Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Lần này cụ Phiêu vô...không thấy anh Mãn đâu...

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm Bệnh viện Trung ương Huế
Ngày cập nhật 26/02/2013 17:59
(TTH) - Sáng 26/2/2012, ông Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng tập thể lãnh đạo, cán bộ y tế Bệnh viện Trung ương Huế nhân kỷ niệm 58 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam. Cùng đi với ông Lê Khả Phiêu còn có ông Hồ Xuân Mãn, AHLLVTND, nguyên UVTW Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tặng hoa chúc mừng lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: Anh Phong
Nói chuyện với cán bộ Bệnh viện Trung ương Huế, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cho biết: Trong những năm tháng tham gia chiến trường tại Thừa Thiên Huế, ông đã nhiều lần đến bệnh viện này và vui mừng nhận thấy, sau ngày thống nhất đất nước đến nay, nhất là trong vòng hơn 10 năm qua, Bệnh viện Trung ương Huế đã có nhiều đổi thay vượt bậc, không chỉ trong xây dựng cơ sở vật chất mà còn cả chất lượng đội ngũ cán bộ, khẳng định được vị trí của một bệnh viện hạng đặc biệt và đã triển khai thành công một số kỹ thuật cao, đi đầu trong nước như: ghép tim, ghép thận... Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng rất phấn khởi khi nghe lãnh đạo bệnh viện cho biết, đơn vị đang trong giai đoạn xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu và phấn đấu trở thành trung tâm y học cao cấp của cả nước. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu lưu ý: Để thực hiện được mục tiêu này, tập thể cán bộ lãnh đạo, cán bộ nhân viên y tế của bệnh viện không nên tự thỏa mãn với những thành tích đã đạt được, mà phải nỗ lực phấn đấu, nhất là đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để đưa bệnh viện ngày càng tiến xa hơn. Dịp này, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã chúc mừng GS. TS Bùi Đức Phú, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế mới vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo.
Chiều cùng ngày, ông Lê Khả Phiêu cũng đã đi thăm, cán bộ, công nhân viên, người lao động đang làm việc tại Nhà máy Thủy điện Hương Điền.
Trước đó, chiều 25/2, ông Lê Khả Phiêu đã về thăm và tặng quà cho người dân làng Rồng, thị trấn Thuận An (Phú Vang).
Anh Phong - Hào Vũ

15 nhận xét:

  1. Phan Bùi Bảo Thy viết:
    Một ngày cuối năm se lạnh ở làng Phò Ninh, tôi đã có dịp được nghe ông kể thật nhiều những câu chuyện của tuổi thơ nghèo khó, những năm tháng tham gia kháng chiến vào sinh ra tử, rồi thời kỳ hậu chiến vất vả, kiến thiết xây dựng quê hương và cả những được mất, buồn vui của một đời người…
    Ông kể rằng, khi lớn lên, biết suy nghĩ mới thấy những người thân của mình, bà con làng xóm của mình đã bao năm phải chịu đựng nhiều tầng áp bức của chế độ đương thời. Được giác ngộ bởi chính những người thân trong gia đình đã tham gia cách mạng, cùng với bầu máu nóng của tuổi trẻ, ông cùng với những người bạn đồng liêu trong làng quyết định ra đi.

