Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Còn sống còn chiến đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng CSVN

Võ Sĩ Đài

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Phong Điền, Ngày 30/04/2014

THƯ Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ


v/v Ông Hồ Xuân Mãn nguyên ủy viên trung ương Đảng, nguyên bí thư tỉnh ủy THỪA THIÊN HUẾ hai nhiệm kì đích thi là một phần tủ hủ bại; Dối DÂN, lừa Đảng, khai man thành tích, cướp công đồng đội để chạy danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đến nay đã hiện nguyên hình là một thây ma sình rửa, một đống rác xú uế khẳm thúi đã và đang nằm chềnh ềnh trên đất THỪA THIÊN HUẾ gây ô nhiểm môi trường CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, XÃ HỘI cản trở tiến tình THỪA THIÊN HUẾ thăng hoa thành Thành phố TRUNG ƯƠNG nhưng không rõ cớ vì sao các cơ quan hữu trách lại để chậm trể việc tiêu hủy,chôn cất cái thây ma, đống rác đang gây ô nhiểm niềm tin của NHÂN DÂN ?

Kính gởi: Bộ chính trị; Ban bí thư; Tổng bí thư!
Kính gởi: Chủ tịch nước; Thủ tướng chính phủ; Chủ tịch QUỐC HỘI; Các Bộ; Ban Ngành TRUNG ƯƠNG !
Kính gởi: 63 Đoàn Đại biểu QUỐC HỘI trên cả nước!

-Chúng tôi Cựu chiến binh, cán bộ, đảng viên nghỉ hưu có 40,50,60,65 năm tuổi Đảng đang sống trên đất PHONG ĐIỀN,THỪA THIÊN HUẾ viết thư nêu ý kiến kiến nghị kính gởi đến các cấp lãnh đạo của Đảng; Nhà nước ở TRUNG ƯƠNG với các nội dung như sau :
+Vụ ông HJồ Xuân Mãn cố tình bịa đặt, cướp công đồng đội, khai man thành tích để làm hồ sơ chạy danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân từ nhiều năm chúng tôi đã có đơn khiếu tố kính gới đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước từ địa phương cho đến TRUNG ƯƠNG xem xét giải quyết,xử lý nghiêm minh vụ việc. Ở năm 2013 Đoàn công tác do Uỷ ban kiểm tra trung ương Đảng chủ trì đã vào tỉnh THỪA THIÊN HUẾ để xúc tiến trực tiếp gặp mặt những tổ chức, cá nhân có liên quan và trong đó có cả CCB chúng tôi để làm việc nhằm giải quyết vụ viêc gian trá của ông Hồ Xuân Mãn, qua nhiều lần làm việc Đoàn công tác do Uỷ ban kiểm tra trung ương Đảng chủ trì đã có được đầy đủ cơ sở và căn cứ để xác lập văn bản kết luận về nội dung đơn thư của CCB chúng tôi khiếu tố ông Hồ Xuân Mãn cố tình gian trá thành tích trong kháng chiến chống Mỹ để chạy danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là đúng sự thật một cách khách quan,chính xác để Đoàn công tác do Uỷ ban kiểm tra trung ương ra Hà Nội để báo cáo với Bộ chính trị; Ban bí thư biết rõ để xem xét giải quyết đúng thẩm quyền.Bộ chính trị; Ban bí thư đã nhất trí nội dung kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương về hành vi cố tình gian trá thành tích trong kháng chiến chống Mỹ và đã ra quyết định xử lý vụ việc gian trá thành tích của ông Hồ Xuân Mãn. Bộ chính trị; Ban bí thư quyết định hủy bỏ danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã phong tặng nhầm cho ông Hồ Xuân Mãn. đồng thời giao trách nhiệm cho các cơ quan chức năng của Đảng và nhà nước theo thẩm quyền để tiến hành tổ chức thực hiện việc thu hồi các loại hiện vật, tiền thưởng trước đây đã trao tặng cho ông Hồ Xuân Mãn.
+Bộ chính trị; Ban bí thư giao cho Ủy ban kiểm tra trung ương phải vào tỉnh THỪA THIÊN HUẾ để chủ trì trong việc triệu tập các tổ chức,các cá nhân có liên quan trong quá trình tham gia bàn định, ký tá hồ sơ thủ tục để đề nghị Đảng và nhà nước xét phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang cho ông Hồ Xuân Mãn chính đây là căn nguyên làm cho TRUNG ƯƠNG tin tưởng dẫn đến nhầm lẫn công nhân thành tích gian trá để ra quyết định phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang cho ông Hồ xuân Mãn nên đã gây ra điều tiếng bức xúc trong công luận và dư luận xã hội, gây ảnh hưởng xấy đến uy tín, thanh danh của Đảng và Nhà nước.
+Ngày 02 tháng 01 năm 2014 theo nhiệm vụ của Bộ chính trị, Ban bí thư giao đồng chí Lê Hồng Liêm, phó Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương đã vào tỉnh THỪA THIÊN HUẾ và đã triệu tập CCB chúng tôi đến để cùng Ban thường vụ tỉnh ủy THỪA THIÊN HUẾ cùng làm viêc tại trụ sở tỉnh ủy THỪA THIÊN HUẾ để cùng nghe đông chí lê Hồng Liêm thông báo nội dung quyết định của Bộ chính trị, Ban bí thư quyết định hủy bỏ danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trước đây đã trao nhầm cho ông Hồ Xuân Mãn và giao cho các cơ quan chức năng theo thẩm quyền tiến hành tổ chức việc thu hồi các loại hiện vật,tiền thưởng đã trao cho ông Hồ Xuân Mãn. Ủy ban kiểm tra trung ương chủ trì nhiệm vụ tổ chức họp kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể, các cá nhân liên quan trong các bước của quá trình làm hồ sơ thủ tục để đề nghị Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho ông Hồ Xuân Mãn, tại thời điểm này do quá cận tết nguyên đán năm Giáp Ngọ (2014) nên đông chí Lê Hồng Liêm đã nói với ccb chúng tôi và Ban thường vụ tỉnh ủy THỪA THIÊN HUẾ rằng những công việc cần xử lý còn lai hảy để ra tết nguyên đàn năm Giáp Ngọ(2014) sẽ tiếp tục làm; Nhưng nay đã 30 tháng 4 năm 2014 mà vẫn không thấy các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước ở TRUNG ƯƠNG và tỉnh THÙA THIÊN HUẾ tổ chức thực hiện những viêc chưa làm xong nên đã gây mối hoài nghi tính tích cực cách mạng trong giải quyết tệ gian trá của Hồ Xuân Mãn. 

+không ít ý kiến trong quần chúng, cán bộ, đảng viên xôn xao rằng vụ gian trá của Hồ Xuân Mãn chắc lại giải quyết nữa vời, e lại đươc dung túng nên cho chìm xuồng chăng?!
+Để thiết thực nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 4 khóa XI về xây dựng Đảng đồng thời thi hành tốt Chỉ thị của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương Đạo đức HỒ CHÍ MINH trong pham vi Đảng bộ Thừa Thiên Huế CCB chúng tôi kính yêu cầu Bộ chính trị, Ban bí thư trung ương cần kiên quyết chỉ đạo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế làm dứt điểm những nội dụng công việc có quan hệ đến xây dựng Đảng bộ THỪA THIÊN HUẾ trong sạch vững mạnh :
1, Các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Đảng và nhà nước nhanh chóng vào trực tiếp chỉ đạo Tỉnh ủy và Chính quyền Thừa thiên Huế nghiêm túc tổ chức thực hiện đầy đủ tinh thần nội dung của Ban bí thư đối với việc thu hồi danh hiệu, hiện vật,tiền thưởng mà Đảng và nhà nước đã trao nhầm cho ông Hồ Xuân Mãn. Phải công khai minh bạch tinh thần nội dung Quyết định của đảng và Nhà nước về việc hủy bỏ danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân mà đã phong tặng nhầm cho ông Hồ Xuân mãn, công bố rõ hành vi gian trá của ông Hồ Xuân Mãn trong bịa đặt, khai man, cướp công đồng đội để chạy danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là hanh vi xấu xa phải mạnh mẽ lên án trong sinh hoạt Đảng,Chính quyền, Mặt trân đoàn thể trong tỉnh THỪA THIÊN HUẾ. Các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh THỪA THIÊN HUẾ phải loan tải và có thái độ phê phán hành trạng gian trá của ông Hồ Xuân Mãn nhằm tạo xu thế giáo dục chung vấn nạn gian trá trong bệnh chạy danh hiệu, bệnh chạy thành tích .
2,Ủy ban kiểm tra trung ương sớm vào THỪA THIÊN HUẾ để chủ trì thực hiện triệu tập các tập thể, các cá nhân liên quan trong quá trình bàn định,lập hồ sơ, ký xác nhận thành tích gian trá của ông Hồ Xuân Mãn nhằm làm rõ trắng đen, động cơ, trách nhiệm của tập thể, của cá nhân trong vụ việc gian trá thành tích của ông Hồ Xuân Mãn.
3,Ông Hồ Xuân Mãn là 1 trong 3 bí thư trong cả nước được TRUNG ƯƠNG tuyên dương, tặng thưởng là tấm gương xuất sắc tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức HỒ CHÍ MINH trong khi thực chất ông Hồ Xuân Mãn đích thị là một phần tử hủ bại chất chứa dẫy đầy hành vi tệ lậu, bỉ ổi, đê tiện do đó Kính đề nghị Bộ chính trị, ban bí thư sớm quyết định hủy bỏ tấm gương mà Đảng đã tuyên phong cho ông Hồ Xuân Mãn kẻo để vậy ắc sẽ làm hoen ố BÁC HỒ kính yêu .
4,Việc ông Hồ Xuân Mãn cố tình gian trá, bịa đặt, khai man thành tích, cướp công đồng đội để chạy danh hiệu anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân là hành vi vi phạm qui định của đảng và pháp luật nhà nước nên cần phải xử lý theo Kỷ luật ĐẢNG và pháp luật Nhà nước hiện hành.
5,Ông Hồ xuân Mãn là một phần tử không rõ ràng về Đảng tịch, đề nghị Bộ chính trị, ban bí thư làm rõ.
6,Cuối năm 2013 đầu năm 2014 ông Hồ xuân Mãn khai mắc bệnh hiểm nghèo để trốn tránh việc xử lý kỷ luật của Đảng và xử lý sại phạm theo pháp luật nhà nước; Kính đề nghị Bộ chính trị, ban bí thư cho làm rõ vụ viêc này minh bạch, công khai nhằm xóa đi tệ tù mù chạy bệnh để dối DÂN lừa Đảng của một số quan chức nắm quyền thế trong các cơ quan ĐẢNG và NHÀ NƯỚC. ông Hồ Xuân Mãn dù bệnh thật, dù chết cũng kính đề nghị Bộ chính trị, ban bí thư công bố kỷ luật nghiêm túc, rõ ràng để giáo dục chung toàn ĐẢNG; Sự thật từ ngày 02 tháng 01 năm 2014 đến nay CCB chúng tôi thấy ông Hồ Xuân Mãn vẫn đi đây đi đó ăn nhậu rượu bia như mọi người bình thường, vẫn đi săn thú hoang dã, đi đánh quần vợt, cầu lông, ngồi ghế danh dự khai mạc festival 2014 như những người xứng đáng.
-Vì thanh danh của đảng Cộng sản Việt Nam CCB chúng tôi Kính đề nghị Bộ chính trị; ban bí thư mạnh tay xử lý vụ gian trá chính trị của ông Hồ Xuân Mãn.
-Kính mong 63 đoàn Đại biểu Quốc hội trong cả nước quan tâm giám sát để điều 4 của hiến pháp của NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM tồn tại thanh sạch, xứng đáng.

