Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

BTV tỉnh ủy TTH nên đọc bài này trước khi kiểm điểm theo yêu cầu của Ban Bí Thư.

Hút thuốc lá, bầu Đức bị HLV Guillaume đuổi khỏi sân

Chuyện thật mà ngỡ như đùa: Chỉ vì hút thuốc lá khi đến sân xem các cầu thủ nhí tập luyện mà bầu Đức bị ông thầy người Pháp đuổi khỏi sân.
Chuyện "bố Giôm"
Trước khi sự kiện U19 Việt Nam gồm phần lớn là các học viên Hoàng Anh Gia Lai thi đấu chói sáng ở giải U19 Đông Nam Á 2013 khi lọt vào tới vòng loại U19 châu Á 2014 thì có lẽ ít ai biết đến HLV Graechen Guillaume.
Trong sự nghiệp cầu thủ kéo dài 14 năm (1993-2007), HLV Guillaume Graechen không thành công với hàng loạt đội bóng hạng dưới của Pháp mà không để lại ấn tượng gì. Treo giày năm 30 tuổi, Graechen trở thành chuyên gia săn lùng tài năng trẻ của cựu tuyển thủ Pháp Jean-Marc Guillou.
U19 Việt Nam, bầu Đức, VFF, SEA Games, Công Phượng, HAGL
Graechen và các học trò
Cũng trong năm này học viện bóng đá HAGL ra đời và Graechen được bầu Đức mời về làm HLV trưởng. Lứa cầu thủ Việt Nam tham dự vòng loại U19 châu Á này chính là thế hệ đầu tiên của học viện bóng đá HAGL và được Graechen kỳ vọng rất nhiều. Sau 6 năm đào tạo, những Công Phượng, Văn Toàn đang đứng trước một tương lai sáng lạn và là tương lai của bóng đá Việt.
Không chỉ là một HLV, Graechen còn như một người cha của các cầu thủ trẻ trong thời gian họ phải sống xa nhà. Ông chăm chút các cầu thủ từ cái mặc, miếng ăn, giấc ngủ… cho đến cách học làm người. Bởi thế mà ông thầy người Pháp được cầu thủ gọi với cái tên “bố Giôm”. Thậm chí ngay cả chuyện cầu thủ thích cô gái nào, họ cũng kể cho “bố Giôm” biết và xin... ý kiến.
Trong thời gian làm việc tại Việt Nam, “bố Giôm” đã bén duyên với cô bếp trưởng Ngô Thị Loan. Đến nay “bố Giôm” - “mẹ Giôm” đã cho “xuất xưởng” 2 tiểu thiên thần.
Đuổi bầu Đức khỏi sân
U19 Việt Nam, bầu Đức, VFF, SEA Games, Công Phượng, HAGL
Gia đình HLV Graechen
Phố Núi Gia Lai có rất nhiều “huyền thoại” về vị HLV sinh năm 1977 dám nói thẳng nói thật này. Nổi bật là chuyện HLV Graechen dám mạnh tay đuổi bầu Đức khỏi sân khi ông đến sân xem những cầu thủ nhí của mình thi đấu để xả stress sau những ngày làm việc căng thẳng. Đúng lúc ông chủ tập đoàn HAGL đang ngồi thư thái hút điếu thuốc, mắt lim dim thì HLV Graechen tiến tới đề nghị bầu Đức rời khỏi sân!
Sau những màn trình diễn ấn tượng của U19 Việt Nam như đoạt ngôi á quân U19 Đông Nam Á 2013 và đặc biệt là màn thể hiện vô cùng ấn tượng tại vòng loại giải U19 châu Á, HLV Guillaume đã được bầu Đức gia hạn thêm 7 năm nữa. Được biết từ tháng 7/2014, ông thầy người Pháp sẽ thôi dẫn dắt U19 Việt Nam để trở về công tác đào tạo trẻ.
Theo Minh Anh (ĐSPL)

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

“Miếu thờ quan” và các quan “lợi ích”


Từ ngàn xưa, đã có thành ngữ một người làm quan cả họ được nhờ. Có điều, xưa thì còn nhờ, chứ thời nay thì… bổ luôn. Thời hội nhập nên “hiện đại” hơn.

Miếu dân lập thờ ông Giám đốc sở Thủy Sản Phan Thế Phương
I- Năm cũ Quý Tỵ sắp qua, năm mới Giáp Ngọ sắp đến, bỗng có câu chuyện về một ông quan khiến dân lập đền thờ, nổi bật trên nhiều trang báo, giữa lúc xã hội ồn ào bàn luận không ngớt những vụ “đại án” toàn các quan chức tham nhũng, lừa đảo, chiếm đoạt tiền của công.
Ông quan đó là Phan Thế Phương, nguyên Giám đốc Sở Thủy sản Thừa Thiên- Huế.

Nghe mà như chuyện cổ tích thời hiện đại. Có tấm lòng thơm thảo thương dân, thương người nghèo. Có những gian khó như thử thách phẩm cách một ông quan chính trực. Và có cả mất mát thương đau. Nhưng những mất mát thương đau, lại làm bộc lộ cái tình, sự tri ân sâu sắc của người dân với ông quan Phan Thế Phương, đến mức ông đã thành… “thần” trong tâm linh họ. Khi người dân vùng phá Tam Giang lập miếu thờ ông là “ông tổ” nghề nuôi tôm, tôn ông là Thành hoàng làng. Những ngày giỗ, ngày lễ tết, họ đến thắp hương cầu nguyện cho ông.

Nhân dân và lịch sử, rút cục bao giờ cũng rất công bằng, công tâm. Nếu nhìn rộng ra ở đời.
Phá Tam Giang vốn nổi tiếng, cả khi bước chân vào văn chương, với hai câu ca dao:

Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang.

Phá Tam Giang (vụng biển hiểm trở, sóng gió, nhiều con nước xoáy) trong quá khứ xa xưa, người dân chài rất hãi sợ bởi nơi đây đầy đầm lầy lau lách, nơi trú ngụ của đạo tặc. Nhưng những năm 80, hơn 30000 người dân chài sống vất vưởng trên những vạn đò, còn hãi sợ hơn một loại giặc khác-“giặc đói”.

Đã thế, con người luôn mong manh trước thiên tai. Trận bão 1985 khiến hàng ngàn người dân bị chết, hơn 300 người bị cuốn trôi ra biển không tìm thấy xác, những người còn sống “trắng tay”.

Cũng là lúc ông Phan Thế Phương về với dân làng chài. Vận động dân lên bờ định cư. Thôn 14, xã Quảng Công (huyện Quảng Điền) với vỏn vẹn 36 hộ dân, lần đầu tiên ra đời. Không ai nói đến sự vất vả của ông những ngày vận động người dân định cư để định canh, thay đổi tập quán sống từ dưới nước lên trên bờ, từ nay đây mai đó hoang sơ đến có một nếp nhà trên đất liền.

Chỉ biết, lần đầu tiên người dân vạn chài quen đánh bắt tôm cá tự nhiên, bản năng kiểu “trông trời trông đất trông mây”, đến biết bắt tay “nuôi trồng” thủy sản.

Lần đầu tiên họ làm quen với be bờ, đắp ao, cho tôm ăn, theo dõi tôm bị bệnh. Lần đầu tiên họ biết đến khái niệm “chuyển giao kỹ thuật” từ các kỹ sư nuôi trồng thủy sản do ông đưa về.

Lần đầu tiên, năm 1988, 02 hec ta tôm nuôi đầu tiên ở thôn 14 thành công, lãi hàng chục triệu đồng.

Và lần đầu tiên, năm 1989, sau thành công bước đầu, là “hội nghị đầu bờ” tại thôn 14, để rồi việc nuôi trồng thủy sản triển khai toàn tỉnh Thừa thiên- Huế.

Tất cả những lần đầu tiên ngỡ ngàng, gian nan, mầy mò vất vả ấy để có một cái kết cuối cùng có hậu- năm 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Thừa thiên- Huế lên tới 6200 hec ta, với sản lượng gần 10000 tấn hải sản, và hàng vạn hộ dân đầm phá Tam Giang đổi đời. Giặc đói hoàn toàn đẩy lùi.

Thôn 14 giờ đã có những “vua tôm”, đời sống dân chài vào loại sung túc nhất, diện mạo sầm uất như phố thị.

Chỉ có điều ông Phan Thế Phương không còn nữa, để được nhìn những thành quả lao động của mình- mà đất nước công nhận- Anh hùng Lao động thời đổi mới. Ông đã ra đi sau một tai nạn giao thông bất ngờ trên đường công tác.

Nhưng đến lượt dân vạn chài phá Tam Giang, giờ đây không rời xa ông. Hệt như khi còn sống, ông đã không bao giờ rời xa họ.

Nhiều người dân ở phá Tam Giang đã già đi, con cháu họ lại tiếp tục gắn bó với tinh thần, tấm lòng và phẩm cách của một ông quan vì dân. Khi ngôi trường THCS xã Quảng Công mới đây được mang tên ông- Trường THCS Phan Thế Phương. Ngôi miếu thờ ông dựng ngay bên bờ những ruộng tôm, quay mặt ra phía trời, nước phá Tam Giang. Người dân như muốn để ông chứng kiến một phá Tam Giang đã thay da đổi thịt, từ ông. Còn ông thực ra, đã được “tạc” ngay trong tâm khảm họ.

Có công, dân dựng đền thờ. Câu nói của người xưa đã linh nghiệm vào chính con người và cuộc đời của ông quan Phan Thế Phương. Một cuộc đời công bộc đầy ý nghĩa và đáng kính trọng.

*********
Nguyễn Văn Phương, Giám đốc sở Kế Hoạch & Đầu Tư
Con rễ của Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế


II- Thế nhưng, trong xã hội này, có bao nhiêu ông quan được như ông Phan Thế Phương. Sống dân trọng, chết dân thương, thậm chí thờ như thần linh? Chắc chắn là rất hiếm, cực hiếm!

Bởi một điều, cái sự “vì dân thì ít, vì tham thì nhiều” của không ít vị quan chức giờ đây, nó … điển hình quá. Nhiều như hàng chục vụ đại án tham nhũng đã và sắp xử nay mai trong năm mới 2014, mà vụ nào cũng phải cả dây, đã là một câu trả lời sinh động và chát chua.

Trả lời báo laodong. com, ngày 20/01 mới đây về các vụ đại án, ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm UBVHGD Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH có một nhận xét đáng chú ý: Các đại án cho thấy đục khoét ngân khố lớn nhất là các nhóm lợi ích.

Nhóm lợi ích có thể thấy, là “nhân vật ngầm”, không thấy diện mạo nhưng vòi bạch tuộc của nó có thể thò vào bất cứ đâu, chi phối tất thảy các vấn đề lớn của kinh tế- xã hội. Từ những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn như tham nhũng, đến chủ trương tích cực như tái cơ cấu kinh tế. Một câu hỏi từng được đặt ra: Vì sao tiến độ triển khai tái cơ cấu kinh tế rất chậm chạp?

Và chính các chuyên gia kinh tế trả lời, bằng sự nghi vấn: Hình như vẫn còn chần chừ, do dự ở các bộ, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, muốn níu kéo lại những gì đã có, nên chưa có những cải cách đáng kể thực sự theo cơ chế thị trường và hội nhập. Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thẳng thắn: Chính nhóm lợi ích là vật cản lớn nhất quá trình tái cơ cấukinh tế. Đương nhiên nhóm lợi ích ở đây phải là có quyền, có lực, có thế- là các “quan… lợi ích”.

Còn Ts Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN rất tinh tế khi cho rằng: Phải “cưỡng chế” tái cơ cấu! Phải tiếp cận tái cơ cấu từ trên xuống chứ không phải từ dưới lên theo đề xuất tái cơ cấu, thì áp lực tái cơ cấu mới mạnh. Nhu cầu khách quan từ dưới lên tức là từ cuộc sống nhưng áp lực phải từ trên xuống, như thế mới gọi là cưỡng chế tái cơ cấu, buộc phải tái cơ cấu nếu không sẽ rơi vào tình trạng dưới đi xin tái cơ cấu là rất khó.(Đất Việt, ngày 20/01)

Bản chất của cơ chế quản lý các tập đoàn, DNNN là nặng tính xin- cho. Tái cơ cấu càng chậm chạp, là càng kéo dài cơ chế xin- cho, cũng càng là cơ hội để các nhóm lợi ích trục lợi, mà thực chất, là mảnh đất mỡ màu cho tham nhũng nảy nở. Cái vòng luẩn quẩn có “động lực riêng” của nó.

Dân gian từ xa xưa có câu nói buôn có bạn, bán có phường. Nhưng thực ra ngày nay, tham cóphường, tù có bạn, chả ai dại gì tham một mình, tù một mình. Chả thế, các vụ đại án nào ra hầu tòa, cũng một lô một lốc các vị quan chức, từ lớn đến bé, từ già đến trẻ, từ nam đến nữ, đủ mặt ‘anh tài, chị tài”. Không tin, cứ hỏi các… đại án!

Thậm chí, có những đại án, giữa chủ tịch và tổng giám đốc tổng công ty, trong đời sống họ rất ghét nhau, mâu thuẫn nhau, nhưng trong tham nhũng, họ vẫn là “hai anh em chung… chi một chiến hào”. Điều đó, nó phản ảnh tính chất hệ thống, phản ánh “lỗi hệ thống” ăn sâu, bám chắc vào cơ thể tập đoàn, DNNN từ trên xuống dưới, tạo ra một vỏ bọc tự vệ cực kỳ cốt thép, trước cái cơ chế quản lý kinh tế quan liêu, hình thức và cực kỳ lỏng lẻo, nhưng lại nặng bệnh nói dối.

