Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Khởi tố vụ án làm lộ bí mật khiến Dương Chí Dũng bỏ trốn

(Dân trí) – Hội đồng xét xử quyết định tuyên bố khởi tố vụ án hình sự làm lộ bí mật công tác trong việc để lộ thông tin mật báo cho Dương Chí Dũng bỏ trốn. Quyết định khởi tố vụ án được chuyển sang VKSND Hà Nội.

Từ lời khai của Dương Chí Dũng, Tòa quyết định khởi tố vụ án hình sự về vụ làm lộ bí mật công tác.
Từ lời khai của Dương Chí Dũng, Tòa quyết định khởi tố vụ án hình sự về vụ làm lộ bí mật công tác.
 
Xét lời khai của Dương Chí Dũng về các tình tiết liên quan đến vụ án này, tòa khẳng định, Dương Chí Dũng nhận được lời mật báo và khuyên lánh đi một thời gian nên vội vàng bỏ trốn. Điều này phù hợp với nhật ký ghi chép của bị cáo cũng như lời khai của Dương Tự Trọng, Vũ Tiến Sơn về việc có 1 "sếp" to mách cho Dũng. Tòa nhận định sự việc này là có thật trong khi đây là một vụ án lớn, cần đảm bảo tuyệt mật.
 
Căn cứ theo điều 263 BLHS, Tòa quyết định khởi tố vụ án hình sự về vụ làm lộ bí mật công tác.
Tòa yêu cầu điều tra làm rõ hành vi nhận 500.000 USD để chạy tội cho Dương Chí Dũng cũng như hành vi nhận 20 tỷ đồng để làm dự án chuyển đổi công năng cảng Sài Gòn mà Dương Chí Dũng đã khai tại tòa. Xét đề nghị của VKS về việc khởi tố vụ án, HĐXX nhận định là cần thiết. HĐXX cũng quyết định giao VKSND kiến nghị cơ quan phù hợp để làm rõ các khoản tiền Dương Chí Dũng đưa các cán bộ Bộ Công an để lo "chạy tội'.  
Phương Thảo

4 nhận xét:

  1. Mãn tự nhận là Trưởng Công An vì không học hành gì nên quyết tâm làm cái AHLLVTND để chạy vào cái ghế Thứ trưởng Bộ Công An này đây...Xuôi chèo mát mái thì giờ là Hồ Xuân Mãn chứ không phải là Phạm Quý Ngọ...thôi thì cũng còn may...Hồ Xuân Mãn hí?

    Trả lờiXóa
  2. Lúc đó tôi là Trưởng Công an, cùng với lực lượng xã đội Phong An (Phong Điền) nhận nhiệm vụ phối hợp với du kích xã Phong Sơn tổ chức, nghiên cứu địa bàn dẫn đường đưa Trung đoàn 1 Sư 324 do anh Phan Thỏa làm Trung đoàn trưởng (nay đã nghỉ hưu sống ở Đông Hà - Quảng Trị) về địa bàn hoạt động của mình.

    Đó là công việc không hề đơn giản, bởi ngoài dẫn đường, tìm nơi trú quân, đặt trận địa cối 120 ly..., chúng tôi còn được giao nhiệm vụ phải dựa vào dân để lo mọi thứ từ hậu cần, thuốc men, tải thương, chăm sóc thương binh, mai táng liệt sĩ... cho cả Trung đoàn.

    Trên thực tế lực lượng du kích, an ninh chúng tôi thời điểm đó không nhiều. Cả Phong An và Phong Sơn điểm lại chỉ có chừng 10 người nhưng nhờ chú trọng xây dựng lực lượng tại chỗ nên hậu thuẫn cho chúng tôi là 2 chi bộ, 2 chi đoàn thanh niên, 2 đội du kích và một số an ninh mật hoạt động hợp pháp trong lòng địch.

    Chính họ là tai mắt, đầu mối, phối hợp công tác và chở che cho chúng tôi bám trụ địa bàn và sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới khi được Đảng và cách mạng tin tưởng giao phó, nhờ vậy mà chỉ trong vòng 1 tuần triển khai chúng tôi đã lo liệu, chuẩn bị đầy đủ mọi thứ.

    Đêm trước ngày ký hiệp định Paris, Trung đoàn 1 từ chiến khu theo dẫn đường của chúng tôi đã chiếm lĩnh trận địa. Đúng 23 giờ đêm 26/1/1973 quân ta tổ chức đánh chiếm Phân Chi khu quân sự xã Phong An (đóng ở trụ sở UBND xã Phong An hiện nay) và tiếp đó đánh chiếm mục tiêu bắc cầu An Lỗ, đẩy lực lượng cảnh sát dã chiến, lực lượng địa phương quân tháo chạy qua vùng chùa Long Quang thuộc địa phận của thị xã Hương Trà bây giờ.

    6 giờ ngày 27/1/1973. Sau khi Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh Giải phóng đồng loạt phát thông báo Hiệp định Paris bắt đầu có hiệu lực thì cả một miền dọc sông Bồ từ Hiền Sỹ đến An Lổ rợp cờ Mặt trận dân tộc giải phóng.

    Trả lờiXóa
  3. http://www.svpro.cf/

    Trả lờiXóa