Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ THỪA THIÊN HUẾ KHOÁ 14 CẦN TRẢ LỜI CÔNG LUẬN



Câu chuyện về AHLLVTND của xã đội trưởng xã Phong An Hồ Xuân Mãn đã kết thúc. Còn việc Hồ Xuân Mãn chun vào Đảng cũng cần phải làm rõ ai là người tiếp tay...? Đây là bài học về "mất cảnh giác", ai cố tình bao che việc hệ trọng này là có tội...khoá 14 không kết luận thì khoá 15 cũng phải làm. Vấn đề thuộc lịch sử không ai che đậy được...anh Nguyễn Ngọc Thiện cần lưu ý điều ấy. 
Ông Hoàng Phước Sum đã tiếp tục có ĐƠN TRÌNH BÀY vấn đề này gởi đến tổ chức của Đảng các cấp nhưng vẫn chưa có phản hồi, bài báo này thêm một lần nữa nêu vấn đề khó tin...để tổ chức của Đảng nghiên cứu và trả lời cho công luận.

Ông Hồ Xuân Mãn không kết nạp mà trở thành đảng viên, là Ủy viên Trung ương hai khóa

Việc ông Hồ Xuân Mãn cựu Ủy viên Trung ương, cựu Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế khai man là đảng viên đang làm đông đảo cựu chiến binh và nhân dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế hết sức bức xúc. Trong lí lịch, ông Mãn khai được kết nạp Đảng là ngày 11/1/1974 nhưng ông Hoàng Phước Sum, Trung tá Công an, ông Nguyễn Văn Tam, ông Trần Văn Việt khẳng định thời gian ấy họ đang cùng ông Hồ Xuân Mãn học lớp Xã đội trưởng tại Trường Hạ sĩ quan do Khu Trị Thiên Huế mở từ tháng 10/1973 đến tháng 3/1974 rồi cùng nhau về quê hoạt động. Vậy thì ngày đó họ có thấy ông Mãn được kết nạp Đảng đâu? Nếu chứng thực của ông Sum, ông Việt, ông Tam là đúng thì ông Mãn đã khai man việc mình vào Đảng.
Trong lí lịch ông Mãn khai có 2 người giới thiệu ông vào Đảng. Một là người đồng chí đã hi sinh, người thứ hai còn sống là bà Nguyễn Thị Quyện. Bà Quyện quả quyết rằng bà không hề biết chuyện ấy, do vậy bà không phải là người giới thiệu ông Hồ Xuân Mãn vào Đảng.
Không có người giới thiệu, ông Mãn làm sao mà vào Đảng được?
Ông Trần Văn Minh, cựu Bí thư Đảng ủy xã Phong An, quê hương của ông Mãn, nơi ông Mãn hoạt động du kích, trong thời gian từ năm 1973 – 1974, cho biết: “Tôi không hề giới thiệu ông Mãn vào Đảng, không biết ông Mãn kết nạp Đảng ở đâu, khi nào? Tôi cũng biết có thời gian ông Mãn sinh hoạt ở Đảng bộ xã Phong An. Tôi mong các cơ quan nhanh chóng xác minh, có kết luận ông Mãn kết nạp ở Chi bộ nào? Thời gian nào và những ai chứng kiến?”.
Ông Lê Văn Uyên, cựu Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Phong Điền cũng xác nhận rất rõ ràng rằng: “Riêng tôi từ năm 1972 vẫn là Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Phong Điền, là người chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ lí lịch đề nghị kết nạp Đảng trong toàn huyện để báo cáo cho Thường vụ Huyện ủy chuẩn y. Việc vào Đảng của ông Hồ Xuân Mãn ngày 11/1/1974 theo ông Hồ Xuân Mãn, tự khai thì cả năm 1974 hoặc cuối năm 1973, tôi chưa hề biết hồ sơ đề nghị kết nạp ông Hồ Xuân Mãn lần nào đó để báo cáo cho Thường vụ chuẩn y. Vậy tôi xin phản ảnh để các cấp xem xét lại”.
Như vậy là việc kết nạp Đảng của ông Hồ Xuân Mãn đầy ẩn số. Không có người giới thiệu vào Đảng, ngày ông Mãn khai kết nạp trong lí lịch lại là ngày ông Mãn đang đi học lớp xã Đội trưởng ở Quân khu, những người cùng học đều nói rõ không có việc kết nạp ông Mãn vào Đảng. Vậy ông Mãn được kết nạp ở đâu? Tổ chức Huyện ủy không biết chuyện này; Bí thư Đảng bộ xã không hề biết. Nhất là trong thời kì kháng chiến thì việc kết nạp Đảng hết sức chặt chẽ.
Theo nguyên tắc quy định trong Điều lệ Đảng, thì ông Mãn chưa có chuyện kết nạp đảng viên. Vậy mà ông Mãn leo lên từ Bí thư Huyện ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, rồi Bí thư Tỉnh ủy và Ủy viên Trung ương Đảng hai khóa (Khóa IX và Khóa X) thì quả là điều gian dối không thể tưởng tượng nổi. Để nhân dân tin vào Đảng, để Đảng trong sạch, đề nghị các cơ quan có trách nhiệm hãy làm rõ việc này. Không thể để một kẻ thiếu trung thực, dối trá làm xấu Đảng như vậy được.
Những nhân chứng sống đang còn đó, cơ quan trách nhiệm cần làm sáng rõ việc này. Nhân dân Huế, đặc biệt là đông đảo anh em cựu chiến binh, người cao tuổi đang mong đợi
Nhà văn Nguyễn Quang Hà
(Cựu chiến binh tỉnh Thừa Thiên Huế)

Người dân Đà Nẵng cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh

Nhiều người dân Đà Nẵng đã đến Tịnh thất Bửu Sơn, thành tâm dự lễ cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính trung ương, sớm qua cơn bạo bệnh.
Chiều 31/12, nhiều người dân Đà Nẵng từ già đến trẻ đã tìm về Tịnh thất Bửu Sơn nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Đà Sơn (quận Liên Chiểu), để tham dự lễ cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh. Không quá đông đúc nhưng mọi người đều trang nghiêm, thành kính.
IMG-0963-4626-1420025235.jpg
Người dân và phật tử đến dự lễ cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Nguyễn Đông.
Thượng tọa Thích Quảng Tâm (chùa Pháp Lâm) chủ trì buổi lễ, đọc sớ cầu an nêu rõ: "Cầu cho ông Nguyễn Bá Thanh, sinh năm Quý Tỵ, 62 tuổi, pháp danh Chúc Phước, hiện lâm trọng bệnh, đang chữa trị tại Hoa Kỳ được thân tâm an lạc, tật bệnh tiêu trừ".
Theo Thượng tọa Thích Quảng Tâm, khi biết tin ông Nguyễn Bá Thanh lâm bệnh, nhiều người dân lo lắng và mong có lễ cầu an cho vị nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhưng chưa có dịp phù hợp. Hôm nay buổi lễ mới được tiến hành kết hợp với lễ cầu siêu cho thân phụ của Thượng tọa Tâm là liệt sĩ.
"Lễ cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh xuất phát từ tâm của những người đến đây chứ không có ai rủ rê hay kêu gọi. Nói đến ông Thanh thì người dân Đà Nẵng ai cũng cảm mến vì những việc ông ấy đã làm để thành phố được như bây giờ", vị Thượng tọa nói.
IMG-0922-1498-1420025235.jpg
Mọi người tham dự lễ cầu an đều thành tâm mong ông sớm khỏi bệnh. Ảnh:  Nguyễn Đông.
Thượng tọa Tâm nhận xét ông Nguyễn Bá Thanh là người lãnh đạo tốt, biết lo cho đời sống dân nghèo nên rất được lòng dân. "Tôi đã đi nhiều nơi và thấy nhiều người ở nơi khác cũng ngưỡng mộ Đà Nẵng. Mà nhắc đến Đà Nẵng là nhắc đến ông Nguyễn Bá Thanh", Thượng tọa Tâm nói thêm.
Ông Nguyễn Bá Thanh sang Mỹ điều trị bệnh từ ngày 16/8. Ông Thanh bị bệnh suy tủy. Sau lần điều trị thuốc đợt 3, do liều mạnh nên ông Thanh mệt, hiện sức khỏe đã khá hơn, tuy nhiên thời gian ông về Việt Nam chưa được xác định.
Nguyễn Đông

Đăng Bởi -
Ho Xuan Man
Các cựu chiến binh cho rằng việc hủy quyết định phong tặng danh hiệu AHLLVT đối với ông Hồ Xuân Mãn là việc làm đúng

"Chuyện ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế vào đảng là chuyện khó tin, không có thật nên Trung ương cần truy lại quá trình vào đảng của ông Mãn”, một cựu chiến binh nói.