Kính chào trân trọng.

Võ Sĩ Đài


P/S
-Những nội dung kiến nghị, yêu cầu trên đây chính là để kiên quyết bài trừ tệ nạn hủ bại, gian trá làm xấu thanh danh của Đảng và Nhà nước; kính đề nghị BBộ chính trị, Ban bí thư xem xét.

Đảng viên Võ Sĩ Đài
65 tuổi Đảng, nguyên huyện đội trưởng A.LƯỚI những năm đầu tổ chức xây dựng lực lượng võ trang để đánh Mỹ, nguyên huyện đội trưởng PHONG ĐIỀN thời chống Mỹ.
Hiện ở tại làng Thế Chí Tây, xã Điền Hòa, huyện PHONG ĐIỀN,
Điện thoại: 01645697009

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

XA LẠ, THA HOÁ, LAI CĂNG, HỖN TẠP VÀ MẤT PHƯƠNG HƯỚNG

FESTIVAL HUẾ 2014... HÌNH NHƯ KHÔNG PHẢI THẾ

Nhà văn Nguyễn Quang Vinh

http://1.bp.blogspot.com/-GbgLBdPl82c/U1NUnIAYIsI/AAAAAAAA1cc/v3Pchy3wWok/s1600/ongthien-1397720113_660x0.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Thiện có đủ tầm và đức tin để TẾ TRỜI?

.....Không phải thế… vì Festival Huế phải đúng nghĩa với Festival Huế, tức là nó phải…Huế, nó dẫn dụ khách du lịch vào các ngóc ngách của đời sống văn hóa, đời sống tâm linh Huế, nó ẩn trong các hoạt động của người dân Huế- khác chăng là các đạo diễn, các nhà tổ chức khéo léo cài đặt giữa thực và trình diễn, nhưng vẫn giữ được hồn vía, cốt cách, bản sắc của riêng Huế.
..... Một trong những lý do làm cho các kỳ Festival Huế tuột khỏi sự kiểm soát văn hóa vùng miền, bị tha hóa dần bởi văn hóa hỗn hợp, bị đẩy quá xa với tiêu chí ban đầu là vì những nhà tổ chức đang hướng ngoại nhiều hơn hướng nội, đang bỏ đi một tài nguyên Huế quý giá là các nhà nghiên cứu Huế, nghệ nhân, nghệ sĩ, mà hăm hở đi lôi kéo, mời mọc, tìm kiếm văn hóa vùng miền khác, tưởng thế là xôm tụ, tưởng thế là Festival, nhưng chính nó đã làm vỡ trận những vành đai văn hóa có vẻ như “bảo thủ”, có vẻ như” hoài niệm” nhưng đó mới là Huế, mới là thứ mà khách thập phương cần để tìm về.
.....Cũng không thể sáng tạo tới mức “đốt cháy” cả cầu Trường Tiền trong cái gọi là “ nghệ thuật ánh sáng”, cũng không thể mang cả đờn ca tài tử, hoặc những tiết mục múa hiện đại, những tiết tấu ca khúc sôi động ở nước ngoài để đặt vào bối cảnh sân khấu được vẽ, được trỗ, được dựng theo hoa văn hóa Huế nhưng nhuốm mạnh trong âm thanh và ánh sáng hiện đại.
..... Ngay cả việc phục dựng lễ cầu quốc thái dân an ở Đàn Nam Giao, khi diễn viên đóng Vua thì bị cho là không thiêng liêng, không đúng, khi chính lãnh đạo năm nay đóng chủ Lễ với mâm cúng thật, những trâu, những dê, những heo dâng ngập trên mâm lễ, vái thật, cúng thật thì có vẻ như cũng không đúng, không phù hợp và thậm chí là phản cảm. Vì sao? Vì Lễ Đàn Nam Giao là địa chỉ di tích xưa chứ không phải là nơi để các vị lãnh đạo đến tế lễ, cho nên, dù hình thức này hay hình thức khác, chắc chắn chỉ có thể là diễn phuc dựng chứ không thể làm như thật.
.....Festival Huế cần một nhịp dừng, xem xét lại tổng thế, chậm hơn, kỹ hơn, bài bản hơn, với sự tư vấn hỗ trợ mạnh mẽ của các nhà văn hóa, các các nghệ sĩ tài năng và tâm huyết, để bắt đầu từ Festival Huế lần thứ 9 hai năm tới đây, sẽ bắt đầu một Festival đúng Huế, như mong muốn, như tiêu chí, như kỳ vọng….
Lại nhớ câu thơ của Thu Bồn: ”Nón rất Huế mà đời không phải thế/Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng…”.

Đọc hết bài ở đây:
http://vov.vn/Blog-toa-soan/Festival-Huecan-mot-nhip-dung/322078.vov

Lâm Khang chủ nhân bình về các kỳ Festival đã qua:

- Xa lạ với chất Huế sâu lắng, dịu dàng và đa cảm. Xa lạ với người dân (nếu so sánh với Lễ Phật Đản hàng năm, có năm lễ này chỉ trước Festival khoảng 1 tuần thì biết dân chúng ở Huế thích cái nào hơn. Vé đắt, lộ rõ tính chất kinh doanh hoặc cuộc chơi của anh trọc phú. Phần IN (bán vé) thì đắt, nhưng nhiều hạng mục, phần OUT (miễn phí) thì người dân tham gia được nhưng ít trò, trò nhảm, xô bồ, lai căng không phù hợp với văn hóa ứng xử Huế.
- Tha hóa: Càng ngày càng phô trương, lòe loẹt, xa lạ, ồn ào, xô bồ, lai căng. Càng ngày càng xa với văn hóa Huế: Văn hóa Cung đình, văn hóa Phật giáo, Văn hóa đất Thần kinh.
- Mất phương hướng: Qua 6 kỳ Festival gần đây mà tôi có dịp quan sát theo dõi, cho thấy càng ngày càng chán, càng ngày càng nhàm, càng ngày càng đuối, càng ngày càng ít khách. Trò diễn không được đổi mới, người dân càng ngày càng ít được dự phần, quan chức và người giàu càng ngày càng được thỏa mãn thú chơi. Và nhà tổ chức càng ngày càng lúng túng, không nắm được phải bám víu vào cái gì để đưa Festival mỗi năm mỗi kỳ mỗi hấp dẫn. Có thể có người biết đấy, nhưng nếu làm kiểu văn hóa Huế thì ...ăn gì.
Nếu còn vì Huế, thương Huế, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế và ông Phan Thanh Hải (TS. GĐ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế) cần lắng nghe ý kiến của Nhà văn Nguyễn Quang Vinh: "Festival Huế cần một nhịp dừng, xem xét lại tổng thế, chậm hơn, kỹ hơn, bài bản hơn, với sự tư vấn hỗ trợ mạnh mẽ của các nhà văn hóa, các các nghệ sĩ tài năng và tâm huyết, để bắt đầu từ Festival Huế lần thứ 9 hai năm tới đây, sẽ bắt đầu một Festival đúng Huế, như mong muốn, như tiêu chí, như kỳ vọng…."

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

DỐI TRỜI, LỪA DÂN


VIẾT TIẾP CHUYỆN TẾ NAM GIAO Ở FESTIVAL HUẾ 2014
Trần Đức Anh Sơn

Từ Huế trở về Đà Nẵng tối qua, sau 1 tuần tham dự Festival Huế và thực hiện các cuộc khảo sát, chụp ảnh, lấy tọa độ các di tích trong mạng lưới di tích tâm linh ở Thừa Thiên Huế cho đề tài nghiên cứu “Phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở Thừa Thiên Huế” đang thực hiện và sắp nghiệm thu.

Đó cũng là lý do mà tôi phải thức dậy lúc 2h sáng để kịp chứng kiến lễ tế Nam Giao vào giờ Dần ngày 18 tháng 3 năm Giáp Ngọ (17/4/2014). Trước đó, báo chí loan tin là năm nay lễ tế đàn Xã Tắc và lễ tế Giao năm nay sẽ không “sân khấu hóa” như trước mà sẽ trả lại chức năng xưa là chỉ để cầu cho “quốc thái dân an” và nhân dân sẽ là chủ thể của lễ hội. Khi đọc tin này tôi thấy mừng vì nghĩ rằng những “tiếng kêu” của tôi và của nhiều nhà nghiên cứu Huế trong các diễn đàn khoa học, trong các cuộc tiếp xúc với nhà chức trách và các chức sắc quản lý văn hóa ở Huế, cuối cùng cũng được lắng nghe. Thế nhưng…

Trước khi nói về lễ tế Giao năm nay, tôi xin sơ lược về lễ tế Giao thời Nguyễn:
1. Triều Nguyễn chia lễ hội cung đình thành 2 loại: LỄ TIẾT và LỄ TẾ TỰ.

- LỄ TIẾT: Là các dịp triều hội hàng tháng, gồm: Đại triều (vua ngự điện Thái Hòa để nhận chầu) và Thường triều (vua ngự điện Cần Chánh để nhận chầu); 3 cuộc lễ lớn hàng năm nhân các đại tiết: Nguyên đán (Tết âm lịch), Đoan dương (Tết Đoan ngọ), Vạn thọ (sinh nhật nhà vua); các lễ mừng nhân các dịp: Hưng quốc khánh niệm (quốc khánh của triều Nguyễn), Thánh thọ (sinh nhật hoàng thái hậu), Tiên thọ (sinh nhật hoàng thái phi); Thiên thu (sinh nhật hoàng hậu), Thiên xuân (sinh nhật hoàng thái tử), lễ đăng quang (lễ lên ngôi của nhà vua), lễ tấn tôn (lễ sách phong hoàng thái hậu, hoàng thái phi), lễ mừng nhà vua ngự cung mới, lễ mừng hoàng thái hậu ngự cung mới, lễ sách phong… Ngoài ra, vào các tiết: Lập xuân, Đông chí, Thượng nguyên (15 tháng 1), Trung nguyên (15 tháng 7), Hạ nguyên (15 tháng 10), Thất tịch (7 tháng 7), Trùng dương (9 tháng 9)… triều đình cũng tổ chức triều hội hay tế lễ tại các miếu. Những lễ hội này cũng được xếp vào mục lễ tiết.

- LỄ TẾ TỰ: Là các lễ tế tại các đàn, miếu do triều đình lập ra, thờ tự và tổ chức tế lễ hàng năm. Triều Nguyễn quy định các lễ tế tự theo 3 bậc:

+ Đại tự: Gồm các lễ tế tại: đàn Nam Giao; các miếu trong Hoàng Thành gồm: Triệu miếu, Thái miếu, Hưng miếu, Thế miếu, điện Phụng Tiên; điện Hiếu Tư; điện Long An; miếu Triệu Tường và miếu Trừng Quốc công; các lăng tẩm của các vị chúa Nguyễn và các vua triều Nguyễn; đàn Xã Tắc.

+ Trung tự: Gồm các lễ tế tại: miếu Lịch đại đế vương; miếu Lê Thánh Tông; Văn miếu; đàn Tiên Nông.

