Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Vụ 10 năm oan sai: 6 điều tra viên bị ông Chấn vu khống?

Linh Trần


Trong tình huống mà ông Chấn minh mẫn, việc tố cáo các điều tra viên ép cung, dùng nhục hình - đã được cả 6 điều tra viên phủ nhận bằng văn bản - ông Chấn liệu sẽ bị khép vào tội vu khống!
Hội đồng tái thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao quyết định hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, đã tuyên án chung thân với ông Nguyễn Thanh Chấn tội giết người. Vụ án lại quay về vạch xuất phát của quá trình tố tụng. Thẩm quyền điều tra, truy tố và xét xử lại thuộc các cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang. Dư luận lại “căng mình” lo cho ông Chấn.
 Trách nhiệm... dồn xuống dưới
  Kháng nghị tái thẩm vụ án “Nguyễn Thanh Chấn giết người” của Viện trưởng Viện KSND Tối cao đã được Hội đồng tái thẩm TAND Tối cao chấp thuận.

Như vậy, hung thủ Lý Nguyễn Chung tự thú nhận đã giết người là tình tiết mới - do chưa qua quá trình tố tụng - nên tạm gọi là thủ phạm. Ông Nguyễn Thanh Chấn cũng mới chỉ “thoát” không phải ngồi tù. Oan hay không lại phải chờ các cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang phán xét sau quá trình điều tra, truy tố và xét xử.

Với quyết định tái thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, các cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang “lãnh đủ” trách nhiệm trong vụ án này, nếu ông Chấn được chứng minh là vô tội. “Kịch bản” của quá trình tố tụng diễn biến như sau:

Công an tỉnh Bắc Giang hẳn khó có kết luận rằng ông Chấn phạm tội giết người, bởi những dấu vết lưu lại tại hiện trường sẽ không thể khớp với dấu vân tay, vết chân của ông Chấn, đặc biệt là dấu tay có vết máu trên cửa, thanh sắt cài cửa, công tắc ổ điện, trên chiếc gối đậy mặt chị Hoa - đã được cơ quan điều tra bỏ qua.

Trên phương tiện thông tin, ông Vũ Đức Khiển đã phân tích các tình huống mà cơ quan tố tụng ở tỉnh Bắc Giang sẽ có thể là:

Tình huống thứ nhất: Nếu cơ quan điều tra Công an tỉnh ra quyết đình chỉ điều tra đối với ông Chấn không phạm tội. Vậy, việc bồi thường cho ông Chấn sẽ thuộc Công an Bắc Giang.

Tình huống thứ hai: Cơ quan Công an Bắc Giang vẫn có kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND tỉnh làm cáo trạng truy tố ông Chấn. Trong trường hợp Viện KSND tỉnh không ra cáo trạng truy tố mà có quyết định đình chỉ điều tra thì Công an Bắc Giang phải bồi thường.

Nếu Viện KSND tỉnh vẫn ra cáo trạng truy tố, nhưng khi xét xử, TAND tỉnh tuyên bố ông Chấn không phạm tội, thì Viện KSND tỉnh phải bồi thường.

Với “vòng quay” tố tụng này, các cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang chịu trách nhiệm bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn.

Viện KSND Tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm của TAND Tối cao, đã không còn “dính” đến việc bồi thường với ông Chấn. Dù rằng, bản án phúc thẩm “chốt hạ” mức án chung thân với ông Chấn.

Quyết định kháng nghị tái thẩm của Viện trưởng Viện KSND Tối cao và chấp nhận quyết định đó của Hội đồng tái thẩm TAND Tối cao đã ra tay “cứu” chính bàn thua “trông thấy” trong việc thực hiện bồi thường cho ông Chấn.

Dư luận hẳn cũng đã “tỏ tường” vì sao lại là quyết định tái thẩm chứ không kháng nghị giám đốc thẩm vụ án này.

Vật vã tìm công lý

Ông Nguyễn Thanh Chấn cũng lại phải đối mặt với vòng quay của quá trình tố tụng từ giai đoạn đầu.
Dư luận không khỏi lo lắng khi xuất hiện tình tiết mới. Đó là việc các điều tra viên tham gia thụ lý, điều tra vụ án đã đồng loạt phủ nhận việc ông đã cáo buộc họ đã ép cung, dùng nhục hình để ông phải nhận tội, như lời ông kêu khi thụ án và ngay cả tại hai phiên tòa xét xử ở cấp sơ và phúc thẩm.

Các điều tra viên sẽ “tung” câu hỏi: Bằng chứng đâu? Lại một “kịch bản” được dư luận đặt ra :

- Ông Nguyễn Thanh Chấn sẽ không có bằng chứng, ngoài những dòng chữ viết “rút” từ tim gửi cho mẹ, nói bị hàm oan, bị đánh đập, bị ép cung để nhận tội, những lá đơn đã viết khi thụ án, những lời tố cáo công khai tại hai phiên tòa.