Chính vì thế, chỉ là một chức quan tép riu- Phó Trưởng phòng quản lý rủi ro của Vietinbank (t/p HCM), và thủ đoạn chỉ cần táo tợn, “siêu lừa” Huyền Như vẫn đủ sức chiếm đoạt gần 4000 tỷ đồng, qua mặt cả các ngân hàng “cáo già”.

Nhóm lợi ích là “con đẻ” của bất cứ quốc gia nào, của xã hội nào. Như ở nước Nga, năm 2013, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Sergei Ignatiev cho biết có tới 49 tỉ USD đã bị tuồn khỏi nước này một cách bất hợp pháp vào năm trước. Các vụ chuyển vốn này, bằng khoảng 2,5% sản lượng kinh tế hàng năm của Nga, được điều khiển bởi "một nhóm cá nhân có tổ chức chặt chẽ.(LĐO, ngày 22/02/2013)

Nhưng chắc chắn “nhóm lợi ích” sẽ lớn nhanh, lớn mạnh, lớn vững chắc, chừng nào nền quản trị của bất cứ quốc gia nào còn xơ cứng về tư duy, bảo thủ và duy ý chí về phương cách quản lý kinh tế- xã hội. Đó là cái giá đắt phải trả.

Bằng cách sống vì dân, vô vụ lợi, cuộc đời ông quan Phan Thế Phương hẳn sẽ truyền cảm hứng sống cho những thế hệ trẻ, là những em học sinh ở ngôi trường mang tên ông- THCS Phan Thế Phương, kế thừa tinh thần và nhân cách sống của ông. Còn các "quan lợi ích", họ cũng có cách của họ.

Không phải ngẫu nhiên, ngày 13/01, Tạp chí Cộng Sản có bài viết Hậu duệ và trí tuệ. Ở bài viết này, tác giả phân tích hiện tượng tiêu cực trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ qua câu vè dân gian với nhiều dị bản khác nhau: 
"Nhất hậu duệ
Nhì quan hệ
Ba tiền tệ
Tư trí tuệ". 
Điều đáng chú ý là ở tất cả các dị bản đó, trí tuệ đều bị xếp ở cuối bảng tổng sắp. Và từ thực tế, thì cầu vè “xếp hàng” thứ tự: Nhất hậu duệ…., là phản ánh sinh động và “yêu thương” nhất, cách bổ nhiệm cán bộ kế cận. Nói như tác giả bài báo là, các cụ “bế” con, cháu mình lên đặt vào những chiếc ghế đầy quyền lực.

Thật ra, câu vè hiện đại này không mới. Vì từ ngàn xưa, đã có thành ngữ một người làm quan cả họ được nhờ. Có điều, xưa thì còn nhờ, chứ thời nay thì… bổ luôn. Thời hội nhập nên “hiện đại” hơn.

Đương nhiên, cũng vẫn có những “hậu duệ” tài năng. Nhưng về nguyên tắc, cái sự bổ “hậu duệ” khi mà chưa trải qua thực tiễn đời sống, vượt qua tất cả những quy định tổ chức, và “hậu duệ” còn được bế bồng lên ghế thì đương nhiên, nó chỉ báo hiệu ba điều: Một, “hậu duệ” phải đứng kiễng chân, tự làm khổ mình, làm khổ tập thể. Hai, là tạo ra những kẻ cơ hội, nịnh bợ lăm le xây dựng e kip. Ba, là bản thân “hậu duệ” cũng phải xây dựng cho mình một nhóm lợi ích măng non, kiểu cha mẹ truyền con nối. Cái câu vè - lý thuyết mầu xám đó mà càng hoàn thiện, càng đi vào thực tiễn, thì “cây đời” kinh tế- xã hội chỉ có xám xịt.

Nhưng dù sao Xuân sắp về, những tín hiệu mới cũng phát lên, che lấp những bi kịch đại án chả lạc quan tý nào nay mai sắp được xử.

Mới đây, ngày 22/01, làm việc với nhóm chuyên gia tư vấn, người đứng đầu Chính phủ cho biết trong năm nay 2014, và năm 2015, phải cổ phần hóa 500 tập đoàn, tổng công ty, DNNN (VietNamNet, ngày 23/01).

Đó cũng là công việc trọng tâm, giải pháp căn bản bảo tài sản công, vốn liếng được đầu tư hiệu quả, đồng thời theo đó, doanh nghiệp phải hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường. Sẽ công khai danh sách các công ty phải cổ phần hóa. Ngoài giá xăng đã theo cơ chế thị trường không còn bù lỗ, than theo giá xuất khẩu, giá điện sẽ phải được “minh bạch” để xem các yếu tố hình thành giá, chi phí khấu hao, công khai rõ để xã hội kiểm soát.

Sự công khai, minh bạch bao giờ cũng là “khắc tinh” của đi đêm, tham nhũng.

Rõ ràng, những tín hiệu tích cực bước đầu đã phát lên giữa thanh thiên bạch nhật. Chỉ còn chờ thái độ tiếp nhận của 500 tập đoàn, tổng công ty, DNNN.

Hay là, các quan “lợi ích” trả lời?

Kỳ Duyên

Vực dậy suy thoái đạo đức mất cả thế hệ

- Thảo luận ở tổ ngày 24/10 về kinh tế - xã hội, các ĐBQH đặc biệt lo lắng tình trạng suy thoái đạo đức xã hội.
Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an (ĐBQH Hà Nội) cho biết tác động của suy thoái kinh tế đối với vấn đề an ninh hiện đang phức tạp.


Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an: Tác động của suy thoái kinh tế đối với vấn đề an ninh hiện đang phức tạp
Biểu hiện của tình trạng này là tỷ lệ người phạm tội không có việc làm hoặc có cuộc sống không ổn định đang gia tăng, tội phạm trẻ hóa nhanh chóng (trước khoảng 16 tuổi nhưng nay thậm chí có đối tượng 13 tuổi đã phạm tội nặng).
Lấy vụ việc chủ thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác khách hàng xuống sông Hồng làm ví dụ, ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng sự việc cho thấy vấn đề suy thoái, tha hóa đạo đức xã hội đã đến tột cùng, bởi một con người được đào tạo, làm việc trong những môi trường như vậy, một môi trường của lòng nhân ái mà lại có thể có một hành động không thể chấp nhận được.

ĐB Huỳnh Minh Thiện (TP HCM) thì nêu thực trạng người dân rất bức xúc khi đạo đức xã hội đang xuống cấp nghiêm trọng và đây là một trong những vấn đề nóng nhất trong các buổi tiếp xúc cử tri.
Ông Thiện dẫn chứng: Tội phạm giết người ngày càng man rợ, diễn ra trong gia đình, sẵn sàng giết người thân, người trong cộng đồng, từ đó tạo thành một xã hội bất an. Tội phạm kinh tế thâm nhập vào làm hàng gian, hàng giả, an toàn thực phẩm … dẫn đến coi thường tính mạng người dân.
Từ đây, ông chỉ rõ mối nguy do suy thoái đạo đức gây ra: “Chúng ta có thể vực dậy kinh tế suy thoái trong 3 năm hoặc 5 năm nhưng vực dậy suy thoái đạo đức xã hội chắc phải mất cả một thế hệ”.
Theo ông, nguyên nhân không chỉ là sự giáo dục, tuyên truyền mà một phần từ kỷ cương, phép nước chưa nghiêm.

Chưa có giải pháp

Trung tướng Đỗ Kim Tuyến băn khoăn, hiện chưa có giải pháp chống suy thoái đạo đức xã hội.


Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm

Điều này có lẽ đã thể hiện ngay trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội vừa được trình bày trước QH trong phiên khai mạc.

Đọc báo cáo này, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Phạm Khánh Phong Lan đánh giá những nội dung về văn hóa xã hội chiếm một phần hết sức khiêm tốn so với kinh tế.

“Do quan điểm chúng ta không đề cao phần này, chúng ta coi nó không quan trọng hay trình độ của chúng ta hạn chế không thể nào tổng kết được trong lĩnh vực này chứ tôi nghĩ trong lĩnh vực này có rất nhiều vấn đề cần phải xem xét”, bà Lan cho hay.

Đồng quan điểm trên, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nói “lòng dân bây giờ bất ổn trên nhiều góc độ. Những cái không công bằng, không minh bạch trong chính sách làm cho người dân không tin tưởng”.

“Vậy nhưng báo cáo của Chính phủ lại đánh giá “trong nước tình hình chính trị - xã hội ổn định”. Đánh giá một câu chung như thế đúng nhưng nếu không thấy những yếu tố bất ổn ở trong lòng cái ổn định đó thì giống như chúng ta ngủ mê”, bà Tâm nhấn mạnh.

C.Quyên - T.Lâm - X.Linh - Ảnh: L.A.Dũng

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Vụ ông Hồ Xuân Mãn bị đề nghị tước danh hiệu Anh hùng LLVTND: Tạm thời chưa xử lý kỷ luật...

“Tôi làm việc ở Ban Thi đua - khen thưởng Trung ương (TĐKT T.Ư) đã lâu, nhưng chưa có trường hợp nào bị thu hồi danh hiệu anh hùng LLVTND như trường hợp của ông Hồ Xuân Mãn. Đây là trường hợp đầu tiên”

Ủy viên Hội đồng TĐKT T.Ư, Phó Trưởng ban TĐKT T.Ư Vương Văn Đỉnh - đã có cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động về việc đề nghị tước danh hiệu anh hùng LLVTND đối với ông Hồ Xuân Mãn vào chiều 7.1.


Ông Vương Văn Đỉnh - Phó trưởng Ban Thi đua - khen thưởng T.Ư.

Thưa ông, Ban TĐKT T.Ư là cơ quan xét, trình Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho ông Hồ Xuân Mãn, nay ông Mãn bị đề nghị tước danh hiệu Anh hùng LLVTND vì khai man thành tích, Ban TĐKT T.Ư có ý kiến gì?

- Có lẽ, đây là trường hợp đầu tiên. Đầu năm 2013, khi có đơn thư tố cáo ông Hồ Xuân Mãn khai man thành tích để được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, Trung ương đã thành lập một đoàn công tác do ông Lê Hồng Liêm - Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương Đảng - làm trưởng đoàn. Tôi là phó trưởng đoàn.

Chúng tôi rất thận trọng, bởi ông Mãn nguyên là ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa thiên - Huế, nếu làm không thận trọng, khách quan dễ dẫn đến mất uy tín của Đảng, Nhà nước và của cả cá nhân đồng chí đó. Theo chỉ đạo của Trung ương, tập thể cá nhân có vi phạm thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo đúng quy định.

Trước khi được phong tặng danh hiệu anh hùng, dư luận về ông Mãn đã có nhiều điều tiếng không hay, thậm chí có ý kiến nói rằng ông Mãn như ông "vua" trong đó. Việc phong tặng danh hiệu anh hùng có dễ dãi không, thưa ông?

- Dư luận nói về ông Mãn thì vừa hôm qua (6.1.2014 - PV), đọc báo chí tôi mới biết. Còn trước khi được phong tặng danh hiệu thì chúng tôi không biết các thông tin tiêu cực đó. Mỗi đợt Ban TĐKT TƯ trình Nhà nước xét phong tặng danh hiệu cho rất nhiều tập thể cá nhân, chúng tôi dựa vào hồ sơ là chính.

Việc thẩm định hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND thời kỳ kháng chiến trình Thủ tướng Chính phủ do cơ quan quân sự hoặc công an các cấp thực hiện.

Tuy nhiên qua vụ việc này, tất cả các cơ quan có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền quyết định trao tặng danh hiệu đều phải rút kinh nghiệm. Ban TĐKT TƯ cũng đã có cuộc họp rút kinh nghiệm.

Ông có biết việc ông Mãn bị bệnh hiểm nghèo?
- Theo báo cáo của ông Mãn và giám định y khoa của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khỏe miền Trung, ông Mãn đang bị ung thư thận, một quả thận đã phải cắt bỏ ở Singapore.

Hội đồng Giám định y khoa của Huế cũng có kết luận của Hội đồng Khoa học về việc này như vậy, chứ không chỉ nghe báo cáo của ông Mãn.

Vậy thì bao giờ mới xử lý kỷ luật đối với ông Mãn?
- Quy trình này phải làm đúng theo Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn, nhất là quy định về các hình thức kỷ luật trong Đảng. Kỷ luật của Đảng rất nghiêm khắc, nhưng vẫn thể hiện bản chất nhân văn.

Theo quy định 181, đảng viên trong thời gian bị bệnh hiểm nghèo, thai sản... thì tạm thời chưa xử lý kỷ luật. Như vậy, trường hợp ông Mãn sẽ tạm thời chưa xử lý kỷ luật chứ không phải không bị xử lý kỷ luật. 
Minh Tâm - Phương Thủy

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Nói dối tràn lan đang trở thành vấn nạn xã hội

TT - Một buổi tọa đàm theo đặt hàng của Bộ VH-TT&DL với chủ đề “Giáo dục với việc hình thành nhân cách, đạo đức con người, văn hóa VN trong bối cảnh toàn cầu hóa” đã diễn ra ngày 22-1 tại Hà Nội.

