Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

"Dẫu rằng đá nát, vàng phai..."

Đinh Như Hoan
Chân dung Phan Thế Phương
Ông Phan Thế Phương

Người ta nói ở dải đất miền trung này, hạt mầm nào gieo xuống cũng được nếm đủ mùi của giá rét, hạn, mặn, bão, lũ đã rồi mới chịu chín vàng. Còn con người càng trải lắm phen thiên tai địch họa càng tôi thành chí khí bất khuất, kiên trung. Và người miền trung một khi đã tin, đã yêu thì thủy chung son sắt.

Một cán bộ cao cấp từng công tác ở miền trung đúc kết: Làm cán bộ ở miền trung thật là sướng! Ý ông, “sướng” không phải là lương bổng lắm thang nhiều bậc, mà chính là được quần chúng hết mực tin yêu. Niềm tin của người miền trung với Đảng và với cán bộ của Đảng được nhen lên từ trong gian khổ đấu tranh, thử thách qua bao thăng trầm trên những bước đường cách mạng và vẫn nồng nàn, son sắt cho đến ngày nay. Trong kháng chiến, dân tin Đảng sẽ mang lại độc lập, tự do. Còn hôm nay, họ tin Đảng sẽ mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bao thế hệ cán bộ ở miền trung qua các thời kỳ cách mạng luôn nhận thức sâu sắc niềm tin đó của nhân dân chính là nhiệm vụ, là bổn phận thiêng liêng của mình.

Bởi thế nên về làng quê nào ở miền trung, ta cũng có thể nghe chuyện về những cán bộ của Đảng được dân mến phục, tin yêu. Không chỉ là những đảng viên trung kiên xả thân vì dân, vì nước trong thời lửa đạn, mà cả những tấm gương cán bộ hôm nay làm xúc động lòng người. Quảng Công là một vùng quê bên phá Tam Giang thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ở đây đồng bào đã lập miếu thờ một ông giám đốc sở với tất cả lòng thành kính, tri ân. Đó là Giám đốc Sở Thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Thế Phương.

Cách đây hơn hai chục năm, sau trận bão lớn làm chết hàng trăm người dân vạn đò sống lênh đênh trên đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên - Huế quyết tâm đưa dân lên bờ định cư.

Nhưng định cư phải gắn với định canh mới tạo được cuộc sống bền vững cho dân. Mà trên doi cát này, những lão nông tri điền thông nghề đến mấy cũng đâu dễ làm ra hạt lúa củ khoai, huống hồ cư dân vạn đò chỉ quen sông nước? Giám đốc Phan Thế Phương nhiều đêm không ngủ và cuối cùng nghĩ ra sinh kế cho dân vạn đò là đào hồ nuôi tôm!

Đổi nghề cho cả một làng chài không người biết chữ, lại là nghề đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao như nuôi tôm quả khó hơn việc bẻ nạng chống trời. Vậy mà trách nhiệm của một giám đốc sở, kiến thức của một kỹ sư và tình cảm của một đảng viên trước cuộc sống của quần chúng đã thôi thúc Phan Thế Phương. Không biết bao ngày anh cùng người dân ngâm mình trong bùn nước, cũng chẳng đếm được mấy đêm ngồi thủ thỉ với họ đến hết nến, cạn dầu, thậm chí bỏ tiền túi mua tài liệu, hướng dẫn bà con, lặn lội đến các tỉnh miền nam, các trường đại học để tìm chuyên gia kỹ thuật, tìm giống, rồi đôn đáo, ngược xuôi khi ở ngân hàng, khi về huyện, xã để giúp bà con làm thủ tục vay tiền, giao đất... Tình cảm chân thành như ruột thịt và sự mẫn cán của một giám đốc sở đã chinh phục được những cư dân vạn đò. Từ 0,3 ha đầu tiên của anh em nhà họ Phạm năm 1989, diện tích hồ tôm dần dần tăng lên ba mươi ha. Con tôm làm thay đổi cuộc đời người vạn đò. Bao thế hệ truyền đời gia sản người làng chài chỉ là chiếc thuyền tấm lưới, đâu dám mơ đến một “miếng đất cắm dùi”, thế mà nay đã có được những ngôi nhà xây bề thế... Từ “đốm lửa” ở Quảng Công, phong trào nuôi tôm bắt đầu lan nhanh, lan rộng ra nhiều huyện ở Thừa Thiên - Huế. Hàng vạn hộ nông dân thoát nghèo, nhiều nông dân lên ngôi ông chủ và xuất khẩu thủy sản trở thành mũi nhọn của kinh tế địa phương...

