Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Chu Vĩnh Khang và người thân vơ vét 16 tỷ USD

Trung Quốc:

Một trong vô số nhà và xe hơi đắt tiền của Chu Vĩnh KhangMột trong vô số nhà và xe hơi đắt tiền của Chu Vĩnh Khang

TP - Khi khám xét nhà của Chu Vĩnh Khang, nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính trị - Pháp luật trung ương (UBCP), người ta mới phát hiện ông ta và người thân sở hữu số tiền, vàng, cùng các tài khoản nội ngoại tệ, tổng cộng lên tới 16 tỷ USD.
Tịch thu vô số tiền, vàng và nhà
Tờ “Đông phương Nhật báo” và một số báo điện tử ngày 29/3 đã đăng tải thông tin cho biết: các phóng viên đã có được bản “Thông báo nội bộ” của “Tổ chuyên án Chu Vĩnh Khang và gia đình” thuộc Ủy ban Chính trị - Pháp luật trung ương về “Danh mục kiểm kê khám nhà” đối với Chu Vĩnh Khang.
Bản Thông báo nội bộ cho biết: Trong các ngày 2/12/2012, 10 và 22/1/2014, Viện Kiểm sát 7 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bắc Kinh, Liêu Ninh, Giang Tô, Sơn Đông, Thượng Hải, Quảng Đông đã ra lệnh khám xét 3 đợt đối với 29 khu nhà ở của gia tộc Chu Vĩnh Khang tại đây.
Kết quả: Chu Vĩnh Khang và những người thân (vợ con, anh em) có tổng cộng 326 căn nhà với tổng trị giá 1 tỷ 760 triệu tệ ở 12 thành phố: Bắc Kinh, Thẩm Dương, Đại Liên, Tế Nam, Yên Đài, Thành Đô, Nam Kinh, Vô Tích, Tô Châu, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến.
Qua khám xét đã thu giữ 47,850 kg vàng, bạc; số lượng rất lớn tiền mặt gồm hơn 150 triệu tệ, hơn 2 triệu 700 ngàn USD, hơn 660 ngàn Euro, 110 ngàn Bảng Anh, 550 ngàn Fran Thụy Sĩ.
Ngoài số tiền, vàng, các nhân viên điều tra còn thu giữ số lượng lớn đồ cổ, 55 tranh, thư pháp quý tổng trị giá ước tính từ 800 triệu đến 1 tỷ tệ; 62 xe ô tô các loại trong đó có cả xe quân sự và nhiều siêu xe đắt tiền.
Nghiêm trọng hơn, đã phát hiện Chu Vĩnh Khang và người thân đã tàng trữ trái phép cả “kho vũ khí” 27 khẩu súng, gồm 15 khẩu súng ngắn K76, K96, K99 do Trung Quốc sản xuất, 12 khẩu súng ngắn của Đức, Nga, Anh, Bỉ và hơn 11 ngàn viên đạn các cỡ.
Chu Vĩnh Khang
Các nhân viên điều tra còn phong tỏa 947 tài khoản nội tệ, 117 tài khoản ngoại tệ đặt tại 133 ngân hàng với tổng trị giá hơn 37,7 tỷ tệ. Người ta còn thu giữ số cổ phiếu các ngành dầu khí, hàng không, ngân hàng, sản xuất rượu trị giá 51,3 tỷ tệ và cổ phiếu nước ngoài trị giá 170 triệu tệ.
Theo thống kê bước đầu, tổng số của cải mà Chu Vĩnh Khang và gia tộc vơ vét được đã lên tới 100 tỷ tệ (16 tỷ USD).
Kẻ cầm đầu tập đoàn thế lực đen lớn nhất Trung Quốc
Thông báo này cho rằng, Chu Vĩnh Khang là kẻ cầm đầu Tập đoàn thế lực đen lớn nhất kể từ khi thành lập nước CHND Trung Hoa (1949) đến nay. Vụ án Chu Vĩnh Khang đã được chuyển sang cơ quan tư pháp xử lý từ tháng 2/2014.
Tuy vụ án chưa được chính thức công bố, nhưng các nhà phân tích cho rằng với phạm vi ảnh hưởng, những tội gây nguy hại cho xã hội, Chu Vĩnh Khang sẽ phải đối mặt với án tử hình.
Tính đến nay, đã có tổng cộng 313 người có liên quan đến Chu Vĩnh Khang gồm người thân trong gia tộc, quan chức trong hệ thống Dầu khí, hệ thống Chính Pháp, quan chức ở Tứ Xuyên bị bắt.
Cụ thể: 11 quan chức cấp Thứ trưởng, 56 quan chức cấp Sở, Vụ, 14 người thân trong gia đình, 28 nhân viên công tác và cảnh vệ, ngoài ra còn 11 người đang bỏ trốn chưa bắt được (trong đó có em gái vợ là Giả Hiểu Hà, Thư ký Lương X. và một cô nhân tình họ Lâm).
Báo chí phân tích, Chu Vĩnh Khang đã cài cắm người thân vào cả 3 hệ thống trên, biến 3 hệ thống thành nơi để Chu gia trục lợi, thành nguồn cung của cải. Nhiều thư ký các thời kỳ của Chu trong thời gian ông ta công tác trong ngành Dầu khí, ở Tứ Xuyên và Bộ Công an sau khi được bố trí giữ các chức vụ quan trọng như Phó TGĐ Tập đoàn Dầu khí Lý Hoa Lâm, Phó Tỉnh trưởng Tứ Xuyên Quách Vĩnh Tường, Phó Tỉnh trưởng Hải Nam Ký Văn Lâm… đều lần lượt bị cách chức, bị điều tra.
Theo “Đông Phương nhật báo”, việc Trung Quốc trì hoãn công khai vụ án nghiêm trọng Chu Vĩnh Khang là có một số lý do: Thứ nhất, đang nghiên cứu xem có đưa từ “Tập đoàn” vào tên vụ án này hay không. Có ý kiến nên đặt tên là “Vụ án tập đoàn tham nhũng Chu Vĩnh Khang” và định tính là “Tập đoàn tham nhũng lớn nhất kể từ khi thành lập nước (1949) đến nay”. Thứ hai, Chu Vĩnh Khang kiên quyết chống lại công tác điều tra của Ủy ban KTKL trung ương.
Hiện Chu Vĩnh Khang đang bị giam ở Thiên Tân, trong thời gian bị điều tra đã kiên quyết không hợp tác, thậm chí đã uống thuốc độc định tự sát, may mà nhân viên quản lý phòng giam phát hiện được, kịp thời đưa đến bệnh viện rửa ruột nên mới thoát chết.
Riêng ở Tứ Xuyên, nơi Chu Vĩnh Khang làm Bí thư tỉnh ủy từ 1999 đến 2002 đã hình thành nên hệ thống thế lực rất mạnh. Theo trang web của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương, chỉ riêng năm 2013, Ủy ban KTKL tỉnh ủy đã lập hơn 9.900 hồ sơ, điều tra gần 10 ngàn đảng viên, gây nên “trận động đất quan trường”, qua đó loại bỏ nhiều tay chân của Chu Vĩnh Khang ở đây, trong đó có một số quan chức cấp tỉnh.

