất trái pháp luật, tôi có nói với cậu Cao Thành Hiếu, Chủ tịch UBND thành phố Bến Tre, nếu không giải quyết dứt điểm, khi lớp già chúng tôi qua đời thì e rằng các cậu bê thị xã Bến Tre ra đổ xuống Biển Đông?”
Ông Huỳnh Văn Thới (Sáu Thắng), cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre nói:
“Tôi rất buồn khi thấy Báo Người cao tuổi đăng tải nhiều kì liên tục, nêu cụ thể đích danh từng tên tuổi cá nhân, tổ chức là thủ phạm trong nhiều vụ tiêu cực tại tỉnh Bến Tre, nhưng đến nay tỉnh vẫn chưa xử lí dứt điểm một vụ việc nào. Nhiều cá nhân bị tổ chức Đảng kỉ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng hoặc cảnh cáo, khiển trách, nhưng phía chính quyền lại “khen” và giữ nguyên chức vụ? Bến Tre là tỉnh có truyền thống cách mạng, trong các cuộc kháng chiến, nhân dân đổ máu hi sinh quá nhiều. Với 35.376 liệt sĩ đã hi sinh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, 15.154 thương binh, 1.506 bệnh binh và 2.205 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Toàn tỉnh hiện vẫn còn 31.657 hộ nghèo, chiếm 8,59% (31.657/368.564) hộ. Tôi và lớp cán bộ lão thành trong tỉnh rất bất bình, bức xúc, phẫn nộ về những vụ việc “tự phong anh hùng”, “Vườn phố Thường vụ” cùng nhiều vụ tiêu cực khác mà báo chí đã nêu, kể cả chuyện hóa giá nhà, xe ô-tô, đất… Những nhiệm kì trước đây, chúng tôi làm đâu để xảy ra những trò “quái thai” như vậy, thật đáng buồn!”
Trường Sơn – Tùng Lâm (Thực hiện)


Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

TỐ CÁO

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tứ Hạ, ngày 20.6.2014

ĐƠN THƯ KIẾN NGHỊ & TỐ CÁO!


Kính gởi:  Đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy
                Cùng các đồng chí trong Ban thường vụ tỉnh ủy THỪA THIÊN HUẾ !

Rất vui mừng được Ban thường vụ tỉnh ủy đã sắp xếp thời gian cho chúng tôi được gặp mặt trực tiếp để đề xuất những tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc của đảng viên, cán bộ, cựu chiến binh kháng chiến để tỏ rõ thái độ bất bình trong việc rề rà, cù chầy, dùng dằng, kéo rê trong việc giải quyết vụ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ông Hồ Xuân Mãn và một số vấn đề chính trị hệ trọng khác ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Như các đồng chí đã quá rõ, Ngày 02.01.2014 tại văn phòng tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng do đồng chí Lê Hồng Liêm, phó Chủ nhiệm làm trưởng đoàn đã được Ban bí thư trung ương Đảng ủy quyền đến làm việc trục tiếp với các cựu chiến binh chúng tôi để thông báo kết luận của Ban bí thư trung ương Đảng về việc các cựu chiến binh chúng tôi đã có tố cáo ông Hồ Xuân Mãn.
Đoàn làm việc với sự có mặt các đồng chí trong Ban thường vụ tỉnh ủy TTH và ba cựu chiến binh chúng tôi gồm: Hoàng Phước Sum, Hoàng Tiến Dũng, Hoàng Văn Phận là những người ký đơn tố cáo ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Ủy viên trung ương Đảng, nguyên Bí thư tỉnh ủy TTH đã khai man thành tích để được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tại buổi làm việc đồng chí Liêm thông báo kết luận như sau:
"Thứ nhất: Ban bí thư, Bộ chính trị đồng ý với đề nghị của Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng như trong báo cáo (văn bản số 172 ngày 06.12.2013 UBKTTW gởi Ban bí thư và Bộ chính trị). Ngày 18.12.2013 Ban bí thư đã ra Quyết định số 6963 giao cho Ban thi đua-khen thưởng trung ương và các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền quyết định hủy bỏ danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đối với ông Hồ Xuân Mãn theo Luật thi đua - khen thưởng.
Thứ hai: Ủy ban kiểm tra trung ương chỉ đạo các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định đối với các cá nhân, tổ chức đã để xảy ra vụ việc vi phạm trong việc xét đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho ông Hồ Xuân Mãn.
Đồng chí Liêm đánh giá cao việc làm của các cựu chiến binh đã góp phần giúp UBKTTW làm sáng tỏ vụ việc. UBKTTW kết luận việc các cựu chiến binh tố cáo 17 thành tích mà ông Mãn man khai là đúng, có cơ sở và trong 17 thành tích mà ông Mãn tự khai thì chỉ có 2 thành tích là có thật và ông Mãn có tham gia nhưng chính thành tích ấy đã gây ra hậu quả xấu, làm chết nhiều người dân vô tội, trong đó có 3 trẻ em và có 2 cơ sở của cách mạng."
Quyết định trên của Ban bí thư đến nay đã gần 6 tháng, nhưng các cấp, các ngành hữu quan của trung ương và của tỉnh TTH vẫn không thực hiện. Nhân dân, cán bộ, đảng viên, cựu chiến binh hiểu việc chậm trể thực hiện này có phần quan trọng từ các cơ quan trung ương, do vậy từ đầu tháng 6.2014 đến nay cựu chiến binh chúng tôi đã có 3 lần tiếp tục gởi đơn thư lên Bộ chính trị và Nhà nước. Chúng tôi đã trược tiếp gặp Ban thường vụ tỉnh ủy TTH để đề xuất tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc của nhân dân, cán bộ, đảng viên, cựu chiến binh về vụ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Xuân Mãn với những kiến nghị, tố cáo cụ thể rằng :