Nhiều người lớn đã “quên” vai trò làm định hướng cho trẻ nhỏ. Trong ảnh: cảnh sát giao thông xử phạt người chở trẻ em không đội mũ bảo hiểm tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Hồ Hảo Hớn (Q.1, TP.HCM) - Ảnh: Thuận Thắng

Buổi tọa đàm thu hút 47 đại biểu thảo luận ở các vấn đề liên quan đến giáo dục trong gia đình, nhà trường, xã hội đối với việc hình thành nhân cách của trẻ em VN.

Người lớn nói dối, trẻ em noi theo

Một điều tra tại châu Á cho thấy 55-57% các bậc cha mẹ không dành nổi thời gian một giờ/ngày cho con cái. Và điều đó cũng dẫn đến hệ quả việc giáo dục con cái họ được khoán trắng cho nhà trường. Như một tâm lý chung, cả xã hội đặt gánh nặng giáo dục thế hệ tương lai cho nhà trường, học sinh nặng gánh học hành, thầy cô giáo cũng nhiều áp lực. Theo các chuyên gia, nếu không dỡ bỏ gánh nặng này thì mãi mãi việc giáo dục nhân cách văn hóa con người VN sẽ trở thành một vòng luẩn quẩn, không có lối ra.
Ông Hoa Hữu Vân

Bà Lê Thị Bích Hồng (phó vụ trưởng Vụ Văn hóa văn nghệ - Ban Tuyên giáo T.Ư) cho biết: “Một khảo sát đã được thực hiện trên đối tượng học sinh, sinh viên tại 30 trường học trong cả nước cho thấy một bức tranh cực kỳ nguy hiểm. Nói dối ngày càng tăng dần. Trẻ em nói dối ít, nhưng càng lớn càng nói dối nhiều hơn”.

Cùng quan điểm, nhà giáo Nguyễn Quang Kính (nguyên chánh văn phòng Bộ GD-ĐT) cho rằng nói dối tràn lan đang trở thành một vấn nạn của xã hội VN. “Đạo văn, tiêu cực thi cử mà gọi là bệnh thành tích thì vẫn là sang miệng quá. Nếu giáo dục không khắc phục được lỗi này thì không còn là giáo dục nữa. Nhà trường sẽ thế nào khi xung quanh xã hội nói dối nhiều quá. Nếu nhà trường không khai tử được bệnh nói dối này thì thật là một tai họa cho xã hội. Đến chỗ cần nói thật mà vẫn nói dối thì thôi rồi” - ông Kính nói.

Một trong những nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra rằng nếu người lớn vẫn tiếp tục nói dối thì trẻ em tất yếu sẽ theo gương. Một chuyên gia đến từ Viện Khoa học giáo dục VN cho rằng: người lớn phải là tấm gương ở gia đình, nhà trường, xã hội nhưng việc này lại bị chính họ bỏ quên. Ông Bùi Văn Linh (phó vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên - Bộ GD-ĐT) cũng cho rằng: ở ngã tư, đèn đỏ chỉ còn vài giây thì người lớn đã lao lên rồi, họ tước đoạt quyền của người khác một cách trắng trợn. Trên xe thì luôn luôn có trẻ em. Dĩ nhiên trẻ em sẽ nhìn vào hành động của bố mẹ để làm theo. Dù là việc nhỏ nhưng sẽ dẫn đến những thói quen, cách cư xử không hề nhỏ. Đó là một thực tế đáng báo động.

Hệ quả của một quá trình giáo dục

“Văn hóa xuống cấp, tâm lý bất an ngày càng lan rộng trong xã hội. Ngay giữa đời sống được coi là văn minh này thì có nhiều biểu hiện thô lậu, hoang dã, bạo lực tràn lan. Sáng nếu giở báo ra đọc thì cũng vẫn những câu chuyện này. Nếu lên báo mạng thì còn kinh hơn. Chúng ta đang sống trong giai đoạn mà mọi giá trị đều bị đảo lộn. Nói thì hơi ghê nhưng không quá chút nào” - nhà giáo Nguyễn Quang Kính nhấn mạnh.

“Trong nhà trường, tính cưỡng chế, áp đặt của giáo dục nhiều quá. Chúng ta hướng đến việc giáo dục con người độc lập nhưng thầy lại muốn trò học theo, nói theo, nếu nói chệch ra ngoài ý thầy thì sẽ bị điểm kém. Bệnh này không chỉ có ở nhà trường nhưng nếu nhà trường không thoát ra được thì hỏng bét” - ông Kính nói.

“Câu đầu tiên của rất nhiều ông bố bà mẹ hỏi khi con từ trường học về là hôm nay được mấy điểm. Cả xã hội coi trọng bằng cấp, thành tích và lao vào cuộc đua theo nó mà quên mất những điều đơn giản nhất, kể cả việc dạy cho đứa trẻ cách thưa gửi, chào hỏi. Còn ở trường, chương trình giáo dục đạo đức trong hơn 30 năm nay lãng quên giáo dục những điều thiết thân. Thầy cô dạy những điều quá lớn lao mà quên đi những vấn đề nhỏ nhất, đó là học về nhân cách. Để tình trạng như hiện nay cũng là hệ quả của một quá trình giáo dục dài trong gia đình và nhà trường” - ông Hoa Hữu Vân (Vụ Gia đình - Bộ VH-TT&DL) khẳng định.

Theo nhà giáo Nguyễn Quang Kính, thực trạng này chỉ có thể thay đổi khi có sự thay đổi toàn diện trên các lĩnh vực: “Đổi mới giáo dục là yếu tố cần nhưng chưa đủ. Muốn đủ thì phải đổi mới căn bản các lĩnh vực khác. Phải đổi mới rộng hơn mới giải quyết được vấn đề, nếu không chúng ta lại lâm vào tình trạng múa tay trong bị”.

HÀ HƯƠNG

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Vấn nạn biếu quà Tết cho cấp trên

Thanh Quang, phóng viên RFA
2014-01-20



Một gian hàng bán bia, rượu nhập khẩu dịp Tết, ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây.
AFP

Trong giai đoạn sắp tới Ngày Tết Giáp Ngọ 2014, nhiều ý kiến trên mạng và báo chí trong nước, kể cả những nhà có tâm huyết với quê hương, đã nhắc tới và cảnh báo về điều gọi là “vấn nạn rầm rộ biếu quà Tết cho cấp trên”. Như vậy, “vấn nạn” này ra sao?
Ăn Tết quanh năm

Trong khi nhà báo Bùi Hoàng Tám qua báo Dân Trí thắc mắc rằng “ Sao lại có loại sếp như thế nhỉ”, và đi vào chi tiết là từ nhiều năm nay, chuyện “đi Tết sếp” luôn là “nỗi ám ảnh” mỗi khi năm hết, Xuân về, nhất là đối với các nhân viên, công nhân nghèo, thì nhà báo Nguyên Hồ trên báo mạng Gia Đình nêu lên câu hỏi “làm sao kết liễu vấn nạn quà Tết?”, vì, nhà báo lưu ý, trong dịp Xuân về, những người có chức, có quyền, từ trung ương đến địa phương, đều nhận được một khối “quà khổng lồ” trong dịp này. Từ Hà Nội, TS Nguyễn Xuân Diện thuộc Viện Hán Nôm VN lên tiếng:

“Nạn quà Tết trở thành tục lệ rất xấu trong những năm gần đây – tệ nạn xấu lắm. Nó là một căn bệnh xấu xa của xã hội VN. Những món quà Tết này không phải ở góc độ tình cảm nữa, mà nó là cuộc mua bán, đổi chác hay là cuộc hối lộ được gói mỹ miều dưới cái tên gọi là “quà biếu Tết.”
Thực ra, quanh năm, cấp dưới phải cung phụng cho các sếp những món quà, món hàng trong những dịp cần phải cầu cạnh, xin-cho, tạo điều kiện làm ăn hay móc ngoặc với cán bộ đảng.
-GS Nguyễn Thanh Giang

Cũng từ Hà Nội, GS Nguyễn Thanh Giang nhận xét rằng:

“Chuyện quà Tết thì chỉ là cái dịp để cho người ta bàn bạc thế thôi. Thực ra, quanh năm, cấp dưới phải cung phụng cho các sếp những món quà, món hàng trong những dịp cần phải cầu cạnh, xin-cho, tạo điều kiện làm ăn hay móc ngoặc với cán bộ đảng, thì những món quà ấy vô cùng lớn. Tức là đảng và những đảng viên được điều kiện “ăn Tết quanh năm”, chứ không phải chỉ có dịp Tết không đâu.”

Theo nguyên Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Đình Hương thì nhiều khi nhân viên biếu quà Tết “theo phong trào, chưa biếu sếp thì chưa yên tâm ăn Tết”. Và như thế là người ta “đo tình cảm bằng phong bì dày mỏng” và biến phong tục tặng quà của cha ông ngày xưa thành một loại hủ tục, góp phần sa đọa xã hội khi người nhận quà cáp từ đó làm giàu, còn người “đi Tết sếp” thì trở thành “khổ chủ” hoặc cho mục tiêu trục lợi nào đó.


Một gian hàng bán đồ trang trí Tết tại Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP PHOTO.

Mặc dù có ý kiến cho biết nền kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn, nhiều gia đình thiếu thốn nhưng Tết đến vẫn nhộn nhịp, vẫn “tặng quà cho nhau”, thì TS Nguyễn Xuân Diện nhận xét rằng Tết năm nay, tình trạng này có vẻ không “rầm rộ” lắm, không có biểu hiện “ghê gớm” như những năm trước, hay là nó chưa đến ngày “rầm rộ” chăng? Bởi vì sao ? TS Nguyễn Xuân Diện giải thích:

“Bởi vì kinh tế VN hiện suy sụp quá rồi. Hiện nay, dân nguyên một tỉnh của VN xin xét, cấp cứu gấp về vấn đề ăn Tết. Vì họ thiếu gạo, họ đói quá! Công nhân ở các khu công nghiệp cũng đói kém quá, thất nghiệp rất nhiều. Còn người nông dân bây giờ thì mất hết đất, bị chính quyền các cấp cướp hết đất rồi. Cho nên họ chẳng còn cái gì nữa cả. Làng xóm thì trở nên tiêu điều. Do đó, họ cũng chẳng có cái chuyện đi biếu xén gì nữa. Còn các doanh nghiệp thì đang gặp vô vàn khó khăn. Nhiều doanh nghiệp phải giải thể; làm ăn khó khăn lắm. Những đại gia về bất động sản và chứng khoán coi như “chết rồi” khiến nhiều người phải đi bệnh viện tâm thần. Cho nên năm nay không có chuyện biếu quà Tết “rầm rộ” như mọi năm nữa.”
Chỉ thị không ai dám theo?

Được biết nhân dịp Tết Giáp Ngọ này, Ban Bí thư lại chỉ thị “thực hiện nghiêm chủ trương của đảng và nhà nước” về việc tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là “nghiêm cấm mọi hình thức tặng quà Tết cho cấp trên” – điều mà công luận thắc mắc “Hà Nội năm nào cũng có yêu cầu như vậy”, trong khi GS Trần Ngọc Thêm thuộc Đại học Quốc gia TP HCM nêu lên câu hỏi rằng phải chăng chuyện tặng quà Tết ngày nay đang “biến tướng” khiến “kẻ yếu cống nạp, luồn cúi kẻ mạnh” không thể kiểm soát nỗi nên phải cấm? TS Nguyễn Thanh Giang cho rằng:

“Những “lời răn dạy” như vậy đối với các quan chức đâu phải bây giờ mới diễn ra, mà nó là chuyện xưa cũ lắm rồi. Người ta nói để mà nói, chứ ngay cả người nói cũng sẽ nhận quà, được biếu xén không dưới hình thức này cũng bằng hình thức khác; thậm chí những người ra công văn đó, những người hô khẩu hiệu đó, còn được những món quà đút lót to hơn những người không nói.”
Ở VN hiện nay, cái gì cũng là hình thức; học tập tư tưởng, đạo đức của HCM cũng là một hình thức thôi chứ chả hiệu quả gì cả.
-TS Nguyễn Xuân Diện

Theo TS Nguyễn Xuân Diện thì bây giờ, những công văn như thế, những chỉ thị như thế, có ai làm theo đâu? Thực sự ra những người mà tìm những cái lợi gì đấy trong cuộc đút lót, hối lộ này, họ có thiếu gì cách để mà đút lót, hối lộ. Và những cái văn bản cấm biếu quà Tết hay là cấm không “đi Tết cấp trên” hoặc các cơ quan nọ kia, thì đó chỉ là hình thức thôi. TS Nguyễn Xuân Diện giải thích:

“Vì Tết đến, các bộ phận văn phòng, những nơi ban bố ra cái lệnh như vậy chẳng lẽ không ra cái lệnh gì? Nên thực chất, họ ra văn bản đó chỉ là hình thức thôi chứ cũng không cấm đoán được gì đâu. Và ở VN hiện nay, cái gì cũng là hình thức; học tập tư tưởng, đạo đức của HCM cũng là một hình thức thôi chứ chả hiệu quả gì cả. Hiện càng ngày cán bộ càng sa đọa, càng yếu kém về đạo đức, mất nhân cách nhiều; và các đội ngũ công chức nhà nước - những người gọi là “cơ quan công quyền” - thì càng hư đốn nhiều. Trong những năm gần đây, người ta thấy rất rõ như thế. Cho nên những điều vừa nói chỉ là hình thức mà thôi.”