Sau khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký quyết định hủy danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang (AHLLVT) đối với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên UVTW Đảng, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế, nhiều cựu chiến binh dũng cảm tố giác về sự gian dối của ông Mãn hết sức vui mừng.
Tuy nhiên, họ vẫn chưa thỏa mãn, khi nội dung tố cáo ông Mãn không chỉ dừng tại đây.
“Ông mãn không phải là đảng viên”
Cựu chiến binh Hoàng Phước Sum, một trong 4 người đứng đơn tố giác nói: “Việc hủy quyết định phong tặng danh hiệu AHLLVT đối với ông Hồ Xuân Mãn là việc làm đúng, mang lại niềm vui hết sức to lớn đối với các cựu chiến binh như chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa thỏa mãn khi vẫn còn nhiều điều chưa được làm rõ”.  
Ho Xuan Man
 Cựu chiến binh Hoàng Phước Sum: Chúng tôi vẫn chưa thỏa mãn khi vẫn còn nhiều điều chưa được làm rõ
Cụ thể, như việc ông Hồ Xuân Mãn khai man ngày vào đảng là 11.01.1974, trong khi thời kỳ đó tôi là Đội trưởng đội an ninh huyện Phong Điền, và trong suốt khoảng thời gian này (1974-1975) tôi ở với ông Mãn. Trong thời điểm này, ông Mãn đang đi học quân sự tại khu ủy, không có chi bộ nào kết nạp đảng cho ông Mãn cả. Thời điểm đó, cả nước đang tập trung cho chiến dịch năm 1975, thời gian này ông Mãn chỉ là trợ lý ở Huyện đội Phong Điền.
“Ông Lê Văn Uyên (người đứng đơn tố giác), nguyên huyện ủy viên, Trưởng ban tổ chức huyện ủy (1968-1975) xác nhận không hề kí cho ông Mãn kết nạp Đảng. Cho nên chuyện ông Mãn vào đảng là chuyện khó tin, không có thật nên Trung ương cần truy lại quá trình vào đảng của ông Mãn”, ông Sum đề nghị.
Cựu chiến binh Hoàng Văn Phận nói: “Tôi vừa nhận được tin hủy quyết định phong tặng danh hiệu AHLLVT đối với ông Hồ Xuân Mãn hôm qua. Đây là một tin vui đối với các cựu chiến binh dám đứng lên đấu tranh cho sự thật.
Ho Xuan Man
Cựu chiến binh Hoàng Văn Phận: Trong quá trình tố cáo, thì các cựu chiến binh bị xã hội đen đến đánh đập, dọa dẫm bằng tin nhắn.
Cuối đời rồi, mình tố cáo là vì mình là người lính cụ Hồ, mình là người chứng kiến lịch sử, nên phải có nhiệm vụ phản ánh với đảng để làm trong sạch bộ máy. Ông Mãn là một du kích bình thường nhưng đã gian dối làm nên chuyện động trời, gây chấn động cả nước.
Nhưng nếu chỉ hủy danh hiệu AHLLVT thôi là chưa đủ, mà phải xem xét lại chuyện ông Mãn khai khống là đã kết nạp đảng vào ngày 11.01.1974 và phải xem lại ông Hồ Xuân Mãn có xứng đáng là 1 trong 3 bí thư tiêu biểu được tuyên dương trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương của Bác hay không”.
Theo ông Phận, ông Mãn đã có mưu đồ “chui sâu leo cao” từ trước. Lừa trên, dối dưới. Việc hủy quyết định danh hiệu AHLLVT với ông Mãn là chính đáng, dù có muộn. Có lúc làm cho các cựu chiến binh nản chí, đáng ra phải ra quyết định sớm vì chúng tôi đã tố cáo quá lâu (năm 2003), mạnh nhất là năm 2005.
Chính việc chậm trễ đã làm cho ông Mãn dám thách thức, trắng trợn, lộng hành tuyên bố với chúng tôi “quân tử trả thù mười năm chưa muộn”, làm gì được tao. Trong quá trình tố cáo, thì các cựu chiến binh bị xã hội đen đến đánh đập, dọa dẫm bằng tin nhắn. Ai cũng biết, ông Mãn không phải là đảng viên, chưa kết nạp đảng nhưng không ai trả lời cho cựu chiến binh biết”.
Còn cựu chiến binh Nguyễn Văn Phong thì tuyên bố khẳng khái: “Có những lúc bắt con chuột đừng đập vỡ bình, nhưng với ông Mãn thì cần thiết phải đập vỡ bình để bắt con chuột. Anh em chúng tôi vẫn chưa thỏa mãn với việc chỉ hủy quyết định phong tặng danh hiệu AHLLVT với ông Mãn, lẽ ra phải thu hồi và trả lại tiền thưởng cho nhà nước mà ông Mãn đã nhận từ năm 2010 đến nay.
Ông Mãn chỉ là con sâu đã làm rầu nồi canh. Mình không ghét bỏ gì ông Mãn, chúng tôi luôn là anh em, nhưng cướp công đồng đội để được anh hùng thì không được”.
Ho Xuan Man
Còn cựu chiến binh Nguyễn Văn Phong: Sao không thương đồng chí, đồng đội đã âm thầm ngã xuống, nhường cho ta sự sống/Lại đem lòng tráo trở cướp công nhau....
Vì tôi sống tình cảm với ông Mãn nên mới làm bài thơ tặng ông Mãn. Bài thơ có tựa đề: Ngậm ngùi.
“Vẫn còn đó bao người còn sống/Cùng một thời lăn lộn chiến trường xưa/Trang sử chép chiến công chưa ráo mực/Sao vội vàng để quá khứ thương đau/Sao không nhớ một thời thanh xuân hăm hở sống quên mình/Đêm từng đêm chân đất, đầu trần băng rừng lội suối/Cùng đồng đội chia nhau từng khói thuốc/Từng bát cơm, ngụm nước dưới hầm sâu/Sao không thương đồng chí, đồng đội đã âm thầm ngã xuống, nhường cho ta sự sống/Lại đem lòng tráo trở cướp công nhau/....
Thắp nén hương thơm vái tạ những linh hồn/Bao chiến sỹ đã anh dũng hy sinh quên mình vì dân vì nước/ Đất nước hết chiến tranh bao người đi không trở lại/Lặng lẽ âm thầm với những nhớ thương/Thương nhớ các anh trách kẻ láo lường/Trời cho sống sao đem lòng tham tranh công đồng đội/Xây lâu đài bằng tiền, của nhân dân/ Bằng cóp nhặt chiến công xương máu từng đồng chí/Từng một thời lặn lội sống bên nhau
Thôi đành vậy kiếp này xin tạm biệt/Hẹn kiếp sau làm bạn với anh hùng”- Trường Sơn (bút danh cựu chiến binh Nguyễn Văn Phong).
“Lâu đài” cửa đóng then cài
Trước đó, trả lời phỏng vấn báo chí, ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên -Huế nói, tỉnh sẽ triển khai những phần việc thuộc về trách nhiệm của tỉnh. Trong đó, tỉnh sẽ xem xét trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cho tỉnh trong việc xác nhận hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng của ông Mãn. Việc xem xét và xử lý cụ thể sẽ có thông báo sau. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thông báo nào cho cựu chiến binh được biết.  
Theo tìm hiểu của phóng viên, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ông Mãn do UBND tỉnh lập tờ trình. Hồ sơ đề nghị gồm có: Tờ trình của Chủ tịch UBND tỉnh, có ý kiến nhất trí đề nghị bằng văn bản của tỉnh ủy, báo cáo thành tích của ông Mãn có xác nhận của tỉnh ủy, biên bản đề nghị tặng danh hiệu anh hùng của hội đồng thi đua – khen thưởng tỉnh.   
Huyện ủy Phong Điền, UBND huyện Phong Điền (nơi hoạt động của ông Mãn thời kháng chiến) cũng có văn bản đề nghị. Hồ sơ này còn được xác nhận bởi hệ thống cơ quan quân sự gồm: Ban chỉ huy quân sự huyện Phong Điền, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế, Bộ tư lệnh Quân khu 4 và Bộ Quốc phòng. Ban thi đua – khen thưởng trung ương thẩm định hồ sơ trên cơ sở đề nghị của tỉnh, ý kiến của các cơ quan quân sự và đề nghị của Hội đồng thi đua – khen thưởng trung ương.  
Ho Xuan Man
Các cựu chiến binh bức xúc về việc nguyên bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế khai man thành tích.
Chúng tôi đã có gắng liên lạc với ông Hồ Xuân Mãn, nhưng thuê bao không liên lạc được, ghé “lâu đài” nhà ở 66 Thạch Hãn, TP- Huế thì cửa đóng, then cài.
Nguyễn Phương
TIN LIÊN QUAN