    Đêm 9/9/1964, có một chàng trai mới tròn 16 tuổi, từ biệt cha mẹ cùng ông nội kính yêu và làng Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, để cùng những người bạn đồng liêu là các anh Hoàng Xê, Hồ A… tìm đường lên chiến khu tham gia kháng chiến, gia nhập vào Đại đội An ninh vũ trang đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên. Trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc trên mặt trận Thừa Thiên, anh đã đồng đội tổ chức nhiều trận đánh “xuất quỷ nhập thần” làm cho quân lực Hoa Kỳ và quân đội Sài Gòn nhiều phen kinh hồn, bạt vía…
    Kẻ thù từng xem anh là “tên Việt Cộng nguy hiểm số 1” và đã nhiều lần đưa ảnh chân dung anh lên mục cáo thị, treo giá trọng thưởng bằng tiền cho bất cứ ai bắt sống hoặc tiêu diệt được anh. Chàng trai ấy tên là Hồ Xuân Mãn – người đã đi qua chiến tranh với 33 lần được phong dũng sĩ, 3 Huân chương Chiến công hạng Ba, 3 Huân chương Giải phóng các hạng và 1 Huân chương Quyết thắng, 3 huy hiệu Chiến sĩ thi đua, nhiều bằng khen và cả giấy chứng nhận danh hiệu "Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”. Sau này, trong công cuộc dựng xây quê hương, đất nước, anh là Ủy viên Trung ương Đảng, 2 nhiệm kỳ liên tiếp giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế và vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Mỹ…
    Từ hậu cứ ở Hương Trà, đơn vị ông Mãn hành quân qua đêm, đến khuya 30 Tết Mậu Thân thì đột nhập vào cánh Bắc ở Cửa Chánh Tây của TP. Huế để diệt ác, trừ gian. Sau 23 ngày chiến đấu tại vị trí Cửa Chánh Tây, đơn vị của ông Mãn gặp Trung đoàn 9 thuộc Sư đoàn 325 do ông Lê Khả Phiêu (sau này là Tổng Bí thư Trung ương Đảng – NV) chỉ huy, rồi cùng với Trung đoàn 9 thoát ra khỏi vùng nội thành Huế để quay ra hướng Phong Điền để đánh nhau với lính thuộc Sư đoàn kỵ binh không vận số 1(Kỵ binh bay) của địch. Tại đây, các đơn vị của quân ta đã trải qua những trận giao tranh vô cùng ác liệt với lực lượng không vận của Mỹ - Ngụy.
    Kết thúc những ngày ác liệt ấy, Trung đoàn 9 của Sư 325 rút quân về hướng Hương Trà, rồi từ đó hành quân lên vùng A Lưới. Trong chuyến hành quân ấy của Trung đoàn 9 còn có thêm một chiến sĩ cách mạng ưu tú của đất Thừa Thiên mới thoát ra khỏi Lao Thừa Phủ đó là ông Nguyễn Khoa Điềm (Ông Điềm bị địch bắt ở khu vực Phước Yên từ tháng 7/1967-NV). Đến lúc Trung đoàn 9 dừng chân ở khu vực A Vao (Cửa khẩu Hồng Vân) để chuẩn bị ra Bắc thì quân lực kiểm tra quân số và thấy ông Điềm không có tên trong danh sách quân lực nên trả ông Điềm lại cho Khu ủy.
    Ông Mãn kể, đây là giai đoạn ông Nguyễn Khoa Điềm (sau này là Ủy viên Bộ Chính Trị-NV) viết được rất nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng như: “Mặt đường khát vọng”, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”…
    Sau khi dẫn đường cho đơn vị của ông Lê Khả Phiêu lên đến vùng biên giới giữa A Lưới với tỉnh Xà Muồi của nước bạn Lào để ra Bắc. Đơn vị của ông Mãn quay trở lại Hương Trà để bảo vệ cho Tỉnh ủy ở khu vực Khe Trái. Thời kỳ này, ở Khe Trái máy bay của địch oanh kích một ngày không biết bao nhiêu lần, đạn từ máy bay rót xuống dày đặc một cách “tàn canh gió lạnh”. Chỉ có các cơ quan đầu não như Thành ủy, Tỉnh ủy, Ty Công an là di chuyển về hướng Khe Đầy thuộc huyện Hương Thủy để trú ẩn, còn lại những đơn vị chưa di chuyển được thì bị thiệt hại rất nặng nề sau nhiều đợt rải thảm của địch.