GS Trần Ngọc Thêm khẳng định rằng nếu cấp trên không thích nhận quà, tỏ thái độ dứt khoát, kiên quyết không nhận thì còn ai dám biếu nữa.

Theo GS Nguyễn Thanh Giang thì việc biếu quà và nhận quà có liên quan nhiều hạng người khác nhau. Cái gọi là tội lỗi về vụ này cũng ở chừng mực khác nhau và sự khinh bỉ dành cho những đối tượng ấy cũng nên khác nhau. Nhưng nói chung, theo GS Nguyễn Thanh Giang, những người nhận quà tội lỗi hơn những người đưa quà, thì những mức độ tội lỗi đó cũng nên xem xét từng trường hợp một.

GS Nguyễn Thanh Giang cũng không quên đề cập tới nhiều loại quà: quà sạch và quà bẩn, có quà đáng lên án, quà đáng trân trọng. Thí dụ như người học trò nhớ ơn thầy, con cái nhớ ơn cha mẹ, việc tặng quà cho thầy, tặng quà cho cha mẹ để bày tỏ lòng biết ơn thì người tặng quà và người nhận quà đều đáng trân quý. Còn trong trường hợp mấy xếp ra “lệnh ngầm” để thuộc cấp phải tặng quà hoặc chính những người cấp dưới đó tặng quà cho lợi ích không trong sạch thì những trường hợp này đáng lên án.

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Tham nhũng, xa dân sẽ dẫn đến bất ổn xã hội

TT - “Sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên không chỉ thách thức đến tồn vong của chế độ, mà còn làm băng hoại nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc”.
Giáo sư Trần Văn Bính - Ảnh: Nguyễn Khánh

Giáo sư Trần Văn Bính - nguyên trưởng khoa văn hóa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - nói như thế trong cuộc trò chuyện với Tuổi Trẻ.

"Đáng sợ nhất là sự cấu kết giữa những người có quyền và người có tiền để trục lợi trái pháp luật. Trong xã hội hiện đại luôn hình thành các nhóm lợi ích khác nhau hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, nhưng ở nước ta không phải như vậy, đây là những nhóm lợi ích tiêu cực, tham nhũng. Cần phải nhổ bật được những nhóm lợi ích đó ra khỏi cơ thể đất nước. Người xưa dạy là nhổ cỏ sạch sẽ thì hoa màu mới tươi tốt được"

Giáo sư Trần Văn Bính

* Là một trong những thành viên tham gia soạn thảo nghị quyết trung ương 5 (khóa XIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Sau 15 năm, ông có nhìn nhận như thế nào?
- Những năm qua chúng ta bận rộn ngược xuôi về phát triển kinh tế, cho nên trong lĩnh vực văn hóa dù làm được nhiều nhưng có thể nói việc triển khai thực hiện nghị quyết chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với việc xây dựng con người, xây dựng hệ giá trị mới của văn hóa Việt Nam.
Trước đây, chúng ta ghi nhận trong nghị quyết: “Sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền. Nạn tham nhũng, dùng tiền của Nhà nước tiêu xài phung phí, ăn chơi sa đọa không được ngăn chặn có hiệu quả. Hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địa vị, cục bộ, địa phương, bè phái, mất đoàn kết khá phổ biến. Những tệ nạn đó gây sự bất bình của nhân dân, làm tổn thương uy tín của Đảng, của Nhà nước”. Đến nay sự ghi nhận đó vẫn còn nguyên giá trị và thậm chí có những suy thoái nặng nề. Theo dự thảo báo cáo tổng kết thì tình trạng tham nhũng, lãng phí, hối lộ, mua quan bán chức và các loại tiêu cực khác không những chưa bị chặn đứng mà biểu hiện ngày càng nghiêm trọng hơn.

Xây dựng văn hóa chính trị

* Một số nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng nếu quan chức mà không tuân thủ pháp luật, không là tấm gương về đạo đức, lối sống thì ở mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng đến ý thức chấp hành pháp luật của cả cộng đồng, ảnh hưởng đến việc giáo dục lý tưởng, nhân cách thế hệ trẻ. Cho nên quan chức hư hỏng còn có một cái tội nữa là “tội làm hư dân”. Ông nghĩ sao?
- Ngẫm nghĩ cho kỹ thì đúng như vậy. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống của “một bộ phận không nhỏ” đó không những cản trở sự phát triển của đất nước, mà còn làm biến dạng nhiều lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, báo chí... Điều đáng sợ nhất hiện nay là tình trạng lời nói và việc làm không đi đôi với nhau. Trên diễn đàn có những cán bộ, đảng viên hô hào lời hay ý đẹp nhưng trong thực tế cuộc sống làm ngược lại. Họ là những tấm gương rất xấu khi xã hội nhìn vào. Trong khi đó, chúng ta biết rằng Đảng lãnh đạo không chỉ bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương..., mà một phần rất quan trọng là bằng chính sự nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Câu chuyện ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, khai man để nhận danh hiệu anh hùng, cho thấy rằng tấm gương xấu ở cương vị như vậy sẽ làm tổn thương uy tín của Đảng biết bao nhiêu.
Vừa qua nghị quyết trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đưa ra nhiều giải pháp chống tham nhũng, tiêu cực, suy thoái đạo đức. Bước đầu chúng ta làm được một số việc, cần tiếp tục làm quyết liệt hơn. Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng ban hành quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Rõ ràng, sau 15 năm thực hiện nghị quyết của trung ương về văn hóa, chúng ta thấy rằng xây dựng văn hóa chính trị, văn hóa lãnh đạo, văn hóa quản lý và công tác cán bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống văn hóa nước nhà.

* Bản thân giáo sư thấy trong cuộc sống hằng ngày tâm đắc những tấm gương cán bộ, đảng viên nào?
- (Trầm ngâm) Vừa rồi tôi vào công tác ở Tập đoàn Dầu khí khu vực phía Nam, tiếp xúc với một số thanh niên trẻ học vấn cao và có rất nhiều sáng kiến đóng góp cho đơn vị nói riêng và cho đất nước nói chung. Các bạn trẻ đó truyền cho tôi hi vọng. Tôi tin rằng trên đất nước chúng ta những người tốt và việc làm tốt có rất nhiều, họ có thể là những cán bộ, đảng viên bình thường xung quanh chúng ta. Đáng tiếc là hiện nay trên báo chí có rất ít thông tin để cổ vũ những tấm gương như vậy, mở báo ra thường gặp những câu chuyện đau lòng của xã hội.

Lo ngại bất ổn xã hội

* Người xưa dạy rằng họa phúc có đầu mối, không phải một ngày. Chính vì vậy, với những hư hỏng về đạo đức hiện nay thì cần chú trọng trị căn hơn trị chứng...
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhưng theo tôi, nguyên nhân hàng đầu là chủ nghĩa cá nhân ích kỷ. Bài báo cuối cùng của Bác Hồ trước khi từ giã cõi đời là “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Có thể khẳng định sự vô cảm, lòng tham vô độ, không dám đương đầu với khó khăn gian khổ... cũng từ chủ nghĩa cá nhân mà ra. Tham nhũng, xa dân nếu không được ngăn chặn có hiệu quả sẽ dẫn đến những bất ổn xã hội. Phát biểu tại hội nghị tổng kết vừa qua, tôi nói rằng sự suy thoái đó là nguy cơ của mọi nguy cơ.

* Từ thực trạng nêu trên, giáo sư có kiến nghị nào?
- Nhân loại đúc kết “quyền lực nếu không được kiểm soát sẽ dễ bị tha hóa”. Thời nào cũng vậy và nước nào cũng vậy. Chế độ ta là chế độ một Đảng cầm quyền. Thời kỳ hoạt động bí mật thì đảng viên ở trong nhà dân. Suốt hai cuộc kháng chiến, chúng ta thắng lợi cũng một Đảng lãnh đạo. Lúc bấy giờ, những người cộng sản biết hi sinh, đi đầu trong khó khăn gian khổ. Hiện nay trong hòa bình xây dựng đất nước, cùng với trách nhiệm nêu gương thì phải xây dựng được một cơ chế kiểm soát quyền lực có hiệu quả. Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã cụ thể hóa một bước quan trọng chủ trương của Đảng ta là “có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Tới đây cần xây dựng các văn bản pháp luật đưa Hiến pháp vào cuộc sống, chú trọng đến các chế định về kiểm soát quyền lực nhà nước, các chế định kiểm soát thu nhập, tài sản của cán bộ, đảng viên...

VÕ VĂN THÀNH thực hiện

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

X Bình Phương

Chỉ xin làm chiếc bóng,
Góp cho đời chút vui.
Lời Cu Hả một độc giả, một cộng tác viên viết:
[QUANG MINH LÀ AI ?
-Chắc chắn rồi, một đảng viên Đảng Cộng Sản VIỆT NAM thứ thiệt..."
-Với quãng thời gian một năm qua trang block của Anh; Với văn phong của Anh, tôi tin Anh !
-Cu Hả tui là một VIỆT CỘNG tử tế nên tôi luôn mong trang block của Anh luôn có mặt để làm nơi chốn giúp những con người tử tế trong đó có những đảng viên CỘNG SẢN tử tế biểu tỏ tâm can cùng Đảng Cộng Sản VIỆT NAM trên tiến trình xây dựng ĐẤT NƯỚC phục vụ tốt mọi mặt đời sống của NHÂN DÂN.
với hồ xuân mãn, anh ta thuộc loại người "tham bát bỏ mâm", chỉ vì cố cho lấy được một bát ahllvtnd nên chi đâm ra quá đầy bưng không xuể làm đổ ụp cả mâm.]


Trang block “Thành tích của Hồ Xuân Mãn” đã làm việc đúng một năm kể từ ngày 28/11/2012 đến 27/11/2013 đã có 480.000 gần nửa triệu lượt người xem.
Đã đổi thành tên: “Hồ Xuân Mãn Cuộc”

Đến tháng 01/ 2014, Trang “Hồ Xuân Mãn Cuộc” đã có hơn 300 bài, đạt con số hơn 600.000 lượt người đọc.

Thực tế, Quang Minh đã âm thầm đồng hành cùng Cựu Chiến Binh Phong Điền điểm mặt chỉ tên đảng gian Hồ Xuân Mãn…

Đảng đã thấy, kết luận của Đảng được dư luận, nhân dân đồng tình…

Câu chuyện man trá của Hồ Xuân Mãn xem như xong...còn một số công việc có tính chất kỷ thuật…có thể kết thúc “Hồ Xuân Mãn Cuộc” được rồi, chúng ta cần tập trung công sức, trí tuệ để góp phần làm trong sạch Đảng, tìm những đảng viên xấu xí báo cáo với Đảng, thông báo cho nhân dân biết mà phê phán…

Karl Marx viết trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (tiếng Đức: Das Manifest der Kommunistischen Partei)

"Hãy để giai cấp thống trị run rẩy trước cách mạng cộng sản. Người vô sản không có gì để mất ngoài xiềng xích. Họ có thể thắng được cả thế giới. Người lao động tại mọi quốc gia, hãy đoàn kết!" (Let the ruling classes tremble at a communist revolution. The proletarians have nothing to lose but their chains. They have a world to win. Workingmen of all countries, unite!)

Vladimir Ilyich Lenin viết trong"(Cách mạng vô sản và tên phản bội cau-xky, . X. 1918.Sự thật, số 219, ngày 11 tháng Mười 1918.) "Ở đâu có áp bức, thì ở đó không thể có tự do, không thể có bình đẳng,v.v..." 

Bọn giả danh cộng sản, bọn cơ hội đang chống phá quyết liệt mục đích, lí tưởng của Đảng Cộng Sản từ bên trong, họ không còn vì dân vì nước…họ đang chỉ vì họ…

Để phù hợp với tình hình mới, theo nguyện vọng của một số cọng tác viên, trang “Hồ Xuân Mãn Cuộc” xin được đổi tên lần thứ hai:

“X Bình Phương”

“X Bình Phương” là gì? tùy cách suy diễn của độc giả, có thể hiểu: là XxX, X là một ẩn danh, có thể là X, là Bình, là Phương…tên gọi tùy cách hiểu của từng người nhưng nội dung chính là chống những con người làm Đảng CSVN bị suy thoái, những con người mà hành vi của họ làm Đảng CSVN mất uy tín…Chính họ đang làm cho nhân dân mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng CSVN.

Thưa Thủ tướng, tôi không bán cái

Nguyễn Trung Chính
Lần đầu tiên Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dường như nhận được sự ưu ái của một số trí thức đã từng góp tiếng nói phản biện mạnh mẽ với Đảng về sự tụt hậu kinh tế, về các vụ tham nhũng tràn lan mà vượt lên trên là những vụ quan trọng vây quanh đám thuyền trưởng lãnh đạo việc chống tham nhũng, về sự xuống dốc của ngành giáo dục mà hậu quả là đào tạo một thế hệ trẻ mất phương hướng lương thiện, có nguy cơ kéo đất nước xuống vực thẳm.