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

CHỈ VÌ CÁI ĐUÔI

 
...chỉ vì cái đuôi !!!

Mình khoe học trường HÀM NGHI họ biết mình Đệ thất trường dòng TƯƠNG LAI
Mình khai trình độ Đại học họ biết mình chưa qua trung học đệ nhất cấp
Mình khai vào Đảng ngày 11/01/1974 họ tố cáo mình chui vô Đảng
Mình làm ANH HÙNG họ đổi thành ANH HÈN
Mình báo đi lấy mảnh đạn của MỸ...
...họ biết mình đi cắt THẬN
May...còn cái 1+8+1 = 10
VÀO HANG THÔI./.
bye  bye
bye

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Cũng chỉ là chuyện CHUỘT...


...oooOOO...
                                       ...Mền cũng có "hậu duệ"...
Công nhân Cảng Thuận An
Phó giám đốc Sở GT&VT
Chủ tịch huyện Hương Trà
Giám đốc Sở KH&ĐT
Đã quy hoạch Bí thư Tỉnh uỷ TTH

Chuyện xưa, chuyện nay - chuyện Bờm, chuyện Cuội

Xuân Dương 04/12/14 09:37
(GDVN) - Thế đấy, ngày xưa việc cắt cỏ ngoài đồng là việc của phụ nữ, còn cưỡi ngựa là của đàn ông nhưng đằng này thì cha đi cắt cỏ, mẹ lại cưỡi ngựa đi gặp quan viên!
 

>>Con người ba chân và câu hỏi dành cho hậu thế
>>Quan thời nào cũng có lộc, nhưng không thể “ăn chặn” của dân
>>Binh pháp quan trường - Kế thứ năm “Đa ngân đắc tước”
>>Chín diệu kế của “Binh pháp quan trường”

 

Kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam có một loại hình câu đố mà người ta gọi là “đố tục, giảng thanh”, lại còn một loại hình tạm gọi là “nói ngược, hiểu xuôi” chẳng hạn:
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng…
Hay
Sinh con rồi mới sinh cha
Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông.

….
Ngày nay, sự “nói ngược” phổ biến nhất, được cả xã hội “hiểu xuôi”, được cả lãnh đạo Đảng và nhà nước quan tâm là chuyện “con ông, cháu cha”. Người viết cứ nghĩ mãi, sao không phải “cháu ông, con cha” mà lại là “con ông, cháu cha”? Hóa ra các cụ ngày xưa không “ngược dòng lịch sử” như lẽ thông thường mà lại “ngược tới” tương lai, ấy là các cụ nói về hàng trăm, hàng nghìn năm sau chứ không phải thời các cụ.
Chuyện “tứ ệ” hay “ngũ ệ” (ngoại lệ, hậu duệ, quan hệ, tiền tệ, trí tuệ) đã được nhắc đến trong bài “Binh pháp quan trường" – kế thứ ba “bắt quàng làm họ” [1]. Đây là câu chuyện của “một bộ phận không nhỏ” người làm tổ chức nhân sự, như ông nguyên Tổng Thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền hay ông nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Thành Rum ở Thành phố Hồ Chí Minh. Mới đầu đó chỉ là chuyện nội bộ với nhau, không ngờ mấy bác nhà báo “nghe lỏm” được lại đem công khai lên các phương tiện thông tin đại chúng, thế nên nó mới khiến thiên hạ có chuyện mà đàm, mà tiếu.
“Con ông, cháu cha” tưởng ngược mà hóa ra không ngược, đúng ra phải hiểu là “con của ông” hoặc cháu của “cha nào đó”, những người đang cần cái “công-viên chức” hoặc là cái “ghế mới”. Đồng liêu với nhau, “con ông” thì không nói làm gì, “trú khi nay, hay khi khác” (trú ở đây là trú ẩn, lưu trú chứ không phải là chú gì, chú bác), nhưng mà cháu “cha nào đó” thì chúng mình phải cùng xem xét! Nếu cái “bi phòng” (lạị ngược ấy mà) của nó mà gọn nhẹ chui lọt khe ATM thì nên thương, còn to như cái thẻ chơi sân golf hàng chục lỗ thì “quê một cục” hơi đâu mà để ý!




Chẳng thế mà Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng lại bảo: “Sở dĩ nguồn nhân lực của Hàng không Việt Nam chất lượng kém là do các tổng công ty quản lý cảng, quản lý bay… nhận vào toàn con cháu nên không nói được”. [2]
Có một “kiểu ngược” khác lúc mới nghe thì thấy vô lý đùng đùng như kiểu “thằng Bờm”:
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu…
Về chuyện “thằng Bờm”, có người bảo sao lại có lão phú ông ngược đời đến thế, ngu đến thế, đổi ba bò chín trâu để lấy mỗi cái quạt mo. Lại có người bảo lão phú ông này chỉ được cái thói hợm hĩnh khoe của, giàu có ở xó nhà quê có gì mà vội nhìn thiên hạ bằng nửa con mắt. Người khác thì bảo sao lão phú ông này đối xử với trẻ con mà vừa thâm vừa hiểm thế, biết Bờm là đứa trẻ tóc còn để chỏm, còn mải mút tay, gãi ngứa thì biết gì trâu, bò với chả gỗ lim, cá mè. Lão ấy sĩ với thiên hạ rằng mình giàu những mong sẽ được người đời khen là sởi lởi, thương người nghèo khó!
Ấy vậy mà chuyện thằng Bờm lại thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu. Có một nghiên cứu sinh ở Viện Hàn lâm “Chí thức” (Chí ở đây là ý chí, xin đừng liên tưởng đến Chí phèo) đem lý thuyết hình sin vào chuyện thằng Bờm rồi kết luận: lão trọc phú này vừa giỏi tâm lý vừa giỏi toán, đồ thị hình sin về giá trị vật chất lão mang gạ gẫm Bờm là một dao động tắt dần, bắt đầu từ “Ba bò-chín trâu” giảm xuống thành “xâu cá mè” rồi tăng thành “bè gỗ lim” rồi lại giảm thành “chim đồi mồi” và kết thúc bằng “nắm xôi”. Luận án tiến sĩ này đã được các Viện sĩ viện “Chí thức” cho điểm tuyệt đối, chàng nghiên cứu sinh nọ chẳng những trở thành tiến sĩ mà còn ngay lập tức được Viện Hàn lâm “Chí thức” phong làm phó giáo sư, nghe nói sắp tới còn được phong giáo sư nữa.
Có người tặc lưỡi bảo chuyện thằng Bờm cũng na ná như kiểu “thanh bác, thanh em”, to biến thành nhỏ, nhỏ biến thành không ấy mà, dẫu sao thì Bờm cũng được nắm xôi, không còn khóc nhè, vòi vĩnh nữa. Nếu có bác nào không biết “thanh bác, thanh em” là gì thì nên học thuộc câu thơ này:
Thanh cha, thanh mẹ, thanh dì
Hễ thấy phong bì lập tức thanh em (thank you).