Thế rồi cuối năm 1991, trong một chuyến vào miền nam nghiên cứu mô hình gây giống tôm cho bà con, anh Phan Thế Phương đã bị tai nạn giao thông. Anh ra đi khi người dân vạn đò bên phá Tam Giang mở được “cánh cửa” bước vào cuộc đời mới. Đám tang của người cán bộ ấy đông chưa từng có ở Huế sau ngày giải phóng. Hàng nghìn ngư dân từ các đồng tôm kéo lên phố khóc thương anh! Rồi họ rước di ảnh và vong linh anh về bên kia phá Tam Giang, lập nên ngôi miếu thờ như một vị thành hoàng, một vị tổ nghề nuôi tôm để đến ngày giỗ anh hay khi bắt đầu xuống vụ, bà con khắp nơi kéo về nhang khói tri ân...

Ở Tây Giang, một trong những huyện nghèo nhất cả nước, cách nghĩ, cách làm của đội ngũ cán bộ địa phương vì cuộc sống đồng bào thật ấn tượng. Cũng rừng ấy, núi ấy và nỗi khó khăn ấy, nhưng đội ngũ cán bộ vừa trẻ, vừa có năng lực và tâm huyết, biết cộng hưởng tất cả ưu thế ấy thành sức mạnh với một nhạc trưởng năng động và trách nhiệm. “Nhạc trưởng” đó chính là Bí thư Huyện ủy Bhriu Liếc. Nhờ thế, cả hệ thống chính trị của huyện được huy động tham gia, rất bài bản. Chiến lược của Tây Giang là, trước hết tập trung vào cây lúa để xóa đói tại chỗ. Muốn vậy, 70 ngôi làng cũ phải dời đi nơi khác để tạo thêm quỹ đất trồng lúa. Bà con mừng vì về ở làng mới thật khang trang và vui hơn nữa là nhà nào cũng có thêm ruộng để trồng lúa. Nhưng ở núi cao chỉ dựa vào lương thực thì không bao giờ thoát nghèo được và ý tưởng đưa cây cao-su lên núi bắt đầu hình thành trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo Tây Giang. Đã quyết là làm tới! Cuối cùng ý tưởng “động trời” đã thành công ngoài sức tưởng tượng của chính các chuyên gia ngành cao-su, bởi cao-su trồng trên đất dốc sườn núi là một đột phá chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Hơn bảy năm với bao công sức, nhất là tâm huyết, trách nhiệm và năng lực của những cán bộ đầu tàu như Bí thư Bhriu Liếc, gần 900 hộ đồng bào Cơ Tu đã trồng được hơn 1.300 ha cao-su. Với sự giúp đỡ của Tổng công ty Cao-su Việt Nam, cây cao-su Tây Giang phát triển rất tốt và mở ra triển vọng mới cho những vùng đất dốc sườn núi trên dãy Trường Sơn.

Về thăm các xã ven đường Hồ Chí Minh như A Lăng, A Noong, đi qua những sườn núi phủ kín cao-su và những ngôi làng mới ở Prơ Ning hay A Noh ta sẽ tận thấy sự thay đổi sâu sắc trong đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Cơ Tu. Chúng tôi cũng nhận ra, với bà con nơi đây, những cán bộ của Đảng như Bí thư Bhriu Liếc và đội ngũ cán bộ trẻ thật gần gũi, tin yêu. Hẳn thế, bởi ròng rã bao tháng năm các anh đã đổ mồ hôi cùng đồng bào trên từng gốc cao-su.