Thêm vào đó, đây có lẽ cũng là lần đầu tiên, một trong số hơn 750 tờ báo nhà nước, báo Tuổi Trẻ, tổ chức một bàn tròn,  một số những trí thức nói trên được mời tham dự, đồng thời tờ báo này cũng yêu cầu đọc giả góp ý về Thông điệp của Thủ tướng.
Cần phải nói ngay rằng, người viết bài này cũng đã kêu gọi độc giả, trong bài “Xin Thủ tướng cho tôi tin một lần“, góp ý trên Diễn đàn xã hội dân sự vì rằng cho đến nay, báo nhà nước chỉ đăng những gì có thể minh họa được cho đường lối của tuyên giáo. Nhiều ý kiến trung thực của đảng viên, tôi nhấn mạnh đảng viên, mà tôi có trong tay đều bị vứt sọt rác nếu không minh họa theo họ. Đó là lý do tôi kêu gọi góp ý trên Diễn đàn xã hội dân sự vì tin rằng không có sự kiểm duyệt nơi những người chủ trương, những người nắm ngọn cờ tự do tư tưởng, đa nguyên thực sự.
Phải nói rằng với những trí thức sống trong một thể chế độc tài toàn trị, cũng như đại bộ phận dân chúng, sự mong muốn được sống tự do, dân chủ là mãnh liệt. Nhiều người nhìn thấy qua Thông điệp Thủ tướng một đốm sáng, hoặc được con người khơi lên, hoặc chỉ là con đom đóm. Nhưng khát vọng tự do dân chủ mãnh liệt buộc chúng tôi phải trân trọng đến xem cái đốm sáng đó là gì?
Như người đi trên sa mạc thấy được một vùng nước, nhất định phải chạy nhanh đến để xem đó là sự thật hay là mình đang bị quáng. 
Vì thế trong bài viết này, tôi mạn phép trở lại phân tích vài từ khóa trong Thông điệp đã gây một số ấn tượng.
Thể chế
Thông điệp nhắc đến từ khóa “Thể chế” 11 lần, trong đó 10 lần hoặc là “Thể chế” trống không hoặc là “Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa“, chỉ một lần nói đến thể chế chính trị (“Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh” trong một thể chế chính trị hiện đại”).
Chỉ một lần thôi nhưng ai muốn hiểu gì cứ tùy tiện. Đại hội XI của Đảng cũng đã ghi mô hình xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam với 8 đặc trưng: trong đó đặc trưng 1 là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; (tiêu chí dân chủ được lên một bậc, đứng trước tiêu chí công bằng ), đặc trưng 7 là “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”. Vậy Dân chủ và Nhà nước pháp quyền đã được nói trong văn kiện Đại hội XI rồi.
Thế nhưng, tại sao thể chế chính trị  với Dân chủNhà nước Pháp quyền lại trở thành “một đốm sáng” nơi Thông điệp Thủ tướng? Theo tôi, cái khôn ngoan, cái mưu lược, hoặc tiểu xảo mưu mô tùy theo người hiểu, của Thủ tướng ở chỗ: trước khi nói đến cụm từ thể chế chính trị ông đã đề cập đến Đại hội VI để gây ấn tượng, liên tưởng về cái thời đổi mới cơ bản, đổi mới thật sự, được nhất trí xem là động lực mới.
Đại hội VI thay đổi thể chế chính trị 
Đến Đại hội VI, Đảng rút kinh nghiệm do “Chủ quan, nóng vội trong con đường đi lên chủ nghĩa xã hội , Áp dụng mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội bao cấp , Công nghiệp hoá theo lối giản đơn – tập trung vào công nghiệp nặng” nên bối cảnh xã hội cho đến năm 86 và nhiều năm sau đó (1989, 1990), có thể định hình bằng những hình ảnh đời thường: “cục bánh mì ném chó chó chết“, “mua lại những khúc xương heo đã nạo hết thịt để về ninh lên cho cả nhà có chút dinh dưỡng“, “hố xí tập thể đã mất hết cửa“…
Từ đó Đại hội VI đề ra 4 điều:
1 -  Lấy dân làm gốc: Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”.
2 – Theo thực tế, từ bỏ giáo điều: Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo qui luật khách quan.
3 – Hội nhập: Phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
4 – Lãnh đạo thì phải có tài: Chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Chủ trương này đã cho phép người người bung ra làm ăn, buôn bán. Từ những căn hộ mặt tiền luôn đóng kín cửa, đã hiện ra những cửa hàng buôn đi bán lại (lao động không làm ra của cải!). Người dân phấn chấn lên vì rằng trước kia họ chỉ biết dựa vào sự ban bố của Đảng, thì bây giờ họ dựa vào bàn tay, khối óc của chính họ. Ăn nên làm ra hay không là chính họ chịu trách nhiệm, dù họ vẫn còn như người đi trong sương mù nhưng lần này được tự mở mắt nhìn để biết mình đi đâu.
Về mặt trí thức, ông Nguyễn Văn Linh tuyên bố cởi trói cho văn nghệ sĩ, nói rằng văn nghệ sĩ không được bẻ cong ngòi bút. Từ đó nhiều bài báo, tiểu thuyết nói lên sự thật chứ không còn phải cứ ca ngợi như trước. Chuyện “Đêm hôm ấy đêm gì” của Phùng Nguyên Lộc, cùng với những tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp… được độc giả trân trọng đón nhận. Nhạc tiền chiến, nhạc hải ngoại một thời bị coi như … thuốc độc của những tác giả “có vấn đề” Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Lê Hựu Hà, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Ánh 9… của những tác giả bỏ nước ra đi Cung Tiến, Trần Quảng Nam, Ngô Thụy Miên… trở lại với người nghe “tự nhiên như không khí” (đọc Nhật Ký của một thằng hèn, Nhạc sĩ Tô Hải).
Đây mới chính là cải cách “thể chế chính trị” thật sự vì nó đem đến trực tiếp cho người dân mọi hứng khởi để mà sống trên đất nước của mình.
Phải nói đến công lao của Trung tướng Trần Độ trong sự cởi trói này cho đến một hôm “Chính Trần Độ, người đồng chí, đồng hương Thái Bình và “đồng…ngu” với tôi, trên cương vị Trưởng ban Văn Hóa Tư Tưởng, lần cuối vào Sàigon gặp anh em văn nghệ tại số 81 Trần Quốc Thảo đã buồn rầu báo cho tôi biết tổng bí thư Nguyễn Văn Linh “bỏ của chạy lấy người” rồi” (đọc Nhật Ký của một thằng hèn, Nhạc sĩ Tô Hải), và sau đó Trung tướng Trần Độ bị loại trừ khỏi Đảng.
Sự thay đổi quan điểm của Đảng ở Đại hội VI chỉ kéo dài được vài năm thì khựng lại vì Đảng bắt đầu sợ quần chúng. Sự khựng lại vẫn kéo dài cho đến ngày nay mặc dù người ta cứ luôn miệng nói Đảng liên tục đổi mới, cùng lúc kêu gọi chống tự đổi mới (“tự diễn biến, tự chuyển hóa”).
Điều có lẽ nhiều người mong ước là sự thay đổi, đổi mới, hoàn thiện “thể chế chính trị” phải tạo được một động lực mạnh, cơ bản, như thời Đại hội VI. Từ đó tôi thông cảm những người nhiệt tình kêu gọi hãy giúp Thủ tướng, hãy bảo vệ Thủ tướng, đừng khoanh tay ngồi nhìn…
Nhưng Thủ tướng có cùng một ý nghĩ như chúng ta không? Thủ tướng không tiện nói thẳng ra do địa vị hiện nay của Thủ tướng là điều rất dễ thông cảm, nhưng nếu có chỉ dấu rằng Thủ tướng thực tâm thay đổi cơ bản như ở Đại hội VI thì tôi sẽ theo chân các bực đàn anh đứng sau lưng Thủ tướng.
Trong bài viết “CHÚNG TA HÃY CHỜ XEM !” Thiếu tướng Nuyễn Trọng Vĩnh viết: Nếu thông điệp là thực tâm thì hãy rút bỏ những điều cấm trước đây: cấm biểu tình yêu nước, cấm tụ tập đông người, cấm trí thức phản biện, cấm dân oan khiếu kiện tập thể, cấm báo tư nhân, cấm một số trang mạng…; hãy cấm công an bắt người, giam người tùy tiện trái pháp luật, đánh chết người ở trụ sở công an.
Nếu thật tâm “phát huy dân chủ” thì hãy xóa án cho sinh viên Phương Uyên, trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ, cho những blogers và những người đấu tranh cho dân chủ, dân quyền, cho tam quyền phân lập một cách hòa bình mà còn bị giam giữ.
Hay như ông Phạm Toàn đề nghị để cho dân tin vào Thông điệp Thủ tướng, nhân dịp Tết thả ngay tự do cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, nạn nhân của các quan chức Hải Phòng mà chính Thủ tướng kết luận là áp dụng sai pháp luật. Ông Vươn đã ở tù hơn phân nửa án, và luật pháp hiện hành cho phép ông được trả tự do nếu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chịu ký và điều này quá dễ dàng vì nằm trong tầm tay Thủ tướng. “CHÚNG TA HÃY CHỜ XEM ! “
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Là người tham gia chuẩn bị thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Trương Đình Tuyển – nguyên bộ trưởng Bộ Thương mại, nay giữ vị trí trưởng nhóm tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ khi được hỏi: “Bài viết của Thủ tướng nhấn mạnh đầu tiên đến vấn đề đổi mới thể chế và mở rộng dân chủ. Theo ông, đổi mới thể chế cụ thể là đổi mới những vấn đề gì, lĩnh vực gì?” đã trả lời: “Nói thể chế thì rất rộng lớn. Cụ thể ở đây là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong nhiều năm chúng ta đã có bước tiến dài…”
Thế là bye bye “thể chế chính trị” nhé, chỉ được phép nói dưa cà mắm muối trong Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà thôi.
Không phải riêng ông Trương Đình Tuyển mà cả những người góp ý về Thông điệp Thủ tướng trên báo Tuổi trẻ cũng né tránh “thể chế chính trị“. Ông Nguyễn Đình Cung (quyền viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương) cho rằng “Có ý kiến cho rằng phải đổi mới đồng bộ, nghĩa là cả thể chế chính trị và thể chế kinh tế. Đúng như vậy, nhưng trước hết nên tập trung vào thể chế kinh tế vì ở đây còn dư địa, còn “đất” để đẩy cải cách đi tới”. !!!
Nói rằng đổi mới thể chế kinh tế người thì hiểu rằng, nói như Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, “Phải khẳng định kinh tế thị trường là tinh hoa của nhân loại, là thứ chúng ta phải áp dụng từ việc thị trường hóa giá cả, đến cạnh tranh thị trường.“, nhưng Đảng và những người ăn theo thì hiểu rằng đó là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì đang mang lợi cho họ. Có điều chắc chắn là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không thể nào là tinh hoa của nhân loại.
Về vấn đề đối xử bất bình đẳng giữa doanh nghiệp, ông Trương Đình Tuyển cho rằng “Thật ra trên văn bản chúng ta không có quy định nào phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên trong thực tế vẫn có phân biệt, phải xóa bỏ điều này để đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Tôi cho rằng “thực tế vẫn có phân biệt” là hậu quả của cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”, chừng nào chưa bứt được cái đuôi con nòng nọc này thì mọi mong ước bình đẳng, minh bạch, lành mạnh, trong sạch, bớt tham nhũng trong môi trường kinh tế và rộng hơn là môi trường xã hội, không thể nào thực hiện được.
Cứ đi vào một số chi tiết trong Thông điệp như “mở rộng dân chủ trực tiếp”, “Sớm thực hiện thí điểm nhân dân bầu trực tiếp chủ tịch UBND xã theo nghị quyết Trung ương 5 khóa X. Trước đây nhiều người ngần ngại chuyện dân bầu trực tiếp trưởng thôn, nhưng khi bầu trực tiếp trưởng thôn thì tình hình là tốt.” thì thấy rằng Đảng tìm mọi cách làm chậm lại những gì có thể trìu kéo được. Con đường từ bầu trực tiếp trưởng thôn đến Quốc hội, Chủ tịch nước, cũng như con đường từ anh binh nhì lên đến chức Đại tướng, con đường xa lắc xa lơ, không biết đến mấy chục nhiệm kỳ 5 năm của Đảng, của Thủ tướng mới tiến lên được! Chắc ai cũng còn nhớ Thành ủy Đà Nẵng khi còn trong tay ông Nguyễn Bá Thanh đã từng xin Đảng cho thí điểm bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân Đà Nẵng bằng phiếu trực tiếp của nhân dân đã bị Đảng từ chối vì phạm điều lệ Đảng.
Để thực hiện những chi tiết trong Thông điệp, Ông Nguyễn Đình Cung đề nghị trên báo Tuổi trẻ: “Trước hết phải xây dựng một chương trình hành động cụ thể, giao trách nhiệm rõ ràng cho các bộ ngành và địa phương những phần việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình, kèm theo đó là lộ trình thực hiện và chế tài. Tiếp theo nên thành lập một ủy ban thực hiện chương trình hành động này”. Đề nghị này với một cậu học trò đang ngồi trên ghế nhà trường thì còn có vẻ mới nhưng đối với một ông Thủ tướng ở vào nhiệm kỳ thứ hai và trước đó với 10 năm làm Phó thủ tướng thì khác gì dạy thằng mõ đi rao! Vấn đề hiện nay nằm ở chỗ khác chứ không phải vài ba cái chuyện kỹ thuật.
 