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Ông Nguyễn Thanh Nghị làm Phó chủ tịch tỉnh Kiên Giang

TPO - Chiều 28/3, HĐND tỉnh Kiên Giang tổ chức kỳ họp bất thường, để bầu bổ sung chức danh phó chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Theo đó, ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hànhTrung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, trúng cử chức vụ phó chủ tịch UBND tỉnh với tỷ lệ phiếu đạt 98,39 % . 
Ông Nguyễn Thanh Nghị
Ông Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976 tại tỉnh Cà Mau, là tiến sĩ khoa học kỹ thuật xây dựng, chuyên ngành kết cấu, tốt nghiệp Đại học George Washington (Hoa Kỳ).
Ông Nghị vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26/1/1999. 
Trung tuần tháng 3 vừa qua, ông Nghị được Bộ Chính trị điều động về làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang.

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Từ vụ JTC hối lộ quan chức Đường sắt Việt Nam hơn 16 tỷ đồng

Nguyễn Quang A


Báo chí đặt câu hỏi vì sao đường giao thông ở Việt Nam đắt gấp 3-4 lần giá quốc tế? Lãng phí, tham nhũng, hối lộ là một phần của câu trả lời. Người ta cũng nói rất nhiều về tham nhũng trong đầu tư công, nhất là từ nguồn vốn ODA. Việt Nam ít khi phát hiện ra những vụ tham nhũng, hối lộ như vậy.

Báo chí và tòa án Úc đã phanh phui ra vụ in tiền polimer khi công ty Úc hối lộ những khoản tiền lớn cho các quan chức ngân hàng và an ninh Việt Nam. Có lẽ do nhạy cảm về an ninh chẳng thấy ai làm sao cả. Phía Việt Nam không điều tra vì “chưa có yêu cầu của phía bạn.”

Báo chí và tòa án Nhật phanh phui ra vụ công ty tư vấn PCI của họ hối lộ các quan chức Việt Nam trong dự án đại lộ Đông Tây với số tiền 2,43 triệu USD, nhưng chỉ xác lập án hình sự của 2 khoản là 0,82 triệu USD từ tháng 6-2008.

Lần này “phía bạn” không chỉ yêu cầu mà còn ép sát nút (với tuyên bố ngưng khoản ODA 700 triệu USD vào tháng 12-2008) vì vụ PCI, thì người ta mới rục rịch đưa con pháo ra đỡ đầu chịu báng. Huỳnh Ngọc Sỹ bị kết án ban đầu chỉ 3 năm tù vào tháng 9 năm 2009, rồi án chung thân về tội nhận hối lộ vào tháng 10-2010, sau đó được giảm xuống 20 năm vì tội nhận hối lộ 262 ngàn USD (chỉ nằng khoảng 1/10 con số thật và 1/3 con số Nhật truy tố).

Vụ công ty tư vấn JTC của Nhật bản thú nhận đút lót cho các quan chức Đường sắt Việt Nam 80 triệu Yên (hơn 16 tỷ đồng hay khoảng 0,8 triệu USD) được JTC khai nhận ngày 21-3-2014. Bộ Giao thông Vận tải đã làm việc với phía Nhật Bản và có báo cáo Chính phủ và các cơ quan hữu quan vào ngày 24-3-2014. Có thể thấy trong vụ này phía Việt Nam có vẻ đã nhanh hơn vụ PCI. Có lẽ không có quá nhiều ông to dính vào như vụ PCI nên đánh từ mông trở xuống dễ hơn.

Đấy là những vụ do nước ngoài phanh phui. Những thông tin như vậy phải được coi là thông tin tố giác và cơ quan chức năng phải vào cuộc và không thể né tránh hay làm chiếu lệ vì “bạn chưa yêu cầu.” Chắc lần này phía Nhật cũng sẽ yêu cầu như vụ PCI.