Đến cái chuyện “sinh con rồi mới sinh cha” thì ngược hết chỗ nói, chẳng lẽ các cụ ngày xưa lại lẩm cẩm đến thế? Nhưng mà nghĩ kỹ thì phải vỗ đùi đánh đét mà khen “sao các cụ tài thế”. Chuyện là thế này, ở cái xóm nghèo chân núi Ngoáo có ông lão tuổi đã khá cao nhưng ngày ngày vẫn lên đồi vun sắn, cắt cỏ. Bỗng một hôm trước nhà có hàng loạt xe bốn bánh mới coóng xếp hàng chật hết cả đường khiến cho trâu bò hàng xóm đành phải nhịn đói trong chuồng. Hóa ra anh con trai làm gì ấy rất nhớn ở trên tỉnh, tổ chức lễ mừng thọ cho bố, bạn bè các nơi cùng về chia vui. Bấy giờ mấy vị cao niên trong họ và bà con xóm Ngoáo mới biết là sinh nhật ông lão. Nếu không có ông con thì nào ai biết ông bố sinh vào lúc nào! Thế thì chẳng phải “sinh con rồi mới sinh cha” thì là gì?
Còn chuyện chú Cuội thì quả thật không còn biết các cụ nhà ta có còn “ngược” hơn được nữa hay không. Bài đồng dao chú Cuội chắc ít người không biết:
Chú Cuội ngồi gốc cây đa,
Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời.
Cha còn cắt cỏ trên trời,
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.
Ông thì cầm bút cầm nghiên,

Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa Thế đấy, ngày xưa việc cắt cỏ ngoài đồng là việc của phụ nữ, còn cưỡi ngựa là của đàn ông nhưng đằng này thì cha đi cắt cỏ, mẹ lại cưỡi ngựa đi gặp quan viên! Nút thắt của vấn đề là ở chỗ các quan viên đang làm gì?
Cầm bút để viết, để phê vào công văn, giấy tờ là chuyện bình thường của quan, nhưng mà “cầm nghiên” thì hoặc là nghiên hết mực hoặc là quan chẳng biết làm gì, ngồi chán thì cầm nghiên ngắm nghía chơi? Có người lại bảo nghiên của quan không dùng để đựng mực mà là để chứa mấy “đồng xèng” những người có việc cần nhờ cậy quan tự ý bỏ vào, chứ quan rất thanh tịnh, không “ăn bửn” bao giờ (“bửn” là chữ cổ-NV).
Còn đến câu “cầm tiền đi chuộc lá đa” thì rất, rất khó mà giải thích chiều sâu ẩn chứa bên trong câu đồng dao này nếu không biết đến một bài thơ lục bát khuyết danh có tên là “Sự đời”, bài thơ này ngôn từ hơi “dân dã” nhưng xin phép được viết nguyên văn để mọi người cùng tham khảo:
Sáng giăng em tưởng tối giời
Ngồi buồn em giở sự đời em ra
Sự đời như cái lá đa
Đen như mõm chó, chém cha sự đời.

Nếu đã hình dung ra được “cái lá đa” trong bài thơ “Sự đời” thì chắc hẳn sẽ hiểu quan viên đem tiền đi “chuộc lá đa” nghĩa là gì. Có điều phải hiểu thêm là giữa thanh thiên bạch nhật (mà người thời nay gọi là “giờ hành chính”) khi mà người dân có việc phải đến công đường, có quan ngồi ngáp dài ngắm cái nghiên rỗng lại có quan khác đang mang tiền đi “chuộc lá đa” thì mới thấy sao nó giông giống cái thời hiện đại đến thế?
Thực ra thì câu thơ này vẫn nằm trong mạch “văn hóa ngược” mà các cụ để dành cho thế hệ mai sau, chẳng hạn dành cho Nguyễn Trường Tô ở Hà Giang hay vị Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định mà Vietnamnet.vn ngày 11/5/2013 viết “ Phó chánh Văn phòng tỉnh bị đánh ghen tơi tả”
Ngày nay, câu ngạn ngữ “con hơn cha, nhà có phúc” có lẽ không hoàn toàn đúng, ít nhất là trong trường hợp “nói ngược, hiểu xuôi”, chiến thuật “ngược xuôi” mà người ta áp dụng bây giờ “còn xơi” mới đạt đến cái thâm thúy của các cụ. Không ít người lại không dùng chiêu “nói ngược”, họ toàn “nói xuôi” nhưng mà dân thì lại cứ “hiểu ngược”, đấy là lỗi của dân không chịu học tập để nâng cao văn hóa, để lĩnh hội các “lời vàng ý ngọc” của họ.
Chẳng hạn trước Quốc hội người ta khẳng định quan viên thời nay chỉ có cỡ 0.5% là không làm được việc thì dân lại nhăn mặt bảo ít ra phải là gấp con số đó cỡ 60 lần (30%). Hay là đọc những ý kiến mà ông Trần Văn Truyền phát biểu với tư cách người từng nắm “Thượng phương bảo kiếm" của Chính phủ (được Motthegioi.vn thu thập) thì người dân lại phải nhắc nhau, rằng đừng tin những gì ông Truyền nói, hãy nhìn vào việc ông ấy làm…
Nhưng mà thật khó khi nói về ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, chẳng lẽ lại bảo “đừng tin việc ông ấy làm, hãy tin lời ông ấy nói”?
Với ba cái tên “Tô Mãn Truyền” không hiểu ông Trời sợ cái gì mà cũng lại “ngược” thế, lại chỉ chọn ba địa danh là Hà Giang phía Bắc, Thừa Thiên Huế miền Trung và Bến Tre Nam Bộ.
Cái “văn hóa ngược” của các cụ nhà ta kể ra thì nhiều lắm, nhưng mà lý giải sao cho mọi người thấy vui trước khi thấy đúng thì lại mất rất nhiều công sức, lắm lúc đau đầu nhức óc, chẳng hạn như chuyện “cái lá đa”. Bạn đọc có lòng xin cung cấp thêm những “cái ngược” khác để cùng nhau đàm luận, vừa tiêu diệt thời gian, vừa là liều thuốc bổ thượng, bổ hạ, bổ… lung tung./.

Tài liệu tham khảo:
[1] http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Binh-phap-quan-truong--Ke-thu-ba-Bat-quang-lam-ho-post150686.gd
[2]http://www.anninhthudo.vn/xa-hoi/kiem-soat-vien-khong-luu-chat-luong-kem-vi-toan-con-chau/581470.antd

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Nhìn xa trông rộng...1+8+1=10

 
Hồ Xuân Mãn
-Anh Truyền là con chuột có “dáng đứng BẾN TRE” còn thật thà lắm…mới bị thu hồi, bị cảnh cáo…
Với tôi ấy à…
Dù cái đuôi đã bị lộ nhưng “còn lâu”, nhờ 181 đến chết cũng không kỷ luật tui được… 
Còn việc "tui chui vào bình" thì có thằng Bình, thằng Hà che chắn…phải nhìn xa trông rộng như tui mới thật là CHUỘT…
Con CHUỘT khôn là phải có nhiều HANG...biết chữa?
 


Trần Thanh Bình
-Tui đã ở trong bình, CHUỘT chơi ngoài bình KỆ NÓ.
 


Bùi Thanh Hà
-Chừ biết mần răng hè ?





NGUY CƠ!


Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

TÌM CHUỘT



Tui tìm tới tận HANG (66 Thạch Hãn- Huế) nhưng không gặp ...



Từ từ...chờ tui một chút...



Họ gọi chúng mình là CHUỘT ông à...

Mãn chê Truyền:
-Anh là con chuột có “dáng đứng BẾN TRE” còn thật thà lắm…mới bị thu hồi, bị kỷ luật…
Với tôi ấy à…
Dù cái đuôi bị lộ nhưng “còn lâu”, đến chết cũng không kỷ luật tui được…
Còn việc tui "chui vào bình" thì có thằng Bình, thằng Hà che chắn…con mụ Nguyễn Thị Quyện chết là xong…phải đa mưu túc trí như tui mới thật là CHUỘT…



 
MÈO & CHUỘT




Không còn cách nào khác...

Đừng để...

Chuột làm mẻ bình

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

"Bộ phận không nhỏ" ít thôi, chuột đã trở thành "ông thiên tinh" nên rất khó ĐÁNH

Câu chuyện về AHLLVTND của xã đội trưởng xã Phong An HXM xem như xong, còn cái đảng tịch của HXM, kiểm điểm cá nhân và tổ chức có liên quan là việc của tổ chức Đảng và Nhà nước…có thể kết thúc “Hồ Xuân Chưa Mãn Cuộc”. 
Đã là người của công chúng thì phải chịu sự xăm xoi, giám sát của công chúng. NÓI BẬY, LÀM BẬY LÀ ĐỂ ĐỜI…
Tiếp tục xăm xoi, giám sát hoành tung của những đảng viên xấu xí để công báo cho nhân dân biết…cũng là việc làm ích. nước lợi dân vậy.

XUÂN DƯƠNG 24/10/14 07:43

(GDVN) - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng: Có một bộ phận mà Đảng nói là không nhỏ bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi mãi, Đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được

“Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái” là câu nói được lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước thường xuyên nhắc tới, câu này cũng là điều mà đa số người dân muốn hỏi những người có trách nhiệm. Về vấn đề này Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng: “có một bộ phận mà Đảng nói là không nhỏ…, bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi mãi, Đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được. Từ Trung ương đến cơ sở đều lúng túng chỗ này”. [1]

Có thể thấy hàm ý mà Chủ tịch nước nêu ra: “Dân hỏi, Đảng hỏi” vậy thì câu trả lời chắc chắn không nằm nơi Dân, nơi Đảng. Câu trả lời phải ở phía Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Kiểm sát, tức là phía lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Câu hỏi của Đảng, của Dân thực ra đã được TƯ trả lời trong Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị…”.

Theo tinh thần nghị quyết TƯ, phạm vi tìm kiếm như vậy không phải là quá rộng, cái “bộ phận không nhỏ ấy” nằm trong một “bộ phận nhỏ” là “cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp”.

Rõ ràng cái “bộ phận nhỏ” bao trùm “cái bộ phận không nhỏ” ấy không phải là những nông dân, những công nhân đang làm thuê cho các ông chủ chủ tư bản, những thầy cô giáo hàng tháng lĩnh đồng lương ba, bốn triệu… Cái “bộ phận nhỏ” ấy chính xác chỉ là các “cán bộ, đảng viên” như nghị quyết TƯ4 đã chỉ ra.

Trong khoa học, để tìm nghiệm bài toán người ta có thể sử dụng phương pháp loại suy (The deduction method), tức là phương pháp suy diễn để loại bỏ các nghiệm không phù hợp, thu hẹp phạm vi tìm kiếm để nhận được kết quả nhanh nhất.

Áp dụng phương pháp loại suy, có thể thấy tổng số cán bộ công chức, viên chức cả nước là vào khoảng 2.5 triệu người, đội ngũ giáo viên các cấp (chiếm tới 80% viên chức cả nước) có số người thoái hóa biến chất, tham nhũng không đáng kể có thể loại ra, viên chức ngành Y tế thì có một số nhân viên, y bác sĩ thoái hóa, chủ yếu là tham nhũng vặt đối với bệnh nhân nên tạm thời cũng có thể loại ra (trừ các công chức hai ngành này).

Như vậy sau khi đã (tạm thời) loại trừ, có thể thấy loại tham nhũng lớn, đặc biệt là tham nhũng chính sách chủ yếu thuộc về đội ngũ công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, số này theo nghị quyết của Chính phủ chỉ là 281.714 người. [2]

Đến đây thì phạm vi tìm kiếm được thu hẹp đáng kể , dù 281.714 công chức nêu trên phân bổ rải rác từ xã, phường lên trung ương, từ các bộ, ban ngành tới các đoàn thể quần chúng nhưng Bộ Nội vụ nắm rõ họ tên, trình độ, chức vụ từng người.

Vấn đề cuối cùng là chỉ đích danh ai nằm trong nhóm “thoái hóa, biến chất, tham nhũng”, đây chính là điều khó khăn nhất ngay cả khi đã biết mười mươi, là điều mà Chủ tịch nước cho rằng “Từ Trung ương đến cơ sở đều lúng túng”.

Thế giới ngày nay, trong từng quốc gia ngoài ba quyền lực phổ biến là lập pháp, hành pháp và tư pháp còn quyền lực thứ tư là truyền thông. Trong thời đại kỹ thuật số, với sự phổ biến của Internet thì sức mạnh của truyền thông là điều đã được cả thế giới khẳng định.

Tại Mỹ, ngày 17/6/1972 cục điều tra liên bang (FBI) bắt được 5 kẻ đột nhập văn phòng của Đảng Dân chủ tại Khách sạn Watergate. Chính các nhân vật thân cận của Tổng thống Nixon, cùng với ủy ban vận động bầu cử của ông đã tổ chức vụ đột nhập nhắm thu thập thông tin về Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, với quyền lực trong tay Nixon đã khiến FBI phải im lặng cho tới khi hai nhà báo Bob WoodwardCarl Bernstein của tờ Washington Post phanh phui sự kiện trước công luận. Trước nguy cơ bị quốc hội phế truất, ngày 9 tháng 8 năm 1974, Tổng thống Nixon buộc phải tuyên bố từ chức.

Truyền thông, cũng như một số quyền lực khác, không phải luôn luôn vô tư, không phải lúc nào cũng bênh vực công lý, đó chính là con dao hai lưỡi mà người sử dụng phải cảnh giác. Tuy vậy không sử dụng truyền thông, không xem đó là vũ khí lợi hại trong đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là tội tham nhũng thì thật là đáng tiếc.

Có một câu nói rất chí lý: “Khi ngôn từ không đủ để ca ngợi tình yêu thì âm nhạc lên tiếng”. Nếu Chủ tịch nước đã phải nhận định “Từ Trung ương đến cơ sở đều lúng túng” thì nên chăng hãy tạo điều kiện thuận lợi để truyền thông lên tiếng?

Nhà nước có đầy đủ công cụ luật pháp trong tay, những thông tin sai lệch, đi ngược lại lợi ích quốc gia, trái với truyền thống văn hóa dân tộc của một vài đơn vị truyền thông hoàn toàn có thể bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật hiện hành, điều này đã được chứng minh qua vụ đình bản ba tháng và phạt báo điện tử Trí thức trẻ 207 triệu vì đã cho đăng bài báo “Gái miền Tây và 3 chữ “N” nổi danh thiên hạ”.

Một hai tờ báo, một số lượng không nhiều phóng viên thoái hóa, biến chất, chạy theo xu hướng giật gân, câu khách, tin bài nặng về “cướp-hiếp-giết” không phải là nét đặc trưng của truyền thông Việt Nam. Hầu hết nhà báo, báo chí và các phương tiện phát thanh, truyền hình đều có trách nhiệm khi đưa tin, bài về các sự kiện. Điều trăn trở nhất là ít báo, đài mạnh dạn cho đăng các bài, các phóng sự liên quan đến những vấn đề nhạy cảm.