Khi nào Đảng vẫn ù lỳ theo chủ nghĩa Mác-Lê không còn hợp với thời đại thì những tiểu tiết trong Thông điệp Thủ tướng cũng chỉ như là những con đinh, con ốc không thể nào làm mới được cái cỗ máy đã rã rời. Vì cỗ máy đã rã rời nên tạo ra bao nhiêu vấn đề cho kinh tế, cho xã hội, buộc mọi người phải ưu tư suy nghĩ lối thoát. Không thể có lối thoát, chính TBT Nguyễn Phú Trọng cũng đã cho rằng chủ nghĩa này cần phải trăm năm mới đạt được. Điều đáng nêu lên cho mọi người thấy là TBT biết thế, nói thế, nhưng vẫn ù lỳ, nhắm mắt đi trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa không có bản đồ. Phải chăng khối óc của TBT, cũng như Hội đồng Lý luận TW, đã được chương trình hóa bằng chủ nghĩa giáo điều ở trường Đảng để trở thành những con người máy. 
Trở lại với “thể chế chính trị” là để nói với Đảng rằng người dân chúng tôi chỉ mong được sống tự do, hạnh phúc và no ấm trên đất nước của mình. Dân chủ trực tiếp, gián tiếp, nhân dân viết hoa, viết thường hay gì gì cũng được nếu trả lời được mong ước của người dân. Khi một đảng đã đi ngược lại mong ước nói trên thì đảng nào chúng tôi cũng chống chứ không riêng gì đảng cộng sản. Làm tốt Đảng, để Đảng trở về với nhân dân, là bổn phận của 3 triệu đảng viên các ông chứ không phải của 90 triệu nhân dân chúng tôi.
Năm nay là năm 2014, một trăm năm để có được một xã hội chủ nghĩa như TBT dự kiến là vượt quá xa sức sống của chúng tôi, khi mà thực tại tiền đâu lắm thế để cho một ông quan trung cấp Dương Chí Dũng thí cho ông này mười ngàn, ông kia hai chục ngàn, ông nọ năm trăm ngàn đô la một cách quá dễ dàng, trong khi trẻ em ở một số vùng còn quá đói rách, công nhân còn phải ăn mì tôm quanh năm suốt tháng để chịu đựng, ngư dân bị đe dọa thường trực, mất miếng ăn, mất mạng bởi Trung quốc.
Tết này, Đảng lại cấm quà cáp chúc tết cho quan chức như mấy Tết trước, nhưng xin báo cho Đảng, cho cả nước và những ai chưa được biết thông tin: 11 tỉnh xin hỗ trợ cứu đói nhân dịp Tết gồm: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Kom Tum. Trong đó, Quảng Bình đề xuất xin gạo nhiều nhất với 5.200 tấn, tiếp sau là Quảng Trị gần 4.300 tấn, Nghệ An gần 4.200 tấn. Trong 11 tỉnh này, không phải tỉnh nào cũng đói do bị thiên tai.
Cái đuôi Định hướng xã hội chủ nghĩa bây giờ đồng nghĩa với nghèo đói, tham nhũng, hèn mạt trước bọn xâm lấn bá quyền, và đã quá đủ rồi. Đến lúc cần phải cắt bỏ như cắt một khối u thừa.
Có như vậy Thông điệp của Thủ tướng mới có cơ được thực hiện, có như vậy đất nước mới hy vọng tiến lên.
Nội dung bài viết không phản ánh quan điểm của Quang Minh

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Để chuyển đổi thể chế một cách ôn hòa

Hoàng Tụy- Trần Đức Nguyên
Theo: BVN
BVN:Vì nhiều lý do, báo Tuổi Trẻ tường thuật buổi tọa đàm ngày 4/1 về Thông điệp của Thủ tướng quá ngắn gọn không nói được những điều cần chuyển tải như ý kiến rất thẳng thắn của của GS Hoàng Tụy và ông Trần Đức Nguyên (cựu Trưởng ban nghiên cứu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải). Được sự đồng ý của hai ông, BVN xin công bố những ý kiến tâm huyết này. Tựa đề của BVN

Hoàng Tụy:

1) Trong tình hình hiện nay, dù sao bản thông điệp này cũng là một tiến bộ. Nhưng do kinh nghiệm thời gian qua, nhiều người chưa tin ở tính khả thi của thông điệp, thậm chí chưa tin ở sự thành thật, thực tâm của tác giả thông điệp. Vậy Thủ Tướng cần có hành động cụ thể đi kèm để chứng tỏ thực tâm của ông, và chứng tỏ ông có đủ năng lực và dũng khí thực hiện thông điệp này.

2) Xã hội VN hiện nay đang trong tình trạng trì trệ kẹt cứng kéo dài, muốn thoát ra khỏi thế đó cần một xung lực mạnh, một cú hích mạnh vào một điểm cốt tử. Trong hệ thống này nhìn vào đâu cũng thối nát, cú hích tốt nhất để gây được niềm tin là từ bỏ độc tài, từ bỏ đàn áp, tôn trọng nhân quyền, tôn trọng quyền tự do ngôn luận, thả ngay một số người đang bị giam giữ chỉ vì chính kiến khác. Làm được điều này thì không khí chính trị sẽ khác hẳn, từ đó mọi việc cải cách khác sẽ dần dần bớt lực cản, người dân sẽ có cơ sở để tin các vị bắt đầu muốn thay đổi thật sự hay nói đúng hơn, xu hướng cấp tiến trong lãnh đạo bắt đầu thắng thế. Còn không thì mọi lực cản vẫn còn nguyên, người dân một lần nữa sẽ càng mất lòng tin hơn.
Hình như trong bài tường thuật của Tuổi Trẻ về buổi họp ý kiến của tôi ít được chú ý. Nhưng tôi vẫn tin đó là cách duy nhất để ra khỏi bế tắc một cách ôn hòa.

Trần Đức Nguyên:

Chúng ta đều mong muốn chuyển đổi thể chế chính trị, dân chủ hóa đất nước một cách ôn hòa; đó cũng là nguyện vọng chung của nhân dân. Theo con đường đó, có mấy yếu tố quan trọng :

1/ Các nhân tố tích cực trong giới cầm quyền. Nhân tố ấy gồm con người và quan điểm, ý kiến. Không vội vàng đánh giá con người vì đó là điều khó nhất trong mọi sự đánh giá. Chưa thể kết luận về con người nhưng quan điểm, ý kiến lợi cho dân, cho nước thì ủng hộ quan điểm, ý kiến ấy. Vì thế tôi rất muốn biết Thông điệp đầu năm là của riêng Thủ tướng hay có sự đồng thuận ở mức nào của những nhà lãnh đạo chủ chốt?

2/ Các hoạt động thúc đẩy quá trình dân chủ hóa phải dựa vào Hiến pháp và luật pháp, kể cả ý kiến của những người lãnh đạo, như những điều Thủ tướng nêu trong thông điệp.

3/ Một giải pháp quan trọng theo tinh thần này, là kịp thời lên tiếng để chuẩn bị cho cuộc bầu cử QH khóa tới có được nhiều đại biểu thực sự của dân và một Quốc hội chuyên trách.

4/ Sự chuyển đổi ôn hòa không thể diễn ra tức khắc mà phải đi từng bước.

Có một khâu đột phá mà anh Hoàng Tụy đã nhấn mạnh: trả tự do cho những người phát biểu chính kiến một cách ôn hòa nhưng bị bắt giữ; đó là biện pháp quan trọng và cấp bách để tạo lòng tin trong dân. Tôi đồng tình. Đây là một biện pháp không tốn kém. Tôi nghĩ biện pháp này có ý nghĩa lớn, nhưng nếu thực hiện cũng mới là một bước của quá trình chuyển đổi thể chế.

H.T - T.Đ.N.

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Ai tiếp tay cho ông Hồ Xuân Mãn thành “anh hùng”?

Thứ năm, 09/01/2014 08:17


Vì đại cuộc, ông Hồ Văn Nghĩa cũng tố cáo, vạch trần người cháu của mình

(CATP) Ban Bí thư vừa kết luận xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân của ông Hồ Xuân Mãn (nguyên Ủy viên Trung ương (UVTƯ) Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế). Ông Mãn khai man, gian dối, ‘chạy” thành tích và có sự “tiếp tay” của không ít cán bộ. Phóng viên Báo Công an TPHCM đã tìm ra nhiều sự thật xung quanh vụ việc này.

>> Ông Hồ Xuân Mãn từng đi săn bắn, đạn lạc trúng người trọng thương

KHAI MAN ĐỂ ĐƯỢC PHONG ANH HÙNG

Trong Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ ba vào ngày 21-8-2010, ông Hồ Xuân Mãn được trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân (gọi tắt là danh hiệu Anh hùng). Đây là vinh dự lớn không chỉ của ông Mãn mà đối với toàn thể nhân dân cố đô Huế. Một tháng sau, ông Mãn về hưu sau hai nhiệm kỳ làm Bí thư Tỉnh ủy (2000 - 2010).

Ngày 2-1-2014, đoàn công tác Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương (T.Ư) Đảng có buổi làm việc thông báo kết luận với nội dung: Ban thi đua - khen thưởng T.Ư báo cáo các cơ quan chức năng Nhà nước có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng và thu hồi hiện vật, tiền thưởng của ông Mãn; đồng thời UBKT T.Ư chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đã để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm trong việc xét đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng cho ông Mãn. Theo kết luận của UBKT T.Ư, 17 thành tích mà ông Mãn khai chỉ đúng có hai. Tuy nhiên, một trong hai thành tích lại gây hậu quả xấu, đó là diệt giặc nhưng làm tổn hại đến cách mạng, nhân dân địa phương.

Như vậy, 15 thành tích còn lại ông Mãn khai đều là bịa đặt, gian dối như: đã tự tổ chức đơn vị đánh gần 100 trận, diệt 150 tên Mỹ - Ngụy, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự (1969 - 1975); dẫn đường cho Quân đoàn 2 giải phóng Huế và truy quét ngụy quân, ngụy quyền... Thành tích “láo” đồng nghĩa với những tặng thưởng cũng được nghi vấn là giả mạo: 33 lần được tặng Dũng sĩ diệt Mỹ; Chiến sĩ thi đua; các Huân chương Chiến công, Giải phóng; Kháng chiến các hạng...

Kết quả trên gây chấn động dư luận, nhưng không làm mọi người bất ngờ bởi chuyện danh hiệu Anh hùng của ông Mãn đã bị nghi ngờ và tố cáo từ lâu. Gần 20 cựu chiến binh (CCB), cán bộ hưu trí là những “nhân chứng sống”, những đồng đội, có người là chỉ huy của ông Mãn tố cáo ông cựu bí thư khai man, bịa đặt, cướp công đồng đội để được phong tặng danh hiệu Anh hùng.

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, một anh hùng sẽ bị tước danh hiệu. Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế cho biết: “Sắp tới Tỉnh ủy sẽ thực hiện công việc theo kết luận của Ban Bí thư về thẩm quyền của tỉnh là xem xét sai sót, vi phạm các cơ quan, cá nhân trong tỉnh theo quy định. Dự kiến có thể ra Tết tiến hành kiểm điểm Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cá nhân liên quan”.

NHỮNG CÁ NHÂN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN SAI PHẠM

Một con người “ưu tú, có thành tích xuất sắc” nhưng sau 10 năm làm cách mạng (như ông Mãn đã khai) mới được vào Đảng (năm 1974) và 25 năm sau ngày giải phóng mới được phong tặng danh hiệu Anh hùng, khiến nhân dân nghi ngờ, không phục. Ông Mãn tự làm thành tích, không có đơn vị vũ trang hay tập thể giới thiệu, bầu chọn mà được đơn vị công tác (Tỉnh ủy) xác nhận. Bản báo cáo thành tích được 15 người của Thường vụ Tỉnh ủy nhất trí với tỷ lệ 100%. Nghiêm trọng hơn, dù không ai biết cụ thể những việc ông Mãn làm, nhưng vẫn nhất trí với thành tích đó. Rồi hồ sơ lần lượt được chuyển đến Ban chỉ huy quân sự (CHQS) huyện, Bộ CHQS tỉnh, Quân khu 4, Bộ Quốc phòng và các ban ngành ở T.Ư.

Danh hiệu cao quý của Nhà nước trao nhầm người, là lỗi ở người khai đã bịa đặt. Nhưng cũng cần làm rõ trách nhiệm, sai phạm của cá nhân, tập thể đã “tê liệt”, để lọt hồ sơ giả. Trước đây, một số lãnh đạo tỉnh khẳng định với báo chí là việc xét tặng danh hiệu Anh hùng cho ông Mãn được thực hiện đúng quy trình, nguyên tắc. Thế nhưng những người tố cáo nói hồ sơ này đi trái nguyên tắc: từ trên xuống chứ không phải dưới lên (cơ sở đề nghị, cấp trên xét duyệt) và người ký chỉ việc ký, không được đọc, sao lưu...

Ông Hồ Viết Bá, Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy, lúc đó là Chánh Văn phòng Tỉnh ủy đã ký xác nhận vào bản báo cáo thành tích. Việc làm này không đúng thẩm quyền vì ông Bá không phải là cấp trên của ông Mãn. Ông Bá cho biết: “Ban Bí thư đã có kết luận rồi và UBKT T.Ư đang làm, tôi nói sẽ không khách quan. Nếu sai đến đâu, kỷ luật ra sao thì tôi xin chịu, chấp hành theo quyết định của UBKT T.Ư, bây giờ biết nói sao?”.