Hy vọng chính quyền Việt Nam vào cuộc nhanh chóng như dấu hiệu ban đầu mấy ngày qua ở Bộ Giao Thông vận tải để trừng trị không chỉ những con ruồi mà cả những con chuột rồi đến bọn hổ tham nhũng.

Làm được vậy may ra mới cải thiện được một chút lòng tin của công chúng vào cơ quan nhà nước mà lòng tin đó là một nhân tố hết sức quan trọng để phát triển đất nước.

Tham nhũng ở Việt Nam là tham nhũng đại trà, tràn lan cho nên chỉ số cảm nhận về tham nhũng của Việt Nam rất tồi, đứng hàng 116/177 quốc gia (số càng cao càng xấu).

Còn quyền lực thì còn tham nhũng, vì tham nhũng là lạm dụng quyền lực được trao để mưu cầu lợi ích riêng. Lợi ích không chỉ là tiền. Lợi ích có thể là bản thân quyền lực, là chức vụ, là những đặc ân,… và cuối cùng mới là tiền, tuy tham nhũng tiền bạc dễ thấy. Có mấy ai lên án tham nhũng quyền lực!

Và tham nhũng thời nào, ở đâu cũng có. Vấn đề là mức độ, nếu không phổ biến, hiếm thì không gây quá bức xúc, còn tham nhũng tràn lan, phổ biến và nghiêm trọng thì có thể dẫn tới động loạn xã hội.

Như thế phòng chống tham nhũng là quan trọng và cách hữu hiệu nhất là xây dựng nền dân chủ thực sự, có sự cạnh tranh chính trị, tôn trọng tự do báo chí, tôn trọng quyền của người dân và để họ lên tiếng.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

“Tiền bôi trơn, lại quả đang rút ruột đường sá Việt Nam”

(Dân trí) - “Do bị rút ruột lấy tiền bôi trơn, lại quả nên đường sá Việt Nam đắt gắp đôi, gấp ba Mỹ, Trung Quốc. Điều đó cho thấy dù bộ máy rất đồ sộ, hệ thống luật pháp rất ghê nhưng vẫn bất lực trước tham nhũng!”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói.

 >>   Bộ trưởng Thăng cử Thứ trưởng sang Nhật nắm tin nghi án hối lộ
 >>   Nghi án JTC hối lộ 16,4 tỷ đồng: “Rà soát từng cá nhân liên quan!”