1- Trước hết, không những nhân dân, cán bộ, đảng viên, cựu chiến binh Thừa Thiên Huế mà cả Nước rất vui mừng được biết kết luận của Đoàn kiểm tra trung ương và Quyết định của Ban bí thư với nội dung như trên. 
Nhưng đã gần 6 tháng qua, nhân dân, cán bộ, đảng viên, cựu chiến binh rất thất vọng, càng mất thêm niềm tin đối với Đảng, Nhà nước. Trong lịch sử lãnh đạo của Đảng chưa từng có chuyện"Đảng đã quyết định mà Nhà nước đã 6 tháng đi qua không thực hiện". Đối với TTH trách nhiệm của Ban thường vụ, của Bí thư tỉnh ủy trong vụ việc này như thế nào? Không thể đổ vấy cho trung ương, bởi ông Mãn có được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, trước hết xuất xứ từ Ban thường vụ tỉnh ủy TTH! Chúng tôi có quyền suy diễn "hay Nhà nước đã có quyết định hủy bỏ danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và thu hồi hiện vật đối với ông Mãn đã gởi về Ban thường vụ tỉnh ủy nhưng Ban thường vụ tỉnh ủy không công bố". Đây là tâm tư, thắc mắc, lo lắng ngày càng bào mòn niềm tin của nhân dân, cán bộ, đảng viên, cựu chiến binh với Đảng, với Nhà nước, với Chế độ. 
Sự thể đã rõ tại sao Ban thường vụ tỉnh ủy TTH vẫn bao che, dung túng để kéo dài rề rà chỉ gây xấu hổ chính trị cho Đảng bộ tỉnh TTH, cho Đảng cộng sản VIỆT NAM. 
Đề nghị Tỉnh ủy lý giải vướn víu này!

2- Trên thông tin đại chúng như báo TUỔI TRẺ, báo CÔNG AN TP HỒ CHÍ MINH,.....trong tháng 01.2014 đã đưa tin đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy đã nói rằng sẽ tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể có liên quan đến chuyện anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ông Mãn theo Quyết định của Ban bí thư trung ương Đảng, nhưng đến nay thời gian đi qua đã gần 6 tháng mà Ban thường vụ tỉnh ủy TTH vẫn không thực hiện nghiêm Quyết định của Ban bí thư trung ương Đảng và lời hứa chính trị của Bí thư tỉnh ủy TTH. 
Bởi mắc míu gì, có phải bởi hòa bao che, dung túng chi phối, khuynh đảo, bởi nạn vì lợi ích nhóm, hoặc đã thực hiện mà không thông báo cho Nhân dân, cán bộ, đảng viên, cựu chiến binh, cho các Chi bộ, Đảng bộ cơ sở trong tỉnh biết. 
Đề nghị Tỉnh ủy lý giải rõ vướn mắc này!

3- Ông Hồ Xuân Mãn có thật là mắc bệnh hiểm nghèo không như báo chí đã nêu (một quả thận đã bị cắt vì bị ung thư) nhưng thực tế nhân dân vẫn thấy ông Mãn vẫn khỏe mạnh (ăn nhậu nhiều nơi, đám cưới, liên hoan chỗ nào cũng có mặt) còn hát hò khỏe mạnh, có lúc hát liền 3 bài, hay ông Mãn lợi dụng nhân văn tính của Đảng (quy định 181 ngày 30.3.2013 của BCT về xử lý đảng viên có vi phạm), Tờ trình ngày 01.3.2013 của Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ miền Trung có khách quan, trung thực không? hay Đảng, Nhà nước từ TW đến tỉnh TTH lại tiếp tục bị ông Mãn đánh lừa như đã bị đánh lừa bởi 17 thành tích khai man để được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân?
Ông Hồ Xuân Mãn là diện trung ương quản lý nhưng trực tiếp là Ban thường vụ tỉnh ủy TTH, đề nghi Ban thường vụ tỉnh ủy TTH công bố rõ đến các Chi bộ trong tỉnh TTH biết, ông Mãn có thật mắc bệnh hiểm nghèo, có bị xử lý kỷ luật của Đảng và có bị phế bỏ danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, lúc nào thì dứt điểm hay Tỉnh ủy cố tình để kéo dài cho chìm xuồng chuyện gian xảo chính trị phá Đảng cộng sản VIỆT NAM của ông Mãn? 
Ngoài vụ anh hùng của ông Mãn, cựu chiến binh chúng tôi cũng như đảng viên, nhân dân đề nghị Đảng sớm cho thu hồi danh hiệu cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong học tập và làm làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vấn đề này chúng tôi đã nhiều lần đề nghị nhưng cho đến nay Đảng vẫn chưa giải quyết; nhân dân,cán bộ, đảng viên không rõ ông Mãn là tấm gương đạo đức gì học theo BÁC HỒ? Khai gian thành tích, Lý lịch không rõ ràng, bị gái nhà hàng bớp tai, dùng súng đi săn thú hoang phá hoại môi trường sinh thái bắn lạc đạn gây thương tích cho người dân là đạo đức, dùng bọn xã hội đen để khủng bộ cán bộ, đảng viên chống tham nhũng xương máu đồng đội, cho đánh ngay cả đồng chí Nghĩa một cán bộ, đảng viên lão thành của cách mạng lại là tộc trưởng họ Hồ làng Phò Ninh là họ của ông Mãn, phải chăng đây là gương sáng của ông Mãn mà toàn Đảng phải học tập, làm theo?

