Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Cho hay muôn sự tại TRỜI

Bầu Kiên gặp nạn vì vàng như thế nào? 

baukiendaubac_hvti
Bầu Kiên bạc trắng mái tóc vì vàng.
Trong bài viết này, tác giả chỉ ghi chép lại những thông tin về bầu Kiên trực tiếp và gián tiếp trong quá trình tác nghiệp của một nhà báo chuyên theo mảng tài chính ngân hàng.
Thật khó viết về chân dung một con người vốn từng làm tốn nhiều giấy mực của các phương tiện truyền thông như ông Nguyễn Đức Kiên (thường được nhắc đến bằng cái tên “bầu Kiên”) trong một vài trang báo.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Ông Truyền nuôi vịt

 
tvt

Cựu Tổng thống Viktor Yanukovych có lẻ khó ngờ được ngày hôm nay lại trở thành kẻ đào tẩu, khi trước đây chỉ vài tuần vẫn còn nghĩ rằng chiếc ghế tổng thống của ông đáng ra phải nạm vàng thay vì chỉ bọc nhung nằm trong dinh tiếp khách.

Qùi gối trước dân có làm xấu hình ảnh của mình?

Gò Cỏ May
Hình ảnh hàng chục sỹ quan và binh lính cảnh sát đặc nhiệm chống bạo loạn ở Ukraine qùy gối xin lỗi dân và xin hứa trong tương lai sẽ đứng về phía nhân dân… đang là chủ đề được dư luận đặc biệt quan tâm hôm nay.

“Tôi cầu xin mọi người tha thứ cho chúng tôi”một viên cảnh sát nói trên bục. “Chúng tôi xin được quỳ gối trước hương hồn những người đã bị giết”. Tuy nhiên nhiều người biểu tình đã không thỏa mãn với những lời xin lỗi này. Họ hét lên “thật đáng xấu hổ” rồi quăng những vật thể nhỏ về phía đám cảnh sát đang quỳ… (Xem ở đây).

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Không 'chạy' được chức tổng cục trưởng nhưng... lo được?


- Không "chạy" được nhưng có thể "mua" được, "lo" được? - chủ trương thi tuyển tổng cục trưởng của Bộ trưởng Đinh La Thăng được độc giả VietNamNet ủng hộ nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra.

Những nhận định của độc giả như "không chạy được bằng tiền thì bằng rất nhiều tiền", "không chạy được chức này nhưng có thể chạy được chức khác", "không cần chạy hết 15 thành viên ban giám khảo mà chỉ cần hơn một nửa", "không cần chạy chỉ cần alô"... cho thấy người dân tin những vẫn còn lo cho quyết tâm và cách làm của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng xung quanh việc thi tuyển Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ.
bộ trưởng, Đinh La Thăng, thi tuyển, tổng cục trưởng
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng. Ảnh: Minh Thăng

Dinh thự 'khủng' của ông Trần Văn Truyền qua lời hàng xóm

VNN
"Căn biệt thự được xây dựng trong khuôn viên rộng, bên cạnh là những ngôi nhà được làm bằng gỗ quý, đồ đạc trong toàn loại đắt tiền", người sống gần tư dinh kể.

Sau khi hình ảnh căn biệt thự đồ sộ trên mảnh đất hàng nghìn mét vuông của ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ được báo chí công bố đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

Chúng tôi đã tìm về xã Sơn Đông - nơi căn biệt thự trên tọa lạc để tìm hiểu sự việc. Những người dân ở ấp 3 cho biết, căn biệt thự lớn, đẹp, được thiết kế theo lối kiến trúc hiện đại nổi bật giữa khu dân cư thưa thớt với mặt tiền quay ra đường là của ông Ba Truyền (tên gọi thân mật của ông Trần Văn Truyền – PV).


Căn biệt thự của ông Truyền được xây dựng trên diện tích hàng ngàn m2 tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre

Chuyện của Tổng thanh tra Chính Phủ,

Bài báo cũ

Ở cương vị phải giữ mình đến mức gần như là “ép xác”, gương mặt lúc nào cũng phảng phất buồn, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền bộc bạch dù thế nào, ông vẫn là con người bằng xương bằng thịt chứ đâu phải là gỗ đá.