Trao đổi với phóng viên Dân trí, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đánh giá cao phản ứng nhanh của Bộ GTVT qua việc đình chỉ cán bộ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để làm rõ những lùm xùm liên quan đến nghi án “lại quả” hơn 16 tỷ đồng thuộc tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội (Yên Viên - Ngọc Hồi).
Dự án càng to tham nhũng càng lớn
Những lùm xùm liên quan đến nghi án nhận hối lộ đang được làm rõ. Kết quả xác minh còn phải chờ nhưng đây không phải lần đầu quan chức ngành giao thông bị "tố" từ phía đối tác nước ngoài như này cho thấy điều gì trong đầu tư công hiện nay, thưa bà?
Ít nhiều cũng thấy được sự gian dối trong xây dựng công trình như thế nào. Nó làm tăng sự cảnh giác của các nhà tài trợ bên ngoài đối với Việt Nam. Điều đó cũng làm tăng thêm các mối nghi ngờ vẫn có trong dân về tình trạng tham nhũng, thất thoát, trong các dự án, nhất là đầu tư công.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng dự án càng to tham nhũng càng lớn.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng dự án càng to tham nhũng càng lớn.
ODA cũng là một nguồn cho đầu tư công của nhà nước nhưng cách làm âu nay thực sự rất nhiều bất cập. Do vậy, những lùm xùm liên quan đến số tiền "lại quả" ở Tổng Công ty Đường sắt khiến tôi không mấy ngạc nhiên. Tôi chỉ buồn một chút vì chúng ta nói thì rất ghê, bộ máy cũng rất đồ sộ nhưng gần như hoàn toàn bất lực, chẳng làm gì được tham nhũng mà cứ phải để bên ngoài phát hiện ra mới vào cuộc.
So sánh con số 16 tỷ đồng tiền "lại quả" cũng như tầm quan trọng của dự án đường sắt đô thị Hà Nội với vụ Huỳnh Ngọc Sỹ trước đây, bà đánh giá thế nào về mức độ nghiêm trọng của vụ việc lần này?
Những con số thể hiện một điều, dự án càng to quy mô tham nhũng càng lớn. Lần này số tiền không chỉ lớn hơn so với vụ Huỳnh Ngọc Sỹ mà so với các dự tương tự ở nước khác (Indonesia, Uzbekistan...) dường như mức độ tham nhũng ở Việt Nam cũng lớn hơn, nghiêm trọng hơn bạn bè lân cận.
Vấn đề này, tôi thấy cũng phù hợp với những vấn nạn ông Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - đề cập khi thảo luận về Luật Đầu tư công, đó là các dự án tăng giá gấp 3 so với ban đầu. Ông Đinh La Thăng - Bộ trưởng Bộ GTVT cũng cho biết, dự án về giao thông, chi phí cũng tăng gấp 2 - 3 lần. Do vậy, Việt Nam mới có những con đường đắt nhất hành tinh.
Sự việc được tờ báo lớn nhất nước Nhật đưa tin rất chi tiết. Như vậy chúng ta đủ cơ sở khởi tố vụ việc hay chưa?
Bước đầu tiên chúng ta phải điều tra làm rõ thông tin. Tôi thấy đợt này, Bộ GTVT phản ứng nhanh hơn rất nhiều so với vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ trước đây. Phản ứng đầu tiên của Bộ GTVT là ngồi họp với nhau ngay trong ngày nghỉ để đưa ra quyết định đình chỉ công tác những người ở Ban quản lý dự án để điều tra. Bộ GTVT vào cuộc nhanh như vậy nên tôi hi vọng vụ việc được làm nghiêm túc để kiên quyết trừng phạt những người liên quan đến tham ô, tham nhũng.
Trước đây, phải mất rất nhiều thời gian chúng ta mới xử được vụ Huỳnh Ngọc Sỹ. Bà có lo ngại vụ này diễn ra tương tự như vậy không?
Bài học từ vụ Huỳnh Ngọc Sỹ trước đây đã rõ, khi mình chần chừ thì sẽ gây phản ứng bất lợi với bên ngoài. Tôi nhớ trong vụ việc đó, phía Nhật đã đưa ra lời đe dọa có thể cắt viện trợ ODA cho Việt Nam. Từ những điều đó, chúng ta cần phải rút kinh nghiệm, đừng để đối tác bên ngoài mất niềm tin vào Việt Nam hay người dân bất bình hơn nữa.
Chi phí cao, chất lượng thấp
Dự án đường cao tốc ở Việt Nam thường đắt gấp đôi ở Mỹ, Trung Quốc nhưng thông xe được ít ngày đã thấy ổ voi, ổ gà. Có ý kiến cho rằng, do dự án bị rút ruột quá nhiều tiền để “bôi trơn”, “lại quả” nên mới đắt đỏ thuộc dạng “nhất hành tinh”?
Chắc chắn là như vậy! Không có gì khác để có thể giải thích chi phí xây dựng đường xá ở Việt Nam lại đắt hơn chi phí ở Mỹ và Trung Quốc ngoài những lý do đó (tiền bôi trơn, lại quả). Ngoài việc chi phí làm đường sá đắt hơn, chất lượng công trình cũng tệ hơn đáng kể so với Mỹ và Trung Quốc. Điều đó cho thấy sự yếu kém của chúng ta ở rất nhiều mặt từ hệ thống lập dự án, đấu thầu, tư vấn giám sát, kiểm định, nghiệm thu… Tất cả các khâu đó có vấn đề hết mới dẫn đến kết quả chi phí cao mà chất lượng thấp.
Hàng loạt các đại án tham nhũng được đưa ra xét xử trong thời gian qua mà các vụ án mới vẫn tiếp tục nhen nhóm, phát lộ mỗi ngày. Phải chăng, cách xử của chúng ta chưa đủ nghiêm để răn đe người khác, hệ thống pháp luật còn nhiều kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng?
Các vụ việc chỉ dừng lại ở những cá nhân nào đó không thể chạy trốn được nữa thì mới ra mặt để xử lý. Như vụ án Dương Chí Dũng thuộc loại lớn nhất nhưng đến giờ cũng bị tắc... Tôi thấy tham nhũng phải có đường dây, nhưng điều vô lý là khi xét xử, chỉ một người chịu tội. Còn xung quanh người đó, cấp trên, cấp dưới, ai hậu thuẫn thì khó quét tới.
Với vụ lại quả lần này, việc đình chỉ những người có liên quan như vậy là đúng rồi nhưng phải xét kỹ thêm những ai có thể liên quan. Đánh tham nhũng mà chỉ rút được vài cái dây, chặt được vài nhánh rồi thôi thì không giải quyết được tận gốc rễ của vấn đề.
Bà có lo ngại vụ việc sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn ODA rót cho Việt Nam trong thời gian tới hay không?
Mối lo đó cũng có một phần, nhưng tôi thấy đáng tiếc là khi Việt Nam đã là nước thu nhập trung bình thì phải điều chỉnh dần, bớt dựa vào ODA. Điều quan trọng lúc này là phải phát triển bằng các nguồn lực trong nước, làm sao khơi dậy được sức dân, doanh nghiệp chứ đừng quá hào hứng quá với ngồn đầu tư từ bên ngoài.
Xin cảm ơn bà!
Quang Phong (thực hiện)

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Sự suy thoái chính trị và lối thoát của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trần Minh Khôi
question[1] I. Ngay cả những người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam lúc này cũng phải nhìn nhận rằng đảng của họ đang suy thoái. Sự suy thoái này đã xãy ra từ lâu. Nhưng, cũng như với các tiến trình suy thoái chính trị xưa nay trong lịch sử, người ta chỉ nhận ra chúng ở giai đoạn cuối. Tâm lý phủ nhận suy thoái nằm trong bản năng xã hội của con người, cho đến khi khối ung thư tràn lan…
 Có hai dấu hiệu, và cũng là lý do, đưa đến suy thoái chính trị trong lịch sử nhân loại, theo Fukuyama, viết trong cuốn Những Nguồn gốc của Trật tự Chính trị.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

"Giỡn" tử thần và chuyện con rể quan cũng xử

Chỉ mong sao, những cây cầu đó không “nổi tiếng”. Và không xảy ra những mờ ám khó hiểu như những con đường cao tốc nói dưới đây.

I- Khái niệm ‘cầu túm” chả lẽ rồi đây sẽ đi vào lịch sử vượt khó một cách “kỳ dị”- như lời bà Nguyễn Thị Khá (Ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH)- của ngành giáo dục ở các tỉnh miền núi? Một loại hình cầu đặc biệt mà sự “khánh thành, ứng dụng, và khách bộ hành” của nó vừa gây chấn động mạnh đến toàn xã hội. Khiến người Việt vừa bàng hoàng, vừa đau đớn, và ngành giao thông không khỏi hổ thẹn.
Bởi mô hình “cầu túm” có thiết kế và địa danh hẳn hoi: Một túi ni lông cho một cô giáo ở bản Sam Lang (xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) chui vào trong, được trùm kín đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi, sẽ vừa bơi, vừa túm chiếc túi bơi qua dòng suối những ngày có lũ. Để các cô giáo có thể kịp đến lớp dạy học.