Cứ như thế, mỗi bận thiên tai đi qua, hay những sự kiện lớn của quê hương, thì câu chuyện về những người cán bộ của Đảng tận trung, tận hiếu lại được kể dài thêm và người kể chuyện không ai khác, chính là quần chúng nhân dân. Những câu chuyện không chỉ kể cho người chưa biết. Đồng bào kể để ôn lại, để tri ân, để nhắc nhở cháu con về một niềm tin yêu son sắt với Đảng mà người miền trung đã nhen lên từ thời khổ tận đau thương, đến nay vẫn thắm đượm nồng nàn. Và họ kể để kỳ vọng, tin tưởng mỗi cán bộ của Đảng hôm nay luôn giữ trọn lời thề vì dân. Như ngày xưa mỗi lần tiễn người thân lên đường theo Đảng làm cách mạng, người miền trung nhắn nhủ:

“Dẫu rằng đá nát, vàng phai
Chữ trung, chữ hiếu xin người chớ quên.” 


Khi quan duoc dan tho
Miếu dân lập thờ ông Phan Thế Phương

19 nhận xét:

  1. Phan Thế Phương mất trong một tai nạn ô tô tại Bình Thuận năm 1991, trên đường công tác.
    Năm 2003, Phan Thế Phương được Chủ tịch Nước truy phong Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới; nhưng từ khi còn sống, với ngư dân đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, ông đã là anh hùng, bởi những đóng góp không nhỏ làm thay đổi đời sống vạn chài lênh đênh, giúp nhiều ngư dân tay trắng thoát nghèo.
    Con người thực, việc thực sáng như sao hôm sao không học tập…
    Một người là anh hùng được dân thờ…
    Một người cũng là anh hùng bị dân chửi, dân đang chờ từng ngày Chủ tịch Nước tước danh hiệu…
    Cuộc đời rất dễ nhưng cũng khó vô cùng…

    Trả lờiXóa
  2. Ngư dân tự góp công góp tiền xây miếu thờ Ông Phan Thế Phương. Miếu được xây tại thôn 14, hướng ra phía Tam Giang, không lúc nào tắt khói hương.lúc 02:15 3 tháng 8, 2013

    Ngư dân thôn 14, xã Quảng Công tự góp công góp tiền xây miếu thờ, tôn vinh Phan Thế Phương là “ông tổ nghề nuôi tôm” ở Thừa Thiên – Huế. Miếu được xây tại thôn 14, hướng ra phía Tam Giang, với kiến trúc truyền thống Huế, hàng chục năm nay không lúc nào tắt khói hương.

    Trả lờiXóa
  3. Hồ Xuân Mãn: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân…lúc 02:28 3 tháng 8, 2013

    Sinh thời, có lẽ Phan Thế phương không bao giờ nghĩ mình sẽ được người dân lập miếu thờ như hiện nay.
    Nhưng với ngư dân trên đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, từ lâu ông đã trở thành người anh hùng trong lòng của họ.
    Ông đã sống hết mình vì sự an cư, no ấm của bà con ngư dân, đến cả khi mất rồi, ông vẫn đồng hành cùng họ trên con đường xóa đói giảm nghèo trên quê hương Thừa Thiên – Huế như một sự tích thời hiện đại.
    Ông Hồ Xuân Mãn nguyên Ủy viên trung ương Đảng CSVN
    Bước qua đồng chí để thăng tiến...
    Bước lên vai thủ trưởng để vinh danh...
    Gom công, cướp công đồng đội để làm thành tích...
    Mãn: Một con người mưu mô, xảo quyệt...Mãn?
    Hồ Xuân Mãn: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân…

    Trả lờiXóa
  4. Người ta nói ngày xưa những người có công lao lớn với dân, công lao thực sự, không dựa vào một thế lực ủng hộ nào, uy thế nào, chỉ bằng tấm lòng và công sức, thường được dân lập miếu thờ sau khi người đó qua đời. Rồi sau đó triều đình mới căn cứ vào sự đánh giá của dân mà sắc phong thành... THẦN.

    Nhưng đây là chuyện một ông giám đốc sở được lập miếu thờ vì thành tích giúp dân chuyển đổi lối làm ăn, xoá nghèo cho cả chục vạn dân bằng nghề nuôi tôm thì đúng như lời người dân, là chuyện "e hiếm, e ít có, e... không có". Thế mà vẫn có đấy! Câu chuyện cảm động đến... không dám so sánh ông Phương với các giám đốc khác của chúng ta hiện nay (!). Tôi nghĩ nếu có chuyện "hậu sắc phong" thì cũng quý. Còn nếu không thì với người dân vạn đò vùng phá Tam Giang, ông Phương đã hoá THẦN rồi!