- Từng có nhiều câu chuyện “truyền kỳ” về việc người ta mang đến nhà tặng ông hàng cặp tiền đôla?

- Có lần, cũng chỉ mới đây thôi, một người quen với một họ hàng của tôi qua nhà chơi, nói là vừa đi Trung Quốc vừa, có chút quà nhỏ thăm tôi. Đó là một chiếc cặp, nhìn cũng rất giản dị thôi, nhưng khi yêu cầu mở cặp ra thì bên trong chứa hàng xấp tiền toàn là đôla. Người này sau đó đã xin lỗi và cầm tiền về.

- Ông đã từng lập biên bản “tại trận” trường hợp nào mang quà thái quá, như cái cặp đầy đôla kia?

- Thực tế là những người nào có cơ hội đến tận nhà mình biếu quà như vậy, đều là có quen biết với người thân của mình. Ai đến chơi để lại quà kèm theo tiền thì tôi bảo họ cầm về và nhắc nhở nghiêm khắc không được làm thế. Những trường hợp như vậy, người ta đều xin lỗi, nhận lại. Nếu người ta cố tình không chịu nhận lại thì mình phải lập biên bản, báo cáo cơ quan chức năng xem xét chứ nếu lập biên bản ngay khi người ta vừa mang quà đến thì thật tình không nỡ.

Còn có nhiều lúc họ đến tôi chơi, mang quà nhưng nói không phải biếu tôi mà gửi biếu mẹ tôi ở quê. Tôi vẫn nói thẳng: “Mấy ông thương tôi thì không nên làm vậy. Dùng tiền quan hệ với nhau, mai mốt không vướng chuyện này cũng dính việc khác nên thôi đành mất lòng trước vậy". Riêng đối với những người đang là đối tượng thanh tra của mình thì dứt khoát một xu quà cũng không được nhận và phải xử lý đúng quy định.

- Thay bằng hình thức như gửi quà cho mẹ, họ không cần qua ông mà gửi quà cho vợ con ông và nhờ họ thuyết phục thì sao?

Nghĩ từ những biệt thự của quan chức về hưu


Giữa lúc cả nước sục sôi với các “đại án kinh tế”, những hình ảnh hoành tráng về khu “biệt thự gia đình” dễ đưa tới phản ứng bất bình trong công chúng mà quên đi khía cạnh pháp lý của vấn đề.
Có điều gì chung giữa việc người tù trưởng miền Tây Nguyên tiến hành một cuộc chiến tranh chiếm người, chiếm đất hàng ngàn năm trước, cho đến việc tỷ phú Bill Gates muốn mua một hòn đảo của Hy Lạp với giá 200 triệu USD vào năm 2011?
Câu trả lời là nhu cầu chiếm hữu, tư hữu một tài sản, điều mà trải suốt lịch sử phát triển của nhân loại, từ đông sang tây, từ triết học đến thực tiễn, đã chứng kiến và thừa nhận rộng rãi như là một phần tối quan trọng trong đời sống của con người.
Trong rất nhiều thứ mà con người muốn chiếm hữu, thì một hang đá ấm áp thời tiền sử cho đến một lâu đài lắp bồn tắm Mikazuki 1,1 triệu USD mỗi chiếc, luôn là một trong những lựa chọn quan trọng nhất. Mái ấm, suy cho cùng, vẫn là một nhu cầu cần được trân trọng.
biệt thự, dinh thự, quan chức, tài sản, ân xá kinh tế
Hình ảnh được cho là dinh thự của ông Trần Văn Truyền (Ảnh: báo Người cao tuổi)
Tài sản quan chức và công luận

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Của dân trả lại cho dân

(Dân trí) - Một ngày sau khi phế truất Tổng thống Viktor Yanukovych, quốc hội Ukraine ngày 23/2 đã chỉ định chủ tịch quốc hội Oleksandr Turchynov vào vị trí quyền Tổng thống. Đồng thời quốc hội nước này cũng quyết định tịch biên tư dinh của ông Yanukovych.

