Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

TÍNH HÁO DANH VỤ LỢI NHỎ MỌN CỦA NGƯỜI VIỆT

loapts
Việt Nam có hơn 24.000 tiến sĩ, đông bậc nhất thế giới nhưng là nước nghèo nàn đội sổ bậc nhất thế giới, và cũng có đông người làm thơ nhất cỡ ít ra cả triệu nhà thơ nhưng không thấy tác phẩm lớn mà chỉ thấy các mẩu vụn vẫn được gọi là “thơ hắt hơi”, những thứ bé hơn cả chuồng gà chuồng vịt. Tại sao? Bởi vì người Việt chỉ háo danh hão huyền nhắm vào vụ lợi “tham bát bỏ mâm” gắp cho mình, nên đất nước mới nghèo nàn lạc hậu và thi ca chỉ là chiếu rách à ơi mua vui bên chén rượu nhạt hay chén trà trong chốc lát. Hôm nay tôi xin bàn vào việc này.
Số lượng hơn 24.000 tiến sĩ Việt, kết quả thế nào? Nếu mỗi tiến sĩ chỉ cần viết một bài tiểu luận, thì chúng ta sẽ có ngần ấy bài, và in được khoảng 240 cuốn sách dầy dặn với mỗi cuốn có 100 bài. Nhưng than ôi, làm gì có ai thấy hơn hai trăm cuốn sách đó, mà 24 cuốn cũng không?
Chúng ta nghĩ gì khi một tiến sĩ không viết nổi 1 bài tiểu luận? Vậy thì 1 luận án bảo vệ tiến sĩ của người ta dầy hơn một trăm trang A4 lại không hơn một tiểu luận chỉ nghìn chữ thôi sao? Có một vụ án đã vỡ lở tại Việt Nam, một kẻ vừa tốt nghiệp đại học ra trường đã dịch vụ làm luận án cho hơn trăm tiến sĩ bằng cách vào các thư viện sao chép các đoạn tài liệu. Điều đó nói lên cái gì? Đó là những tài liệu vô hồn, chỉ có số liệu mà không có phán đoán, nhưng như vậy cũng đủ cho một bằng tiến sĩ. Ở Việt Nam, tôi được biết trong nhiều khoa người ta chấm lẫn cho nhau để có 100% thạc sĩ, người nào cũng nhận điểm suýt soát tối đa “nắm phải chim” tức là “chín phẩy năm”.
Chính vì tiến sĩ của ta đa số là chép tài liệu, đẩy đít như không cần có ngoại ngữ, hoặc ú ớ mấy từ, không cần biết phán đoán cá nhân, mà như nhân gian nói, chúng ta chỉ là “tiến sĩ giấy”, có thể ăn được, nói được, chém gió rất tài, nhưng lại không làm được. Việc viết được luận án tiến sĩ ư? Đó chỉ là trong khoa, trong trường chấm “nội bộ” lẫn nhau, nhưng việc viết một bài tiểu luận hay một cuốn sách chuyên luận là rất khó, bởi lẽ việc đó phải hiện diện trước công luận, chứ không phải thứ úm ba la chém gió trong nhà. Ngành văn học là dễ thấy nhất, có cả triệu người đã học trình độ đại học, nhưng cả nước không có đủ chục người có khả năng viết phê bình văn học. Còn các ngành khác? So với Nhật Bản hay Hàn Quốc, các chuyên gia tính, số đăng ký bản quyền phát minh ở Việt Nam kém hơn cả nghìn lần. Than ôi, lượng tiến sĩ của mình thì đông gấp năm lần người ta, nhưng bằng phát minh thì chưa được một phần nghìn. Nghĩa là chúng ta chỉ có bằng giấy không thể nào ra quả được.