+ Quần tự: Gồm các lễ tế tại: đền Khải Thánh; Võ miếu; miếu Quan Công; miếu Quốc vương Chiêm Thành; miếu Quốc vương Chân Lạp; miếu Khai quốc công thần; miếu Trung hưng công thần; miếu Trung tiết công thần; miếu Đô Thành hoàng; miếu Hội đồng; miếu Thai Dương phu nhân; miếu Nam Hải long vương; miếu Hậu thổ; miếu Mộc thương, miếu Hỏa pháo thần; miếu Tiên Y; miếu Vũ sư; miếu Phong bá; miếu Thiên phi; miếu Hỏa thần; miếu Sơn thần; miếu Tiên nương; miếu thờ thần hồ; miếu thờ thần các đảo; đàn Ân tự; đàn Âm hồn; đàn Sơn xuyên; miếu thờ Thổ kỳ; từ đường thờ các thân huân, hoàng thân; từ đường thờ gia tiên các phi tần có công lao, đức hạnh lớn với triều đình, hoàng gia…

Như vậy, tế Nam Giao thuộc hàng “đại tự”, là lễ tế quan trọng nhất trong năm của triều Nguyễn. Theo sách “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” do Nội các triều Nguyễn biên soạn, thì lễ tế Giao diễn ra vào một ngày tốt trước ngày 19 tháng 2 âm lịch hàng năm. Lễ tế diễn ra tại đàn Nam Giao, ở làng Dương Xuân (nay thuộc phường Trường An, thành phố Huế). Đàn này do vua Gia Long cho lập vào năm 1807. Đến triều Thành Thái (1889 - 1907), do đất nước đang bị thực dân Pháp đô hộ, nhà vua không có thực quyền, kinh tế lại khó khăn, nên nhà vua ban dụ quy định thay vì tổ chức tế Giao hàng năm thì từ năm 1890 trở đi, cứ 3 năm mới làm lễ tế Giao một lần.

Trước khi tế Giao, vua phải “nhập” Trai Cung (tòa hành cung xây ở góc tây nam của đàn Nam Giao), lưu lại đó 3 ngày để chay tịnh (ăn uống kiêng khem, không được gần gũi phụ nữ…) để “thanh trần”. Đến giờ Dần ngày thứ 3 vua và tùy tùng mới đi từ Trai Cung sang đàn Nam Giao, đi qua Nam Môn, thượng đàn để cử hành lễ tế. Lễ tế gồm 3 phần: sơ hiến lễ, á hiến lễ và chung hiến lễ, kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ, trong đó phần “thài” các nhạc chương là quan trọng nhất. Ngoài ra còn có phần trình diễn điệu múa Bát dật do 128 vũ sinh trình diễn.

2. Từ năm 2004, tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư kinh phí để phục dựng lễ tế Giao trong các kỳ Festival Huế nhằm tăng thêm hoạt động của Festival và thu hút du khách đến với Festival. Cụ thể: Festival Huế 2004 phục dựng trích đoạn “Ngự đạo hồi cung”; Festival Huế 2006 phục dựng cả 3 phần: Ngự đạo xuất cung, lễ tế tại đàn, Ngự đạo hồi cung, nhưng ưu tiên phần “hội” hơn phần “lễ”; Festival Huế 2008 phục dựng cả phần “lễ” và phần “hội” nhưng nhấn mạnh phần “lễ”, Festival Huế 2010 chỉ phục dựng trích đoạn lễ rước nhà vua từ Trai Cung lên đàn và phần tế tại đàn Nam Giao; Festival Huế 2012 phục dựng tương tự như Festival Huế 2010; Festival Huế 2014 chỉ phục dựng phần tế tại đàn Nam Giao.

Như vậy, lễ tế Giao đã xuất hiện trong 6 kỳ Festival Huế, trong đó có 5 kỳ là hình thức “sân khấu hóa” để phục vụ du lịch và 1 kỳ (2014) được xưng tụng là “phục dựng xác thực” nhằm phục vụ đời sống tâm linh của cộng đồng. Nhưng, cả 6 lần phục dựng tế Giao này đều bị dư luận chỉ trích vì những điều kỳ quặc và sự tùy tiện của ban tổ chức.

Tôi còn nhớ Festival Huế 2006, bài văn tế Trời - Đất đọc tại đàn Nam Giao có câu mở đầu như sau: “Việt Nam xã hội chủ nghĩa cộng hòa quốc, Thừa Thiên Huế tỉnh, Thuận Hóa thị, Trường An phường… Phụng thiên thừa vận, hoàng đế...”. Khi xem truyền hình trực tiếp lễ tế Giao năm đó, nhiều người Huế có học “bổ ngửa” bởi sự kỳ quặc này. Tại Hội thảo khoa học Sản phẩm văn hóa và phát triển du lịch bền vững (do Phân viện Văn hóa Nghệ thuật thành phố Huế tổ chức vào ngày 24.6.2006), nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan đã phát biểu về việc này như sau (đại ý): “Nếu những gì diễn ra trong lễ tế (phục dựng) này là đúng sự thật, thì lịch sử thế giới cần phải viết lại, vì sớ tế trời của ông vua thời Nguyễn mà lại xướng danh Cộng hòa XHCN Việt Nam. Như vậy, chế độ XHCN đã có ở Việt Nam trước khi Cách mạng Tháng Mười diễn ra ở Nga vào năm 1917”.

Trước đó, khi tham dự cuộc họp để phổ biến kế hoạch tổ chức lễ tế Giao trong Festival năm 2006, ông Phùng Phu, Giám đốc Trung tâm BTDT Cố đô Huế đã đưa ra một văn bản do một vị Phó ban của Ban Tuyên giáo Trung ương ký, nội dung đồng ý cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phục dựng lễ tế Giao có vua, nhưng người đóng vai ông vua ấy phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:

1. Là nghệ sĩ ưu tú trở lên;
2. Phải là Đảng viên Đảng CS Việt Nam;
3. Phải có lý lịch rõ ràng;
4. Không được là người của dòng họ Nguyễn Phước (tức là con cháu các vua Nguyễn).

Khi nghe nội dung công văn này, tôi cười ngất và phát biểu: “Cha mẹ ơi, vua mà phải là Đảng viên Đảng CSVN, rồi phải có lý lịch rõ ràng. Rõ là đồ điên. Vì ai có lý lịch không rõ ràng thì làm sao mà vào Đảng CSVN và vua chúa phong kiến là đối tượng đánh đổ của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân do Đảng CSVN lãnh đạo thì làm sao là Đảng viên được. Tôi đề nghị bỏ bớt tiêu chuẩn “Có lý lịch rõ ràng” mà bổ sung tiêu chuẩn “Phải là người gầy ốm” để cho các phu kiệu còn khiêng được, chứ ông vua Đảng viên béo mập 90kg ngồi lên kiệu, bắt 8 người khiêng đi bộ 12 km từ Đại Nội lên đàn Nam Giao và trở về thì ai khiêng được”
Thế là tôi bị phê bình vì phát biểu thiếu nghiêm túc.


Hai ảnh trên: Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tế Giao, (Festival 2014. Ảnh: VNExpress)

Đến các kỳ Tế giao tiếp theo thì vua “giả” (do một diễn viên trẻ măng đóng) lên tế trên Viên đàn, nhưng các bô lão tham gia tế tại Phương đàn thì là những bô lão được chọn lựa rất gắt gao, phải có đủ “đạo cao đức trọng”.

Phản biện ý kiến của ông Phùng Phu (Phó ban Tổ chức Festival Huế) phát biểu với báo chí trong cuộc họp báo trước lễ bế mạc Festival Huế 2010 cho rằng “các lễ tế giao phục dựng đã thể hiện tính chân xác của các lễ hội cung đình Huế", báo Sài Gòn tiếp thị (số ra ngày 13.6.2010), đăng bài “Kết thúc lễ hội, những băn khoăn còn lại” của phóng viên Hồ Hương Giang có đoạn viết: “Tính chân xác ấy, lần nào diễn ra cũng như trêu đùa bỡn cợt".

Ở lễ tế Nam Giao, Ban tổ chức đã huy động tới 160 bô lão đến từ các làng văn hóa tiêu biểu trong tỉnh để tham gia lễ hội. Thế nhưng, linh hồn của lễ hội, nhân vật chính của lễ tế... lại là ông vua giả (do diễn viên đóng). Vậy là tính chân xác chỉ có trên lớp áo của người diễn viên. Đáng nói là khi tái hiện lại lễ rước nhà vua lên đàn tế và hồi cung, các bô lão “thật” đều phải quỳ mọp đầu trên sân để đón ông vua “giả” đi qua.

Bản thân tôi liên tục có các ý kiến phản biện về vấn đề “vua giả” và việc đánh mất “tính chân xác” trong các lễ tế Giao và tế Xã Tắc phục dựng này kể từ năm 2006, nhưng ý kiến của tôi luôn bị cho là “dở hơi” hay “phá bỉnh”. Tại hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 4 năm tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11/2012, tôi trình bày tham luận LỄ HỘI CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN VÀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC CÁC LỄ HỘI NÀY ĐỂ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - DU LỊCH Ở HUẾ. Tham luận này được các học giả trong và ngoài nước như GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, PGS.TS. Lê Hồng Lý, TS. Oscar Salemy… và cử tọa rất tán đồng, nhất là phần đề nghị: “Phải chấm dứt việc đóng giả vua và sân khấu hóa 1 cách thô thiển ở một không gian thiêng như đàn Nam Giao”“nếu có tổ chức lễ tế Giao thì nên làm cho đúng ngày đúng giờ, chỉ với mục đích cầu cho quốc thái dân an và nên cử một vị bô lão có uy tín trong tỉnh đứng ra chủ tế (mà cũng chỉ tế ở Phương đàn), thay vì đóng giả vua và để cho các chức sắc hàng tỉnh mặc áo vàng như vua léo hánh lên Viên đàn hành lễ.

Xin lưu ý là thời Nguyễn chỉ có vua mới được cử hành lễ trên Viên đàn. Có hai lần tế Giao nhà vua không tham dự, xảy ra vào triều Tự Đức (do nhà vua bị ốm) và triều Duy Tân (do vua bị Pháp bắt đi đày). Một vị đại thần phải thay vua làm chủ tế nhưng chỉ được tế ở Phương đàn.

Vậy mà bây giờ, hết ông (cựu) bí thư tỉnh ủy HXM lại đến ông (đương kim) bí thư tỉnh ủy NNT mặc “hoàng bào” bước lên Viên đàn chủ tế. Sau lưng là một đội ngũ quan chức cấp tỉnh, cũng lên Viên đàn tham gia lễ tế. Thật là không nên.

Những lý thuyết về CNCS mà Việt Nam đang theo đuổi không thừa nhận thần linh, Trời - Đất, trong khi chế độ quân chủ lại tuân thủ Nho giáo, coi vua là Thiên tử (con Trời) và thừa nhận Trời là vị thần linh tối uy. Hai ý thức hệ này rất khác nhau. Vậy tại sao một ông bí thư tỉnh ủy vô thần lại làm chủ tế tế Trời - Đất. Như vậy không phải là vi phạm nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê Nin mà ông ấy đang phụng sự hay sao? Ông bí thư hay ông chủ tịch tỉnh phải là người vạch hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chỉ đạo quan chức cấp dưới và nhân dân trong tỉnh thực hiện các quyết sách kinh tế - xã hội ấy cho hiệu quả để tạo nguồn thu, phát triển kinh tế, ổn định xã hội, làm cho dân thì giàu, quê hương thì phồn vinh, tươi đẹp. Còn việc “cầu Trời, khấn Phật” thì đâu phải nhiệm vụ của mấy ổng?