4- Trong quá trình chúng tôi khiếu tố ông Mãn đã bị ông Mãn tổ chức cho những kẻ bất lương hù dọa qua nhắn tin điện thoại, trực tiếp vào nhà để hành hung đồng chí Hồ Văn Nghĩa nguyên Ủy viên thường vụ huyện ủy,Trưởng ban an ninh huyên Phong Điền, chúng tôi đã nhiều lần gặp trực tiếp và gởi đơn lên Ban thường vụ tỉnh ủy, Công an tỉnh TTH. Ban thường vụ hứa chỉ đạo Sở công an tỉnh TTH làm rõ nhưng mãi đến nay chúng tôi vẫn không thấy Ban thường vụ tỉnh ủy và Công an tinh TTH giải quyết vụ việc mà chúng tôi đã kiến nghị, khiếu tố chúng tôi không được thông báo kết quả điều tra làm rõ vụ việc. 2 kẻ bịt mặt để vào nhà đánh đồng chí Nghĩa là ai có bị truy tìm, tại sao công an không bắt, không bị xử lý công khai minh bạch; Có bao che, dung túng cho bọn xã hội đen chăng?

5- Việc vào Đảng cộng sản VIỆT NAM của ông Hồ Xuân Mãn, có dấu hiệu không rõ ràng, hiện dư luận xã hội và ngay cả trong Đảng cũng xôn xao chuyện ông Mãn có thật phải là đảng viên của Đảng hay không?
Hiện nay những người cùng thời chiến đấu với ông Mãn trong những năm đánh Mỹ còn rất đông, họ vẫn đang băn khoăn không rõ ông Mãn kết nạp Đảng lúc nào, kết nạp ở chi bộ nào, kết nạp ở đâu? 

Chúng tôi được biết lý lịch đảng của ông Mãn khai có những vấn đề mâu thuẩn như: Trong lý lịch thời gian ra Bắc học tập, an dưỡng đầu năm 1969 đến tháng 7.1970 mới vào lại chiến trường ông không khai. Ông Mãn khai tháng 4.1970 đến tháng 4.1975 biệt phái về làm trưởng công an kiêm xã đội trưởng, cả hai chức danh này ai quyết định cho ông Mãn? Vì ông Mãn không đảng viên; Thời gian này làm trưởng công an, xã đội trưởng nhiều đồng chí đang còn sống tại xã Phong An .
Về Đảng ông Mãn khai ngày 11.01.1974 ông được kết nạp Đảng tại chi bộ xã Phong An, nhưng chi bộ xã Phong An không thể kết nạp ông Mãn vào Đảng bởi vì ông Mãn thuộc quân số biệt phái, không thuộc quân số của xã.
Về ngày tháng chuyển chính thức là 11.01.1975 ông Mãn khai tại cơ quan huyện đội Phong Điền, thời gian này ông đang biệt phái ở xã Phong An đến tháng 4.1975 mới được rút lên làm trợ lý chính trị huyện đội Phong Điền; 

