Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Nghĩ về lời xin lỗi của Lý Nguyễn Chung và Dương Chí Dũng

(Dân trí) - Chỉ trong một tuần, đã có hai lời xin lỗi của hai bị can ở hai vụ trọng án khác nhau. Đó là lời xin lỗi gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn của bị can Lý Nguyễn Chung và lời xin lỗi Đảng, Nhà nước của bị cáo Dương Chí Dũng.
>> Sự bình thản khó tin của Dương Chí Dũng
>> Dương Chí Dũng đọc thơ khi nói lời sau cùng tại tòa





(Minh họa: Ngọc Diệp)
Chiều ngày 14/12, tại phiên tòa sơ thẩm, khi được nói lời cuối cùng, bị cáo Dương Chí Dũng đã xin lỗi Đảng, Nhà nước: “Đúng là năm 2007, với cương vị chủ tịch HĐQT của Vinalines mà để xảy ra sai phạm này thực sự bị cáo rất hối hận. Và không thể nói gì hơn, bị cáo thực sự, thật lòng xin lỗi Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, toàn thể nhân dân và toàn thể cán bộ công nhân viên ngành hàng hải vì đã để xảy ra sai phạm này, bị cáo rất hối hận”.
Đọc lời xin lỗi mà không khỏi băn khoăn, suy nghĩ. Suy nghĩ về lời xin lỗi có thể là rất chân thành của bị cáo Dũng. Giờ đây, sau những ngày chạy trốn chui lủi, bị giam giữ và bị Viện kiểm sát Nhân dân đề nghị mức án tử hình, phải chăng Dương Chí Dũng đã thấu hiểu và thực lòng xót xa, ân hận về những gì mình đã gây ra.
Song, sự hối hận muộn màng này liệu có ích gì khi vì lòng tham và quyền lực, Dương Chí Dũng không chỉ gây nên những đổ vỡ tan hoang cho một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đẩy đời sống của hàng vạn người lao động vào chỗ đói nghèo mà còn phá tan nát một gia đình thuộc hàng “danh gia vọng tộc”.

Lời xin lỗi giờ đây liệu có muộn màng và vô nghĩa?

Trong khi cách đó một tuần, bị can Lý Nguyễn Chung đã thông qua luật sư bào chữa cho mình chuyển lời xin lỗi tới gia đình và cá nhân ông Nguyễn Thanh Chấn vì những hậu quả mà ông Chấn phải gánh chịu.
Nếu nói sòng phẳng, Lý Nguyễn Chung có tội giết người, cướp tài sản nhưng Chung không vu oan cho ông Chấn. Việc “vu oan” cho ông Chấn là bởi những người khác. Họ mới chính là những người trực tiếp gây nên tội lỗi và chính họ cần phải xin lỗi về những gì đã gây ra cho ông Chấn.
Còn Lý Nguyễn Chung chỉ gián tiếp gây ra lỗi cho ông Chấn.
Thế nhưng Lý Nguyễn Chung đã gửi lời xin lỗi ông Chấn và gia đình ông Chấn. Đó là việc làm đáng ghi nhận của một kẻ sát nhân.
Cũng cần nhắc lại, Lý Nguyễn Chung phạm tội khi mới 15 tuổi, tức là tuổi vị thành niên. Việc lẩn trốn của Chung là do bố Chung và những người lớn khác tổ chức.
Đành rằng có nhiều sức ép nhưng việc Lý Nguyễn Chung ra đầu thú và nhất là câu anh ta nói với cán bộ điều tra sau khi đầu thú rằng “em thấy nhẹ trong người” là sự hối cải thành thật.
Có lỗi thì nhận. Mắc lỗi thì sửa. Thế nhưng có những lỗi không thể tha thứ. Đó là khi “lỗi” đã lớn thành “tội”. Đặc biệt là tội ác thì cần phải nghiêm trị.
Đối với Lý Nguyễn Chung, lỗi với ông Chấn thì có thể tha nhưng tội giết người cướp tài sản thì không.
Còn đối với những cán bộ như Dương Chí Dũng, người dân chỉ mong sao đừng mắc lỗi để không phải xin lỗi và đừng phạm tội để khỏi nhận tội bởi khi phải xin lỗi hay nhận tội thì hậu quả là không thể lường được.

Bùi Hoàng Tám

3 nhận xét:

  1. NGUYỄN HỮU TRÂN - BAN QUẢN LÝ CÁC KCN TỈNH VIẾT CHÍNH TẢ SAI BE BÉT THẾ MÀ CŨNG LÀ CHUYÊN VIÊN CAO CẤP, NHÂN VIÊN MÀ HỌC CAO HƠN TRÂN ĐỀU BỊ TRÂN ĐÌ HẾT, TRÂN CHI KẾT MẤY CON GÀ MÁI TRONG CƠ QUAN THINH THGOANG CHO TRÂN RẬP. VÌ THẾ TRÂN MỚI ĐƯA CON HÀ ĐI DU HÍ NƯỚC NGOÀI HAI LẦN MẶC DÙ PHẢI VỀ TRUNG QUÝ NĂN NI XIN THÊM 1 SUẤT CHO HÀ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mã văn Tài-Trường Chinhlúc 04:36 16 tháng 12, 2013

      Ô ! bạn nói gì cho mệt, hả ?
      Loại đó nhiều lắm. Không phải thế mới là chuyện lạ./.

      Xóa
  2. TRÂN VỐN XUẤT PHÁT LÀ MỘT THẰNG THỢ MỘC LÀNG. MAY MÃ TỐT SINH CÙNG QUÊ VỚI MÃN, BÌNH, LÝ NÊN MỚI ĐƯỢC NHƯ NGÀY HÔM NAY CHỨ NGU NHƯ TRÂN THÌ SUỐT ĐỚI VẪN LÀ THỢ MỘC THÔI.

    Trả lờiXóa