Quả thật, chứng kiến 2 lễ tế Giao phục dựng trong năm 2010 và 2012, thấy ông cựu bí thư HXM mặc áo vàng xúng xa xúng xính bước lên Viên đàn tế Trời, tôi thấy sôi máu trong người. Cứ tưởng đến kỳ tế Giao này sẽ khác. Ai ngờ cũng y như thế.

Làm lãnh đạo ở các tỉnh thành khác, có thể chỉ cần giỏi về chính trị, hiểu về kinh tế là ổn. Nhưng làm lãnh đạo ở Thừa Thiên Huế, ngoài những tiêu chuẩn đó, quý vị cần phải biết lịch sử - văn hóa xứ Huế để cư xử cho đúng mực. Đừng vì không hiểu biết mà bôi nhọ lịch sử và chà đạp văn hóa như quý vị đã làm. Nếu chưa bị Trời - Đất trừng phạt, thì quý vị cũng đã trở thành bia miệng cho người đời chê cười vì những “trò hề” của mình. Tôi nói thiệt đó.

T.Đ.A.S

TB: Toàn văn bài viết về lễ hội cung đình triều Nguyễn và ý kiến của cá nhân tôi về việc phục dựng các lễ hội này được lưu giữ ở địa chỉ: http://voque.org/index.php/ngh-s-hu-mainmenu-28/vn-hc-mainmenu-47/1193-nha-nghien-cu-vn-hoa-trn-c-anh-sn
Sau đó tôi có bổ sung hoàn chỉnh thành tham luận tại hội thảo VNH lần thứ 4 (2012). Ai có nhu cầu tham khảo để biết thêm thông tin thì click vào đường dẫn trên để xem hoặc đọc ở tập 2, bộ kỷ yếu 5 tập của Hội thảo VNH lần thứ 4 vừa được Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam xuất bản.

Nguồn: FB Trần Đức Anh Sơn.
TS. Trần Đức Anh Sơn sinh 1967 tại Huế. Tốt nghiệp khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học Huế) năm năm 1989. Năm 2002, bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về đề tài “Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn” (Đồ sứ men lam Huế). Từ 1990 – 1993, làm hướng dẫn viên du lịch. Từ 1993 – 1995, làm cán bộ nghiên cứu về lịch sử, bảo tồn tại Trung tâm BTDTCĐ Huế. Sau đó làm Phó giám đốc (1995 -2001), rồi giám đốc (2001 -2007) Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Từ tháng 1.2008, làm Trưởng khoa Việt Nam học của Đại học Phan Chu Trinh (Quảng Nam). Tháng 1.2009 đến nay, làm việc tại Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng với các chức danh Trưởng phòng Nghiên cứu Xã hội Nhân văn và bây giờ là Phó viện trưởng phụ trách lĩnh vực Xã hội Nhân văn.

Quê Choa: Đốt tiền dân làm sách giáo khoa: Chuyện cũ nhắc lạ...

Quê Choa: Đốt tiền dân làm sách giáo khoa: Chuyện cũ nhắc lạ...:      Nhà văn Vũ Ngọc Tiến Khoảng 10 ngày vừa qua,   “Dự án đổi mới Chương trình và Sách giáo khoa” (CT&SGK) của Bộ GD&Đ...

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Dương Chí Dũng chưa phải chết...tội chết dành cho những thằng tệ hại hơn đang nhỡn nhơ...

Vợ chồng Dương Chí Dũng mừng ra mặt khi tòa hoãn tuyên án

(Dân trí) - Dương Chí Dũng rời phòng xử án trong tiếng gọi như hò reo, mừng rỡ của người thân. Bị cáo cười hớn hở, giơ tay vẫy: “Cảm ơn mọi người. Tôi nhớ mọi người lắm”. Vợ bị cáo đứng bên hông xe thùng cười tươi rói, mãn nguyện chúc chồng: “Đêm nay ngủ ngon nhé!”.
 
Buổi tuyên án chung cuộc chiều 25/4 theo kế hoạch của HĐXX phúc thẩm của TAND tối cao tại Hà Nội không diễn ra. Nhận thấy còn nhiều điểm chưa rõ trong vụ án, tòa quyết định quay lại xét hỏi thêm. “Cửa” hi vọng rõ ràng lại mở bung với các bị cáo đang đối mặt với mức án cao nhất.
Hết giờ làm việc, bị cáo “đầu vụ” Dương Chí Dũng rời tòa với niềm vui hân hoan thấy rõ. Bị cáo được đưa ra sau cùng trong đoàn. Vừa thấy bóng Dũng ở cửa phòng, tiếng gọi, vẫy hỉ hả rộ lên từ ngoài bờ tường bao bên hông tòa. Một giọng nữ nổi trội lên: “Bố ơi, con yêu bố!”.
Vợ chồng Dương Chí Dũng mừng ra mặt khi tòa hoãn tuyên án
Dương Chí Dũng vừa đi vừa quay người đáp lại: “Bố yêu con!”, rồi hua tay qua phía những người quen: “Cảm ơn nhé. Chúc sức khỏe các anh nhé!”.
Những người đi theo cũng liên tục động viên: “Cố gắng, cố gắng, còn ngày thứ 2 nữa cơ mà” (sáng thứ 2 tuần tới, tòa tiếp tục nội dung tranh luận - PV).
Vợ chồng Dương Chí Dũng mừng ra mặt khi tòa hoãn tuyên án
Trên xe thùng, cựu Chủ tịch Vinalines tiếp tục cười tươi, hồ hởi nói lời cảm ơn kèm theo cái chắp tay chào để diễn tả sự cảm kích với những người đã ủng hộ. "Tôi nhớ mọi người lắm!" - bị cáo nói to trước khi cửa xe thùng đóng lại.
Bên hông xe, cố nghển cổ hướng lên ô cửa thông gió phía gần nóc xe, vợ Dương Chí Dũng không giấu niềm vui, giơ nắm tay như ra hiệu ăn mừng với chồng. Trong suốt phiên xử, chưa lúc nào thấy bà cười tươi, vui vẻ, thoải mái như vậy. Vẫy chào tạm biệt chồng, bà còn bắc tay nói to để Dương Chí Dũng có thể nghe được: “Đêm nay ngủ ngon nhé!”. Bà còn chạy theo chiếc xe ra đến tận cổng tòa.
Vợ bị cáo giơ nắm tay như ra hiệu mừng chiến thắng với chồng.
Vợ bị cáo giơ nắm tay như ra hiệu mừng chiến thắng với chồng.
Vợ bị cáo giơ nắm tay như ra hiệu mừng chiến thắng với chồng.
Trao đổi về diễn biến bất ngờ của phiên xử, luật sư Hoàng Huy Được nhận định, việc HĐXX phúc thẩm hoãn tuyên án chiều nay rõ ràng cho thấy các bị cáo “trọng tội” vẫn còn hi vọng về “cửa sinh”, về một bản án khác với án sơ thẩm. Rõ ràng, còn nhiều vấn đề tòa thấy chưa rõ ràng, chưa thể tuyên án.
Trở lại phần xét hỏi, nội dung thẩm vấn của tòa hướng vào mảng tội “tham ô tài sản” với tình tiết về lời khai tuyên thệ của GĐ công ty AP Goh Hoon Seow, về thỏa thuận hợp đồng “ăn chia” trong thương vụ ụ nổi 83M từ bên Nga, về vai trò của bị cáo Trần Hải Sơn trong việc thương thảo hợp đồng, nhận tiền và chia khoản tiền lại quả 1,666 triệu USD cho các “sếp” Dũng, Phúc…
P.Thảo

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Tại sao không khai bệnh để xin hoãn xử?

Dương Chí Dũng: “Cho bị cáo được sống chờ ngày minh oan”

24/04/2014 18:32 (GMT + 7)
TTO - Chiều 24-4, sau ba ngày xét xử, hội đồng xét xử Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội cho các bị cáo nói lời sau cùng trước khi nghỉ nghị án.
Dương Chí Dũng nói lời sau cùng tại tòa (ảnh T.L chụp màn hình)
Nói lời sau cùng tại tòa, bị cáo Dương Chí Dũng cho biết rất hối hận và mong được sống để chờ đến ngày được minh oan. Dưới đây là lời nói sau cùng của Dương Chí Dũng:
“Thưa HĐXX, bị cáo với cương vị là cán bộ quan trọng của Vinalies, đã để ra sai phạm tiêu cực nghiêm trọng như thế này, bị cáo rất hối hận và những ngày vừa qua rất đau khổ trong trại, bị cáo thành tâm nhận thức về trách nhiệm của mình, xin lỗi Đảng, nhà nước, nhân dân.
Trước pháp luật bị cáo không thể nhận những việc không có, bởi nó có thể đánh đổi lấy tính mạng của mình. Bị cáo không thể không suy nghĩ được. Mong HĐXX cân nhắc rất kỹ lưỡng, khách quan, nếu chưa đủ chứng cứ thì cho bị cáo giảm nhẹ hình phạt để chờ sự thật, để không bị oan cho bị cáo. Bị cáo không trốn tránh tội, nếu nhận một đồng bị cáo sẽ chịu tội.
Bản thân bị cáo rất tâm huyết với ngành nghề. Năm 2005 bị cáo được vào Tổng công ty. Bị cáo không có mục đích cá nhân gì, chỉ mong phát triển ngành tàu biển. Mỗi năm phải đưa tàu ra nước ngoài sửa mất hàng trăm triệu đô. Bị cáo làm điều gì đó cho ngành nhưng không thành công giờ cũng thành tội cũng là điều đau đớn với bị cáo.
Bố đẻ bị cáo năm nay 91 tuổi, cả nhà phải giấu việc 2 anh em bị cáo. Cụ hiện bị bệnh tim, mẹ bị cáo 81 tuổi, tham gia kháng chiến, huy chương kháng chiến hạng nhất, bố mẹ tham gia kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Mẹ vợ cũng theo cách mạng, gia đình truyền thống, em trai, em gái em rể đều công an. Cả gia đình cách mạng.
Bị cáo cũng phấn đấu, giờ rất buồn. Chỉ mong… không phải bị cáo sợ đâu, Nếu làm bị cáo sẵn sàng nhận. Mong HĐXX hết sức thận trọng. Bị cáo thành khẩn, rất ăn năn, rất mong xem xét cho bị cáo. Bị cáo sẽ vận động gia đình, dù bao nhiêu đi nữa cũng bán để khắc phục trách nhiệm. Nếu bị oan bị cáo vẫn khắc phục. Nhưng cho bị cáo được sống để đế lúc được minh oan cho bị cáo. Nếu không đến lúc đó không còn gì nữa.
Bị cáo yêu gia đình, yêu đất nước. Một lần nữa xin cảm ơn Đảng, nhà nước và nhân dân. Mong thiết tha xem xét xự việc này. Xin lỗi Đảng, nhà nước, nhân dân và mong HĐXX xem xét cho bị cáo…”
Tất cả các bị cáo còn lại đều xin tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt trong lời sau cùng.
Căng thẳng
Trong chiều 24-4, phiên tòa xét xử phúc thẩm Dương Chí Dũng và các đồng phạm trở nên căng thẳng khi đại diện VKS và các luật sư tiến hành tranh luận. Các luật sư cho rằng đại diện VKS không đưa ra được chứng cứ, lập luận cụ thể với từng yêu cầu làm rõ vấn đề của luật sư. Hội đồng xét xử nhiều lần ngắt lời các luật sư yêu cầu không nói lại nhưng điều đã trình bày.
LS Trần Đình Triển (bào chữa cho Dương Chí Dũng) bày tỏ sự bức xúc khi cho rằng hội đồng xét xử ngồi đó để nghe tranh tụng giữa luật sư và VKS chứ không phải để ngăn cản luật sư. HĐXX đã nhiều lần đề nghị luật sư Triển ngồi xuống.
Đại diện VKSND tối cao cho biết trước những con người bị xử mức án cao nhất, VKS đã cẩn trọng xem xét khách quan, toàn diện chứng cứ vụ án. “Chúng tôi phải có trách nhiệm trước Nhà nước, trước pháp luật và trước dân. Chúng tôi có đủ căn cứ và niềm tin để giữ nguyên quan điểm như đã trình bày tại bản luận tội”- Đại diện VKS cho biêt.
Trước đó, khi được trình bày tại tòa, bà Phạm Thị Mai Phương (vợ Dương Chí Dũng) cho biết gia đình bà đã bán hết tài sản để khắc phục hậu quả vụ án và không muốn chồng bà phải chết. Với sự cố gắng, nỗ lực của gia đình, bà tha thiết xin tòa xem xét giảm án cho Dương Chí Dũng, cho Dương Chí Dũng được tha tội chết.
Bà Vân (vợ bị cáo Mai Văn Phúc) cũng cho biết đã rất cố gắng đi vay mượn để khắc phục hậu quả, mong cứu tính mạng cho Mai Văn Phúc.
“Nếu chồng tôi được xem xét giảm nhẹ tội chết thì phải làm bất cứ thứ gì tôi cũng chấp nhận . Gia đình tôi và dòng tộc mong muốn chồng tôi được tha tội chết” - Bà Vân nói trước tòa.
Dự kiến 14g ngày 25-4, tòa tuyên án.
TÂM LỤA