Thượng tá Nguyễn Văn Lương, nguyên Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Phong Điền (đã nghỉ hưu) viết xác nhận: “Khi đang đương chức, là chỉ huy trưởng tôi có ký hồ sơ của anh Mãn và một số người khác nữa. Tôi có đọc thành tích của anh Mãn nhưng lâu rồi nên không nhớ hết”.

Đại tá Đặng Ngọc Nghĩa, Phó tham mưu trưởng Quân khu 4, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên - Huế (giai đoạn 2005 - 2011, một trong 15 người thuộc Thường vụ Tỉnh ủy từng ký xác nhận hồ sơ cho ông Mãn) thừa nhận: “Tôi ký vào tờ trình chấp hành theo nghị quyết của Thường vụ Tỉnh ủy. Lúc đó 100% thường vụ đều nhất trí, không ai phản đối gì. Ngành quân đội làm chặt chẽ từ Ban CHQS huyện lên tỉnh, sau đó đề nghị ra Quân khu 4, Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng rồi Nhà nước. Lúc đó ông Mãn là Bí thư Tỉnh ủy, ông cũng có công qua hai nhiệm kỳ. Tôi là lớp hậu sinh, ông Mãn khai thế nào thì biết vậy và ông ấy phải chịu trách nhiệm về lời khai”.

Thường vụ Tỉnh ủy lúc đó gồm 15 người là cán bộ chủ chốt của Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang và các ban ngành của tỉnh, hiện đa số đều đang đương chức hoặc chức vụ cao hơn. Với câu hỏi: 15 người nhất trí với hồ sơ của ông Mãn mà không phát hiện ra bất thường, không ai phản đối gì mặc dù không rõ về thành tích của ông Mãn?


Những nhân chứng sống vạch trần sự gian dối của ông Mãn

Tiếp tục liên hệ với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Hội đồng cùng Ban thi đua khen thưởng tỉnh để tìm hiểu về tờ trình, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Anh hùng cho ông Mãn, chúng tôi đều nhận được câu trả lời là “bận họp” hoặc gặp “UBKT T.Ư mà hỏi”. Chiều 6-1-2014, phóng viên liên hệ với ông Lê Hồng Liêm, Phó chủ nhiệm UBKT T.Ư thì ông nói đang họp ở Hà Nội và không thể trả lời qua điện thoại.

“ÔNG MÃN MÀ ANH HÙNG THÌ HUẾ CÓ HÀNG NGHÌN NGƯỜI”

Các CCB, cán bộ hưu trí - những người vạch trần sự gian dối của ông Hồ Xuân Mãn đã nói như thế. Ông Hoàng Phước Sum (trung tá), nguyên Đội trưởng An ninh huyện Phong Điền) cho biết: “Hay tin Mãn được phong anh hùng, nhân dân Phong Điền và nhiều nơi trong nước phản ứng dữ lắm. Mãn mà anh hùng thì hàng nghìn người ở Huế cũng là anh hùng. Chúng tôi (gần 20 cán bộ hưu trí, CCB) là những đồng đội, nhiều người là cấp trên của Mãn, cùng chiến đấu, cùng quê với Mãn, quá hiểu về Mãn. Lúc đó, anh em đã làm đơn khiếu nại nhưng không được trả lời, giải quyết. Đến khi có bản báo cáo thành tích của Mãn, anh em mới có cơ sở để tố cáo. Nay Ban Bí thư có kết luận Mãn bịa đặt thành tích và đang xem xét thu hồi danh hiệu. Anh em phấn khởi lắm vì vụ việc nhạy cảm và phức tạp đã được T.Ư giải quyết khách quan, nghiêm minh”.
Các CCB cho biết nguyên nhân vạch trần Hồ Xuân Mãn là vì uy tín, sự trong sạch của Đảng; vì danh dự của quân đội, trách nhiệm đối với những liệt sĩ; vì sự thật chứ không hề có tư thù cá nhân. Trong quá trình chống tiêu cực, những người tố cáo tự bỏ tiền túi ra đi nhiều nơi để thu thập tài liệu, chứng cứ; tìm thêm nhân chứng; gặp lãnh đạo, ban ngành có liên quan. Trong thời gian đó, họ đối diện với nhiều cạm bẫy, nguy hiểm: bị mua chuộc, dụ dỗ, tung tin thất thiệt, đe dọa, hành hung... Việc này đã được báo cáo đến cơ quan ban ngành từ T.Ư đến địa phương đề nghị làm rõ, nhưng nay vẫn chưa có kết quả.

Thật đau đớn khi những người cùng chiến đấu với Hồ Xuân Mãn không ai xem là đồng đội, bởi ông ta đã cướp công của chính đồng đội mình. Ông Mãn còn bị chính người trong dòng tộc tố cáo, tẩy chay. Ông Hồ Văn Nghĩa, nguyên Trưởng ban an ninh huyện Phong Điền, chú ông Mãn cho rằng bị ông Mãn lừa, cho người bịt mặt đến hành hung mình. “Mãn gian dối, bịa đặt thành tích. Chạy đua để nhận anh hùng làm chi cho nhục. Giờ nó còn mặt mũi nào về quê nhìn anh em, họ hàng, làng xóm”, ông Nghĩa nói.

Các CCB tiếp tục đề nghị thu hồi danh hiệu “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của ông Mãn. Năm 2010, ông Mãn là một trong ba Bí thư Tỉnh ủy tiêu biểu của cả nước được tuyên dương vì có nhiều thành tích trong cuộc vận động này. Bởi theo ông Hoàng Phước Sum: “Mãn khai bịa đặt để được anh hùng thì không đủ tư cách, đạo đức, phẩm chất để cho các thế hệ học tập, noi theo”. Trong lần biểu dương đó, ông Mãn kể lại chuyện trong một lần đi công tác về, được vợ chuyển cho tập tài liệu kèm theo phong bì, bên trong có 3.000 USD. Ông liền mang đến báo cáo cơ quan và công an. Ông Sum nói: “Chuyện này khó tin quá, không ai chứng thực cả. Không ai đi đưa tài liệu cùng phong bì mà không nói tên, nói rõ mục đích”.

CHUYỆN VỀ ÔNG “VUA CỐ ĐÔ”

Cái tên Hồ Xuân Mãn rất “nổi tiếng”. Những ngày này, người dân bàn tán sôi nổi và bày tỏ vui mừng vì T.Ư kiên quyết thu hồi danh hiệu Anh hùng đã trao nhầm và đang chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp tục xử lý cán bộ vi phạm. Ban Bí thư chưa kỷ luật ông Mãn vì căn cứ Quy định 181 của Bộ Chính trị, theo tờ trình của Hội đồng chuyên môn bệnh viện sức khỏe miền Trung thì ông Mãn đang bị bệnh hiểm nghèo. Như vậy đến khi nào cơ quan chức năng xác nhận ông Mãn hết bệnh hiểm nghèo thì mới kỷ luật?

Những người tố cáo lại cho biết, ông Mãn vẫn đi lại bình thường và vẫn xuất hiện ở nhiều nơi. Ông Hoàng Tiến Dũng, một người đứng đơn tố cáo cho biết: "Tháng trước, Mãn đi dự đám cưới con của một lãnh đạo huyện tại xã Phong Hiền, cũng có ăn nhậu. Ông Mãn hát ba bài, trong đó có bài “Cuộc đời vẫn đẹp sao”... Ngày 21-12-2013, ông Mãn ăn nhậu tại nhà cộng đồng thôn Vĩnh Hương, xã Phong An, cũng hát hò". Ngày 3-3-2013, ông Mãn có mặt trong buổi lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho GS.TS Bùi Đức Phú, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế. Và người dân xôn xao mỉa mai: Anh hùng dỏm đi dự lễ của anh hùng thật. Ngày 31-12, có mặt trong buổi lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ông Mãn ngồi ở một góc hội trường với vẻ buồn rầu...

Lúc còn đương chức, quyền lực ông Mãn đi kèm với tai tiếng. Trong bài “Đất cố đô có vua” (Báo Lao Động ngày 26-11-2005) và một số bài báo khác nói về ông cán bộ to nhất tỉnh đi nhậu ở một nhà hàng. Đoạn cao trào, “vua” ghì đầu cô gái hôn vào má trước mặt nhiều người. Cô gái vừa chửi “đồ mất dạy” vừa tát vào mặt “vua”. “Vua” liền hô hào nói chủ nhà hàng đuổi ngay cô tiếp viên. Vụ việc trên vẫn còn được nhiều người kể đến hôm nay. Ông Thương (trú phường Vỹ Dạ, TP.Huế), chủ một nhà hàng cho biết: “Trước đây, một số báo viết về ông Bí thư sàm sỡ nhân viên ở nhà hàng C.A, phường V., TP.Huế. Nhà hàng tôi tên Châu Anh, mọi người tưởng là xảy ra ở đó. Rồi khách vắng dần, tôi buôn bán không được phải trả lại mặt bằng, đi chỗ khác làm ăn. Có thể sự việc xảy ra ở một nhà hàng thân thiết của ông Bí thư. Tôi được nghe ông bí thư có “bảo kê” cho một người tên M. mở nhà hàng “Nhất Hồ”, nghĩa là: nhất Hồ Xuân Mãn và khu ăn chơi giải trí lớn ở thị xã Hương Trà. Thằng M. vốn sửa xe dạo, lang thang bụi đời nhờ có cha thân với ông bí thư mà phất lên nhanh chóng. Rồi M. thành lập Công ty vận tải Nhất Hồ nhưng sau đó tan rã từ khi ông bí thư về hưu”.

Ông Mãn có thú tiêu khiển là săn bắn chim. Cách đây 19 năm, trong một lần đi săn, đạn lạc làm chị H.T.T.P (43 tuổi, trú huyện Phong Điền) bị trọng thương. Sau chuyện đó, người dân mỗi lần thấy ông Mãn xách súng đi bắn chim thì tránh xa kẻo... lãnh đạn.
HOÀNG QUÂN

Đại án, góc khuất và thách thức dân tộc

Quyền lực trong thời đại kim tiền này có nguy cơ luôn “cặp kè” với sự tha hóa. Sự tha hóa phẩm cách giờ đây không còn là chuyện riêng biệt, phạm vi một cá nhân, hai cá nhân…
I-Năm 2014 vừa mở màn, còn hơn 03 tuần nữa mới sang năm Giáp Ngọ, nhưng có những sự kiện gây sự chú ý lớn và có những vụ việc “chạy” còn nhanh hơn … vó ngựa.
Sự kiện lớn đó là thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cái tiêu đề ấn tượng: “Đổi mới thể chế, phát huy quyền làm chủ của dân” (VNN, ngày 01/01).
Công bằng mà nói, những nội dung lớn của thông điệp: Dân chủ và nhà nước pháp quyền, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại.… không quá mới mẻ. Vì những tư duy kiểu này đã hiện diện đây đó trong quá trình trao đổi, góp ý cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992. Nhưng nó mới mẻ bởi chính thức được vị quan chức đứng đầu Chính phủ phát ngôn, tạo nên dư chấn rộng và đa chiều.
“Cú hích” của tư duy đó là thực tiễn đất nước, mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển.
Trong quá khứ lịch sử, loài người đã từng chứng kiến những bài học trả giá đắng cay của một quốc gia khổng lồ, bởi sự tự tin và chủ quan ấu trĩ về sự vững bền của hình thái xã hội, coi thường sự điều chỉnh, thay đổi để thích ứng quy luật phát triển. Bài học của nhân loại không bao giờ thừa.