Như vậy có mâu thuẩn không, có man khai lý lịch không? Đề nghị Ban thường vụ tỉnh ủy TTH kiểm tra hồ sơ đảng viên ở xã Phong An, ở huyện đội Phong Điền, ở huyện ủy Phong Điền trước tháng 4.1975. Kiểm tra trong hồ sơ gốc danh sách đảng viên tên của ông Mãn có hay không thí sẽ rõ.
Đồng thời đề nghị Ban thường vụ tỉnh ủy TT H tổ chức gặp trực tiếp tất cả những đồng chí đảng viên đã từng cùng sống, chiến đấu với ông Mãn trong thời gian từ cuối năm 1973, đầu năm 1974, trước hết là 3 đồng chí nguyên là Bí thư của xã Phong An hiện còn sống như: đồng chí Thái Bình Dương Bí thư từ tháng 3.1967 đến tháng 11.1969 và là huyện ủy viên chánh văn phòng huyện ủy Phong Điền từ tháng 11.1971 đến tháng 4.1975; đồng chí Hoàng Chí Công (Đợi) phó Bí thư rồi Bí thư xã Phong An từ tháng 3.1967 đến tháng 4.1972; đồng chí Trần Văn Minh Bí thư xã Phong An từ tháng 5.1973 đến tháng 4.1975; đồng chí Lê Văn Uyên huyện ủy viên Trưởng ban tổ chức huyện ủy Phong Điền từ 1969 đến tháng 4.1975 và nhiều đồng chí đảng viên của thời kỳ đó nay còn sống hiện đảng ở Phong An, Phong Điền, Thừa Thiên Huế để thẩm tra xác minh làm rõ lý lịch của ông Mãn rằng: ông Mãn kết nạp ở chi bộ nào, ai là bí thư và kết nạp ở đâu? nhằm minh định sự thật để công khai thông báo cho các chi, đảng bộ trong tinh biết, sớm dứt điểm dư luận càng sớm càng tốt, càng để kéo dài lê thê chỉ gây bất lợi cho thanh danh Đảng bộ TT Huế.
6- Một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu trong công tác cán bộ của Đảng bộ tỉnh TT H, cựu chiến binh chúng tôi được biết rằng đầu tháng 3.2015 đảng bộ các cấp của tỉnh TT H sẽ tiến hành đại hội hết nhiệm kỳ. Qua tâm tư trách nhiệm chính trị của cán bộ đảng viên cùng Nhân dân trong tỉnh về xây dựng Đảng bộ TT H trong sạch vững mạnh. cán bộ, đảng viên cùng nhân dân đồng tình cao với phát biểu của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở buổi làm việc với Ban thường vụ tỉnh ủy dịp gần đây và chúng tôi những cựu chiến binh kháng chiến cứu nước trước đây cùng nhiều cán bộ đảng viên trong tỉnh thấy rõ Lãnh đạo tỉnh, mà trước hết là Ban thường vụ còn tồn tại nhiều yếu kém, khiếm khuyết rất đáng lo ngại, còn trì trệ không thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những sai trái đã mắc trong quá trình lãnh đạo chính quyền tỉnh TTH, nhiều vấn đề nói chưa đi đôi với làm, nói nhiều mà làm chưa được bao nhiêu, làm hiệu quả còn thấp.
Việc quy hoạch, bố trí cán bộ cho nhiệm kỳ đến của tỉnh dù không công khai nhưng cán bộ đảng viên cựu chiến binh cùng nhân dân biết rõ Ban thường vụ tỉnh ủy TTH đang mắc phải không ít khó khăn, do còn có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân bởi tệ nạn khuynh đảo, can thiệp, chi phối của ông Hồ Xuân Mãn, hiện tại còn trống, thiếu 2 ví trí ủy viên thường vụ, 2 phó chủ tịch UBND tỉnh chưa sắp xếp được, chưa có sự thống nhất. 
Theo lập trường chính trị và quan điểm về công tác cán bộ của Đảng mà cán bộ đảng viên cựu chiến binh và nhân dân thì nhiệm kỳ đến Ban thường vụ tỉnh ủy phải công khai minh bạch về công tác bố trí cán bộ, đặc biệt là các vị trí chủ chốt của tỉnh TT H là phải có đủ đức, đủ tài, minh bạch về lý lịch, tài sản của cá nhân, gia đình, không dính líu các nhóm lợi ích hủ bại, không để một cá nhân hoạt đầu chính trị bất minh khuynh loát, thao túng can thiệp lèo lái công tác cán bộ của tỉnh TTH, bảo bảo tinh dân chủ công khai về công tác cán bộ của tỉnh, của Đảng bộ TTH.
Thay mặt anh chị em cựu chiến binh thời kháng chiến cứu nước 
ở huyện PHONG ĐIỀN, tỉnh THỪA THIÊN HUẾ

Hoàng Phước Sum
đtdđ: 0986624965 
Hiện cư trú tại đường Lý Bôn, phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

"Google.Hồ Xuân Mãn.com" 0,2 giây là có 16.999 kết quả

Bạn chỉ cần một trong những công cụ tìm kiếm, bằng từ khóa "Hồ Xuân Mãn", tức thì bạn có ngay 16.999 kết quả...
Đây là bài viết của một người ở Sài Gòn chỉ đọc báo thôi đã viết về AHLLVTND Hồ Xuân Mãn của chúng ta. Mời các bạn đọc cho vui...

Anh hùng bị tố khai gian, cướp công đồng đội

Văn Quang
Viết từ Sài Gòn, ngày 08/3/2013


Câu chuyện đầu năm ồn ào nhất VN trong lúc này không còn là chuyện buôn thần bán thánh nữa mà là chuyện đáng chú ý hơn nhiều. Chính tôi cũng phải ngạc nhiên trước nguồn tin một vị được gọi là “anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” bị chính các đồng đội của mình tố cáo là gian lận, thậm chí cướp công của đồng đội, bịa đặt ra “những trận đánh ác liệt nhất” mà ông chính là một “chiến sĩ anh dũng nhất” giết địch như trò chơi. 
Đó là ông ông Hồ Xuân Mãn đã từng là nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TTHuế.