    Trả lờiXóa
  2. Nghe nói đã có QĐ thu hồi danh hiệu AHLLVTND và tấm gương học tập Đạo đức Hồ Chí Minh của Hồ Xuân Mãn và thu hồi 20 triệu đồng tiền thưởng. Ngoài ra còn nghe nói HXM đã xin và có QQD cho nghỉ 176 từ lâu, nhưng không biết ai đã vực dậy đưa vào Huế làm Phó Ban Tổ chức TU để từ đó chun sâu, leo cao bằng mọi thủ đoạn kể cả lật NYT vào phút 89.
    Đề nghị Cu Hả và Quang Minh nắm thêm thông tin chính thức báo với cả nhà biết vơi!

    Trả lờiXóa
  3. Mãn bây giờ thì trần truồng như nhộng, khi đã phải chun ra khỏi cái kén tơ vàng, Mãn hiện nguyên hình là con tằm ăn lá dâu…
    Vô đạo đức…làm xấu cả đất Huế và con người Huế.
    Mãn kể “Đêm 9/9/1964, có một chàng trai mới tròn 16 tuổi, từ biệt cha mẹ cùng ông nội kính yêu và làng Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, để cùng những người bạn đồng liêu là các anh Hoàng Xê, Hồ A… tìm đường lên chiến khu tham gia kháng chiến, gia nhập vào Đại đội An ninh vũ trang đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên. Trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc trên mặt trận Thừa Thiên, anh đã đồng đội tổ chức nhiều trận đánh “xuất quỷ nhập thần” làm cho quân lực Hoa Kỳ và quân đội Sài Gòn nhiều phen kinh hồn, bạt vía…”
    Nó hư cấu cuộc đời nó hơn cả tiểu thuyết…nó dối cả nước nhưng không dối được người làng Phò Ninh…Nó đi đâu vào đêm 9/9/1964?
    Đúng, Mãn tham gia du kích năm 16 tuổi…năm 1967. Cả làng Phò Ninh ai mà không biết Cu Mão con Cha Bàng, Hồ Bàng nhờ năng nổ, ngụy quyền mới cho cái chức Toán trưởng NDTV để làm lá chắn Cách mạng…
    Mãn nói “Ông kể rằng, khi lớn lên, biết suy nghĩ mới thấy những người thân của mình, bà con làng xóm của mình đã bao năm phải chịu đựng nhiều tầng áp bức của chế độ đương thời. Được giác ngộ bởi chính những người thân trong gia đình đã tham gia cách mạng, cùng với bầu máu nóng của tuổi trẻ, ông cùng với những người bạn đồng liêu trong làng quyết định ra đi.”
    Ai là người thân của Mãn tham gia cách mạng để Mãn được giác ngộ? Hồ Xuân Phán ư? Bị ta bắt đi theo năm 1971 cùng đám NDTV…rã đội hình.
    Tên thật của Hồ Xuân Mãn, sinh năm 1949 chính là tên Hồ Mão, sinh năm 1951- Tân Mão, con trai ông Hồ Bàng…
    Lên núi có tên khác, năm sinh khác là việc bình thường…đừng đem cái chi tiếc bình thường ấy để che mắt nhân dân…
    Mãn có phải là đảng viên không?
    Xin hỏi Trần Thanh Bình, P. Bí thư trực Tỉnh ủy TTH.

    Trả lờiXóa
  4. Loại người lừa trên dối dưới như HXM thì không phải là hạng đáng để quan tâm, nhưng chế độ này đang là mảnh đất màu mỡ cho chúng nó phát triển…
    PBBT, lớp trí thức trẻ nhưng chấp nhận làm bồi bút…bán rẻ tư cách nghề nghiệp quả là đáng buồn…bài viết này của PBBT lấy tên ma để nhận thêm nhuận bút…đăng được trên CSTC là tăng thêm màu An Ninh cho HXM.
    Từ lâu tôi nghĩ rằng CA có tờ báo nghiêm túc, thì ra chỉ cần có tiền là chúng nó viết.
    Loại phóng viên như PBBT nên tống cổ ra khỏi tờ báo này.
    Phan Bùi Bảo Thy, Hữu Thu nên trốn đii iii...