Ở đời ai cũng khát danh vọng, bởi vì cái đó là biểu hiện của vinh quang cũng như sự tôn trọng. Đó là điều chính đáng! Một viên sỏi ném xuống nước còn sủi bọt lên, làm người mà vô tăm tích như bèo trôi trên sông không để lại dấu vết gì thì cũng thật buồn. Nhưng như người Việt nói “Thế gian chuộng của chuộng công/ Nào ai có chuộng người không bao giờ”. Còn người phương Tây có phương ngôn “Người ta được quí trọng ngang với những gì cống hiến cho mọi người”. Nếu ta không cống hiến hay hy sinh cái gì cho người khác, thì làm sao muốn người ta trọng thị mình? Anh vĩ đại ư? Nhưng anh đã làm gì để thành vĩ đại? Thi hào Goethe nói cụ thể: “Mọi vinh quang phải đi kèm với công lao”. Nằm ngủ gãi háng để rồi vinh quang sẽ rơi xuống như nhện rơi từ trần nhà xuống người mình ư? Trong tự nhiên, cũng có cả qui luật huyền bí, đó là nhện sẽ không bao giờ rơi xuống kẻ vô tích sự, bởi vì “nhện sa sà đón xin đừng vội lo”.
Người phương Tây họ cũng háo danh, nhưng háo danh bằng cách nhảy thác Niagara, nghĩa là đem cả mạng sống mình để đổi lấy sự nổi tiếng còn hơn phải chết buồn trong cuộc đời buồn tẻ không phát xạ bất cứ đốm sáng nào khác thường. Rồi người ta đăng ký các kỷ lục Guinness từ tâng bóng, đến đá cầu hay ăn ớt… Đó chí ít là vinh quang cụ thể mà người ta làm được. Nhưng còn các tiến sĩ ở ta? Họ tung mọi tiền bạc ra chạy cán đích có phải để ẵm chiếc bằng là vinh quang chữ nghĩa? Không, cái bằng đó là thứ để đổi lấy một cấp bậc cụ thể hay mức lương nào đó. Có cả các vị quan đã cho cả người đi học hộ mình mong lĩnh bằng cho việc thăng chức.
Còn việc làm thơ? Có phải người Việt rất yêu thơ không? Không hề! Vì một người yêu âm nhạc hay ca khúc, nghe tiếng nhạc họ liền nhún nhảy hát theo, không cần để ý bài hát đó là của ai sáng tác. Ngược lại người làm thơ xứ ta, yêu thơ đến độ chỉ thích đọc thơ mình, thơ của ai dù hay mấy cũng bị bỏ ngoài tai. Thực ra đó chỉ là người bán hàng, muốn giật loa khỏi tay người khác để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Nhưng đây là bi kịch lớn nhất của thơ Việt, sau khi giật được loa, chiếm được sàn diễn trên báo, ngồi ì cả mấy chục năm nhưng không biết quảng cáo sản phẩm của mình có gì.