Người viết đã từng nhận được một tin nhắn, xin sao chép nguyên văn như sau: “Chị ơi, em quên mất chưa trả lời chị về bài viết này. Chủ đề lao động nhập cư, ta chỉ đưa rón rén thôi. Do đó, bài bình luận này không đăng được chị ạ, huhuhu.

Nhờ chị trả lại bài cho tác giả và giải thích dùm cái... khó của bên mình nhé ”.

Điều 9, điều 86 Luật Phòng chống tham nhũng đã quy định rất rõ vai trò của báo chí trong việc tham gia đấu tranh, phát hiện tham nhũng và biểu dương người có thành tích chống tham nhũng. Tuy vậy từ luật đến thực tế vẫn là một khoảng cách xa vời ai cũng biết nhưng không thể khắc phục.

Sự “rón rén” của truyền thông về các vấn đề xã hội, chính trị nhạy cảm khiến cho các tin bài giật gân kiểu “cướp hiếp, loạn luân, hở hang” có đất sinh sôi, chính những bài báo này đang góp phần làm băng hoại đạo đức xã hội nhưng họ lại không phải “huhuhu” vì cái “khó của bên mình”.

Cũng cần phải nói thêm rằng, ngay cả khi truyền thông đã thu thập, công bố các vụ việc với đầy đủ bằng chứng thì kết quả vẫn có thể chỉ là sự im lặng.

Có thể nêu dẫn chứng: Thượng tá Đỗ Văn Cai, Phó phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa (nguyên Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP.Thanh Hóa) gửi đơn tố cáo, khiếu nại Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP.Thanh Hóa cùng các cán bộ khác thuộc đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, mắc sai phạm khi chỉ đạo, điều tra, xử lý một số vụ án… Vụ việc đã kéo dài 10 tháng nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa có phúc đáp gì về đơn khiếu nại, tố cáo của cán bộ này. [3]

Là cựu phó thủ trưởng cơ quan điều tra công an, hẳn trình độ nghiệp vụ của ông Cai không phải tầm thường, vậy tại sao công an tỉnh và bộ lại cho rằng: “nhiều nội dung tố cáo của Thượng tá Đỗ Văn Cai là không có cơ sở”!

Tại sao hệ thống chính trị cả một tỉnh, từ Ban chỉ huy quân sự huyện Phong Điền, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế đến Bộ tư lệnh Quân khu 4, Bộ Quốc phòng, Ban thi đua - khen thưởng trung ương đều đã thẩm định hồ sơ nhưng trong 17 thành tích của ông Hồ Xuân Mãn báo cáo, chỉ có 2 thành tích là đúng, 7 thành tích chưa chính xác và 8 thành tích là khai man không đúng sự thật.

Nếu không có đơn thư tố cáo của bốn cựu chiến binh thì “anh hùng lực lượng vũ trang” Hồ Xuân Mãn sẽ hạ cánh an toàn, con cháu trong họ sẽ đời đời tự hào về một vị “anh hùng” góp công chống giặc bảo vệ tổ quốc.

Đi tìm “một bộ phận không nhỏ” thoái hóa biến chất, từ Trung ương tới cơ sở, từ người đứng đầu quốc gia tới người dân, từ truyền thông tới công an đều cảm thấy khó khăn, vì sao?

Vì những người có trách nhiệm đi tìm lại chỉ nhìn xa, nhìn đâu đó bên ngoài chứ không nhìn gần, nhìn ngay dưới chân mình. Còn người dân và truyền thông, mặc dù có thể tìm thấy nhưng buộc phải “rụt rè, rón rén”, kết cục tất yếu là “hòa cả làng”, nói như một bài báo đăng trên Laodong.com.vn ngày 24/1/2013 “Nếu cơ quan chống tham nhũng lại chỉ gồm những người có khả năng tham nhũng thì làm sao có thể phát hiện ra, nói chi đến trừng trị những kẻ tham nhũng”. [4]

Người ta “đãi cát tìm vàng” vì vàng là quý hiếm, tuy vậy giá trị của vàng lại không nằm ở sự quý hiếm mà là giá trị sử dụng thực sự của vàng trong khoa học, công nghệ và đời sống. Tìm ra những người thoái hóa, biến chất trong cái bộ phận nhỏ là “cán bộ, đảng viên” chẳng khác gì bảo “đãi vàng tìm cát”, cát nào có quý hiếm, mất công đãi để làm gì?

Chủ trương của Đảng, Nhà nước là sáng suốt, nhưng tại sao thực hiện mãi mà vẫn không như mong muốn? Phải chăng là do chiến lược, chiến thuật tìm kiếm có vấn đề?

Có một câu chuyện trẻ chăn trâu đều biết, ấy là chuyện bắt giun bắt dế. Đứng thẳng lưng trên cánh đồng có mà tìm cả năm cũng không được con nào, chịu khó lật các tảng đá, viên gạch hay đống rác thể nào cũng thấy giun dế, thậm chí còn cả rắn rết.

Ngày nay cái “bộ phận không nhỏ” ấy đều được che bởi các ô, dù cao cấp, chỉ khi nào lật bỏ hết ô dù cho ánh sáng chiếu vào mới có hy vọng nhìn thấy “giun dế” bên dưới.

Thay vì đi tìm “một bộ phận không nhỏ” chiến thuật bây giờ là tìm một “bộ phận rất nhỏ”. Bộ phận rất nhỏ này, nghị quyết TƯ4 đã chỉ ra rồi, đó là “những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp”. Vừa qua không ít “ô to” đã bị bóc tách như Nguyễn Trường Tô, Hồ Xuân Mãn, Phan Thanh Bình, Trần Xuân Giá… Vẫn còn hàng loạt tên tuổi đã bị báo chỉ đích danh như ở Bình Dương, bên Thanh tra Chính phủ, Bộ Xây Dựng, bên Tòa án, Viện Kiểm sát… Nếu người ta trong sạch thì chính quyền phải thanh minh, không để ai bị oan ức, ngược lại thì cũng nên nói rõ, tránh để người dân hồ nghi rằng “đẹp đẽ khoe ra, xấu xa đậy lại”.

Tìm được “một bộ phận rất nhỏ” sẽ giống như dân gian nói “rung cây dọa khỉ”, cây mà đã bị rung thì khỉ chạy tán loạn, lưới đã giăng sẵn chắc sẽ dễ bắt hơn là khi chúng ở tít trên cành cao, lại bị lá cây che khuất.

Nói thì dễ, làm mới khó, ngày xưa các cụ bảo: “một người lo bằng kho người làm” chẳng biết ngày nay có đúng thế không hay phải là ngược lại “một người làm bằng cả đám người lo”, nhưng mà ai làm? 

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

“Săn tham nhũng” – Tìm thợ săn ở đâu?

Câu chuyện về AHLLVTND của xã đội trưởng xã Phong An HXM xem như xong, còn cái đảng tịch của HXM, kiểm điểm cá nhân và tổ chức có liên quan là việc của tổ chức Đảng và Nhà nước…có thể kết thúc “Hồ Xuân Chưa Mãn Cuộc”. Đã là người của công chúng thì phải chịu sự xăm xoi, giám sát của công chúng. NÓI BẬY, LÀM BẬY LÀ ĐỂ ĐỜI…
Tiếp tục xăm xoi, giám sát hoành tung của những đảng viên xấu xí để công báo cho nhân dân biết…cũng là việc làm ích nước lợi dân vậy.



“Săn tham nhũng” – Tìm thợ săn ở đâu?

XUÂN DƯƠNG 08/12/14 07:42

(GDVN) - Vì sao tham nhũng vẫn không bị đẩy lùi mà lại trở nên nguy hiểm hơn, từ chỗ đơn lẻ nay đã “trở thành bè cánh, bao che cho nhau”?