Trung Quốc: Tướng Từ Tài Hậu bị bắt với cáo buộc tham nhũng

Tướng Từ Tài Hậu (phải) trong lần tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 18 tháng 9 năm 2012.

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Danh tính và chức vụ của 44 cán bộ Trung ương luân chuyển

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có thông báo tới các tỉnh, thành ủy, các cơ quan liên quan về việc 44 cán bộ được Bộ Chính trị luân chuyển, điều động về công tác tại các địa phương.

 >> Luân chuyển 44 cán bộ lãnh đạo về địa phương

Theo đó, có hai cán bộ được Bộ Chính trị điều động, phân công là ông Nguyễn Thanh Nghị, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng về tỉnh Kiên Giang, giữ chức Phó bí thư Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2010 - 2015 và giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Cùng với ông Nghị là ông Sơn Minh Thắng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc giữ chức Phó bí thư Tỉnh uỷ Sóc Trăng, nhiệm kỳ 2010 – 2015.

Danh tính và chức vụ của 44 cán bộ Trung ương luân chuyển
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị được Bộ Chính trị điều động giữ chức Phó bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang và giới thiệu để Hội đồng nhân dân tỉnh bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Đã làm quan thì phải... thật giàu

Bức xúc làm gì chứ, đã làm quan thì phải thật giàu... Quan mà nghèo thì còn tâm trí đâu mà lo việc dân việc nước.
Kền kền ăn xác thối là cách “mưu sinh” rất đỗi bình thường của hiện tượng tự nhiên trong thế giới muôn loài. Thế nhưng khi được vận dụng trong cái thế giới “chữ nghĩa” đa đạng của loài người, nó hàm ý minh triết cao thâm, hay đơn giản chỉ là thái độ “cao ngạo, phách lối… tỏ ra nguy hiểm”… thì cũng tùy cách luận.
Ai “kền kền”, ai “xác thối”?
Ngày xưa, Nam Cao qua tác phẩm “Đôi mắt” đã khắc họa sắc lẹm “cái dạng văn sĩ Hoàng” ăn lạc rang, đọc truyện Tàu, mồm leo lẻo ca ngợi vĩ nhân nhưng lại coi thường, châm biếm, mỉa mai những người lao động cần cù, chân chất của giới cần lao. Và rồi ngày nay, “cái dạng văn sĩ Hoàng” ấy lại tiếp tục uống rượu Tây, đọc báo mạng và phán.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Sự tha hóa, cái chuẩn đạo đức đã thay đổi ?

bietthu
Mấy ngày trước, cả nước xôn xao chuyện biệt thự của ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương đảng, Tổng thanh tra Chính phủ. Báo chí đưa tin ông này sắp hoàn tất dự án tư dinh gồm một biệt thự và 3 ngôi nhà gỗ cao cấp trên lô đất 17.000 mét vuông tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, trị giá hàng chục tỷ đồng, trong khi ông ã có một biệt thự ở phường 3 thành phố này và 2 căn hộ cao cấp ở Thảo Điền, Phú Mỹ Hưng , thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

TÍNH HÁO DANH VỤ LỢI NHỎ MỌN CỦA NGƯỜI VIỆT

loapts
Việt Nam có hơn 24.000 tiến sĩ, đông bậc nhất thế giới nhưng là nước nghèo nàn đội sổ bậc nhất thế giới, và cũng có đông người làm thơ nhất cỡ ít ra cả triệu nhà thơ nhưng không thấy tác phẩm lớn mà chỉ thấy các mẩu vụn vẫn được gọi là “thơ hắt hơi”, những thứ bé hơn cả chuồng gà chuồng vịt. Tại sao? Bởi vì người Việt chỉ háo danh hão huyền nhắm vào vụ lợi “tham bát bỏ mâm” gắp cho mình, nên đất nước mới nghèo nàn lạc hậu và thi ca chỉ là chiếu rách à ơi mua vui bên chén rượu nhạt hay chén trà trong chốc lát. Hôm nay tôi xin bàn vào việc này.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Từ AHLLVTND Hồ Xuân Mãn, nghe người trong cuộc kể lại chiến công giải phóng thành phố Huế mùa xuân năm 1975

Hữu Thu viết về người AHLLVTND Hồ Xuân Mãn:
"Từ đó, cùng với anh em an ninh, du kích, ông Hồ Xuân Mãn gây dựng lại phong trào. Chi bộ mật, Chi đoàn mật, 5 tổ du kích mật được khôi phục và hoạt động trở lại. Tháng 3-1975, mặc dù không có lực lượng chủ lực hỗ trợ nhưng ông Hồ Xuân Mãn đã cùng lực lượng tại chỗ tổ chức nhân dân 2 xã Phong An - Phong Sơn nổi dậy, phá toang cánh cửa phía Bắc, tạo điều kiện cho Quân đoàn II tiến quân vào giải phóng Huế."

"Sự thật về năm tháng chiến đấu can trường của ông Hồ Xuân Mãn có thể viết thành một cuốn truyện ký. Tuy nhiên, chỉ riêng một số thông tin vừa nêu cũng đã đủ hình dung về phẩm chất của một cán bộ nằm vùng. Điều cần nói thêm là kể từ khi đất nước đổi mới, từ một Bí thư Huyện ủy, ông Hồ Xuân Mãn phấn đấu và trở thành Bí thư Tỉnh ủy 2 nhiệm kỳ."