dân chủ, minh bạch, Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng

Năm 2014 vừa mở màn, còn hơn 03 tuần nữa mới sang năm Giáp Ngọ, nhưng có những sự kiện gây sự chú ý lớn và có những vụ việc “chạy” còn nhanh hơn … vó ngựa.
Còn với nước Việt, đổi mới thể chế, phát huy quyền làm chủ của dân, từ lâu đã là tiếng gọi khẩn thiết của đời sống đương đại, của một xã hội nhiều khát vọng hướng tới hội nhập hiện đại, nhưng những bước đi dường như vẫn bị …lúng túng, không vượt lên nổi chính mình. Bởi tư duy xơ cứng, bảo thủ,  hay bởi những nhóm lợi ích ngấm ngầm ngăn cản? Hay là tất cả?
Liệu lần này, thông điệp đó có là chiếc chìa khóa vàng mở cửa cho những giải pháp còn chen chúc đâu đó trong những “hộp đen” tri thức?
Có rất nhiều giải pháp rồi đây sẽ được đưa ra, nhưng chắc chắn sự đổi mới thể chế, xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại không thể thiếu được hai yếu tố mang tính “phẩm cách” căn cốt. Đó là dân chủsự minh bạch. Cả hai phẩm cách vàng này là thước đo văn minh, là tiêu chí phân biệt xã hội lạc hậu hay tiến bộ, phát triển hay tụt hậu.
Ở cả hai tiêu chí đó, xã hội Việt đang đứng ở đâu?
Người viết chú ý bài trả lời phỏng vấn của GS Lưu Văn Đạt, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn dân chủ - pháp luật MTTQVN với báo Pháp Luật TP.HCM (ngày 06/01) mới đây dưới đầu đề: "Xóa dần e ngại trong góp ý phản biện".
Phản biện là nêu chính kiến góp ý cho một chủ trương, chính sách Nhà nước. Vậy tại sao ngay trí thức, tầng lớp tinh hoa xã hội- đối tượng được GS Lưu Văn Đạt đề cập trong bài, cũng rất e ngại, e dè sự phản biện, mà GS Lưu Văn Đạt cho rằng, đó cũng là sự lãng phí chất xám, khi họ thường chỉ phản biện ở nơi… ‘trà dư tửu hậu” với bạn bè.
Phải chăng, nói như GS Lưu Văn Đạt, có người nghĩ phản biện là phản đối, là tiêu cực.
Xét cho cùng, tâm lý đó là hệ lụy sâu xa của một tư duy quản lý từ thời bao cấp, với cơ chế xin- cho ban phát. Ở đó, có không ít cấp quản lý chính quyền, không ít vị quan chức tự nhiên “nhất thể hóa” cá nhân mình với cơ chế tổ chức mà họ là đại diện. Nó cũng chính là sản phẩm đau khổ của một xã hội phong kiến Nho giáo chưa “thoát thai”, rút cục chân lý không phải ở thực tiễn, mà ở kẻ mạnh. Chính vì thế, mọi ý kiến phản biện, có chính kiến khác biệt của những… “kẻ yếu” rất có nguy cơ  bị quy chụp là “phản  đối, chống đối”. Cái sự “đội mũ” cho nhau một cách thô bạo, đã dẫn đến tâm lý con người e dè, cảnh giác, và dần dà nảy sinh thái cực sống thờ ơ, vô cảm trước mọi xấu tốt, mọi thang giá trị ở đời. Những hiện tượng của người Việt bị lên án là “vô cảm”, chủ nghĩa “mackeno”, có góc khuất- nỗi sợ- liệu có phải là sản phẩm … chính hiệu của tư duy bao cấp, xin- cho ban phát này không?
 Tư duy ban phát xin- cho, quả thật mới là thứ tư duy “phản động” theo nghĩa triết học, cản trở sự phát triển của một xã hội, kéo tụt lùi cả dân tộc trước văn minh, văn hóa nhân loại. Mặt khác, lại là nơi ban phát lợi ích cho không ít vị tự cho mình có quyền sinh, quyền sát với đồng loại, trong khi thực ra, chỉ pháp luật và thần Công lý mới có cái quyền thiêng liêng đó.
Ở góc độ vĩ mô, nói như thông điệp của người đứng đầu CP, dân chủ luôn gắn bó với Nhà nước pháp quyền. Trong nhà nước pháp quyền đó, sải bước từ nền kinh tế tiểu nông, từ nền văn minh lúa nước, bản thân người Việt đều phải được thực tập dân chủ.
Nhưng trước hết, quản lý chính quyền các cấp phải gắng nâng tầm mình để tương thích với yêu cầu phát triển của một xã hội dân chủ. Điều đó, đòi hỏi các quan chức, quản lý chính quyền các cấp phải biết lắng nghe, tôn trọng sự khác biệt, cầu thị và biết vượt lên bản thân mình, không có sự quy chụp, trù dập, định kiến. Điều đó, cũng đòi hỏi người Việt, từ trí thức đến thường dân ý thức được ý kiến phản biện rất cần cái tâm trong sáng, tinh thần trách nhiệm cao, vì lợi ích chung của quốc gia.
Có khó lắm không? Hẳn là rất khó.
Vì nó đòi hỏi sự thành tâm của cả hai phía, trên cơ sở một nền quản trị quốc gia khoa học, văn minh, pháp luật thượng tôn. Và vì vậy, thông điệp về dân chủ và nhà nước pháp quyền đồng thời cũng là một thách thức cho cả xã hội Việt đương đại hôm nay.
II- Nếu như dân chủ là khí trời cho sinh hoạt tinh thần người Việt thì minh bạch trong quản lý, trong nền kinh tế thị trường, cần như cơm ăn, nước uống. Mà người Việt thì từ lâu, đã bị bỏ… đói.
Cho dù gần 30 năm đổi mới, kinh tế nước Việt đã tạo ra sự phát triển vượt bậc, đổi thay diện mạo quốc gia. Riêng năm 2013, đạt mức tăng trưởng GDP 5,42% và kiềm chế lạm phát ở mức 6,04%. Dù vậy, với hơn 60.000 doanh nghiệp hiện phải đóng cửa, phá sản, tạm ngừng hoạt động, công cuộc tái cơ cấu kinh tế trì trệ, sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế…, khó có thể nói kinh tế nước Việt sáng sủa, khỏe mạnh.
 
Trong bối cảnh đó, quốc nạn tham nhũng đã làm đau yếu quốc gia, suy kiệt niềm tin, và làm tổn thương cả xã hội. Chưa lúc nào, minh bạch là phương thuốc khả dĩ mà nhiều người trông đợi như lúc này, để đổi thay “thể trạng”xã hội. Minh bạch chính là tiêu chí văn minh của mọi nền quản trị quốc gia lành mạnh. Nói như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh (baodautu.vn, ngày 01/01): Không minh bạch, chúng ta sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức và khó có thể phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
… Hoạt động tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhà nước phải được công bố công khai, minh bạch, nợ ở đâu, lỗ ra sao, hiệu quả thế nào, để tránh lặp lại các sai lầm Vinashin, Vinalines.
Sự minh bạch sẽ là một thách thức với tài năng kinh bang tế thế giữa các DNNN với DN tư nhân, giữa các DNNN với nhau. Nó buộc các ông chủ tập đoàn, DNNN nỗ lực thể hiện năng lực điều hành, năng lực kinh doanh, chứ không thể dựa vào sự ưu tiên chiều chuộng kiểu “con đẻ, con trưởng, cậu ấm”. Không thể nhập nhằng mãi chức năng kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích, lãi các DN hưởng, lỗ người dân chịu.
Sự minh bạch là liều độc dược mạnh với các tế bào tham nhũng luôn ẩn nấp trong cơ thể các DNNN, các nhóm lợi ích sống “ký sinh” theo cơ chế xin- cho.
Sự minh bạch tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế, cả tư nhân lẫn FDI tham gia bình đẳng vào một sân chơi đầu tư. Ở đó, chỉ có tài năng kinh doanh ngự trị, tuân thủ quy luật cung- cầu của kinh tế thị trường đúng nghĩa, cũng tức là trả lại các thang bậc giá trị đúng chỗ, không thể đảo lộn trắng đen, đúng sai, tốt xấu.
Sự minh bạch hạn chế đến mức thấp nhất sự thất thoát lãng phí, và tạo niềm tin nơi người dân vốn cũng đã… xuống đến mức thấp nhất.
Dân chủ, minh bạch với nền quản trị quốc gia văn minh, khoa học, là mối quan hệ hữu cơ gắn bó chặt chẽ, nhưng không phải mối quan hệ của “con gà có trước hay quả trứng có trước”. Ở mối quan hệ này, nhận thức và hành động của các cấp quản lý phải đi trước, quyết liệt, mang ý nghĩa quyết định, vì lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc là lớn nhất. Nhưng liệu minh bạch sẽ có sớm… minh bạch không?
Chỉ khi đó, thông điệp của người đứng đầu CP mới có ý nghĩa là hành động, là nói vậy và làm vậy!
III- Còn những vụ việc chạy nhanh hơn … vó ngựa, là thông tin của vụ án xử Dương Tự Trọng và đồng phạm tổ chức cho anh ruột mình- Dương Chí Dũng, nhân vật chính của vụ án Vinalines trốn ra nước ngoài. Một vụ án gây “sốt” trong xã hội và đầy kịch tính bởi tính chất nghiêm trọng, những nút thắt “cao trào” như sân khấu bi kịch vốn thường thấy. Mà đoạn kết của nó chắc chắn còn đầy kịch tính hơn, vẫn chưa diễn ra.
Cả nhân vật chính vụ án- Dương Tự Trọng, và nhân chứng (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) là Dương Chí Dũng- nhân vật chính của vụ án Vinalines vừa xử trước đó, là anh em ruột. Họ đều là những người thành đạt, sinh trưởng và lớn lên trong một gia đình được coi là có quyền có tiền có thế lực của đất Hải Phòng. Và nay, ra trước tòa, cùng là… bị cáo của hai phiên tòa. Cái sự giống nhiều khi là hạnh phúc, nhưng có khi là bi kịch.
Kết cục cay đắng của hai anh em- người vì chữ lụy tiền, người vì chữ lụy tình, vừa là “sản phẩm” tham- sân- si của thời kim tiền, vừa là nước mắt của tình ruột thịt, mà quên mất chữ lý (pháp luật, đạo lý công dân). Cũng vì thế mà với bị cáo Dương Tự Trọng, lý thì đáng giận, tình thì đáng thương.
Để rồi, từ một sĩ quan giỏi giang, nổi tiếng, con đường danh vọng mở ra nhiều hứa hẹn, bỗng chốc Dương Tự Trọng trở thành tội phạm. Cái khoảng cách giữa một quan chức với một tội phạm thời nay, hóa ra quá đỗi mong manh, như… không hề có ranh giới.
Hay khi hành động như vậy, bản thân cả Dương Chí Dũng- kẻ bỏ trốn- và Dương Tự Trọng- kẻ tiếp tay cho anh ruột mình, đều có sự tự tin ở sức mạnh của họ, sức mạnh của những mối quan hệ, sự lọc lõi, mà đồng tiền tưởng là “dây tơ hồng”, hóa ra vẫn luôn phản trắc và cũng đầy bội bạc.
Và cũng vì cái tình “đồng đội”, tình “anh em” trong giới… giang hồ của Dương Tự Trọng, mà rút cục ông ta còn kéo theo một lô một lốc những đồng đội, những “chiến hữu” của ông ta theo nhau phạm tội, theo nhau ra trước vành móng ngựa. Họ có ân hận hay không? Không biết. Có điều vụ án cho thấy những góc khuất u tối của tâm hồn con người Dương Tự Trọng khi che giấu tội phạm, góc khuất u tối của nhiều kẻ cùng hội cùng thuyền nhân danh tình nghĩa, nhân danh nghĩa hiệp. Dù họ đa phần là cán bộ một ngành là công cụ bảo vệ an ninh trật tự xã hội.
Nhưng nút thắt chặt nhất, cao trào nhất của vụ án đầy kịch tính này không ở nhân vật chính- Dương Tự Trọng- mà lại ở nhân chứng- Dương Chí Dũng khi ông này chính thức công khai công bố tên của người đã “mật báo” cho ông ta bỏ trốn trong vụ án Vinalines, dẫn đến tội lỗi của em trai ông ta. Khi Dương Chí Dũng công bố tuốt tuột chuyện mật báo, chuyện tiền nong…Cùng với một phát ngôn ấn tượng: Tôi là bị cáo trong một vụ án khác và phải chịu mức án cao nhất nên tôi chẳng có gì phải giấu giếm và sẽ khai thật.
Khỏi phải nói về những bàn luận nóng ran xã hội.
Cái tiếng “kêu” bi thương của kẻ bị án tử, rút cục đã đưa ra trước xã hội rất có thể là một vụ án “tử” kiểu khác, trong con mắt nhân dân. Khi mà trước cả 03 vụ việc, đại diện VKS sẽ có kiến nghị để HĐXX xem xét giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Cũng ngay tại phiên tòa, chủ tọa phiên tòa đã công bố Quyết định khởi tố vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” theo Điều 263 Bộ luật Hình sự”.
Vấn đề còn lại, thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng.
Nhưng dư luận có quyền đặt câu hỏi: Nếu như Dương Chí Dũng,  bịa đặt chuyện “mật báo”, chuyện “chạy tiền” hàng trăm nghìn USD, ông ta phải chịu xử lý trước pháp luật, bởi tội vu khống. Còn nếu lời khai của Dương Chí Dũng là sự thật, thì trách nhiệm thuộc về các cơ quan chức năng có thẩm quyền, phải làm sáng tỏ vụ việc này và xử lý nghiêm minh.
Vụ án Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng chưa khép lại, nhưng ngành tư pháp đã có thể tiếp tục khởi tố một vụ án hình sự khác, nói điều gì?
Rằng quyền lực trong thời đại kim tiền này, có nguy cơ luôn “cặp kè” với sự tha hóa. Sự tha hóa phẩm cách giờ đây không còn là chuyện riêng biệt, phạm vi một cá nhân, hai cá nhân…
Khi người ta nhớ tới vụ anh hùng ‘khai man” Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế mới đây, người đã khai gian tới 15 thành tích của đồng đội thành của mình (trong số 17 thành tích được kê khai), một kiểu “tham nhũng thành tích”, để giành thêm về mình chút danh vọng tinh thần bằng xương máu đồng đội. Có gì tồi tệ hơn thế?



Và chẳng đâu xa lạ, những vụ án Công ty cho thuê Tài chính II chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng, vụ án “siêu lừa” Huyền Như lừa đảo, chiếm đoạt gần 4000 tỷ đồng đang bị xét xử những ngày này, cho thấy công thức “quyền +tiền+ tha hóa” là công thức khá thời thượng cho những kẻ tham nhũng.
Chính điều đó, mà thông điệp năm mới 2014 của Thủ tướng Chính phủ, về việc cải cách thể chế, về dân chủ gắn với nhà nước pháp quyền, xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại đang trở thành vấn đề sinh tử, quyết định vận mệnh của một quốc gia phát triển hay tụt hậu trước nhân loại văn minh.
Câu trả lời thuộc thì… tương lai.
Kỳ Duyên