Phát biểu trước quốc hội, ông Oleksandr Turchynov cho biết các nghị sỹ sẽ có thời hạn tới thứ Ba để thành lập một chính phủ mới.

Ông Oleksandr Turchynov sẽ là Tổng thống tạm quyền của Ukraine
Ông Oleksandr Turchynov sẽ là Tổng thống tạm quyền của Ukraine
Đồng thời quốc hội Ukraine cũng bỏ phiếu tịch biên tòa dinh thự lộng lẫy mà ông Yanukovych bỏ lại và đang trong quyền kiểm soát của người biểu tình.
Trong khi đó cựu thủ tướng vừa được phóng thích Yulia Tymoshenko cho biết bà không có ý định trở lại cương vị này.
Phản ứng trước thông tin tên bà được đề cập trong danh sách các ứng viên cho vị trí thủ tướng, bà Tymoshenko nói: “Không ai đồng tình hay thảo luận chuyện này với tôi. Cảm ơn các bạn đã tôn trọng tôi nhưng tôi không muốn ứng cử vào vị trí đứng đầu chính phủ”.
Sau khi được trả tự do khỏi thành phố Kharkiv hôm thứ Bảy, bà Tymoshenko đã hối thúc những người ủng hộ phe đối lập tại quảng trường Độc Lập tiếp tục biểu tình.
Việc phóng thích vị cựu thủ tướng này chính là một trong những điều khoản của thỏa thuận thương mại EU – Ukraine mà Tổng thống Yanukovych bác bỏ hồi năm ngoái, khơi mào cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
Đến nay, hàng nghìn người biểu tình đối lập vẫn tiếp tục hiện diện trên quảng trường Độc Lập, nơi bầu không khí được miêu tả là yên ả.

Tư dinh xa hoa của ông Yanukovych đã bị chính phủ tịch biên
Tư dinh xa hoa của ông Yanukovych đã bị chính phủ tịch biên

Hãy trao dinh cơ lại cho dân

TTO - Người dân Ukraine hôm 23-2 cảm thấy sốc khi chứng kiến dinh cơ xa hoa của tổng thống Viktor Yanukovych, người mới bị quốc hội phế truất sau khi lực lượng biểu tình kiểm soát dinh tổng thống một ngày trước đó.


Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Một bài viết trên mạng, tôi đọc nhưng không dám tin...