- Ông Chấn liệu có bị khép vào tội vu khống cán bộ điều tra ép cung, dùng nhục hình với ông?

- Khi Lý Nguyễn Chung đầu thú nhận đã giết người, ông Chấn không bị ép cung, bị dùng nhục hình nhưng đã nhận tội. Một là, ông Chấn sẽ rơi vào diện bị “tâm thần hoang tưởng”, khai báo linh tinh, để công an Bắc Giang có kết luận điều tra không chính xác. Nhưng chứng cứ trong bản kết luận điều tra lại chặt chẽ, hoàn hảo đến mức, Viện KSND tỉnh, Hội đồng xét xử không thể “vạch lá” tìm ra những vi phạm tố tụng, từ lời khai của một người có "vấn đề về tâm thần", không giết người mà lại khai và tự viết đơn nhận tội như thật, khi dựng lại hiện trường cũng diễn... chuẩn.

Trong tình huống mà ông Chấn minh mẫn, việc tố cáo các điều tra viên ép cung, dùng nhục hình - đã được cả 6 điều tra viên phủ nhận bằng văn bản - ông Chấn liệu sẽ bị khép vào điểm c,e khoản 2 Điều 122 Bộ Luật hình sự: Tội vu khống.

Và “kịch bản” cuối cùng mà dư luận chờ đợi, cũng là để “chốt” lại ông Chấn vu oan hay các cán bộ điều tra có ép cung, dùng nhục hình, thì 6 cán bộ điều tra đã thụ lý vụ án - nay dù đang giữ những vị trí trọng trách của Công an tỉnh Bắc Giang - liệu có dám làm đơn yêu cầu làm rõ việc ông Chấn có phạm phải  tội danh này không?

4 nhận xét:

  1. Vẫn còn nhiều người không a tòng với sự dối trá:
    Trong Ban thường vụ đa số biết nghe, cũng lắng nghe, họ thức tỉnh.
    Họ đã đồng tình rút cái “không hay ho” mà Ban thường vụ trước cho chủ trương thực hiện…quay về với sự lương thiện, quay về với nhân dân, họ chịu làm người phục vụ nhân dân, họ chịu làm công bộc của nhân dân, thì những người đó sẽ tồn tại trong lòng nhân dân.
    Còn những người khác 4/15 thì sẽ bị lịch sử ghi nhận như một vết ố, nhân dân đoán ra được…
    Phải chăng?
    CAO tay mới đứng chổ này,
    BÌNH thường ai biết, ai hay mà lần?
    HÒA thân vua cũng phải cần,
    HÀ hơi tiếp sức, có phần của em.

    Trả lờiXóa
  2. Phải trở về với mục đich tôn chỉ của Quang Minh, đi lạc đề của "hồ xuân mãn cuộc" rồi

    Trả lờiXóa
  3. chuyện bắt đầu loại bỏ Nguyễn Văn Bònlúc 02:12 16 tháng 11, 2013

    Câu chuyện này được nhiều người trong nước quan tâm nó gợi lên nhiều suy nghĩ khác nhau khi người ta nhìn lại những câu chuyện về cha-con, anh- em...cùng làm việc trong một ngành, một tổ chức chính trị, kinh tế...
    Cho đến nay, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ chưa thống kê được có bao nhiêu trường hợp cha-con, anh- em, vợ- chồng...cùng làm việc trong một bộ, một tỉnh chủ yếu là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước nhưng với những vụ việc cha-con, anh- em..cùng làm việc trái pháp luật, bị phát hiện, xử lý thì nhiều người dân có cơ sở để lo ngại việc lạm dụng quan hệ gia đình trong việc công sẽ gây ra những thiệt hại cho lợi ích chung.
    Cách đây vài năm, nguyên Thứ trưởng bộ Thương mại, ông Mai Văn Dâu đã phải ra tòa, bị phạt tù cùng với con trai của ông là Mai Thanh Hải (làm việc tại vụ Xuất nhập khẩu, cùng mảng do ông Mai Văn Dâu phụ trách) do có hành vi tham nhũng trong vụ án chạy quota xuất khẩu hàng dệt may.
    Năm 2009, ông Đoàn Văn Kiển, nguyên chủ tịch hội đồng Quản trị tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam bị cảnh cáo về Đảng, cho thôi chức trong đó có nguyên nhân về việc ký quyết định, giao cho công ty của em trai ông này (Đoàn Duy Thức) khai thác than trái phép trong khu vực mở của tập đoàn Than-Khoáng sản quản lý.
    Mới đây nhất, tháng 7/2010, ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong phần kết luận về sai phạm của ông Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (nay đã bị khởi tố, bắt tạm giam), đã nêu việc ông Phạm Thanh Bình liên tục bổ nhiệm con trai (Phạm Bình Minh) giữ các chức vụ quan trọng trong tập đoàn Vinashin, bổ nhiệm em ruột giữ nhiều chức vụ, đại diện phần vốn nhà nước tại công ty thành viên trái quy định...Những ví dụ đó cho thấy, việc cán bộ, quan chức nơi này, nơi kia lạm dụng quyền thế, bố trí công việc, sự thăng tiến cho con có động cơ vụ lợi ở ta không còn là cá biệt cho dù, thực tế, luật Cán bộ, công chức và văn bản hướng dẫn dưới luật cũng đã có những quy định nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng này.