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Có dám từ chức hay không mới đáng nói

(Dân trí) - Lãnh đạo, quản lý từ cấp phó trưởng phòng và tương đương trở lên được từ chức nếu thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; có thể được xin từ chức do nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, đơn vị mình hoặc cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình.
Đó là nội dung tại dự thảo nghị định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm và luân chuyển đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý.

“Được từ chức”, một quy định bằng văn bản mang tính pháp lý, nếu được ban hành chính thức, liệu nó có tác động tích cực vào thực tiễn  hay không thì hãy chờ. Tuy nhiên, cũng xin bàn thêm ở khía cạnh tự giác của cá nhân.

Trước hết xin được đặt ra vấn đề, nếu không có quy định này, thì lãnh đạo có quyền từ chức hay không? Bản thân tự thấy mình không đủ năng lực, không đủ uy tín hay có sai phạm thì bất cứ ai cũng có quyền từ chức, cho dù có không có quy định “được từ chức”.

Chẳng lẽ, một người bất tài, làm không được việc xin từ chức nhưng cấp trên không cho từ chức vì không có quy định? Chỉ sợ rằng, bất tài mà còn tỏ ra nguy hiểm, cứ ngồi đó cản đường người khác.

Đưa quy định “được từ chức” vào trong nghị định để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến tổ chức cán bộ chặt chẽ và mang tính pháp lý cũng rất tốt. Nhưng bản chất của việc từ chức là ở chỗ khác, đó là nhận thức, bản lĩnh, lòng tự trọng của cá nhân.

Từ trước đến nay, chưa thấy mấy ai từ chức không phải vì không có quy định “được từ chức”, mà vì không có con người dám từ chức.  Sai phạm khắp nơi, tham nhũng, hối lộ, làm ăn thua lỗ, ngoại trừ những trường hợp bị khởi tố, còn lại vẫn bình chân như vại, thậm chí được cất nhắc lên vị trí cao hơn. Đơn cử như Dương Chí Dũng, làm ăn bê bết từ khi còn lãnh đạo các doanh nghiệp, trong đó có Vinalines, mà vẫn được đề bạt làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Nếu không bị truy tố ra tòa vì hành vi tham ô, thì còn lâu Dương Chí Dũng mới từ chức, thậm chí có thể lên chức cao hơn.

Nhiều người như Dương Chí Dũng, nhưng chưa bị lộ mà thôi.

“Được từ chức nếu thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao” quả thật là một quy định rất “lý tưởng”. Nếu như lãnh đạo ở các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp nhà nước tự nhận thức được mình không còn đủ uy tín và xin từ chức thì đất nước này đã khác lâu rồi.

Sẽ không ai tự cho mình không đủ uy tín, mà đa số cho rằng họ vẫn còn uy tín. Giả sử có người tỉnh táo nhận ra mình bị mất uy tín, nhưng cũng sẽ có trăm ngàn lý do để ngụy biện và bám lấy cái ghế. Từ chức vì thấy mình mất uy tín không dễ, điều này chỉ thấy trên báo chí nước ngoài đưa tin về quan chức của họ.

Nói như vậy không phải mất niềm tin vào sự tự trọng trong đội ngũ cán bộ công chức lãnh đạo, nhưng đối diện với thực tế hơn là mơ hồ hoang tưởng.

Tuy nhiên, cũng hy vọng rồi đây sẽ có nhiều trường hợp xin từ chức vì thấy mình không có uy tín.


Lê Chân Nhân

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

THẾ THIÊN HÀNH ĐẠO

Lễ Tế trời ở đàn Nam Giao

Ngày xưa, các bậc đế vương coi mình là thiên tử - con trời, mà trời là đấng chí tôn giữ gìn vận mệnh và ban phát hạnh phúc cho muôn dân nên thường năm họ đều tổ chức long trọng lễ tế trời rất. Vì là con trời, thay trời trị dân nên đích thân nhà vua phải đứng làm chủ tế để chứng tỏ hiếu nghĩa của một người làm con.
Dưới triều Nguyễn, lễ tế trời được cử hành tại đàn Nam Giao vào trung tuần tháng hai hàng năm. Trước triều vua Thành Thái, lễ được tổ chức một năm hoặc hai năm một lần. Đến năm Thành Thái thứ 2 (1890), ba năm tế một lần.

Linh thiêng lễ tế đàn Nam Giao

Lúc 3 giờ 30 phút sáng 17.4, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ tế đàn Nam Giao (còn gọi là lễ tế Giao) để cầu quốc thái dân an, phong điều vũ thuận. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm và thiêng liêng, nhất là khi lễ được tế thật, hoàn toàn không sân khấu hóa.




Lễ tế được tổ chức vào rạng sáng,
nhưng đông đảo người dân vẫn chờ đợi để được dâng hương hành lễ


Đàn Nam Giao (chữ Giao có ý nghĩa là vùng đất ngoài thành khoảng một trăm dặm, dùng để tế Trời) được xây dựng từ năm 1806 (hiện thuộc phường Trường An, TP.Huế), là nơi để vua đến tế Trời cầu cho quốc thái dân an, thái bình thịnh trị, phong điều vũ thuận.

Kể từ sau khi chấm dứt chế độ quân chủ thì đây là lần đầu tiên có một lễ tế thật, bài bản và hoàn toàn không sân khấu hóa, không “vua giả” có tính hội hè như đã từng xảy ra vào các năm trước đây.

Chủ trì tế buổi lễ tế Giao năm nay là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế Nguyễn Ngọc Thiện.





Hình ảnh: Festival Huế ... ?
Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế Nguyễn Ngọc Thiện chủ tế lễ tế Giao

Ngay sau khi vị chủ tế kết thúc các nghi lễ, người dân trong trang phục chỉnh tề đã đến dâng hương thành tâm nguyện cầu những điều tốt đẹp cho gia đình, bạn bè, người thân.

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Không phải là Vua nhưng còn hơn cả Vua, festival này...Vua đang ở đâu?

Một cá nhân tiêu biểu được khen thưởng trong đợt “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh“:
Trích: “Ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế tâm sự, ông học ở Bác phong cách dám làm, dám chịu trách nhiệm, khi khó khăn nhất thì người lãnh đạo phải dũng cảm đi đầu …
… Về bản thân mình, ông Hồ Xuân Mãn, với vai trò của một người lãnh đạo, ông nêu lên việc học tập Bác ở quan niệm ‘Dĩ bất biến, ứng vạn biến’”.
Có lẽ ông đã “ứng vạn biến” nên mới thoát vụ “dê gái” ô nhục?
Thế rồi nay ông lại đang đối mặt với cái “án” khai man lý lịch.
Tại sao những câu chuyện đó lại có thể xảy ra và kéo dài dây dưa tới nhiều năm trời như vậy, giờ vẫn chưa tới hồi kết? 
Nhân festival 2014, đọc lại các bài báo dưới đây.