Phạm Quý Ngọ lừa cắt lá gan của con trai một đồng đội

Published on February 22, 2014   ·   No Comments
trungtruongphamquyngo
Cái chết của ông thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ nhằm ngay thời điểm Bộ Chính Trị quyết định đình chỉ mọi chức vụ của ông ta. Vụ việc ồn ào với cáo buộc ông ta ăn hối lộ hơn 1,5 triệu USD và tiết lộ lệnh truy nã cho Dương Chí Dũng để đối tượng chạy trốn. Truyền thông lề đảng đồng loạt đưa tin là ông Phạm Quý Ngọ qua đời vì bịnh ung thư gan. Báo Tuổi Trẻ còn cho biết thêm ông Ngọ được ghép gan 5 năm trước đây. Lá gan được ghép cho ông Ngọ là lá gan của một thanh niên trẻ trung mạnh khỏe. Tại sao đến bây giờ hơn 5 năm mới bị thải ghép nhằm ngay cái thời điểm “nhạy cảm” hiện nay?
Để có lá gan ghép cho ông thượng tướng công an thì một thanh niên phải chết cách oan ức. Người thanh niên này đồng ý hiến 1/2 lá gan cho ông bố nuôi giả nhân giả nghĩa của mình. Nhưng khi phẫu thuật cắt gan thì ê kíp bác sĩ được lệnh của ông Phạm Quý Ngọ cắt hơn 3/4 lá gan của người thanh niên cũng là viên sĩ quan công an dưới quyền của tướng công an Ngọ. Vì bị cắt 3/4 lá gan nên sĩ quan công an này chỉ sống một thời gian ngắn rồi chết. Anh ta là con trai duy nhất của một liệt sĩ ở Thái Bình. Khốn nạn hơn nữa là bố sĩ quan công an này là một đồng đội của Phạm Quý Ngọ cũng ở quê Thái Bình.
Một người đi lừa để cắt lá gan đoạt mạng sống của đứa con trai duy nhất của đồng đội của mình đã hi sinh thì kẻ đó là người hay quỷ?
Một nhân chứng hiện đang sống ở Thái Bình kể cho chúng nghe toàn bộ quá trình “hiến gan” cũng là một kịch bản do Phạm Quý Ngọ lừa viên sĩ quan trẻ. Ban đầu ông ta nhận anh sĩ quan làm con nuôi. Rồi về quê xây mồ mã cho bố của anh ta cũng là đồng đội của ông Phạm Quý Ngọ. Rồi hứa hẹn đưa lên Hà Nội cho vào Bộ Công an công tác. Rồi thì sẽ cưới vợ cho viên sĩ quan thật linh đình. ông Phạm Quý Ngọ và nhóm bác sĩ đinh ninh chỉ chắt 1/2 lá gan của anh ta thôi. Nhưng cuối cùng thì lá gan bị cắt 3/4 và anh ta cũng sống lay lất chưa hết 1 năm sau đó. Cái chết rất là bi thảm.
Một đạo diễn quê cũng ở Thái Bình nói cho chúng tôi biết là chưa bao giờ ông thấy luật quả báo nó xảy ra nhãn tiền như vậy. Vị đạo diễn khẳng định đó là quỷ chứ không phải người. Cụm từ ” ăn gan uống máu ” nó được hiểu như là nghĩa đen ghê tởm.
Một nhà thơ là hội viện Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thái Bình cho hay là ai cũng biết việc ghép gan oan uổng này nhưng không ai dám nói vì sợ bị “giết người diệt khẩu”.
Một chuyên gia về ghép tạng tại Bệnh Viện Chợ rẫy cho chúng tôi hay là quá trình thải ghép nếu có chỉ trong thời gian ngắn ban đầu mà thôi. Bây giờ hơn 5 năm thì chứng tỏ ca ghép gan thành công. Nếu lá gan được ghép là bình thường thì người được ghép có thể sống hàng chục năm sau đó. Như vậy việc ông Ngọ bị bệnh do thải ghép gan là khả năng khó xảy ra.
Như vậy thì để có lá gan ghép cho ông Phạm Quý Ngọ thì một viên sĩ quan công an đã bị ông tướng công an này lừa nhằm cưỡng đoạt mạng sống. Và câu hỏi về việc ông thượng tướng công an đã chết thiệt hay chết giả và nếu có thì chết ra sao vẫn còn nhiều bí ẩn. Không có một sự thật nào bị che lấp vĩnh viễn dưới bầu trời này. Nhất là số phận của một con người đầy nợ máu với nhân dân tỉnh Thái Bình. Phạm Quý Ngọ dù có chết thì mồ mã cũng chưa chắc được yên.
THEO HUỲNH BÁ HẢI / TL

Bác ơi, bây giờ nhiều Trần Dụ Châu quá...phải bắn thôi

Ông Trần Văn Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ có bao nhiêu biệt thự?

Báo Người Cao Tuổi: Trang THƯ GIÃN CUỐI TUẦN kì này trân trọng kính mời bạn đọc “chiêm ngưỡng” một số hình ảnh về “của nổi” là những dinh thự, biệt thự, nhà đất, một phần trong khối tài sản của ông Trần Văn Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP). Ngoài một số biệt thự, lô đất sở hữu trước đây, ông Trần Văn Truyền đang triển khai một “dự án gia đình” trên lô đất khoảng 30.000m2 (3 héc-ta) tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Trong khuôn viên đó, ông Truyền đã và đang xây dựng một biệt dinh hoành tráng (ảnh 1) và 4 căn nhà gỗ lợp ngói đỏ (ảnh 3), nghe nói có cả tốp thợ Nam Hà thi công nhiều tháng qua. Những căn nhà gỗ thuộc nhóm gỗ đặc biệt không dùng đến một cái đinh sắt. Nguồn tin từ một số cán bộ ở TTCP và cán bộ ở Bến Tre, ông Truyền còn có 3 cơ ngơi ở TP Hồ Chí Minh là phường Thảo Điền (Quận 2), ở Quận 5, ở khu đô thị “5 sao” Phú Mỹ Hưng do người thân đang quản lí, sử dụng. Người ta còn đồn rằng cái giường “đặc biệt” của vợ chồng ông có giá trị khoảng nhiều tỉ đồng, v.v…


Dinh thự của ông Trần Văn Truyền trong khuôn viên 3 héc-ta tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Xin lỗi, tôi đang khóc,

Suýt mửa, lòng nôn nao.