Làm thơ ở Việt Nam chỉ là cách để người ta háo danh nhanh nhất và lười biếng nhất. Cụ thể, một câu lạc bộ thơ bên phía bắc sông Hồng, sau thời gian đua nhau ra các tập thơ mỏng như tờ rơi, họ liền tiến vào báo văn nghệ của thủ đô, làm vài trang ra mắt chào mừng, liên hoan với nhau mấy can bia to tướng cùng lạc luộc. Điều ấy có vui không? Có! Nhưng nếu chỉ có vậy thì không sao? Đừng này sau khi đăng báo, mấy vị thơ nhà quê lại trách móc, tại sao thơ của chúng tôi không được các nhà phê bình khen như thể thơ đã leo lên báo. Chao ơi, thơ từ bùn đất quê nhà được leo lên báo thủ đô quả là quãng đường của phi công Phạm Tuân bay lên vũ trụ, mà không được bình phẩm sáng láng lại chìm xuồng như bia lạc chui vào dạ dầy rồi lại chui ra ư?
Đấy chúng ta thử nhìn cách sống, cách nghĩ, cách sáng tạo của người Việt. Ở Việt Nam không có một chiếc thuyền thúng nào được đặt tên cả. Còn khi đã đóng một con tầu, thì nó phải được đặt tên rồi mang số hiệu. Muốn làm một con tầu thì sao? Nó phải có ý tưởng lớn đầu tiên như đi dường dài hay vượt biển. Rồi phải được lắp đặt bằng các chi tiết nhỏ nhất bằng kỹ thuật. Một người mới loanh quanh trong sân, nghê nga mấy câu thơ sau lũy tre làng, lại là lúc nông nhàn, sao lại khao khát mình nổi danh là nhà thơ thiên hạ. Làm thơ ít ra phải như Nguyễn Du sôi kinh nấu sử, mang “Thanh Tâm Tài Nhân” của Tầu xa vạn dặm về nhà sao chế mới mong “tầu vượt biển” có danh chứ, đằng này chữ nghĩa chưa hết cấp ba, nông binh còn đượm mùi bùn, sao lại đòi ẵm vương miện vinh quang của chữ nghĩa? Như vậy chẳng là ảo mộng hão là gì?
Tất cả mọi người đều khao khát vinh quang! Tôi cũng không nằm ngoài số đó. Chỉ có điều chúng ta nên nhớ “vinh quang phải ngang bằng công lao”, mấy vần thơ cảm xúc trong ao nhà không cách gì đóng hộ chúng ta một chiến hạm khổng lồ để vượt đại dương đâu?! Nếu chúng ta không sửa soạn đóng tầu với những khung giàn thép khổng lồ, thì đừng có mơ, con thuyền lá tre bé tẹo dù có xinh xắn mấy của ta bỗng chốc trở thành tầu chạy năng lượng hạt nhân lướt sóng đại dương vù vù. Người đời khuyên “biết mình biết ta”, để tránh ảo tưởng về mình, mỗi chúng ta nên biết phản tỉnh để nhận ra khả năng của mình. Một người nông dân làm thơ để vui chơi, không sao cả, nhưng người đó muốn nằm mơ thành thi hào xuất chúng thì không tốt. Càng dở hơn nếu người đó có người chống lưng mong ước hộ mình, câu lạc bộ thơ làng ta sẽ lên báo hết, và sau bữa bia lạc chúng ta sẽ trở thành các nhà thơ được giới phê bình tung hô. Những chiếc thuyền thúng đừng nên nghĩ có một phép lạ nào để nhập nhèm đứng cạnh khoe vóc dáng với tầu sân bay.
Muốn nước nhà hùng mạnh, chúng ta nên có tư duy làm tầu lớn từ khung thép đến sàn tầu. Còn nhanh và tiện như làm thuyền thúng ư, một triệu cái thuyền thúng vẫn chỉ là thứ bé bỏng vô danh mà thôi.
NGUYỄN HOÀNG ĐỨC