Tuổi trẻ
03/01/2014 08:39 (GMT + 7)
Vụ “Anh hùng khai man thành tích”: Tố cáo đúng sự thật
* Đề nghị hủy quyết định phong tặng danh hiệu anh hùng đối với ông Hồ Xuân Mãn
TT – Ngày 2-1, tại trụ sở Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra trung ương có cuộc làm việc với những người tố cáo chuyện ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, khai man để nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Đoàn công tác mời ba trong bốn người đứng đơn tố cáo là các cựu chiến binh: Hoàng Phước Sum, Hoàng Văn Phận và Hoàng Tiến Dũng đến để thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương và quyết định của Ban Bí thư.
Chỉ có hai thành tích đúng
Tại buổi làm việc, đoàn công tác cho biết qua thẩm tra xác minh, Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận nội dung tố cáo của các cựu chiến binh là đúng sự thật. Trong 17 thành tích của ông Hồ Xuân Mãn báo cáo để nhận danh hiệu anh hùng, chỉ có hai thành tích đúng, tám thành tích là khai man, ba thành tích chỉ với vai trò người tham gia phối hợp chứ không thể là người chỉ huy. Ngoài ra, có bốn thành tích khác của ông Mãn không đủ cơ sở xác định.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương cho biết ông Mãn thoát ly tham gia cách mạng từ năm 1967 chứ không phải năm 1964 (lúc 16 tuổi) như trong báo cáo thành tích của ông. Ông Mãn cũng không tổ chức, chỉ huy một số trận đánh tiêu diệt nhiều sinh lực địch như ông khai. Trong đó, các thành tích tham gia chiến dịch Mậu Thân 1968, tấn công TP Huế và dẫn đường cho Quân đoàn 2 tấn công từ phía bắc vào giải phóng Huế tháng 3-1975 đều không đúng sự thật. Kết luận này cũng khẳng định thành tích ông Mãn khai từ năm 1969 đến ngày 26-3-1975 tổ chức đánh gần 100 trận, tiêu diệt 150 tên địch, phá hủy một máy bay và 37 xe quân sự là không đúng sự thật. Tương tự, các thành tích như phá tan chiến dịch Phượng Hoàng, diệt ác ôn Nguyễn Công Đảng ở xã Phong Sơn đều không phải thành tích của ông Mãn.
Đoàn thanh tra cũng cho rằng việc ông chánh văn phòng Tỉnh ủy xác nhận vào bản thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu cho ông Mãn (lúc đó đang là bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế) là sai, phải xem xét xử lý trách nhiệm.
Tại buổi làm việc, đoàn công tác công bố công văn của Văn phòng Trung ương Đảng do ông Trần Văn Thành (phó chánh văn phòng) ký. Công văn nêu rõ: tại phiên họp ngày 17-12-2013, sau khi xem xét báo cáo của Ủy ban Kiểm tra trung ương về kết quả giải quyết tố cáo ông Hồ Xuân Mãn, Ban Bí thư quyết định những vấn đề như sau: “Đồng ý với đề nghị của Ủy ban Kiểm tra trung ương, đề nghị các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đối với đồng chí Hồ Xuân Mãn theo đúng quy định của Luật thi đua – khen thưởng. Giao Ủy ban Kiểm tra trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm, khuyết điểm trong việc xét phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho đồng chí Mãn”.
Công văn của Văn phòng Trung ương Đảng còn cho biết ông Hồ Xuân Mãn đang mắc bệnh hiểm nghèo theo tờ trình của hội đồng chuyên môn Bệnh viện Sức khỏe miền Trung nên chưa xem xét kỷ luật đối với ông Mãn. Lúc nào cơ quan có thẩm quyền xác nhận ông Mãn hết bệnh hiểm nghèo sẽ tiến hành kỷ luật. Đây chỉ là tạm hoãn chứ không phải không kỷ luật.
Sẽ xử lý các cơ quan tham gia đề nghị
Chiều 2-1, ông Nguyễn Ngọc Thiên, bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế, cho biết theo thông báo của Ủy ban Kiểm tra trung ương, tỉnh sẽ triển khai những phần việc thuộc về trách nhiệm của tỉnh. Trong đó, tỉnh sẽ xem xét trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cho tỉnh trong việc xác nhận hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng của ông Mãn. Việc xem xét và xử lý cụ thể sẽ có thông báo sau.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ông Mãn do UBND tỉnh lập tờ trình. Hồ sơ đề nghị gồm có: tờ trình của chủ tịch UBND tỉnh, có ý kiến nhất trí đề nghị bằng văn bản của tỉnh ủy, báo cáo thành tích của ông Mãn có xác nhận của tỉnh ủy, biên bản đề nghị tặng danh hiệu anh hùng của hội đồng thi đua – khen thưởng tỉnh.
Trước đó, Huyện ủy Phong Điền, UBND huyện Phong Điền (nơi hoạt động của ông Mãn thời kháng chiến) cũng có văn bản đề nghị. Hồ sơ này còn được xác nhận bởi hệ thống cơ quan quân sự gồm: Ban chỉ huy quân sự huyện Phong Điền, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế, Bộ tư lệnh Quân khu 4 và Bộ Quốc phòng. Ban thi đua – khen thưởng trung ương thẩm định hồ sơ trên cơ sở đề nghị của tỉnh, ý kiến của các cơ quan quân sự và đề nghị của Hội đồng thi đua – khen thưởng trung ương. Tháng 8-2010, ông Mãn được phong tặng danh hiệu anh hùng trước khi về hưu một tháng.
NGUYÊN LINH – MINH TỰ
———–
RFA – Đài Á Châu Tự Do
1-2-2010
Trân Văn, phóng viên RFA
Những điều ông Hồ Xuân Mãn học từ ông Hồ Chí Minh?
Cuối tháng vừa qua, Ban Chỉ đạo cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tổ chức tuyên dương các tập thể, cá nhân được xem là điển hình trong ba năm thực hiện cuộc vận động đó.
Chuyện về một điển hình

Trong số hàng trăm tập thể, cá nhân được xem là điển hình của ba năm “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, có ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông Mãn đã học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào? Trân Văn tổng hợp báo chí trong nước và dư luận dân chúng qua các diễn đàn điện tử, các blog để tường trình.
Cách nay khoảng 5 năm, trên số 327, ra ngày 26 tháng 11 năm 2005, tờ Lao Động, cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam đăng một bài viết ngắn, với tựa là “Đất cố đô có vua”. Tác giả bài viết có tựa vừa dẫn kể rằng:
Mấy hôm nay, nơi tôi đang sống, từ lề đường đến công sở, đi đâu cũng nghe người dân, cán bộ, nhỏ to đầy hả hê chuyện ông “quan” to nhất tỉnh vừa bị một nữ tiếp viên nhà hàng “dạy” cho bài học muối mặt về ứng xử với phụ nữ ngoài xã hội.
Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó!

Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”! Cái tát làm cả nhà hàng “chết lặng” như… sóng thần xuất hiện!
Chuyện đến đây chưa hẳn đã có đoạn kết tệ hại, nếu “quan” hành xử như một người có văn hoá (lỡ có tí bia rượu), chẳng hạn nói một lời xin lỗi. Đàng này, sau một lúc bỏ đi vào nhà vệ sinh, “quan” quay trở ra, mặt hầm hầm chỉ tay, lớn tiếng: “Đuổi, đuổi ngay cô tiếp viên không biết làm việc kia!”.
Tất nhiên chủ quán thanh toán tiền công và cho cô nghỉ việc ngay sau đó. Chưa hết, “quan” còn doạ sẽ cho đóng cửa, không chỉ nhà hàng này mà còn cả…các nhà hàng bên cạnh!
Tác giả bài viết “Đất cố đô có vua” kể thêm rồi nêu một số thắc mắc: Theo giới thạo tin “mật” thì việc ông “quan” này vào các nhà hàng ruột của mình rồi ôm hôn các cô tiếp viên và “hơn thế” giữa thanh thiên bạch nhật như đã dẫn ở trên là“chuyện thường ngày ở huyện”. Nhưng lâu nay, các cô phần khiếp uy của “quan”, phần vì miếng cơm manh áo đành nuốt nhục, im lặng. Cái tát vừa rồi thật ra là … “đi đêm lắm có ngày gặp ma” mà thôi.
Người viết bài này đã nghĩ mãi vẫn không lý giải thỏa đáng về hành vi của “quan”.
Chẳng lẽ, “quan” cho rằng xã hội bây giờ không có “vua”, cũng không có “dân”, nên không cần nhìn trước nhìn sau khi thực hiện những hành vi không xứng đáng với trọng trách như thế?
Hay là “quan” cho rằng, ta là “vua” của đất cố đô này nên ta muốn làm gì cũng được?
Tuy tạo ra sự xôn xao lớn trong dư luận, song giống như nhiều sự kiện khác từng xảy ra tại Việt Nam, bài “Đất cố đô có vua” nhanh chóng rơi vào quên lãng vì lãnh đạo Đảng, Nhà nước không chỉ đạo xác minh, xử lý dù nhân vật chính được xác định là vị quan “to nhất tỉnh”.
“Tấm gương tiêu biểu”
Đến cuối tháng vừa qua, bài “Đất cố đô có vua” được rất nhiều diễn đàn điện tử và


blog đồng loạt đăng trở lại, ngay sau khi có tin, ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh ủy của khu vực “cố đô”, được công nhận là một điển hình suốt ba năm thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Cũng thời điểm này, ông Hồ Xuân Mãn đã xuất hiện trên nhiều tờ báo trong nước để tự giới thiệu về mình với tư cách một “tấm gương tiêu biểu”, trong việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đồng thời công bố một số số liệu nhằm chứng minh, tỉnh Thừa Thiên – Huế, nơi đang được ông lãnh đạo đã đạt nhiều thành tích quan trọng: Chẳng hạn, trước đây, tỷ lệ người nghèo ở Thừa Thiên – Huế là 28% nhưng nay chỉ còn 8%. Thừa Thiên – Huế đã giúp 31.000 người thiểu số có nhà “4 cứng”. Thừa Thiên – Huế luôn là địa phương “nói đi đôi với làm”…
Ngay sau đó, một cư dân của Thừa Thiên Huế là ông Hà Văn Thịnh – hiện đang giảng dạy tại Đại học Khoa học Huế – đã viết bài “Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy”, gửi cho báo điện tử VietNamNet. Về tính chất, “Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy” trên VietNamNet giống như “thư chất vấn” của một trí thức sống tại Huế, gửi cho ông Hồ Xuân Mãn.
Trong “thư chất vấn” ấy, ông Hà Văn Thịnh nêu ra hàng loạt vấn đề, chẳng hạn: Nếu Thừa Thiên – Huế đã giảm được trên 70% số hộ nghèo chỉ trong một nhiệm kỳ lãnh đạo thì đó là một kỷ lục, không chỉ đối với Việt Nam mà là cả thế giới!
Đây là thành tích cần phải được nhân rộng cho 62 tỉnh, thành khác học tập. Và, tôi cho rằng nếu bỏ qua điều này là một sự lãng phí tài năng ghê gớm. Vấn đề là ở chỗ dư luận muốn biết bằng cách nào, kinh phí lấy từ nguồn nào, các công đoạn của nó được tiến hành ra sao, bởi vì trên thực tế, không thấy tỉnh Thừa Thiên – Huế có những đổi thay đột biến để tạo nên đột biến ghê gớm kể trên?

Ông Hà Văn Thịnh nhấn mạnh: Người viết bài này đã sống và làm việc ở tỉnh Thừa Thiên – Huế 33 năm, đã chứng kiến sự thay đổi của nhiều lãnh đạo nhưng chưa hề thấy bất kỳ sự thay đổi thực sự nào từ ý tưởng, cách làm việc của những người lãnh đạo ấy.
Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ vị lãnh đạo nào về đề tài này. Chỉ cần bước qua đèo Hải Vân là thấy xấu hổ vì mình là người Huế. Sự đủng đỉnh của Huế, tính bảo thủ muôn đời của nó là điều ai cũng biết. Thật là buồn khi mình gắn bó với một quê hương mà quê hương ấy chỉ thay đổi gọi là, phát triển gọi là…
Là người dân, rất ước mong rằng các vị lãnh đạo hãy nói được sau khi đã làm được. Xin ông Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TTH trả lời những câu hỏi của tôi.
Ông Hồ Xuân Mãn có trả lời thư chất vấn của ông Hà Văn Thịnh hay không (?). Chúng tôi đã tìm nhưng chưa thấy. Kết quả duy nhất mà chúng tôi được biết là báo điện tử VietNamNet đã lột bài “Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy”, của ông Hà Văn Thịnh ra khỏi website của họ.
Trên công luận và trong dư luận, ông Hồ Xuân Mãn còn được nhắc đến như một hoàng đế ở cố đô. Trong bài viết “Không phải là vua nhưng mộng ước cũng như… vua!”, ông Trương Duy Nhất, một nhà báo Việt Nam kể trên blog của ông về Lễ tế Nam Giao trong Festival Huế 2008: Tôi… hoảng hồn khi thấy trong nhóm quan chức phưỡn bụng trên thượng đàn trong lễ tế có một vị khoác… hoàng bào. Đó là ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên- Huế. Sao ông Mãn dám… liều thế nhỉ? Hay ông nghĩ mình là … Vua?
Cũng trong bài viết vừa dẫn, nhà báo Trương Duy Nhất tâm tình: Chỉ xin nhắc mấy chuyện nhỏ. Mấy chuyện mà càng ngẫm càng thấy… sợ! Người ta đã đùa giỡn bậc tiền nhân, chọc ngoáy ông… Giời, và nhạo báng thần linh! Kinh thật!
Vì sao blogger Trương Duy Nhất nhắc đến tiền nhân, trời, thần và ông cảm thấy “kinh”? Tổng hợp một số tin đã đăng trên một số tờ báo ở Việt Nam như: Tuổi Trẻ, Giác Ngộ,… người ta được biết, hai lần Thừa Thiên – Huế tổ chức Festival là hai lần trời nổi dông, gió to, mưa lớn và sau đó sấm sét đánh xuống hoàng thành Huế, đúng vào lúc các quan chức chính quyền, từ Trung ương đến địa phương thực hiện nghi lễ tế cáo trời đất. Lần thứ nhất, sét đánh sập cửa An Hoà hôm 4 tháng 6 năm 2008 và lần thứ hai, sét đánh sập cửa Quảng Đức hôm 24 tháng 3 năm 2009!
Còn bao nhiêu tấm gương tiêu biểu?
Ông Hồ Xuân Mãn chỉ là một trong hàng trăm cá nhân, hàng chục tập thể được tuyên dương là “những tấm gương tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân cả nước đã có nhiều thành tích trong học tập và nhất là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ba năm vừa qua.
Thật ra không phải chỉ trong ba năm gần đây, Đảng và chính quyền Việt Nam mới yêu