    Trả lờiXóa
  5. sáng nay tại Trụ sở tỉnh ủy Thừa Thiên huế Đoàn Kiểm tra liên ngành của Trung ương Đảng và Nhà nước do đồng chí Lê Hồng Liêm PCN UBKTTW làm Trưởng đoàn đã chính thức thông báo với Tỉnh ủy,với đại diện những VC CCB Phong Điền,với nguyên uvtw-bt t.u TTH hồ xuân mãn nội dung Quyết định của Bộ Chính Trị về việc hủy bỏ Quyết định và thu hồi danh hiệu anllvtnd đối với hồ xuân mãn.
    cho truy thu các quyền lợi mà hồ xuân mãn đã hưởng theo chế độ ahllvtnd.

    để rõ thêm các chi tiết liên quan thu hồi danh hiệu ahllvtnd của hồ xuân mãn,các Eng,Chị nên theo dõi cơ quan truyền thông của Đảng và Nhà nước để rõ hơn !

    Trả lờiXóa
  6. thật không đấy

    Trả lờiXóa
  7. Qúa phục" thông tin vĩa hè" của Cu Hả. Khối ăn lương nhà nước đều nghỉ tết Tây, thế mà ngày 1/1/2014, Cu Hả lại dựng đứng chuyện ông Lê Hồng Liêm thông báo Quyết định của Bộ chính trị.
    Với trình độ của Cu Hả chắc chắn thế nào bà con cũng chộ cái Quyết định ấy trên mạng thôi. Hãy tin vào sự tận tâm của Cu Hả, mắc gì mà đợi các cơ quan truyền thông cho mõi cổ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. để xác tín thông tin trên Eng Trần Nhân Tâm cứ hỏi Phan Công Tuyên UVTV trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy TT H qua đtdđ số 0913425017 .

      Xóa

    2. 02/01/2014 19:23
      Nguyên Bí thư TT-Huế Hồ Xuân Mãn bị xem xét hủy danh hiệu Anh hùng LLVTND
      Dân Việt - Ban Bí thư chỉ đạo Ban Thi đua - Khen thưởng T.Ư báo cáo các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đối với ông Hồ Xuân Mãn theo đúng quy định của Luật Thi đua - Khen thưởng.
      Ngày 2.1, ông Lê Hồng Liêm - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư - đã dẫn đoàn công tác của cơ quan này làm việc với một số cựu chiến binh đứng đơn tố cáo ông Hồ Xuân Mãn - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế - khai man thành tích để được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND).


      Việc khai man thành tích của ông Hồ Xuân Mãn khiến hàng loạt cựu chiến binh từng sống và chiến đấu cùng thời với ông này bức xúc.

      Tại buổi làm việc, ông Liêm cho biết, đoàn công tác được Ban Bí thư ủy quyền đến làm việc với các cựu chiến binh để thông báo kết luận của Ban Bí thư về việc các cựu chiến binh tố cáo ông Mãn.

      Theo ông Liêm, sau quá trình thẩm tra, xác minh đơn tố cáo, Uỷ ban Kiểm tra T.Ư xét thấy trong 17 thành tích ông Mãn báo cáo chỉ có 2 thành tích là đúng thực tế. Trong số 2 thành tích ông Mãn khai đúng thì có một thành tích gây ra hậu quả xấu.

      Theo đó, Ban Bí thư chỉ đạo Ban Thi đua - Khen thưởng T.Ư báo cáo các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đối với ông Mãn theo đúng quy định của Luật Thi đua - Khen thưởng. Ban Bí thư cũng yêu cầu Uỷ ban Kiểm tra T.Ư chỉ đạo các cơ quan liên quan làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm, khuyết điểm trong việc xét tặng danh hiệu trên cho ông Mãn.