16 nhận xét:

  1. Việc con trai cả của đồng chí X được điều chuyển về làm bí thư Kiên Giang cho thấy đây là 1 sự chuẩn bị để đưa “thái tử Đảng” này lên cao hơn, chí ít cũng là Bộ Trưởng trong thời gian sắp tới. Dường như ĐCS tin vào sự tồn tại muôn năm của chế độ.
    Phần đông những ai hiểu chuyện và nội tình chính trị của Việt Nam có lẽ cũng cảm nhận như vậy bởi ĐCS thực sự quá mạnh; tuy vậy trước những áp lực và đòi hỏi của sự đổi thay, họ sẽ tự điều chỉnh đi sao cho phù hợp và thích nghi giống như tuyên bố cải cách mới đây của ĐCS Trung Quốc.
    Cá nhân người viết ủng hộ việc ĐCS tự cải cách, diễn biến trong hòa bình để tránh cho đất nước khỏi cảnh lầm than đổ máu và bạo loạn như Ukraine … giúp tạo dựng sự ổn định nhất thời để khắc phục những khó khăn và thay đổi tình trạng yếu kém, tụt hậu của đất nước.
    Đặc biệt là trước áp lực và sự đe dọa từ Bắc Kinh thì việc ĐCS tự cải cách lại càng quan trọng hơn bao giờ hết, vì TQ có thể mang quân vô VN bất cứ lúc nào nếu có biến cố và bạo loạn khi thấy rằng lợi ích của chúng bị đe dọa.
    Mong sao đồng chí X có thể đọc thật kỹ bài học của Đài Loan những năm 1980, trước mối hiểm họa từ Bắc Kinh và áp lực buộc phải thay đổi của xã hội, Tưởng Kinh Quốc đã làm 1 cái việc xứng đáng được “lưu danh hậu thế” đó là bãi bỏ độc tài thiết quân luật và cho phép tự do thành lập đảng phái, hội nhóm, vv … dần dần tiến tới tự do dân chủ đích thực cho hòn đảo này.
    Bằng việc bãi bỏ hình thức “cha truyền con nối”, Tưởng Kinh Quốc đã không dựng các con của mình lên mà chỉ định Lý Đăng Huy làm tổng thống, nguời sau đó đã thiết lập nền móng vững chắc cho nền dân chủ non trẻ của hòn đảo này trong thập niên 90 và tới năm 2000; lần đầu tiên trong 1 cuộc bầu cử tự do được tổ chức công khai, Đảng đối lập của Đài Loan: Đảng Dân Tiến (Dân Chủ Tiến Bộ – Democratic Progressive Party) đã giành thắng lợi.
    Tuy vậy, đảng đối lập đã làm việc cũng chả tốt đẹp gì mấy khi so sánh với Quốc Dân Đảng … và chỉ sau 2 nhiệm kỳ, quyền lực lại trở về tay Quốc Dân Đảng với thắng lợi của đương kim Tổng thống Mã Anh Cửu … và những cáo buộc tham nhũng liên quan tới Trần Thủy Biển khiến cho uy tín của Đảng đối lập xuống thấp nghiêm trọng,
    Điều đó cho thấy những chế độ độc tài, nếu biết tự thay đổi, diễn biến cho phù hợp thời thế, chuyển tiếp từ độc tài sang dân chủ trong hòa bình … vẫn có thể nắm vững quyền lực, và đưa đất nước sang một chu kì phát triển mới
    Xin được trích câu của GS Lê Xuân Khoa trong cuốn Việt Nam 1945-1995: “Quyền lực và lợi lộc nếu biết chia sẻ thì nhà cầm quyền vẫn có phần một cách chính đáng. Quyền lực và lợi lộc không thể mãi mãi giữ độc quyền, và điều chắc chắn là không thể đem theo sang thế giới bên kia. Đã có nhiều trường hợp cho thấy hậu quả tai hại xảy ra cho những chế độ độc tài, CS hay không CS, trong khi những người cầm quyền còn tại chức. Thành tích tốt hay xấu của những người lãnh đạo sẽ được nhân dân đánh giá công minh và được lịch sử ghi chép thành văn hay truyền khẩu cho đến muôn đời sau. Có những nhà lãnh đạo nào đã tự hỏi mình: Nên để lại tiếng thơm hay tiếng xấu cho hậu thế? Bách thế lưu phương hay Lưu xú vạn niên?”

    Trả lờiXóa
  2. Nghe giọng điệu hằn học với những người có học của tác giả biết ngay là đã không lấy nổi tấm bằng đại học!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tác giả NHĐ nói về tính nhỏ mọn nhưng giọng văn lại là một cái GATO (ghen ăn tức ở) cực lớn đối với những người có bằng tiến sĩ, thật khôi hài!

      Xóa
  3. Không lấy nổi "Tấm bằng Đại học" thì mua, "chúng nó" mua cả đấy. hay NGUYỄN HOÀNG ĐỨC không có tiền !

    Trả lờiXóa
  4. X BÌNH PHƯƠNG nên đăng tải lại các bài viết về HUẾ đã đăng trên báo DÂN VIỆT ra các ngày 18 và 19.3.2014 để chộ HUẾ những ngày tưng bừng quyết trở thành tp của tw

    Trả lờiXóa
  5. nguyễn thanh nghị thái tử đã trở thành tân phó bí tỉnh kiên giang

    Trả lờiXóa
  6. thế cứ có bằng đại học mới viết được à, Nguyễn Hoàng Đức viết được , chẳng có gì là hằn học cả, tôi chẳng cần biết Đức làm gì, nhưng tôi nể anh về văn phong,

    Trả lờiXóa
  7. Những nhận xét trên về bài viết cũng đã cho thấy "tính nhỏ mọn" của người Việt rồi! ...Đừng nói bậy nữa kẻo thằng ... Mãn nó cười cho. Quê quá!..