cầu toàn Đảng, toàn dân học tập Hồ Chí Minh.
Tháng 3 năm 2003, Trung ương Đảng đã từng phát động một đợt “học tập tư tưởng Hồ Chí Minh”. Ba năm sau, Bộ Chính trị quyết định mở rộng đợt học tập này.
Theo một chỉ thị do Tổng Bí thư Đảng CSVN ký thì sau khi học tập “tư tưởng Hồ Chí Minh”, toàn Đảng, toàn dân còn cần “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, từ năm 2007 cho tới hết nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng CSVN, mãi tới đầu năm 2011 mới kết thúc.
Năm nay, chủ đề trọng tâm của cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sẽ là: “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, Đảng là đạo đức, là văn minh”.
Năm nay, liệu sẽ có thêm bao nhiêu “tấm gương tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân cả nước đã có nhiều thành tích trong học tập và nhất là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” như ông Hồ Xuân Mãn?
———-
Lao động
LĐ số 327 Ngày 26.11.2005 Cập nhật: 10:11:57 – 26.11.2005
Đất cố đô có “vua”!
Mấy hôm nay, nơi tôi đang sống, từ lề đường đến công sở, đi đâu cũng nghe người dân, cán bộ, nhỏ to đầy hả hê chuyện ông “quan” to nhất tỉnh vừa bị một nữ tiếp viên nhà hàng “dạy” cho bài học muối mặt về ứng xử với phụ nữ ngoài xã hội.
Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ở ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”! Cát tát làm cả nhà hàng “chết lặng” như… sóng thần xuất hiện!
Chuyện đến đây chưa hẳn đã có đoạn kết tệ hại nếu “quan” hành xử như một người có văn hoá (lỡ có tí bia rượu), chẳng hạn nói một lời xin lỗi. Đàng này, sau một lúc bỏ đi vào nhà vệ sinh, “quan” quay trở ra, mặt hầm hầm chỉ tay, lớn tiếng: “Đuổi, đuổi ngay cô tiếp viên không biết làm việc kia!”. Tất nhiên chủ quán thanh toán tiền công và cho cô nghỉ việc ngay sau đó. Chưa hết, “quan” còn doạ sẽ cho đóng cửa, không chỉ nhà hàng này mà còn cả… các nhà hàng bên cạnh! (YÁ tưởng này thật… khó hiểu!).
Theo giới thạo tin “mật” thì việc ông “quan” này vào các nhà hàng ruột của mình rồi ôm hôn các cô tiếp viên và “hơn thế” giữa thanh thiên bạch nhật như đã dẫn ở trên là “chuyện thường ngày ở huyện”. Nhưng lâu nay, các cô phần khiếp uy của “quan”, phần vì miếng cơm manh áo đành nuốt nhục, im lặng. Cái tát vừa rồi thật ra là… “đi đêm lắm có ngày gặp ma” mà thôi.
Người viết bài này đã nghĩ mãi vẫn không lý giải thoả đáng về hành vi của “quan”. Chẳng lẽ, “quan” cho rằng xã hội bây giờ không có “vua”, cũng không có “dân”, nên không cần nhìn trước nhìn sau khi thực hiện những hành vi không xứng đáng với trọng trách như thế? Hay là “quan” cho rằng, ta là “vua” của đất cố đô này nên ta muốn làm gì cũng được?

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

ĐAU ĐÁU...

Chẳng phải là mất nước từng phần là gì?

Nguyễn Trọng Vĩnh 
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
TQ tuồn đủ mọi hàng hóa rẻ tiền vào lũng đoạn thị trường nước ta, bóp nghẹt mọi sản phẩm của ta; họ thực hiện mọi thủ đoạn thâu tóm kinh tế nước ta đồng thời phái thương nhân vào phá hoại kinh tế của ta; về chính trị, họ cũng chi phối phía ta; về quân sự, họ không ngừng lấn, cướp biển đảo của ta, bắt tàu cá, tịch thu tài sản, đánh thuyền viên, đâm hỏng tàu, bắn ngư dân, phá mọi hoạt động của ta trong thềm lục địa của mình, báo chí của họ luôn đe dọa dùng vũ lực với ta. Mọi sự việc nêu trên, những ai quan tâm theo dõi đều đã biết cả.

Tình hình còn nguy hiểm và bức xúc hơn là chúng ta đương mất nước từng phần vào tay những nhà cầm quyền TQ, và sẽ mất nữa:
Trước đây họ đã mua được hàng ngàn ha rừng biên giới, một đoạn bãi biển Đà Nẵng, người Việt Nam không ai vào được. Thế là mất chủ quyền, cũng là mất một phần đất nước vào tay TQ.
Vài năm gần đây, họ đổ tiền vào đầu tư bất động sản, địa ốc, những nơi ấy họ đã xây nhà hay chưa cũng là lãnh địa của họ rồi.
Họ chi 40 triệu đôla mua hơn 6 triệu cổ phiếu của Công ty Vinacafe Biên Hòa, trở thành cổ đông lớn thứ 2 của công ty. Họ tăng cường mua cổ phần của nhiều công ty nước ta, đến một lúc họ mua được 51% cổ phần, sẽ biến thành công ty của TQ, những mảnh đất mà các công ty này tọa lạc sẽ nghiễm nhiên trở thành đất của TQ.
Tập đoàn Yulun, Giang Tô xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm tại Vụ Bản, Nam Định chiếm 80.000 m2 đất. Lấy Tập đoàn dệt may Việt Nam làm bình phong, TQ dự kiến xây dựng nhà máy dệt tại huyện Nghĩa Hưng chiếm diện tích khoảng 1.500 ha.
Theo một người dân Kỳ Anh nói: “Người TQ hầu như đã làm chủ thức tế huyện Kỳ Anh”.
Họ xây dựng tường cao tốc dọc phía Đông đường quốc lộ suốt từ Kỳ Anh qua Cẩm Xuyên đến chân Đèo Ngang, phía trong bức tường ra biển, họ là gì trong đó không ai biết được.
Họ thuê cảng Cửa Việt (Quảng Trị). Họ được Đài Loan nhượng dự án khu kinh tế Formosa bao gồm cả cảng Vũng Áng chiếm một diện tích rất rộng, riêng cảng là 3.300 ha. Cảng Vũng Áng là điểm cực kỳ xung yếu, nó là yết hầu của miền Trung, TQ làm chủ, khi họ trở mặt, họ có thể khống chế đường giao thông của ta cả trên bộ lẫn trên biển, chia cắt nước ta làm 2 phần. Cửa Việt và Vũng Áng, họ cấm người ra vào, có thể họ đương xây dựng thành căn cứ quân sự.
Tóm lại, những nơi mà TQ thuê, mua, đầu tư đã trở thành lãnh địa của TQ. Người Việt Nam, công an, chính quyền địa phương không được vào, ngay cả công trường nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân do TQ thầu đương xây dựng, phó Giám đốc công an tỉnh Bình Thuận cũng không được vào. Thế là tất cả những nơi nói trên, ta mất chủ quyền, chẳng phải là mất nước từng phần là gì?
Những nơi TQ thuê, mua, đầu tư họ đều đưa người của họ sang làm. TQ trúng thầu 90% công trình trọng điểm của nước ta. Bằng nhiều thủ đoạn, bất chấp luật pháp của nước ta, họ đưa ồ ạt lao động phổ thông vào. Thế là họ vừa thực hiện được mục đích di dân vừa bố trí được đội quân thứ 5 hàng vạn người rải khắp nước ta. Rất nhiều người trong số họ lấy vợ Việt Nam, sau thời hạn 50, 70 năm sẽ có hàng trăm “làng TQ” trong nước ta.
Cứ đà này, sớm muộn nước ta sẽ trở thành “thuộc quốc” hoặc “thuộc địa kiểu mới” của chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Đại Hán!
Vì đâu nên nỗi?
Phải nói thẳng ra đây là trách nhiệm của các cấp nắm quyền của ta từ dưới lên trên.
Hoặc do mê muội bởi “16 chữ, 4 tốt”, “cùng ý thức hệ”, mà không thấy được giới cầm quyền TQ miệng thì nói “hữu nghị”, nhưng hành động thì ác độc, đầu óc thì thâm hiểm, nên tạo cho họ mọi sự dễ dàng. Làm gì có “cùng chung ý thức hệ”? Từ khi Đặng Tiểu Bình nói: “Mèo trắng, mèo đen, mèo nào bắt được chuột là mèo tốt” thì họ đã đi theo con đường TBCN rồi, dù vẫn nêu xây dựng CNXH đặc sắc TQ. Còn ở nước ta, tuy tên nước vẫn là XHCN, nhưng trong nội dung có gì là XHCN đâu!?
Hoặc do không tiếp thụ được ý chí quật cường của cha ông, nên tự ty, tự cho mình là nước nhỏ, quân yếu, nhân nhượng họ cho yên, vẫn giữ được quyền, được ghế.
Hoặc quá sợ họ đánh, nên họ đề xuất gì, yêu cầu gì đều chấp nhận; họ sai trái, vi phạm luật pháp của ta, không dám xử lý.
Hoặc có vị “ăn xôi chùa ngọng miệng”, quyền ký thì ký, quyền bỏ qua thì bỏ qua, để mặc họ muốn gì cũng được.
Hoặc chỉ thấy tiền, cho thuê, bán, cho đầu tư, cấp dự án, thì được tiền, tiền cho ngân sách đồng thời cho cả cá nhân, cho nhóm lợi ích, bất chấp sự nguy hại cho đất nước, đúng là “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.
Phải làm gì?
1. Nhân dân kêu gọi những ai trong bộ máy cầm quyền còn tâm huyết với dân tộc, với Tổ quốc hãy đấu tranh thực hiện dân chủ, quay lại với dân, dựa vào sức mạnh của dân ngăn chặn mối nguy cho đất nước.
2. Các tổ chức, các lực lượng yêu nước liên kết nhau thành sức mạnh đấu tranh quyết liệt loại bỏ những hình bóng của loại Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, ủng họ người có thực đức, thực tài xuất hiện cùng nhau giữ độc lập, tự chủ và đưa đất nước tiến lên.
Xây dựng tuyến đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội là chuốc họa.
Tôi rất tâm dắc với suy nghĩ của bạn Hoàng Mai về con đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội, cho rằng: “Mục đích trước mắt của tuyến đường này là để hàng hóa TQ xâm nhập Việt Nam một cách nhanh hơn, rẻ hơn, qua đó nhằm bóp chết nền sản xuất của Việt Nam, cũng là để vơ vết tài nguyên của Việt Nam một cách nhanh hơn…”.
Tôi nghĩ, đến một thời cơ nào đó, TQ xuất quân đánh ta thì chính con đường cao tốc này cho phép bộ đội cơ giới của họ tiến rất nhanh đến Hà Nội. Từ xưa đến nay, các thế hệ cầm quyền TQ chưa bao giờ từ bỏ ý đồ thôn tính nước ta và tiến xuống bá chiếm Đông Nam Á.
Đồng ý với bạn Hoàng Mai, tôi cho rằng con đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội lợi cho ta thì ít, lợi cho TQ thì nhiều. Trong khi tài chính của ta đương rất khó khăn, nợ nước ngoài đã chồng chất mà vay để chi một khoản tiền khổng lồ 896 triệu đôla cho con đường cao tốc này thì thật là phi lý. Là con nợ của TQ, sau này không chỉ phải trả bằng tiền mà còn phải trả họ bằng nhiều thứ khác theo đòi hỏi của họ.