Bí thư tỉnh ủy làm gì chẳng được

Tại sao câu chuyện ông anh hùng Hồ Xuân Mãn này được chính thức công nhận là “anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” xảy ra đã lâu, từ khi ông còn là Bí thư tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế, nay ông đã về hưu, vụ gian dối “lịch sử” này mới được khui ra?
Một vị ký tên trong đơn tố cáo và cũng là cán bộ đã nghỉ hưu cùng thời với người bị tố đã trả lời: “Lúc đó ông Mãn là Bí thư Tỉnh ủy thì muốn làm gì chả được. Khi làm lễ đón nhận danh hiệu thì lén lút chứ không như những buổi lễ long trọng của những người khác được phong tặng anh hùng”.
Câu trả lời rất hữu lý, bởi chức Bí thư tỉnh ủy là chức to nhất, có quyền hành nhất trong tất cả các chức vụ của bất cứ tỉnh nào, huyện nào, hay một làng xã, một cơ quan nào.
Nhưng quả thật đây cũng là thứ chuyện lạ. Mãi đến bây giờ người dân mới được biết, nó mở đầu cho những chuyện gì đây? Dù sao cũng phải công nhận đây là một thái độ rõ ràng, can đảm vì ai cũng biết tố cáo một quan chức cấp cao có thể gây ra những hệ lụy, kể cả mạng sống và gia đình của người tố cáo.
Mặt khác, bạn đọc đã thấy, ở VN các vị “lãnh đạo” đã nghỉ hưu thường có những ý kiến, những nhận định rất mạnh mẽ, những “phản biện” khá hùng hồn, còn khi đương chức thì cứ “im lặng là vàng”. Nhưng trong phạm vị bài này, chúng ta chưa bàn đến chuyện đó. Tôi xin tường thuật rõ hơn về những lời tố cáo này vừa mới xảy ra qua một số tờ báo tại VN, bắt đầu từ báo CA Thành Phố HCM ngày 5-3-2013 vừa qua, rối đến vài tờ khác như Dân Trí, Thanh Niên, Tuổi Trẻ… Có vẻ như đây cũng là một “hiện tượng lạ”.
Tuy nhiên, trong công việc viết tường thuật, tôi buộc phải thay thế một số từ ngữ, một số danh xưng cho hợp với bài viết, không làm độc giả bực mình bởi những câu chữ kiểu gây “sốc”
Tôi sẽ giữ nguyên những chi tiết chính, đúng như đơn tố cáo.

Đang đi chăn trâu mà cũng đánh trận và bảo vệ lãnh đạo?


Và đây là bài viết của hầu hết các báo: Về xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là quê ông Mãn, chúng tôi (Phóng viên báo CA) gặp những người đã làm đơn khiếu nại “về thành tích của Hồ Xuân Mãn kê khai để được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) trong kháng chiến không đúng với sự thật”. Họ là 17 đảng viên, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh và khẳng định thành tích cá nhân của ông Mãn là bịa đặt, cướp công đồng đội. 

* Thành tích thứ nhất, năm 1964 ông Mãn khai là đã tham gia lực lượng an ninh vũ trang của tỉnh, cùng đơn vị bảo vệ an toàn Tỉnh ủy; năm 1966 cùng đơn vị tiêu diệt một tiểu đội biệt kích Mỹ (sáu quân nhân Mỹ). Thành tích thứ hai là cuối năm 1964 được phân công đưa đón trinh sát, bảo vệ an toàn cho lãnh đạo tỉnh về đồng bằng khởi nghĩa.
Ông Lê Văn Uyên, nguyên Trưởng ban tổ chức huyện Phong Điền cho biết: “Điều này là sai, bởi từ năm 1964 - 1967, Mãn đang ở nhà đi học, chăn trâu thì làm gì mà đưa đón cán bộ. Năm 1967, Mãn mới làm du kích xã Phong An thì làm gì đã bảo vệ Tỉnh ủy”.
Đó là hai thành tích anh hùng bịa đặt, đến thành tích anh hùng thứ ba:

Nói dóc về chiến công tại Huế


Eng ni đây

* Thành tích thứ ba là năm 1968 được chuyển qua Tiểu đoàn trinh sát vũ trang làm nhiệm vụ ở Huế trong 26 ngày đêm; đêm 30 Tết cùng đơn vị nổ súng vào dinh Tỉnh trưởng, Ty Cảnh sát, Lao Thừa Phủ.
Ông Nguyễn Trung Chính, nguyên Phó ban an ninh Khu Trị Thiên, nguyên Bí thư huyện Quảng Điền xác nhận, những người từng lãnh đạo Tiểu đoàn trinh sát vũ trang khẳng định: ông Mãn không có mặt trong tiểu đoàn này, mà chính là Tiểu đoàn 815.