>>Chuyện “mãn truyền” và giọt mồ hôi của người miền Trung
>>Vuốt ve vùng cấm và ý kiến dân biểu
>>An ninh quốc gia – lãnh đạo giỏi golf và gửi trứng cho ác
>>Rơi nước mắt đi tìm “Bộ phận không nhỏ”


Chỉ số cảm nhận tham nhũng viết tắt theo tiếng Anh là CPI (Corruption Perceptions Index), theo đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế, năm nay Việt Nam đạt 31/100 điểm, đứng thứ 119 trên bảng xếp hạng toàn cầu và thứ 18 trên tổng số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Điểm số CPI của Việt Nam không thay đổi trong ba năm liên tiếp (2012- 2014), tham nhũng trong khu vực công vẫn là một vấn đề nghiêm trọng của quốc gia. [1]

Tại buổi tiếp xúc với cử tri Q.4, TP.HCM báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8 – Quốc hội khóa XIII vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng: “Hiện tham nhũng không còn đứng riêng lẻ, mà đã trở thành bè cánh, bao che cho nhau. …”. “Tham nhũng đã làm thiệt hại ghê gớm về mặt uy tín cho Đảng, về kinh tế cho đất nước, gây mất lòng tin trong nhân dân”. [2]

Có thể thấy từ nhiều năm nay các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở cấp cao nhất đều đã nhận thức sự nguy hiểm của tham nhũng đối với uy tín của Đảng và sự tồn vong của chế độ.

Nhận thức đã có, nghị quyết chống tham nhũng cũng nhiều nhưng vì sao tham nhũng vẫn không bị đẩy lùi mà lại trở nên nguy hiểm hơn, từ chỗ đơn lẻ nay đã “trở thành bè cánh, bao che cho nhau”?

Có thể thấy, đối tượng tham nhũng chủ yếu là công chức, viên chức nhà nước, cán bộ trong một số tổ chức chính trị - xã hội. Trong khi đó phần lớn thành viên của lực lượng chống tham nhũng lại xuất thân từ chính đội ngũ này nên hậu quả tất yếu là có lúc, có nơi người chống tham nhũng lại chính là kẻ tham nhũng. Điển hình là trường hợp nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền hay nguyên Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế Hồ Xuân Mãn, gần đây báo chí còn đặt câu hỏi với một vị Phó tổng thanh tra Chính phủ đương chức. [3]

Vietnamnet.vn ngày 4/12/2014 có bài “Thu hồi tài sản tham nhũng: 'Sao chỉ mỗi mình tôi?' ” của tác giả Thành Lê, bài viết có đoạn: “đụng vụ nào thì làm triệt để vụ ấy, không để lọt người lọt tội, không sợ "vỡ bình quý". Cách này hay, vì là nhiều khi cái bình quý ấy, cố ý hoặc vô tình, bị trưng dụng làm nơi chuột "giấu quân". Cũng không nhất thiết diệt chuột to ngay, vì chuột bé ăn mãi rồi thành chuột to, nhờ mối tương quan tiền - quyền - tiền...”.

Có thể thấy tác giả Thành Lê rất hay, rất mạnh dạn khi đề cập đến chuyện “không sợ vỡ bình quý”, tuy thế, dường như ông vẫn có điều gì đó còn ngại ngùng, còn e dè khi cho rằng “Cũng không nhất thiết diệt chuột to ngay”.

Phải chăng tác giả Thành Lê, cũng như không ít cán bộ, người dân tâm huyết đều nhận thấy một thực tế là “chuột to” đụng vào rất khó, nhất là khi “chuột to” lại “giấu quân trong bình”. Những “chuột to” nhờ vào cái ghế đang ngồi mà nắm trong tay “điểm yếu nho nhỏ” của các loại chuột khác thì coi như đã đặt sẵn cái vé “hạ cánh an toàn”, chẳng thế mà khi còn tại vị, các “chuột bự” như Hồ Xuân Mãn, Trần Văn Truyền ít khi thấy được báo chí quan tâm!

Người dân tuy không hiểu sâu xa như tác giả Thành Lê nhưng ai cũng biết một thực tế là “chuột bé” thì thường “ăn vặt”, ăn ít hơn “chuột to”, chuột bé lại chưa đến tuổi sinh sản, nếu tạm thời chưa diệt “chuột to”, nếu cứ để “chuột to” thoải mái sinh đẻ thì diệt “chuột bé” phỏng có ích gì? Diệt một con “chuột to” hôm nay sẽ bớt hàng nghìn con chuột bé ngày mai, đó mới là cái gốc, đó mới là kế lâu bền.

Đấy là chưa nói bọn “chuột” đâu biết thế nào là vệ sinh, nếu cứ để chuột “giấu quân” mãi trong “bình” như cách nói của tác giả Thành Lê thì thế nào cũng đến lúc “bình” bốc mùi khó chịu, dù biết là bình quý người ta cũng ngại đứng gần.

“Diệt chuột bé” có nét gì đó cũng giống như một bình luận trên báo Laodong.com.vn: “Bởi vì chỉ nói suông thì dân không tin. Bởi không làm đến đầu đến não, mà chỉ làm từ vai trở xuống thì nhân dân cũng không tin”. [4]

Những ai đã từng diệt chuột ở nhà đều có nhận xét, cái bẫy đã dính chuột một lần, bọn chuột sẽ không bén mảng đến dù mồi rất thơm, rất ngon. “Chuột tham nhũng” tinh khôn gấp vạn lần chuột nhà cho nên các loại “bẫy” thông dụng như kiểm điểm cuối năm, kê khai tài sản hay thanh tra liên ngành khó mà khiến chúng mắc lừa.

Bẫy không có tác dụng thì dùng thiên địch của chuột là mèo, mèo trắng, mèo đen, mèo mướp đều có thể diệt chuột. Tuy vậy cũng không có gì là tuyệt đối, mèo cũng phải chọn lựa cho cẩn thận vì có con chuyên ăn vụng, “thoáng cái vèo, mèo vọc cá kho”, cho nên dùng mèo thì cũng cần chú ý “chó treo, mèo đậy”.

Nói thế để thấy, không có công cụ duy nhất nào có thể diệt hết chuột, phải kết hợp cả bẫy, cả thuốc diệt chuột, cả mèo và đặc biệt là thợ săn chuột có kinh nghiệm trong dân gian.

Nhiều vị lãnh đạo, nhiều bài báo chỉ ra rằng nguyên nhân chính khiến tham nhũng không bị đẩy lùi nằm ở cơ chế và con người. Câu hỏi chống tham nhũng có vùng cấm hay không thường nhận được câu trả lời là không. Tuy nhiên khá nhiều vụ việc đã và đang xử lý khiến người dân vẫn chưa thực sự hài lòng, vẫn còn phải nêu nhiều câu hỏi đối với lãnh đạo, như cử tri TP. HCM trao đổi với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mới đây.

Trong buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đề cập đến dự án tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp cho nhà đầu tư Trung Quốc trên đèo Hải Vân: “cứ trả lời trước công luận đơn giản là cấp trên đã duyệt rồi (nên được cấp phép), dân nghe như thế thấy bực bội, cho rằng Chính phủ vô trách nhiệm, nhưng thực tế không phải như vậy và chính tôi đã xem các văn bản liên quan… Muốn cấp phép thì phải hỏi các bộ ngành liên quan, trong đó có Bộ Quốc phòng, nhưng địa phương không hỏi theo quy định, rõ ràng là chấp hành sai”. [5]

Cổ nhân có câu: “việc hôm nay chớ để ngày mai”, đã sai thì phải sửa, phải kỷ luật, phải cách chức người làm sai, còn nếu mà để họ ngồi đó cho hết nhiệm kỳ hoặc “nghiêm túc rút kinh nghiệm” thì chắc còn lâu lắm “chuột” mới tự nguyện bò ra khỏi bình. Cái bình quý mà lại đầy chuột lớn, chuột bé “giấu quân” bên trong thì liệu có nên cứ để thế?