    Điều đáng nói và rất tệ hại là ông Hồ Xuân Mãn đã xây bè, kéo cánh tạo dựng phe nhóm thân hữu để dể bề thao túng trên chính trường ở Thừa Thiên Huế bằng thủ đoạn đơn giản, dẹp bỏ Nguyễn Văn Bòn, đưa Nguyễn Văn Cường còn chưa được 2 năm nghỉ hưu lên PBTTT “ngồi chơi xơi nước”, đẩy luôn đệ tử ruột Trần Thanh Bình lên TBTCTU, đây chính là điểm nghẽn mà Hồ Xuân Mãn phải bố trí bằng được nhằm thực hiện ý đồ thao túng trên lĩnh vực tổ chức và cán bộ. Bắt đầu từ đây xuất hiện những cán bộ, công chức thiếu năng lực chuyên môn, yếu kém về đạo đức lại cậy quyền, cậy thế của cha, anh, người thân được vào làm việc ở những vị trí quan trọng trong bộ máy Đảng, Nhà nước gây phương hại đến lợi ích công, thiếu trách nhiệm với nhân dân, sao nhãn công việc, bê bối, tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra nhan nhãn không một ai quan tâm xử lý, nhất là các dự án đầu tư xây dựng, giao thông, bất động sản...những ai quan tâm không cần mất thời gian, chi một vài câu hỏi thì sẽ thấy ngay ở đâu có dự án đổi đất lấy hạ tầng thì ở đó có bóng dáng của anh Mãn, anh Thiện, anh Cao, anh Bình, anh Lý, anh Toàn…đẹp mặt lãnh đạo tỉnh chưa các bạn (!)

    Trả lờiXóa
  4. tiếp bài " chuyệ loại bỏ Nguyễn Văn Bòn"lúc 02:32 16 tháng 11, 2013

    Ở trường hợp ông Hồ Xuân Mãn, có thể người ta tin con, em, cánh hẩu của ông có năng lực, được đào tạo nhưng thăng chức cho con, em mình từ 2 tới 5 lần trong 2 năm thì không thể không nói ở đây không có sự lạm dụng, chỉ nêu một vài trường hợp điển hình để chứng minh sự lạm dụng quyền lực trong khâu đề bạt cán bộ như Nguyễn Văn Phương con rể GĐ sở KHĐT, Hồ Xuân Phán GĐ sở TTTT, Hồ Xuân Phương TPCSGT em ruột, Dương Tiến Anh GĐ TRT anh con gì, Trần Công Phú em cô cậu PGĐ sở Ngoại vụ… Đối với phe nhóm thân hữu điển hình như Hà CNUBKTTU, Trân BQL các KCN, Sơn GĐ sở TC, Khanh CVPUBND tỉnh , Vang GĐ sở NNPTNT, Hùng PGĐCA, Hồng GĐ Hải Quan, Thắng PVPUBND tỉnh… Chắc chắn, không một cán bộ, công chức nào không có dây mơ, rễ má mà lại được bổ nhiệm nhanh, ở vào toàn những vị trí đáng mơ ước như vậy.
    Bình tỉnh nhìn lại công tác cán bộ ở tỉnh ta trong 2 nhiệm kỳ ông Hồ Xuân Mãn làm BTTU, mới thấy rằng chúng ta đang có khoảng cách lớn trong ý thức tôn trọng và thực thi pháp luật, chí ít là ở khâu tổ chức, sử dụng con người, một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của bộ máy Đảng và Nhà nước.
    Trong thời gian tới, sẽ có nhiều thay đổi về nhân sự ở Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các sở, ngành, các cấp, các doanh nghiệp lớn của nhà nước.
    Liệu sẽ còn bao nhiêu ví dụ nữa để nhiều người dân mất tin vào sự liêm chính của chức vụ trong Đảng và của bộ máy công quyền?
    Xin đừng biến chức vụ của Đảng và Nhà nước thành những chiếc bánh ngọt ngào để ban phát...hoặc thành vật phẩm cho đám dòi bọ tranh nhau...
    Không là cái gì khác, chính nó là biểu hiện sinh động về sự suy thoái của Đảng CSVN.

    Trả lờiXóa