Thành tích diệt 9 người Mỹ là chuyện hoang tưởng

* Thành tích thứ tư và năm là tháng 6/1968 chỉ huy ba đồng chí phục kích diệt sáu lính Mỹ ở đường 12 (căn cứ Tà Lương). Tháng 5-1968 phục kích bắn chết chín lính Mỹ, thu một số vũ khí.
Những người tố cáo cho biết, ông Mãn lúc đó đang ở xã Phong An trong khi căn cứ Tà Lương thuộc huyện A Lưới và tháng 5/1968 ở Phong An không có trận đánh nào diệt chín người Mỹ.
- Đúng là ông này tưởng tượng hay thật, hèn chi cứ thấy “địch chết nhiều và quân ta vô sự” tràn lan trong chiến sử. Và cứ ra ngõ là gặp anh hùng. Thì ra anh hùng “lèo" cũng không phải lá ít.

Đến cái chức trưởng công an xã cũng khai gian

* Thành tích thứ bảy là năm 1969 được đưa về Huyện đội, giữ chức xã đội trưởng, kiêm Trưởng công an xã Phong An.
Ông Hoàng Phước Sum (trung tá), nguyên Đội trưởng An ninh huyện; ông Hoàng Tiến Dũng, nguyên Đội phó LLVT huyện, ông Hoàng Văn Phận, nguyên Trung đội trưởng công binh LLVT huyện cho biết, năm 1969, ông Thái Công Oanh làm xã đội trưởng, bị thương và ra Bắc điều trị thì ông Lê Tuyến lên thay chứ ông Mãn không làm chức này. Từ năm 1969 đến tháng 3/1971, ông Mãn ra Quảng Bình an dưỡng, học chính trị. Ông Mãn không được vào biên chế công an (không phải công chức chính ngạch) thì không thể làm trưởng công an xã được.

Đánh trăm trận trên không

* Theo nguyên văn đơn tố cáo: Đến Thành tích thứ 8, 9, 10, 11 và 12 là từ năm 1969 đến ngày 26/3/1975, ông Mãn khai là đã giữ vững hậu cứ đồng bằng và nội thành Huế, tổ chức đơn vị đánh gần 100 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 150 địch quân, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự...
Ông Hoàng Văn Phận cho biết: “Từ năm 1969 đến tháng 3/1971, ông Mãn đi an dưỡng và học tại Quảng Bình (ông Hoàng Phước Sum là người đi cùng), rồi làm cần vụ cho ông Lê Sáu, nguyên Bí thư Huyện ủy. Tháng 11/1971, do xích mích, ông Mãn bỏ ông Sáu giữa rừng rồi trở về. Ông Sáu điện cho Huyện ủy nói phải kỷ luật ông Mãn. Lúc đó ông Mãn chỉ là du kích xã, thì làm sao mà tổ chức đánh gần 100 trận”.
- Nếu đúng như đơn tố cáo thì ông này đánh trận theo kiểu Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không đánh trận tên mây đây mà. Mỗi trận ông ấy viết thành một hồi ký “sống động” chắc còn… ma quái hơn nhiều. Chỉ huy du kích xã mà đánh trăm trận thắng như thế thì các cụ nhẩm tính xem cả miền Bắc, miền Trung hồi đó có bao nhiêu du kích, chắc chắn số đó đủ tiêu diệt luôn tất cả mọi đạo quân trên khắp thế giới. Thú thật với bạn đọc, từ bé tới lớn tôi cũng đã gặp nhiều anh nói dóc, đọc nhiều truyện dóc nhưng chưa thấy anh nào nói dóc như ông này. Đúng là “nói phét thành thần”, ấy vậy mà vẫn được công nhận là thành tích của anh hùng mới là quá sức lạ.

Khai lộn địa điểm chăng?

* Thành tích thứ 13 là năm 1972 chỉ huy tổ ba đồng chí vào ấp Phò Ninh giết được ấp trưởng Hoàng Sớm cùng một ấp phó, một chiêu hồi, một địa phương quân, hai cảnh sát.
Ông Hồ Văn Nghĩa (85 tuổi), nguyên Trưởng ban an ninh huyện Phong Điền cho biết: “Trận này có ông Mãn nhưng chỉ giết được ấp trưởng Hoàng Sớm và không có thành tích như ông Mãn đã khai”.
* Ở các thành tích thứ 15, 16 và 17, ông Mãn đã hạ được 12 lính biệt động ở cầu An Lỗ năm 1973; cả đến việc năm 1975 ông Mãn chỉ huy du kích và an ninh xã chiếm chốt của địch, chuẩn bị cho quân chủ lực tiến về... cũng đều là bịa đặt.
- Vậy ra một ấp phó, một chiêu hồi, một địa phương quân, hai cảnh sát toàn là người vô hình. Còn trận đánh chiếm “chốt địch” dễ như vào nơi giải trí, có lẽ là ông đã chiếm nhà của các “động vui chơi”, ông này khai lộn địa điểm chăng?
Với 17 chiến công lừng lẫy khai gian để được công nhận là “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, cũng may là đồng đội ông còn có người dám đứng ra tố cáo, nếu để đến khi ông “quá cố” rồi, chưa biết chừng bà con anh em ông lại bỏ tiền vận động chính quyền và nhân dân địa phương tạc tượng, lập đài, xây mộ rất “hoành tráng” nữa cũng nên. Tha hồ cho con cháu cúng vái, tưởng niệm. Ông nằm dưới mồ ngước lên tủm tỉm cười rằng: “Chúng mày bị tao lừa hết”!