      Theo ông Liêm, căn cứ quy định của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên vi phạm và điều kiện sức khỏe hiện nay của ông Mãn, Ban Bí thư đồng ý chưa xem xét kỷ luật đối với ông Mãn. Cụ thể, theo kết luận của Hội đồng chuyên môn bệnh viện sức khỏe miền Trung, hiện ông Mãn đang bị bệnh hiểm nghèo, nên chưa xem xét kỷ luật.

      Cũng theo ông Liêm, quá trình, tiến trình thẩm định hồ sơ phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND của ông Mãn đã được thẩm tra từ tỉnh đội, huyện đội, cho đến Tổng cục Chính trị, Quân khu 4, các ban Đảng… Tuy nhiên, do nhiều cơ quan chỉ dựa vào xác nhận của Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế thời kỳ đó về thành tích của ông Mãn khi xem xét hồ sơ, trong khi xác nhận này là sai quy trình, nên dẫn đến sai sót. Việc các cơ quan trên không đi thẩm tra mà chỉ dựa vào xác nhận của Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế thời kỳ đó là thực hiện không đúng quy định.

      An Sơn

      Xóa
  8. Còn cái cá nhân tiêu biểu học tập và làm theo Bác Hồ thì sao? Mãn là cá nhân học tốt của Bác Hồ mà ăn cướp như vậy thì còn xứng đáng không?

    Trả lờiXóa
  9. Giờ đây, ông nghỉ ngơi sau nhiều thập kỷ đã cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước… ngày ngày ông vui vầy bên bè bạn, cháu con. Đôi ba bữa ông lại trở về bên ngôi nhà cũ ở làng Phò Ninh để hương khói cho Tổ tiên, ông bà, chăm sóc vài ba cây kiểng để tìm vui. Ông bảo rằng, ở đời làm người có danh phận cũng lắm thị phi, nhưng mình phải rộng lòng hỉ xả, bởi vì với những hạng người vô tâm hèn hạ thì họ vẫn đáng thương nhiều hơn là đáng trách…

    Trả lờiXóa
  10. đảng cộng sản đang bị thối rửa, ghẻ lỡ khắp người.

    Trả lờiXóa
  11. Tôi thấy quản trị mạng đã cố tình xúc phạm Đảng. Còn Cu Hả " bí" qua nên nhờ hỏi Phan Công Tuyên về cái Quyết định của Bộ chính trị, quả là Cu Hả đã giở cái trò " đánh bùn sang ao" rồi.
    Sự thật như Báo Tuổi Trẻ cho biết, đó chỉ là tò công văn do Phó Văn phòng ký. Do có đóng dấu MẬT nên tôi tin anh Phan Công Tuyên không dám công bố đâu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sự việc có gì đâu là mật. Tất cả mọi cái tội ác, sự lừa đảo, tham nhũng cân phải phơi bày ra ánh sáng, nếu kẻ nào cố tình che dấu là có tội với tổ quốc, với nhân dân. Đừng để người đời nguyền rủa các thế hệ con cháu của những kẻ này.

      Xóa
  12. Nguyễn Thanh Trang nì;mọi sự trên đời ni nõ có chi là Mật,muốn Mật chớ nói chớ làm.
    tai nghe của Cu Hả găm khá nhiều nơi trọng yếu lắm nên chỉ cần nghe qua không cần văn bản (hoạt động địch tình thuở VC quen rồi)là tui tổng hợp,phân tích,rút tỉa,đúc kết,loan báo sớm để đồng đội phấn khởi có hành động tốt hơn cho việc đang quan tâm ,đồng thanh tương ứng,đồng khí tương cầu mà.đếch cần triện,giấy má.
    ai chưa tin cứ kiểm chứng khi chuyện đã bung tòe loe như nhot đã bục mủ

    Trả lờiXóa