Hay như chuyện thu hồi tài sản của ông Trần Văn Truyền, so sánh của nổi là vườn cao su bạt ngàn và cơ ngơi của ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch tỉnh Bình Dương với của nổi của ông Truyền thì chắc ông Truyền còn lâu mới “cùng đẳng cấp” với ông Cung, vậy mà như Vietnamnet.vn ngày 20/8/2014 nêu câu hỏi: “không biết tài sản của ông Cung và tài sản của ông Truyền khác nhau ở điểm nào, mà đến nay đã hơn 7 tháng, việc xác minh, kiểm tra tài sản của ông Chủ tịch tỉnh Bình Dương vẫn chưa thấy sáng tỏ”?
Căn nhà đầy màu sắc của Chủ tịch tỉnh Bình Dương ở phường Định Hòa, TP Thủ Dầu Một
Đối với một số quan chức đã nghỉ hưu như nguyên bí thư Thừa Thiên - Huế - Hồ Xuân Mãn; nguyên Tổng thanh tra Chính phủ - Trần Văn Truyền; nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang - Nguyễn Trường Tô, nguyên Chủ tịch UBND Hà Nội - Hoàng Văn Nghiên; nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Hòa Bình… báo chí có thể dùng các từ ngữ hết cấp độ mạnh như VOV.VN đã dùng với ông Hồ Xuân Mãn: “bất chấp liêm sỉ” hoặc “người đời khinh bỉ”. [6]

Tuy vậy có những vụ việc lại không phải như vậy, vừa qua phóng viên báo ANTT.VN chỉ mới chụp ảnh ngôi nhà của Giám đốc Sở Tài chính Hải Dương đã lập tức bị sở Thông tin và Truyền thông tỉnh này “nhắc nhở” thông qua công văn gửi Cục báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông và Vụ Báo chí-Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương.
Dinh cơ của ông Nguyễn Trọng Hưng, giám đốc Sở Tài chính Hải Dương (antt.vn)
Về chuyện này Vietbao.vn (trang tin điện tử thuộc Bộ TT&TT) ngày 24/11/2014 đã đăng bài với tiêu đề: “Vợ Giám đốc sở Tài chính Hải Dương thóa mạ phóng viên”.

Giả sử bà Lê, người gửi đơn khiếu nại đến sở TT&TT không phải là vợ ông Nguyễn Trọng Hưng – Giám đốc sở Tài chính Hải Dương, và nếu ông Hưng không phải là “đương” mà là “nguyên” Giám đốc sở Tài chính thì liệu ông Vũ Văn Vở, Phó GĐ Sở Thông tin &Truyền thông Hải Dương có phải nhọc lòng nghiền ngẫm cái công văn gửi cấp trên mà nội dung của nó đã được nhiều luật sư đề cập?

Du khách trong nước và quốc tế đến phố cổ Hà Nội, Hội An… có thể thoải mái quay phim chụp ảnh các công trình kiến trúc tại đây, các khu dân cư sinh sống, không nơi nào có quy định cấm quay phim, chụp ảnh, vậy phải chăng nhà của ông Giám đốc Sở Tài chính Hải Dương là một ngoại lệ, phóng viên không được phép chụp ảnh?

Thiết nghĩ cũng nên điểm qua một chút ngôn từ mà sở TT&TT Hải Dương viết trong văn bản số 688/STTTT-BCXB gửi cấp trên: “Trước việc thông tin không đúng sự thực của một số cơ quan báo chí và hoạt động tác nghiệp báo chí của một số phóng viên không đúng quy định của Luật Báo chí và các quy định khác của pháp luật có liên quan, sở Thông tin và Truyền thông đề nghị Cục Báo chí Bộ Thông tin và Truyền thông và Vụ Báo chí - Xuất bản ban Tuyên giáo Trung ương tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh hoạt động của các báo điện tử và phóng viên…”.

Trong khi vợ Giám đốc sở Tài chính “thóa mạ phóng viên” (như Vietbao.vn đã nêu) mà sở TT&TT tỉnh Hải Dương lại còn ra văn bản đề nghị Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo TƯ “tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh hoạt động của các báo điện tử và phóng viên”, thì liệu có gì không bình thường? Phải chăng có sự liên hệ trong câu nói của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang “tham nhũng không còn đứng riêng lẻ, mà đã trở thành bè cánh, bao che cho nhau…” ở đây?.

Nếu không phải là “bè cánh bao che cho nhau” thì vì sao chỉ theo đơn của vợ một vị giám đốc sở mà trong cùng một ngày kể từ khi nhận đơn, ông Phó GĐ sở TT&TT Hải Dương đã có ngay công văn gửi cấp trên với nhiều chi tiết không đúng sự thật?

Cần phải nói thêm rằng lãnh đạo cấp sở đề nghị cấp Bộ và Ban Khoa giáo Trung ương “tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh…” có cái gì đó hơi ngược, liệu đề nghị này có đúng vị thế của cấp sở hay là biểu hiện của sự “dạy khôn” mà ông Vở muốn thể hiện? Liệu đây có phải là một lời nhắc nhở, rằng cấp trên chưa hoàn thành nhiệm vụ, hay đây chỉ là suy diễn chủ quan của người đọc?

Phải chăng khi trong tay có quyền ban hành văn bản, sở TT&TT Hải Dương muốn viết gì thì viết kể cả khi văn bản đó chứa đựng những thông tin sai sự thật về nhà báo và cơ quan báo chí? Với những “thông tin sai sự thật” một cách rõ ràng (qua ý kiến của Trưởng công an phường Trần phú Hải Dương, Nguoiduatin.vn 3/12/2014) liệu đã có đủ chứng cứ để xử phạt hành chính sở TT&TT tỉnh Hải Dương không? Câu hỏi này nên sớm được trả lời.

Bên Trung Quốc người ta có chiến dịch “săn cáo” để tìm bắt các quan tham đang lẩn trốn. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh có sáng kiến đề nghị Chủ tịch nước “Việt Nam cũng nên có chiến dịch "săn tham nhũng” để trừng trị các "quan tham”, [7] có điều tìm đâu ra thợ săn lão luyện bây giờ? Nếu các đoàn thợ săn lại được dẫn đầu bởi các “Thợ săn trưởng” cùng tuýp với ông Trần Văn Truyền, ông Hồ Xuân Mãn thì e rằng câu ca dao cổ phải sửa như sau: “Bắc thang lên hỏi ông giời, tiền “tham nhũng” lấy có đòi được không”?

Chống tham nhũng cần rất nhiều lực lượng tham gia, đặc biệt là rất cần tiếng nói của nhân dân và truyền thông, nhưng liệu có nên để tồn tại hiện tượng phóng viên bị đánh, bị dọa giết như trường hợp phóng viên Hoàng Văn Quân, Báo Công an TP. HCM (Congan.com.vn, 12/4/2014) hay chuyện vu cáo phóng viên và báo chí như Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hải Dương đã làm?

Thợ săn lão luyện có nhiều trong dân gian, “hang tham nhũng” khác với hang cáo không ẩn dưới đất mà lại rất nguy nga tráng lệ, chỉ cần nhờ dân và truyền thông một ngày là có thể tìm ra không ít. Vấn đề là Đảng, Chính phủ cần có những “Thợ săn trưởng” có tâm, có tầm để chỉ huy đoàn thợ săn đó và cũng cần trang bị những công cụ đủ mạnh, vừa để thợ săn tự bảo vệ mình, vừa để "đào hang diệt chuột".


Tài liệu tham khảo:

[1] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/12/141203_cpi_corruption_index
[2] http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Tham-nhung-da-thanh-be-canh-bao-che-cho-nhau-post152942.gd
[3]http://dantri.com.vn/blog/nghi-ve-chuyen-cua-ong-nguyen-chanh-va-ong-duong-pho-1001911.htm
[4]http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/de-khong-con-dam-tieu-tam-tu-vai-tro-xuong-270868.bld
[5] http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20141204/ung-ho-cong-khai-tai-san-cua-can-bo/680058.html
[6] http://vov.vn/blog/chuyen-anh-hung-rom-ho-xuan-man-bi-lot-danh-hieu-360301.vov
[7] http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1367&Chitiet=95184&Style=1

…cũng là việc làm ích nước lợi dân vậy...