Hồ Viết Bá, Chánh văn phòng tỉnh ủy xác nhận thành tích của Hồ Xuân Mãn:
"Từ 8/3 đến 26/3/1975: Chỉ huy lực lượng du kích và an ninh xã đánh các chốt quân ngụy, dẫn đường cho lực lượng Quân đoàn 2 tác chiến các mục tiêu An Lỗ, Cầu An Hòa, chốt cột cờ Phu Văn Lâu, giải phóng Huế."

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

ĐƠN KIẾN NGHỊ



Từ trái sang: các ông Hoàng Tiến Dũng, Hoàng Văn Phận, Hồ Văn Nghĩa, Hoàng Phước Sum (bìa phải). Thứ tư từ trái sang là ông Trần Văn Thuận, người đứng ra làm nhân chứng - Ảnh: Trường An

 Hoàng Tiến Dũng dđ: 01699652528 02:09 Ngày 06 tháng 03 năm 2014

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Phong Điền,ngày 05.3.2014

ĐƠN KIẾN NGHỊ

Kính gởi : Tổng bí thư Đảng cộng sản VIỆT NAM
Kính gởi : Bộ chính trị ; Ban bí thư trung ương Đảng cộng sản VIỆT NAM
Kính gởi : Tỉnh ủy ; Thành ủy của 63 tỉnh , thành trong cả Nước VIỆT NAM
Kính gởi : Đảng bộ thành phố HUẾ
Kính gởi : Đảng bộ phường Thuận Hòa - HUẾ
Kính gởi : Chi bộ khu phố 10 - thuộc Đảng bộ phường Thuận Hòa - HUẾ

Ngày 15 tháng 02 năm 2014, chúng tôi những Cựu chiến binh của thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ xâm lược trên đất Phong Điền và Thừa Thiên Huế đã có đơn xin trình bày và kiến nghị (*) kính gởi đến Tổng bí thư; Bộ chính trị, Ban bí thư trung ương Đảng cộng sản VIỆT NAM, Ủy ban kiểm tra trung ương, Bộ công an, Bộ quốc phòng, Ban thi thi đua khen thưởng trung ương, các Bộ và Ban ngành trung ương hữu quan cùng 63 Tỉnh ủy; Thành ủy trong cả Nước VIỆT NAM...nội dung cần kiến nghị có 5 vấn đề (xin phép không nhắc lại ở đơn kiến nghị này) mà NHÂN DÂN và cả chúng tôi bước đầu có niềm phấn khởi theo tinh thần nội dung thông báo số 6963 / 2014 /BBT do Văn phòng trung ương Đảng ban hành ngày 18 tháng 01 năm 2014; Song quả thực tận đáy lòng, tâm tư của quảng đại NHÂN DÂN cùng anh em Cựu chiến binh của thời một lòng một dạ đi theo ĐẢNG để đánh đuổi thực dân, đế quốc để cứu Nước nay vẫn nặng trỉu nỗi bức xúc bởi lòng DÂN chưa AN, chưa TIN trong việc kết luận và thi hành kết luận của Ban bí thư; Bởi thực tế đã cho thấy Ban bí thư cũng như các cơ quan chức năng có thẩm quyền của ĐẢNG và NHÀ NƯỚC còn có dấu hiệu BAO CHE, vụ việc man trá dối DÂN lừa Đảng của ông Hồ Xuân Mãn đã quá rõ ràng nhưng vẫn kéo dài thực thi kết luận hủy danh hiệu ahllvtnd và thu hồi các chế độ, chính sách liên quan với danh hiệu ahllvtnd của Hồ Xuân Mãn; Cách thức xử lý không nghiêm túc, không kiên quyết, cụ thể :