    Trả lờiXóa
  8. Gặp Mãn ở đám cưới con Cư, định chào Mãn một tiếng nhưng thôi...cứ giả vờ như không thấy nhau...Mãn lẳng lặng về trước.
    Ai cũng thấy Mãn, nhưng ai cũng giả vờ không thấy Mãn...có lời khuyên hơi muộn: Mãn không nên xuất hiện ở chổ đông người, không hay ho chi !

    Trả lờiXóa
  9. Đau sắp chết...nhưng nhậu nhẹt đều đều...

    Trả lờiXóa
  10. Mãn đâu biết xấu hổ, nếu biết thì không khai man trơ trẽn như thế được. Chỉ bốc phét với mấy thằng nằm trong đảng cơ hội thôi...

    Trả lờiXóa
  11. Bảy bước tới tha hóa
    Không chỉ làm cho con người nghèo khổ đi, cái chính là trong cơn băng hoại của thời hậu chiến , xã hội ngày nay cũng đang làm cho con người hư hỏng thoái hóa hơn bao giờ hết. Mỗi người trở nên khác mình, con người cũ tốt đẹp của họ như bị đánh mất đánh tráo, thay bằng một kẻ khác tồi tàn khốn nạn hơn.
    Người ta gọi quá trình đó là quá trình tha hóa. Xã hội làm tha hóa con người. Mà mỗi con người thì tự tha hóa.
    Cần nhấn mạnh rằng với lương tri sẵn có, hầu như tất cả mọi người đều tự phát chống lại sự tha hóa đó. Nhưng tất cả đều bất lực.

    Xét cả quá trình, người ta dễ nhận thấy:
    Nếu tạm gọi khả năng chống lại cái ác từ chung quanh tấn công vào mình làm hỏng mình là một thứ miễn dịch thì cái chất ấy ở con người ngày càng vơi cạn.
    Và con người đã lùi từng bước.
    Tình thế đó đáng để chúng ta bàn bạc nhiều. Sau đây là cách lý giải của tôi .

    Bài viết này, tôi viết từ khoảng gần mười lăm năm trước, khi mà việc tố cáo tình trạng tha hóa còn bị coi là cái nhìn sai lệch, người đứng đắn không nên đả động tới không nên phân tích làm gì nhiều. Ngày nay tình thế đã rõ ràng hơn và cái cơ chế làm tha hóa con người đã bộc lộ đầy đủ sức mạnh hơn, còn khả năng chống lại xu hướng chung của mỗi cá nhân ngày càng yếu đi.
    Tin rằng mỗi bạn đọc, bằng sự thể nghiệm của mình, sẽ có những bổ sung cần thiết cho bài viết còn quá hiền lành, do đó mà đã trở nên lạc hậu, của tôi.

    Hồi nhỏ, cũng như một số bạn bè cùng tuổi, tôi là đứa trẻ đãng trí, hay đánh mất những thứ lặt vặt: khi cái khăn mùi xoa, cái mũ, khi quyển truyện hoặc cái bút chì. Thông thường bố mẹ ở nhà cho qua không mắng mỏ gì đáng kể.
    Nhưng đâu một hai lần, tôi nhớ không những bị đánh cho mấy roi cứ gọi là quắn đít, mà trước đó còn bị hỏi căn hỏi vặn:
    Điên hả , sao nhắc bao nhiêu lần cũng bằng thừa?
    Chạy nhảy thế nào mà đánh mất, kể lại xem nào.
    Thử nhớ lại xem, con đánh rơi ở đâu? Con đã để ý đi tìm chưa?....
    Đến bây giờ tôi cũng không nhớ lần ấy đánh mất cái gì, chỉ đoán chắc là mấy thử đắt tiền lắm, chứ không phải ba cái đồ vớ vẩn như mọi khi. Người ta chỉ phải suy nghĩ về sự mất mát khi cái bị đánh mất được coi là quan trọng.