Chùm thơ của Thái Bá Tân

CHÁNH THANH TRA CHÍNH PHỦ
CÓ BAO NHIÊU BIỆT THỰ?


Ừ nhỉ, sao thế nhỉ?
Đảng lãnh đạo độc quyền.
Cán bộ do đảng chọn,
Mà toàn là đảng viên,



Tức là người tuyên thệ
Luôn tận tụy vì dân,
Luôn sáng ngời đạo đức,
Liêm chính và kiệm cần…

Thế mà lạ, lãnh đạo,
Vì sao ai cũng giàu,
Dù lương chỉ mấy triệu?
Sự giàu ấy từ đâu?

Mà giàu khinh khủng lắm.
Dân không thể nào tin
Những điều tai nghe nói
Và những cái mắt nhìn.

Lạ nữa, ai cũng biết,
Lãnh đạo chức càng to,
Thì cái sự giàu ấy
Càng trở nên khổng lồ.

Nhưng lạ nhất là chuyện,
Trên mạng đang ầm lên:
Chánh thanh tra chính phủ,
Là ông Trần Văn Truyền, 

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Những người dũng cảm


21/02/2014 09:10 (GMT + 7)
TT - Đó là những cựu chiến binh đã tố cáo ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, khai man thành tích, cướp công đồng đội để được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 


Những cựu chiến binh đứng đơn tố cáo. Từ trái sang: các ông Hoàng Tiến Dũng, Hoàng Văn Phận, Hồ Văn Nghĩa, Hoàng Phước Sum (bìa phải). Thứ tư từ trái sang là ông Trần Văn Thuận, người đứng ra làm nhân chứng - Ảnh: Trường An


Mãn đi bảo vệ Chủ tịch Fidel Castro khi vào thăm Quảng Trị

Một ngày đầu tháng 9/1973, nhà nhiếp ảnh Nguyễn Sỹ Sô (Sỹ Sô) nhận được một mảnh giấy nhỏ yêu cầu ông có mặt tại Ty An ninh tỉnh Quảng Trị lúc 17 giờ. Điều mà ông không hề nghĩ tới là từ mảnh giấy này ông đã có những bức ảnh quí giá về một nhân vật lớn mà cả thế giới đều biết đến và ngưỡng mộ. Đó là chuyến viếng thăm đầy xúc động của Chủ tịch Fidel Castro đến Quảng Trị. Đối với Sỹ Sô, đó là một trong những chuyện bất ngờ, bí mật trong cuộc đời cầm máy của ông.

Bức ảnh đầu tiên trong tập sách ảnh “Fidel Castro - Quảng Trị, một ngày lịch sử - 1973” được Nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản và phát hành là bức ảnh của Chủ tịch Fidel Castro, một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của Cuba và là một trong những nhà cách mạng kiệt xuất nhất của thế giới cùng với ông Trần Nam Trung, đại diện Lực lượng Cộng hòa miền Nam Việt Nam đi thị sát chiến trường Quảng Trị năm 1973.



Kế đó là những hình ảnh của các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Trị: đồng chí Lê Hành, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận dân tộc giải phóng; đồng chí Lê San, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cách mạng, đồng chí Hồ Sỹ Thản, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị; đồng chí Nguyễn Đồng, đại diện LLVT đón tiếp hồ hởi, ai nấy đều vui mừng khi được gặp Chủ tịch Fidel Castro. Họ bắt tay nhau, ôm hôn thắm thiết như cuộc gặp gỡ của những người anh em ruột thịt trong thời gian dài xa cách nhau.