+Ban bí thư quyết định hủy danh hiệu ahllvtnd của ông Hồ Xuân Mãn và giao cho các cơ quan chức năng của Chính phủ thu hồi các hiện vật khen thưởng theo chế độ chính sách đối với danh hiệu ahllvtnd nhưng đến nay đã hơn một tháng vẫn không thấy tổ chức thực hiện nghiêm túc theo kết luận của Ban bí thư.
+Quần chúng Cách mạng không đồng tình với việc tổ chức thẩm quyền của ĐẢNG chưa thực thi xem xét, xử lý về kỷ luật đối với ông Hồ Xuân Mãn bởi viện cớ rằng ông Mãn mắc bệnh hiểm nghèo; Nhưng trong thưc tế ông Mãn vẫn đi khắp để ăn nhậu. Nói rằng ông Mãn mắc bệnh hiểm nghèo nhưng chúng tôi hỏi các đồng chí trong Thường vụ tỉnh ủy Thừa Thiên Huế thì không ai trả lời thỏa đáng .
+Sau khi Ban bí thư kết luận và quyết định hủy danh hiệu ahllvtnd của ông Hồ Xuân Mãn đúng ra Trung ương phải cho thu hồi ngay GƯƠNG TIÊU BIỂU của ông Mãn bởi ông Mãn là một trong ba bí thư tỉnh ủy trong cả NƯỚC đã được Trung ương tuyên dương cá nhân tiêu biểu trong cuộc vận động toàn Đảng,toàn DÂN học tập và làm theo tư tưởng và đạo đức HỒ CHÍ MINH . Vì rằng ai cũng tỏ tường trong quá trình ông Mãn làm bí thư tỉnh ủy ông ta đã gây ra không ít việc xấu xa tạo nên điều tiếng không tốt làm hoen ố thanh danh người đảng viên cộng sản,làm xói mòn uy tín chính trị của ĐẢNG TA; Báo LAO ĐỘNG có đăng bài "Đất cố đô có vua "...thời kỳ ông Mãn làm Bí thư huyện ủy Phong Điền ông Mãn mang vũ khí đi săn bắn muôn thú hoang dã ông đã bắn đạn lạc gây trúng người trọng thương, báo CA TP HCM ngày 07.01.2014 đã phản ánh. Quần chúng Cách mạng không rõ ông Mãn tiêu biểu những gì để noi gương ông Mãn một kẻ đã được Trung ương biểu dương là tiêu biểu trong học tập và làm theo BÁC HỒ.
+Vấn đề vào Đảng của ông Hồ Xuân Mãn cũng là chuyện ly kỳ, bí ẩn đang gây ra mối hồ nghi sự lỏng lẻo về tổ chức của ĐẢNG TA; đề nghi các cơ quan chức năng của ĐẢNG sớm xử lý vụ việc này bằng cách cho kiểm tra hồ sơ đảng tịch của ông Mãn trước 30.4.1975 ở huyện ủy Phong Điền cùng các nhân chứng thời kỳ đó để kết luận minh bạch.
+Một vấn đề quan trọng là trong thời kỳ ông Hồ Xuân Mãn làm Ủy viên trung ương; Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ông Mãn đã có làm được một số việc nhưng ông Mãn đã để lai một bộ máy của Đảng, Chính quyền tại địa phượng quá phức tạp, nặng nề, cục bộ, không đoàn kết theo tính Đảng, một nội bộ không bản lĩnh chính trị cách mạng,ươn hèn không biết bảo vệ cái đúng phê phán cái sai theo quan điểm chính trị của Đảng, thủ tiêu đấu tranh, bệnh nể nang, bệnh né tránh, bệnh cơ hội, dung túng, bao che cho nhau làm việc sai quấy gây bất lợi cho Đảng cho DÂN qua vụ man trá của Hồ Xuân Mãn là minh chứng. Sự rệu rã vai trò lãnh đạo của Đảng từ tỉnh đến huyện,xã - phường - thị trấn là quả rõ không cần tranh cãi.
- Qua tiếng nói của quần chúng cách mạng, với trách nhiệm trước Đảng; Chúng tôi những đảng viên cộng sản là những Cựu chiến binh của thời kháng chiến cứu Nước, từng trải qua gian khổ trong chiến tranh giải phóng nên chúng tôi hiểu rõ tình hình của đất nước, của quê hương Thừa Thiên Huế. Với kinh nghiệm xương máu cùng bài học qua sự sụp đổ của Liên xô và các nước XHCN Đông Âu; Không những chúng tôi mà Quần chúng Cách mạng tại địa phương rất phấn khởi, tin tưởng theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng của BCH TW khóa XI như NQ 4, NQ 7, NQ 8 nhằm củng cố, xây dựng Đảng Ta thực sự vững mạnh trong sạch. Phát huy dân chủ trong Đảng,trong NHÂN DÂN theo HIẾN PHÁP nhằm xây đắp niềm tin của DÂN với Đảng chính là cơ sở là động lực cho nền tảng đồng thuận xã hội đảm bảo công cuộc đấu tranh bảo vệ để giành thắng lợi với mục tiêu, lý tưởng mà Đảng TA và Bác Hồ đã lựa chọn; Chúng tôi không vì một mục đích nào khác!!!
Vụ việc khai man, dối trá thành tích của ông Hồ Xuân Mãn là một điển hình mà ông Mãn đã làm mất thanh danh, uy tín của Đảng và Chế độ chính trị XHCN, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự của Quân đội NHÂN DÂN VIỆT NAM anh hùng; Nhân Dân trong cả nước đều thấy rõ và xót xa vì sự man trá này của Hồ Xuân Mãn. Nếu trung ương Đảng, Nhà Nước không sớm giải quyết dứt điểm còn dùng dằng dung túng, bao che thì trước hết khó lòng thâu phục nhân tâm, khó vun bồi uy tín, thanh danh cho Đảng, cho chế độ chính trị XHCN. Mất niềm tin ắc mất tất thảy! Với nguyện vọng của quảng đại Quần chúng Cách mạng, của Chúng tôi những Cựu chiến bính của thời theo Đảng để kháng chiến cứu NƯỚC, nên tất cả Chúng tôi kiên quyết tranh đấu không để cho bất kỳ một ai hoạt đầu gây hại thanh danh, uy tín Đảng cộng sản VIỆT NAM; Chế độ chính trị XHCN; danh dự QĐNDVN anh hùng!

Đại diện anh, chị, em Cựu Chiến Binh thời kháng chiến cứu NƯỚC

Hoàng Tiến Dũng

(*) ĐƠN TRÌNH BÀY VÀ KIẾN NGHỊ

Thì ra "không có gì..."

Bài viết này căn cứ trên Bảng thành tích, những bài viết theo lời kể của AHLLVTND Hồ Xuân Mãn đã được công khai trên báo chí...