    Trả lờiXóa
  12. Liên hệ tới chuyện ngày nay:
    Niềm thiết tha với cái tốt cái đẹp vốn nằm trong tâm trí chúng ta từ thuở thiếu thời, khi đang còn cắp sách đến trường.
    Mấy chục năm nay, Nhà nước cách mạng cũng luôn luôn kêu gọi mỗi thành viên của xã hội gắng trau dồi đạo đức. Câu nói của thầy Mạnh "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” thường được nhắc nhở vì trong một hình thức cũ, nó lại diễn tả tốt nhất nội dung chủ yếu của đạo đức mới - sự vững vàng của nhân cách.
    Nhưng liệu có thể nói mỗi người chúng ta đã làm được điều chúng ta mong mỏi?
    Giả sử bây giờ, ra giữa buổi họp, tôi bảo ông nọ bà kia là thoái hoá biến chất, mọi người sẽ cho tôi là có hiềm khích gì đó với họ, nên mới ăn nói sỗ sàng như vậy. Nếu tôi lại mạnh mồm khái quát rằng nay là lúc không ít người trong chúng ta đang hư hỏng đi, thì người ta sẽ bảo tôi là liều lĩnh vô căn cứ, là không có cái nhìn toàn cục, không thấy "mặt tốt là chủ yếu”.
    Nhưng nhiều lúc ngồi một mình tỉnh táo, đối diện với lương tâm, hẳn nhiều người chúng ta phải công nhận là quanh mình số người hiền lành thánh thiện ngày một ít, số khôn ranh kiếm chác ngày một nhiều thêm.
    Và tự ta nữa, nghiêm khắc mà nói, ta cũng đang sống không phải như ta mong muốn.
    Ở đây không nói tới những tội lỗi đã thành danh mục quản lý của pháp luật, mà chỉ nói tới những thói xấu nho nhỏ những thói xấu vẫn bị coi là không đáng kể, và dễ bị bỏ qua:
    Xoay xỏa vụ lợi. Làm dở báo cáo hay qua loa vô trách nhiệm. Khéo léo tô vẽ mình trước cấp trên. Hùa theo đám đông, nói cho đám đông vừa lòng, chứ không dám nói sự thật..
    Có phải là không ít thì nhiều, hàng ngày chúng ta đã để cho những thói xấu đó lộng hành? So với con người lý tưởng mà ta muốn noi theo, khi bước vào đời, thì thật ra ta đang xa dần, thậm chí có những phẩm chất tốt mà ta có từ lúc còn trẻ và cứ tưởng giữ được mãi, bây giờ đã bị đánh mất.
    Nay không còn là lúc sợ ai lục vấn mình như cậu bé năm xưa nữa. Nhưng có lẽ, với tư cách người có học, sống nhiều bằng ý thức, cũng nên quan sát chính mình xem xem một quá trình tâm lý như thế nào đã xảy ra, khi ta tự đánh mất cái phần tốt đẹp ở con người mình như vậy.
    Dưới đây là một vài nhận xét tôi rút ra từ kinh nghiệm bản thân và qua quan sát những người gần gũi chung quanh:

    Trả lờiXóa
  13. 1. Sự kiếm sống hàng ngày là một khái niệm lâu nay chúng ta hay lẩn tránh và nó chỉ tồn tại như một giá trị ẩn, không được mang ra tính toán công khai. Nhưng phải nhận nó vẫn là nhu cầu có thực, hàng ngày gây sức ép với mọi người. Có nhiều việc ta biết là trái đạo lý song vẫn phải làm, chẳng qua chỉ là nhằm kiếm thêm ít tiền bạc, để cùng với đồng lương còm cõi, duy trì sự sống của bản thân và gia đình.