Và những sản phẩm của nhân dân Quảng Trị tự làm ra dù đất nước vẫn chưa được giải phóng hoàn toàn dành tặng cho Chủ tịch Fidel Castro không chỉ thể hiện được tình cảm quý mến đối với khách từ phương xa tới mà còn thể hiện sự quyết tâm chiến thắng kẻ thù xâm lược, xây dựng đất nước giàu mạnh.

Tại khu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Fidel Castro và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chụp ảnh lưu niệm cùng các anh hùng LLVT quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Mọi người đều trò chuyện vui vẻ trong không khí thân mật, gần gũi. Ở những bức hình tiếp theo là tại Cao điểm 241- quân dân Quảng Trị đại diện nhân dân vùng giải phóng miền Nam Việt Nam chào đón phái đoàn Đảng và Nhà nước Cuba do Chủ tịch Fidel Castro dẫn đầu. Những tràng pháo tay liên hồi không dứt dành cho vị Chủ tịch kính mến.

Tại đây, Chủ tịch Fidel Castro đã có cuộc nói chuyện suốt một tiếng rưỡi đồng hồ mà không hề có một mảnh giấy nào. Chủ tịch Fidel Castro nói về chiến công của quân dân miền Nam, về sự ủng hộ cổ vũ lớn lao của bạn bè 5 châu dành cho Việt Nam và đặc biệt là tình cảm của nhân dân, Đảng, Chính phủ Cuba đối với nhân dân Việt Nam. Kết thúc buổi nói chuyện là những khẩu hiệu chúc mừng cách mạng Việt Nam thắng lợi, thống nhất đất nước.

Từ Cao điểm 241, Chủ tịch Fidel Castro đã quan sát cao điểm 544 (Fulơ), căn cứ pháo binh Mỹ và có một tấm hình “Dưới chân Fidel Castro là “vua chiến trường” của xâm lược Mỹ ở chiến trường miền Nam Việt Nam (tại 241 Tân Lâm, Quảng Trị). Có những bức ảnh khiến tôi chú ý là bức Chủ tịch Fidel Castro cùng đoàn Cuba đã dừng lại ở đường 9, đi bộ gần 2 cây số để có thể nhìn thấy cảnh ngổn ngang do chiến tranh tàn phá, những lô cốt, biểu tượng của nấm mồ chôn chung hai tên đế quốc xâm lược: thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Dọc đường qua thành phố Đông Hà, Chủ tịch Fidel Castro cùng đoàn đã tận mắt chứng kiến những nỗ lực của cán bộ, nhân dân vùng giải phóng Đông Hà trong khôi phục sản xuất, cải thiện đời sống. Những bức hình khi đoàn qua cầu phao sông Hiếu trong sự bình yên, thoải mái cùng với dáng vẻ đầy mạnh mẽ và tự tin của Chủ tịch Fidel Castro là những bức hình đẹp.

Gần cuối là những bức ảnh từ giã quân dân thành phố Đông Hà, Chủ tịch Fidel Castro và các vị khách đã đến thăm các anh hùng, chiến sĩ thi đua, dũng sĩ diệt Mỹ- ngụy đã giải phóng Dốc Miếu.

Những đoạn phim cuối cùng mà Sỹ Sô chụp vào ngày lịch sử này là cuộc tiễn biệt trên bờ nam cầu Hiền Lương. Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Fidel Castro và các vị khách quí lần lượt bắt tay, ôm hôn lưu luyến các vị tướng lĩnh, các đồng chí lãnh đạo địa phương, các chiến sĩ và một số bà con Gio Linh, Quảng Trị.