1. Tham gia cách mạng sớm nhất

Trên bài phóng sự của Báo Cảnh Sát Toàn Cầu Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh đăng ngày 17/02/2013 của Quốc Anh – Thảo Nguyên (CSTC Xuân 2013) viết theo lời kể của Hồ Xuân Mãn.
"Đêm 9/9/1964, có một chàng trai mới tròn 16 tuổi, từ biệt cha mẹ cùng ông nội kính yêu và làng Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, để cùng những người bạn đồng liêu là các anh Hoàng Xê, Hồ A… tìm đường lên chiến khu tham gia kháng chiến, gia nhập vào Đại đội An ninh vũ trang đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên. Trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc trên mặt trận Thừa Thiên, anh đã cùng đồng đội tổ chức nhiều trận đánh “xuất quỷ nhập thần” làm cho quân lực Hoa Kỳ và quân đội Sài Gòn nhiều phen kinh hồn, bạt vía…"
Trên bài báo Ông Hồ Xuân Mãn có cướp công? - Bài 1: Nhân chứng một thời (08/01/2013) của Hữu Thu đăng trên Báo Đại Đoàn Kết:
"Ông Hồ Xuân Mãn, sinh năm 1949, quê ở thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế; tham gia cách mạng khi 14 tuổi"

2. Đối tượng Đảng lâu nhất

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Quang minh chính đại thì không có biệt thự quan chức

- Quang minh chính đại chính là công khai, minh bạch hóa thông tin, là điểm căn cốt nhất để thực hành dân chủ.

Trong "Bài nói chuyện với những cán bộ, đảng viên lâu năm” ngày 9/12/1961 của Hồ Chủ tịch có đoạn: "Đảng ta quang minh chính đại. Đảng ta như thế, đảng viên cũng phải như thế…". Quang minh chính đại chính là công khai và minh bạch hóa thông tin, là điểm căn cốt nhất để thực hành dân chủ mà dân chủ lại là chìa khóa của mọi thành công.Trong việc hoạch định chính sách trong đó có vấn đề tổ chức và nhân sự, từ sau ngày thống nhất đất nước tới nay, bên cạnh những thành công thì còn không ít thiếu sót, thậm chí sai lầm. Mấy chục năm qua, Đại hội nào của Đảng cũng đều đề cập tới nguyên nhân của thiếu sót, khuyết điểm nhưng sao có không ít vụ việc không những không giảm nhẹ đi mà lại còn nổi cộm lên và ngày một trầm trọng hơn? Trong nhiều thập kỷ vừa qua cho đến hôm nay, Đảng đã và vẫn đang cùng nhân dân trăn trở để tìm ra những giải pháp hữu hiệu.
Trần Văn Truyền, dân chủ, công khai, minh bạch
Biệt thự của ông Trần Văn Truyền tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Ảnh: Soha

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Hồ Xuân Mãn Huế không nhằm nhò chi...

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh kê khai tài sản thế nào?

Theo quy hoạch công tác cán bộ của TTCP, năm 2011 ông Ngô Văn Khánh, Vụ trưởng Vụ II được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm là Phó Tổng TTCP (QĐ số 1983/QĐ-TTg ngày 8/11/2011). Để làm thủ tục theo quy trình bổ nhiệm, ông Ngô Văn Khánh phải kê khai tài sản và ông đã kê khai “trung thực” như sau:
Về bất động sản: – Có 2 nhà gồm: Nhà thứ nhất ở số 7/49/192 Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội diện tích 114m2 đất, xây 5 tầng (ảnh 1) và nhà thứ 2 ở số 9/49/192 (cùng địa chỉ trên) diện tích 248m2 xây 5 tầng (ảnh 2) .


Nhân dân sẽ lấy lại...cái gì của nhân dân

Biệt thự ông Truyền và ngôi nhà 51m2 của Chủ tịch nước

Vậy là những xôn xao về hình ảnh dinh thự bề thế của ông Trần Văn Truyền – cựu Tổng Thanh tra Chính phủ có vẻ như đã có lời giải.
Lời giải ấy đến từ con gái ông, nói “Ba tôi có người em kết nghĩa ở quận 9, người này có xây cho ba một ngôi nhà nhưng ba không ở. Sau đó, cô xuống dưới này thấy cuộc sống vất vả nên biếu ba một số tiền để ba làm nhà đó!”. Cô con gái còn tiết lộ: “Lúc đầu, mọi người khuyên ông làm cổng bằng cột và lát đá nhưng ông quyết định làm bằng sắt cho tiết kiệm”.

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Báo "Người cao tuổi" quẹt mọ nghẹ ông Truyền

Tổ chức, nhiệm vụ  của TTCP và…
Trong lịch sử 68 năm (23/11/1945 – 23/11/2013) ngành Thanh tra Chính phủ có lẽ ông Tổng TTCP Trần Văn Truyền (nhiệm kì 2007 – 2011) là vị “Tư lệnh ngành” chiếm kỉ lục, giành ngôi “quán quân” về làm công tác cán bộ trước khi về hưu. Chỉ trong một thời gian ngắn ông kí ồ ạt quyết định bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp Vụ (và tương tương), nhiều người không có quy hoạch…
Theo Website thanhtra.gov.vn, hệ thống cơ quan TTCP có gần 20 đầu mối trực thuộc, bao gồm:
- 7 vụ chức năng: Trong đó 4 vụ thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo (KNTC) gồm: Vụ I (Vụ Kinh tế ngành), Vụ II (Kinh tế Tổng hợp, Tài chính – Ngân hàng), Vụ III (Vụ Văn xã), Vụ IV (Vụ Giám sát Thẩm định sau thanh tra), Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Pháp chế và Vụ Tổ chức Cán bộ.
- 4 cục: 3 Cục Thanh tra và giải quyết KNTC khu vực gồm miền Bắc (Cục I), miền Trung (Cục II), miền Nam (Cục III) và Cục Chống tham nhũng (Cục IV).