    2. Các thói xấu lấn lướt ta mỗi ngày một ít. Thời gian đầu ta thường vừa làm vừa tự nhủ: chỉ chấp nhận đầu hàng lần này nữa thôi, sau sẽ không bao giờ tái diễn! Nhưng càng về sau, sự dằn vặt càng thưa thớt đi. Đời sống hàng ngày mang lại bao nhiêu căng thẳng mệt mỏi, khiến cho mỗi người chỉ có cách trượt theo thói quen và tránh nhất là gây thêm cho mình những phiền phức.

    3. Có một điều ta thường viện ra để an ủi, ấy là khi thử đưa mắt quan sát thấy không phải chỉ có riêng mình làm bậy, mà chung quanh, cả những người có uy danh hơn, có trách nhiệm hơn, cũng đâu có giữ được lý tưởng - "Hơi đâu gái goá lo việc triều đình" - đấy là lý lẽ của những cái đinh ốc bé nhỏ.

    4. Khái quát hơn, quả thật có nhiều việc thấy trái với lương tâm ta vẫn cứ làm, vì xem ra chung quanh mình, mọi người đều hành động như vậy.
    Mà cảm giác sống theo tập thể ăn vào ta rất nặng. Ta sợ trở thành đơn độc lại càng sợ mang tiếng là chơi trội, dám khác mọi người(!).

    5. Người ta ai mà chẳng vừa sống vừa trông trước trông sau xem cách sống của mình được đánh giá ra sao, và được đền đáp ra sao. Đến lúc thấy bao nhiêu cố gắng của mình cũng vô ích, những người tốt như mình thường thua thiệt, còn những kẻ xấu cứ được đủ thứ và lại leo cao mãi lên thì đành ngán ngầm buông xuôi (Sau khi phát hiện điều này, một số sẽ giãy giụa cốt vớt lại ít quyền lợi mà họ cho rằng họ đáng được hưởng. Từ ấy trở đi, họ dám sống rất tàn bạo).

    6. Chắc chắn trong ta không bao giờ chết hẳn con người lý tưởng, con người tha thiết với sự nghiệp chung. Giả sử được xã hội dang tay dìu đỡ thì sau những lầm lỡ ban đầu, cũng dễ tu tỉnh trở lại. Nhưng mọi chuyện quá ì ạch. Có vẻ như điều mà xã hội mong đợi hơn cả ở các thành viên chỉ là những câu khẩu hiệu chung chung. Cái phần suy thoái trong ta chớp ngay lấy cơ hội thuận lợi đó. Nảy sinh tình trạng phân thân, sống một đằng, nói một nẻo và bởi lẽ, trước mặt bàn dân thiên hạ, giữa thanh thiên bạch nhật, ta vẫn luôn mồm nói điều tốt, nên càng yên tâm xoay xỏa kiếm chác trong bóng tối.

    7. Đến lúc nào đó, ta chợt nhận ra "rằng quen mất nết đi rồi", có lẽ sẽ không bao giờ hoàn lương được. Sự lo sợ có tới (lo sợ chứ không phải hối hận) và để hóa giải, ta xoay sang cấu cúng, xin xỏ, hối lộ thánh thần.
    Mê tín chính là mắt xích cuối cùng của sự tự làm hỏng, nhờ có mê tín, các khâu hoạt động khác có thể diễn ra một cách êm đẹp. Đại khái giống như một thứ bảo hiểm!

    Khi một đứa trẻ đánh mất của quý gì đó, người ta phải căn vặn hỏi han xem quá trình đánh mất diễn ra như thế nào bởi nghĩ rằng qua đó, giúp cho nó biết tự giữ gìn của cải và từ nay trở đi không đánh mất nữa.
    Quá trình tha hoá, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cái gì mất đi thì vĩnh viễn không lấy lại được nữa.

    Vậy cần gì phải mang bản thân ra mà tra khảo cho thêm rách việc?
    Có thể có một số người đã nghĩ thế và họ có lý của họ. Nhưng trong bài báo này, tôi muốn để nghị một cách nghĩ khác: ít ra chúng ta cũng nên sòng phẳng với nhau. Sự đánh giá chính xác về bản thân nên được xem như một phần di sản của một lớp người đang sống để lại cho các lớp kế tiếp, và nếu như nhờ thế một phần, mà những người sau ta sống không giống ta, tức sống tốt hơn, ấy là khi ta đã trở nên hữu ích.