Những ai ký tên tố cáo?

Theo báo Dân Việt ngày Thứ 3, 5-3-2013, ông Lê Văn Uyên- Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Phong Điền giai đoạn 1967-1975 cho biết, năm 2010, khi ông Mãn được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVTND, ông và hàng loạt người từng chiến đấu với ông Mãn đã rất bất bình. Phải đến cuối năm 2012, khi có trong tay bản thành tích tự khai của ông Mãn, ông Uyên và những đảng viên khác mới có cơ sở tố cáo.
Cùng với ông Uyên, các ông Hồ Văn Nghĩa (Trưởng ban An ninh huyện Phong Điền giai đoạn 1969-1973), Hoàng Văn Phận (Trung đội trưởng Công binh lực lượng vũ trang huyện Phong Điền 1969-1973), Hoàng Tiến Dũng (Đội phó Lực lượng vũ trang huyện Phong Điền 1967-1975), Hoàng Phước Sum (Đội trưởng An ninh huyện Phong Điền 1970-1975), đại diện cho hàng chục cán bộ từng sống, chiến đấu với ông Mãn đã ký đơn khiếu nại.

Làm anh hùng làm chi cho đau cho nhục?

Những người tố cáo còn cho biết, hồ sơ của ông Mãn đi trái nguyên tắc là từ trên xuống chứ không phải dưới lên (cơ sở đề nghị, cấp trên xét duyệt). “Cấp trên đưa hồ sơ xuống, chúng tôi là những cán bộ, đồng đội của ông Mãn mà chỉ việc ký chứ không được đọc, không được lưu. Lúc đó ông Mãn là Bí thư Tỉnh ủy thì muốn làm gì chả được”. Người tố cáo còn cho biết thêm: “Khi làm lễ đón nhận danh hiệu thì lén lút chứ không như những buổi lễ long trọng của những người khác được phong tặng anh hùng. Anh hùng như ông Mãn làm gì cho đau, cho nhục khi bị lên án, không dám về quê, không dám gặp đồng chí đồng đội và người dân địa phương”.
Những người tố cáo còn nói: “Chúng tôi đề nghị ông Mãn tự rút danh hiệu anh hùng. Nếu không thì căn cứ vào luật thi đua khen thưởng và kỷ luật thì các cấp các ngành, hội đồng khen thưởng cần vào cuộc làm rõ và xử lý”.

Ai sẽ trả lời?

Để khách quan và rộng đường dư luận, phóng viên (báo CA) đã gặp người bị tố cáo. Ông Mãn cho biết: “Hôm nay (28/2/2013), tôi mới đọc và biết được đơn tố cáo mình. Thường vụ Tỉnh ủy cũng chưa mời tôi làm việc. Ai tố cáo thì có quyền tố cáo, tôi không thể đánh giá là đúng hay sai vì tôi là người bị tố cáo, tôi nói sẽ không khách quan. Vấn đề này để Thường vụ Tỉnh ủy trả lời, làm việc theo quy trình, khách quan”
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện cho PV biết: “Thường vụ Tỉnh ủy đã nhận được đơn khiếu nại ngày 5/2/2013 và tôi đã giao cho bộ phận thường trực nghiên cứu".

Ông Hồ Xuân Mãn nói gì?

- Chiều 5-3, phóng viên Tuổi Trẻ tại Hà Nội đã liên lạc với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Ông Mãn cho biết hiện đang điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội và cho hay nếu ông ở nhà (tại Huế) thì sẽ mời phóng viên qua nhà để “mang bộ hồ sơ ra chứng minh”.
Ông Hồ Xuân Mãn cho rằng vì đơn khiếu nại gửi Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế thì để Thường vụ Tỉnh ủy trả lời là khách quan nhất. Ông Mãn nói: “Mình sống có tổ chức, cứ để tổ chức làm việc. Một là có thành tích không, hai là nếu có thành tích thì chứng minh như thế nào, có hiện vật không, có giấy tờ gì không, có bằng khen hay danh hiệu dũng sĩ thế nào, huân chương thì chứng minh có bao nhiêu huân chương và loại gì, chiến sĩ thi đua phải chứng minh là chiến sĩ thi đua”
Cũng theo ông Mãn, hồ sơ phong tặng danh hiệu anh hùng đã làm 4-5 năm nay rồi, theo luật là phải công bố trên báo, làm từ cơ sở làm lên, phải qua cấp quản lý cán bộ, qua hội đồng thi đua khen thưởng. “Từ cái đó tập thể suy tôn, chứ mình không thể nặn ra được”.
Cùng ngày, một phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương cho biết cá nhân ông chưa nhận được đơn khiếu nại mà chỉ biết một số thông tin qua báo chí. Vị này giải thích: “Đây là thắc mắc về vấn đề phong danh hiệu nên có thể sự việc sẽ được chuyển đến Bộ Nội vụ, Ban Thi đua khen thưởng trung ương”. Phóng viên báo Tuổi Trẻ đã liên lạc với lãnh đạo Ban Thi đua khen thưởng trung ương nhưng chưa nhận được trả lời.
Hãy đợi xem những người có trách nhiệm nói gì. Mong rằng mọi sự không đúng như lời tố cáo bởi nếu đúng thì người ta chỉ còn biết ca vọng cổ: “Than ôi! Lương tri bây giờ thê thảm quá”.