Trần Xuân Giá đã trở thành đồng bọn...cũng bị nan y như ai...cũng hoãn xét...

Hoãn phiên tòa xét xử bầu Kiên và đồng phạm

- Sáng nay (16/4), TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Đức Kiên (còn gọi là "bầu Kiên") và đồng phạm ra xét xử sơ thẩm. Phiên tòa dự kiến kéo dài từ 16-29/4.
Nhấn F5 để tiếp tục cập nhật...
Hình ảnh bầu Kiên trước vành móng ngựa sáng 16/4:
Sáng 16/4, Nguyễn Đức Kiên cùng các đồng phạm được dẫn giải vào phòng xử án. Bầu Kiên trong trang phục áo sọc, quần đen, trông già và gầy hơn so với ngày bị bắt.
bầu Kiên, sếp ngân hàng, đồng phạm, xét xử, Hà Nội
Xem đồ họa toàn cảnh vụ bầu Kiên TẠI ĐÂY
14h25: HĐXX quyết định hoãn phiên tòa, căn cứ vào đơn đề nghị của bị cáo Trần Xuân Giá và xác minh hiện trạng bệnh của bị cáo này do bệnh viện Việt Xô cung cấp.
14h20: Chủ tọa phiên tòa đọc đơn xin hoãn phiên tòa của bị cáo Trần Xuân Giá. Viện Kiểm sát xác minh lý do xin hoãn là chính đáng.
14h10: Căn cứ vào tình trạng bệnh và đơn xin hoãn của ông Trần Xuân Giá, HĐXX đang xem xét có tiếp tục xét xử vụ án hay không.
14h05: Các bị cáo được dẫn giải vào phòng xử án. HĐXX TAND Hà Nội tiếp tục phiên xét xử vụ án "bầu Kiên" và đồng phạm.
14h00: Tòa bắt đầu phiên làm việc buổi chiều 
11h10: Tòa nghỉ, chiều sẽ tiếp tục với việc công bố cáo trạng của đại diện VKS.
Về việc ông Trần Xuân Giá vắng mặt, HĐXX cho biết, trước đó, bị cáo này đã có đơn xin vắng mặt trong ngày 16/4. Tuy nhiên, phía luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Xuân Giá lại cho rằng, bị cáo này có đơn báo ốm, không thể đến dự phiên xử. HĐXX sẽ xác minh về vấn đề sức khỏe của ông Giá sau. Chủ tọa phiên tòa tuyên bố tiếp tục xét xử vụ án này.
10h54: Phiên tòa tiếp tục.
HĐXX cho rằng đã triệu tập đại diện Ngân hàng Công thương, nhưng cơ quan này không có mặt. Tuy nhiên, ngân hàng này đã có đại diện là luật sư. Do vậy, HĐXX thấy rằng không nhất thiết phải triệu tập.
Về tư cách tham gia tố tụng của Ngân hàng ACB là người liên quan hay nguyên đơn dân sự (theo đề nghị của một số luật sư trước đó), Tòa sẽ xem xét, phân loại rõ tư cách trong quá trình xét xử.
Về việc xin hoãn, liên quan đến vụ Huyền Như, tòa xác định đây là 2 vụ án độc lập. Hiện nay, tòa triệu tập Huyền Như với tư cách là người có nghĩa vụ liên quan.
CLIP BỊ CÁO KIÊN NÓI TẠI TÒA:
Hoàng Sang
10h25: HĐXX tiến hành hội ý.
Khu vực theo dõi phiên tòa dành cho các cơ quan báo chí lại bị mất điện.
10h15: Đại diện Ngân hàng ACB nêu ý kiến, bị cáo Trần Xuân Giá không dự tòa sẽ không làm rõ một số nội dung quan trọng, vì thế đề nghị Tòa cho hoãn phiên xét xử.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên cho rằng, quyền lợi của mình sẽ không đảm bảo vì thiếu lãnh đạo Thuế, đề nghị có đại diện Văn phòng Chính phủ, Thuế... và triệu tập một số nhân chứng quan trọng đối với bị cáo. Bị cáo này đề nghị phiên tòa tiếp tục xét xử vì " 3 tội danh của tôi không liên quan đến ông Trần Xuân Giá".
VỢ BẦU KIÊN CÓ MẶT TẠI PHIÊN TÒA TỪ SỚM:
Xem hình ảnh tại đây.
Một số luật sưu cho rằng, trong vụ án này, bị cáo Trần Xuân Giá có ảnh hưởng quan trọng đến việc làm rõ bản chất vụ án. Vì thế, cần phải tạm hoãn xét xử. Luật sư Nguyễn Đình Hưng bổ sung thêm: "Vụ án Huyền Như chưa có hiệu lực pháp luật, do vậy các luật sư chúng tôi không biết cách nào để tranh tụng, kính mong HĐXX bổ sung các tài liệu đã có hiệu lực pháp luật". Vì lý do trên, ông Hưng cũng đề nghị HĐXX cho hoãn phiên tòa.
Theo triệu tập của Tòa, siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như cũng có mặt tại phiên xét xử sáng nay. 
bầu Kiên, sếp ngân hàng, đồng phạm, xét xử, Hà Nội
Siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như có mặt với tư cách người có nghĩa vụ liên quan
10h13: Một số luật sư cho rằng, phiên tòa xét xử hôm nay vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự. Ngoài ra, trong phiên xét xử hôm nay, không có mặt bị cáo Trần Xuân Giá, vì lý do sức khỏe.Vì vậy, luật sư đề nghị hoãn phiên tòa.
Phóng viên tác nghiệp tại tòa gặp nhiều khó khăn vì sự cố mất điện và đường truyền tín hiệu. Rất nhiều ý kiến của các luật sư bị mất tiếng.
9h54: Kết thúc phần kiểm tra căn cước các bị cáo và điểm danh các luật sư cũng như đại diện các bên liên quan. Trước đề nghị của các luật sư xin hoãn phiên tòa, đại diện VKS cho rằng, việc vắng một số đại diện các bên có quyền, nghĩa vụ liên quan không ảnh hưởng đến phiên tòa; riêng ông Trần Xuân Giá, ngày mai sẽ có mặt. Vì thế, kiểm sát viên đề nghị tiếp tục phiên tòa.
9h20: Sau khi kết thúc phần kiểm tra căn cước các bị cáo, tòa điểm danh các luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các bị cáo và các bên liên quan.Luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Xuân Giá cho hay, ông đã nộp đơn xin hoãn phiên tòa vì lý do, bị cáo này hiện sức khỏe yếu, không thể có mặt tại phiên xét xử hôm nay. Tuy nhiên, trước đó, HĐXX đã thông báo, bị cáo này sẽ có mặt tại phiên xét xử vào ngày mai (17/4).
Chùm ảnh các sếp ngân hàng đến hầu tòa
Sáng 16/4, hàng loạt sếp ngân hàng, nguyên là lãnh đạo ACB đã có mặt tại phiên xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm với tư cách bị cáo.
8h55: Phiên tòa tiếp tục với phần kiểm tra căn cước của các bị cáo: Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang,Phạm Trung Cang, Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn, Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến....

8h45: Phòng xử án lại mất điện. Hội đồng xét xử phải tạm dừng chờ xử lý sự cố điện.

8h42: Phòng xử án đã có điện trở lại. Phiên tòa tiếp tục phần kiểm tra căn cước của bị cáo Kiên.
8h27: Phòng phóng viên theo dõi qua màn hình nối với phòng xử án bị sự cố mất điện đột ngột. Phòng xử án cũng bị mất điện.
8h45: HĐXX điểm danh, kiểm tra căn cước các bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Bị cáo Trần Xuân Giá, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB vắng mặt vì lý do sức khỏe. Ông Giá bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Thẩm phán Nguyễn Hữu Chính thông báo, bị cáo Trần Xuân Giá xin vắng mặt hôm nay, ngày mai bị cáo sẽ có mặt tại tòa.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên trả lời rõ ràng những câu hỏi từ chủ tọa phiên tòa.
Những hình ảnh một thời lẫy lừng của bầu Kiên
Từng sở hữu khối tài sản khổng lồ, khó thể đong đếm; những phát ngôn táo bạo; những cú "mạnh tay" chi đậm trong làng bóng đá... Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) lại phải "hạ cánh" trong trại giam.
8h20: Thẩm phán Nguyễn Hữu Chính, Phó Chánh án TAND TP Hà Nội,  Chủ tọa phiên tòa tuyên bố lý do xét xử.
8h15: Nguyễn Đức Kiên cùng các đồng phạm được dẫn giải vào phòng xử án. Bầu Kiên trong trang phục áo sọc, quần đen, trông già và gầy hơn so với ngày bị bắt.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (SN 1964, trú ở phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) cùng 8 đồng phạm bị VKSND Tối cao truy tố về 4 tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Trốn thuế và Kinh doanh trái phép.
bầu Kiên, sếp ngân hàng, đồng phạm, xét xử, Hà Nội
bầu Kiên, sếp ngân hàng, đồng phạm, xét xử, Hà Nội
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm.
Trong đó, ông Kiên bị truy tố về cả 4 tội danh nói trên.
Hai bị cáo: Trần Ngọc Thanh (Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội), Nguyễn Thị Hải Yến (Kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
bầu Kiên, sếp ngân hàng, đồng phạm, xét xử, Hà Nội
Bầu Kiên và các đồng phạm trước giờ xét xử.
Các bị cáo: Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB), Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (đều nguyên là Phó Chủ tịch Ngân hàng ACB), Lý Xuân Hải (nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB), Phạm Trung Cang (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ACB), Huỳnh Quang Tuấn (nguyên thành viên thường trực HĐQT ngân hàng ACB) cùng bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo cáo trạng, các bị cáo đã gây ra thiệt hại gần 1.700 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hữu Chính, Phó Chánh án TAND TP Hà Nội giữ quyền điều hành phiên tòa.
Khoảng 6h30: Xe bịt bùng chở bầu Kiên và các đồng phạm vào khu vực chuẩn bị xét xử.
Rất đông lực lượng công an đã có mặt tại phiên tòa để bảo vệ trật tự. An ninh phiên tòa được siết chặt.
Rất nhiều phóng viên các báo đài đã có mặt từ sớm. Tuy nhiên, phải đến 7h55, phóng viên các cơ quan báo chí mới được vào trong khuôn viên tòa án TP Hà Nội và theo dõi diễn biến phiên tòa qua màn ảnh.
bầu Kiên, sếp ngân hàng, đồng phạm, xét xử, Hà Nội
Xe bít bùng chở bị cáo đến tòa. (Ảnh: P.Hải)
bầu Kiên, sếp ngân hàng, đồng phạm, xét xử, Hà Nội
Các luật sư cũng có mặt sớm để tham gia phiên xét xử. (Ảnh: H.Sang)
XEM ĐẦY ĐỦ CÁO TRẠNG TẠI ĐÂY
(Tiếp tục cập nhật...)