    Trả lờiXóa
  14. Vladimir Putin, cũng đã từng bị buộc tội đạo văn. Lý lịch chính thức của Putin ghi nhận ông tốt nghiệp khoa Luật, Đại học Quốc gia Leningrad năm 1975 và năm 1976, ông bảo vệ luận án tiến sĩ ngành kinh tế tại Học viện Mỏ St. Petersburg. Vào năm 2000, phóng viên nổi tiếng David Hoffman của tờ Washington Post, Hòa Kỳ có hỏi xin học viện này một bản copy bài luận văn dài 218 trang của Tổng thống Putin nhưng bị từ chối. Khi phóng viên này tìm thấy bản tóm tắt bài luận văn của Putin trong thư viện của học viện, ngay lập tức nhân viên thư viện đã giật lấy cất đi và nói rằng đây là tài liệu riêng tư.

    Năm 2005, hai nhà nghiên cứu Clifford Gaddy và Igor Danchenko của Học viên Brookings, Washington đã có được một bản copy của bài luân văn của Tổng thống Putin với tiêu đề “Kế hoạch chiến lược về tái sản xuất cơ sở tài nguyên khoáng sản vùng dưới các điều kiện tạo lập các mối quan hệ thị trường,”và công bố các kết quả nghiên cứu về bài luận văn này vào năm 2006. Hai nhà nghiên cứu này phát hiện ra rằng luận văn của Putin “vay mượn” rất nhiều từ một quyển sách giáo khoa năm 1978 có tên là “Kế hoạch chiến lược và Chính sách công” của hai giáo sư Đại học Pittsburgh, Mỹ có tên là David I. Cleland và William R. King.

    Gaddy nói rằng, mặc dù bài luận văn này có đưa tên sách của Giáo sư King và Cleland vào danh mục tài liệu tham khảo nhưng Gaddy không hề thấy dấu ngoặc kép hay trích dẫn nào khi Putin sử dụng nội dung của hai tác giả này trong bài luận văn. Ngay từ đầu chương, ý tưởng của hai giáo sư người Mỹ được trình bày trong bài luận văn này như thể đây là lời nói của chính Putin. Theo nghiên cứu của Gaddy, 20 trang liên tiếp trong luận văn của Tổng thống Putin là kết quả của việc đạo văn, trong đó có 16 trang lấy nội dụng nguyên văn của hai Giáo sư King và Cleland. Bên cạnh đó, có ít nhất sáu bảng biểu và đồ thị được lấy trực tiếp hoặc sửa đổi không đáng kể từ sách của hai giáo sư này mà không hề ghi nguồn trích dẫn.

    Theo hai nhà nghiên cứu người Mỹ này, ngoài sách của King và Cleland, có thể trong luận văn của Putin còn đạo văn các tác giả khác nữa. Ngoài ra, theo nhận định của Gaddy và Danchenko, luận văn tiến sĩ Kinh tế của Putin thực ra giống một luận văn Thạc sĩ hơn. Gaddy cho biết: “Thứ nhất, luận văn của ông Putin không thật sự về lĩnh vực kinh tế. Thứ hai, sau khi xem xét nội dung bài luận văn, có thể nói bằng Tiến sĩ Kinh tế của Tổng thống Putin có lẽ chỉ tương đương với bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh.”

    Trả lờiXóa
  15. NẾT HÁO DANH
    Háo danh cái nết chẳng riêng ai.
    Nhà cửa khoe khoang chẳng biết sai.
    Con học thành tài vênh cả mặt.
    Vợ hiền đẹp dáng nói nhàm tai.
    Chiếc xe vừa tậu phô cùng xóm.
    Chiếc áo mới mua giống bậc thày.
    Mới biết háo danh ai cũng khoái.
    Ở đời ai chẳng ước phì thây.
    TMH

    Trả lờiXóa