“Fidel Castro- Quảng Trị, một ngày lịch sử - 1973” là cuốn sách đẹp, in bằng bìa dầy. Sách dày gần 100 trang, in khổ 21x24 cm gồm 50 bức ảnh đen trắng của nhà nhiếp ảnh Sỹ Sô.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 2 đã kể lại với chúng tôi một kỷ niệm xúc động gắn với tấm ảnh mà ông đang gìn giữ như một kỷ vật quý. Ông kể: “Giữa tháng 9-1973, tại chiến trường Quảng Trị đã diễn ra cuộc mít tinh đón tiếp Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Fidel Castro với sự góp mặt của hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ thuộc các đơn vị bộ đội chủ lực đang làm nhiệm vụ như các sư đoàn: 304, 325, 324, 320, 312, 308… cùng lực lượng bộ đội địa phương. Tại cuộc mít tinh hôm đó, tôi với cương vị là Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Sư đoàn 325 - một trong những đơn từng trực tiếp bảo vệ và giữ vững Thành cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm - đã vinh dự được đến báo cáo thành tích, bắt tay Chủ tịch Fidel Castro và Thủ tướng Phạm Văn Đồng”.



Đồng chí Nguyễn Đức Huy bắt tay Chủ tịch Fidel Castro tại chiến trường Quảng Trị, tháng 9-1973. 
Ảnh do nhân vật cung cấp

Thời điểm đó Bí thư xã Phong An là Trần Văn Minh, chú du kích Hồ Xuân Mãn mới được phong thượng sĩ, Hồ Xuân Mãn lẻn ra làng trạng Vĩnh Hoàng - Quảng Trị chơi, là thanh niên mới lớn mới 22 tuổi, gặp được o du kích Vĩnh Hoàng vui tính kể cho Hồ Xuân Mãn nghe câu chuyện trạng:

"Có một ông lão đi câu cá, bắt một con cóc làm mồi. Đến hồ, ông lấy đà vút dây câu hết tầm, không ngờ dây câu văng sang bờ hồ phía bên kia. Đang băn khoăn không biết làm cách nào để gỡ lưỡi câu mắc vào bụi thì một con chim cuốc nhảy ra chộp con cóc. Khi đang kéo cuốc thì một chú chồn từ trong bụi rậm lao ra ngoạm con cuốc vào miệng, mắc phải lưỡi câu. Mừng quá ông kéo mạnh dây câu, bỗng bụp, một con cá đô (lóc) từ hồ lao lên đớp trọn con chồn. Con cá to quá, bà con xúm lại cùng nhau kéo lên rồi dùng cuốc to để đánh vảy. Sau đó mỗi người được tặng một chiếc vảy mang về làm quạt. Mổ bụng cá ra có cả chồn, mổ bụng chồn có cả chim cuốc, mổ cuốc ra có hơn chén tép, đủ làm bảy món cho cả làng liên hoan linh đình"....

O du kích láu lĩnh trêu Hồ Xuân Mãn “Hôm làng đãi tiệc, nếu có eng chắc chắn làng cũng mời..."

Hồ Xuân Mãn đang ở trên đất trạng, để tỏ ra không thua kém mấy o du kích, Hồ Xuân Mãn nổ luôn “-Mền là sĩ quan an ninh của khu ủy đang công tác ở Phong An, được điều động ra bảo vệ Chủ tịch Fidel Castro và Thủ tướng Phạm Văn Đồng”
O du kích Vĩnh Hoàng biết Mãn nói phét càng láu lĩnh hơn hỏi Hồ Xuân Mãn: “Eng là con trai Vĩnh Hoàng vô làm du kích Phong An à? Con trai làng trạng mở miệng ra là miền nhận ra ngay...về quê lấy vợ đi eng...

Khi vui miệng Hồ Xuân Mãn kể cho anh em nghe câu chuyện ra làng trạng Vĩnh Hoàng năm 1973 để tăng cường bảo vệ Chủ tịch Fidel Castro gặp o du kích nhỏ...

Bà con làng Phò Ninh nghe Mãn kể ai cũng tủm tỉm cười:

-“Mãn nổ! An mô mà ninh, hắn là du kích xã, xét mãi mà không kết nạp Đảng được, ở với tui, ai mà điều hắn đi Cam Lộ bảo vệ Chủ tịch Fidel Castro, có mà giao trứng cho ác...Hắn nổ…hắn là Cu Mão làng mền…con Hồ Bàng, Toán trưởng Nhân dân tự vệ, phụ trách Xây dựng nông thôn xã Phong An, làng ni ai mà không biết hắn…thằng bốc phét…"