Mở đầu một trào lưu thức tỉnh lương tri

Tính tiết quá ly kỳ của đơn tố cáo đang khiến người dân vừa ngạc nhiên, vừa nổi giận vì lâu nay đã bị bịt mắt, đây là bằng chứng xác thực nhất, nếu đơn tố cáo đúng sự thật. Họ xấu hổ khi ngay cả chuyện anh hùng cũng là giả thì còn cái gì là không giả nữa đây?
Tuy nhiên, đơn tố cáo này cũng cho thấy một hy vọng khuyến khích tất cả những quan chức cũng như mọi người dân, đã từng biết những vụ gian dối trong mọi lãnh vực sẽ cam đảm tiếp tục tố cáo trước dư luận. Từ đó, có thể mở ra cho một trào lưu dám nói thẳng nói thật để cảnh tỉnh những kẻ vẫn còn u mê, chơi lá bài gian trá xảo quyệt với người dân.

Văn Quang

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

VẤN ĐỀ ĐẢNG TỊCH CỦA HỒ XUÂN MÃN



ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Tứ Hạ, ngày 30.7.2013

ĐƠN XIN PHẢN ẢNH


Kính gởi: Uỷ ban kiểm tra trung ương Đảng CSVN; 
               Uỷ ban kiểm tra tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

Tôi tên là                                              LÊ VĂN UYÊN 
Sinh năm 1937
Quê quán: Phong Sơn, Phong Điền, Thừa Thiên Huế. 
Hiện trú tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế. 

Tôi tham gia hai cuộc kháng chiến cứu nước cho đến nay đã gần 50 năm tuổi Đảng. 
Năm 1972 cho đến sau ngày giải phóng, tôi là HUV, Trưởng ban tổ chức huyện ủy Phong Điền.
Tôi xin cung cấp để các cơ quan chức năng thẩm tra làm rõ việc vào Đảng của đ/c Hồ Xuân Mãn. 

Tôi đã nhiều lần gặp đồng chí Hoàng Chí Công (Đợi) ở cùng quê đồng chí Hồ Xuân Mãn. 
Từ 1965 đến 1975 đồng chí Hoàng Chí Công đã làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm, đã hai lần đồng chí nói với tôi rằng đồng chí Hồ Xuân Mãn vào Đảng lúc nào, ở Chi bộ nào, ai là người giới thiệu đồng chí Hồ Xuân Mãn mà đồng chí không biết. 
Nếu kết nạp đầu năm 1974 thì cả năm 1974 đồng chí Hồ Xuân Mãn chưa hề sinh hoạt với Chi Đảng bộ thôn Phò Ninh và xã Phong An. 
Đồng chí Thái Bình Dương cũng làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm nhưng đồng chí cũng nói đồng chí Hồ Xuân Mãn vào Đảng do ai giới thiệu và chi bộ nào kết nạp đồng chí Thái Bình Dương cũng không biết.
Gần đây đồng chí Thái Bình Dương ở Huế có gặp đồng chí Trần Văn Minh cũng đã làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm, đồng chí Trần Văn Minh nói với đồng chí Thái Bình Dương, việc vào Đảng của đồng chí Hồ Xuân Mãn do ai giới thiệu và Chi bộ nào kết nạp đồng chí Trần Văn Minh cũng không biết. 

Riêng tôi, từ năm 1972 là Trưởng ban tổ chức huyện ủy Phong Điền, người chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ lý lịch đề nghị kết nạp đảng viên từ các chi, đảng bộ trong huyện để báo cáo Thường vụ huyện ủy Quyết định. 
Việc đồng chí Hồ Xuân Mãn khai vào Đảng ngày 11 tháng 01 năm 1974, thì cuối năm 1973 và đến hết cả năm 1974 tôi chưa hề thấy hồ sơ đề nghị kết nạp đồng chí Hồ Xuân Mãn vào Đảng của chi, đảng bộ nào trình lên để báo cáo cho Thường vụ huyện ủy Phong Điền chuẩn y. 
Vậy tôi xin phản ảnh để các cấp xem xét lại. 

Người phản ảnh 
LÊ VĂN UYÊN
ĐT 0546514480



CÓ OAN KHÔNG?

Nguyễn Hà Phan
Người được dư luận thời bấy giờ cho là nhân tố mới, với nhiều đồn đoán ngấp nghé ghế Thủ tướng, thậm chí sẽ là TBT đảng CSVN. NHP bị khai trừ ra khỏi Đảng và Quốc hội, không công bố trên phương tiện truyền thông.

Đại tướng 1

Nguyễn Tư Thoan (Y phục đen bên Tướng Giáp)
Từ năm 1959 ông là bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình. 
Mười năm hòa bình sau kháng Pháp và mười năm kháng chiến chống Mỹ, 
dấu ấn Nguyễn Tư Thoan vẫn sâu đậm cho đến tận hôm nay