    Thể theo tâm nguyện của cán bộ và nhân dân xã Quảng Công, UBND huyện Quảng Điền đã có quyết định đổi tên Trường THCS Quảng Công thành Trường THCS Phan Thế Phương. Một tấm bia tưởng niệm ghi lại công đức của Phan Thế Phương cũng sẽ được dựng trang trọng giữa sân trường. Xã cũng đang dự định quy hoạch, xây dựng lại ngôi miếu thờ.

    Trả lờiXóa
  5. Anh hùng Phan Thế Phương, người cộng sản Phan Thế Phương đã đi xa 22 năm rồi, nhưng hình ảnh, việc làm của anh vẫn đang đồng hành mỗi ngày cùng người dân trên con đường phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống lâu dài…

    Trả lờiXóa
  6. Người dân đã thờ phụng một “ông quan” biết lo cho dân như thế đấy, dù đó chỉ là một “ông quan” có chức vụ khiêm tốn!lúc 03:21 3 tháng 8, 2013

    Miếu thờ anh Phan Thế Phương được lập.
    Đây là địa chỉ người dân tỏ lòng biết ơn với người cán bộ Đảng biết lo cho dân.
    Tấm ảnh tại miếu thờ anh Phương ở thôn 14 xã Quảng Công được người dân các huyện Phú Vang, Quảng Điền nhân thành nhiều bản để lập bàn thờ tại các hồ tôm, trại giống của mình.
    Người dân đã thờ phụng một “ông quan” biết lo cho dân như thế đấy, dù đó chỉ là một “ông quan” có chức vụ khiêm tốn!

    Trả lờiXóa
  7. Cũng Chủ tịch Nước phong tặng anh hùng.lúc 03:29 3 tháng 8, 2013

    Dân Thạch Hãn không chơi
    Dòng họ từ chối
    Xóm làng xua đuổi
    Đồng đội coi khinh
    Đảng đang xem xét khai trừ
    Nhân dân châm châm vào chửi…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dựng tượng anh hùnglúc 04:30 3 tháng 8, 2013

      Đám lâu la đã có ý tưởng dựng tượng anh hùng để đền đáp công ơn sắp đặt...

      Xóa
  8. Một hướng đi đúng của Xã Quảng Công, một địa chỉ mà những đầy tớ của dân cần biết để làm việc cho dân vui...lúc 04:27 3 tháng 8, 2013

    Xã Quảng Công cũng đang tính đến chuyện quy hoạch, xây dựng lại ngôi miếu thờ, không chỉ làm chỗ hương khói tri ân mà còn như một địa chỉ di tích, văn hoá đầy tính nhân văn để du khách và những người quan tâm tới lui thăm viếng…
    Một địa chỉ mà những đầy tớ của dân cần biết để làm việc cho dân vui...

    Trả lờiXóa
  9. Nhân dân như trời ở xa mà rất gần…phán quyết của nhân dân không sai…lúc 13:04 3 tháng 8, 2013

    Với người dân Huế, đám tang của người cộng sản Phan Thế Phương là lớn nhất từ ngày giải phóng đến nay, một đám tang mà đi sau quan tài là hàng vạn nhân dân, những người dân chân đất, những người dân một nắng hai sương…
    Đám tang của cha mẹ quan ngày nay, dù họ đang ở nơi thâm sơn cùng cốc, chắc chắn xe ô tô công tiền tỉ ùn ùn thăm viếng và đưa tiễn…
    Nhưng các vị quan “nhớn” ơi, liệu khi các vị chỉ cần về hưu là đã “đi sớm về trưa một mình?”
    Nhân dân như trời ở xa mà rất gần…phán quyết của nhân dân không sai…

    Trả lờiXóa
  10. Dự báo, với người dân Huế, đám tang của người AHLLVTND năm 2010 cũng sẽ được chú ý nhất từ ngày giải phóng đến nay, một đám tang mà đi sau quan tài không có những người dân chân đất, những người dân một nắng hai sương…những người nuôi tôm.
    Chỉ có TÔM TÉP đi đưa và lập tượng bằng lời thị phi để thờ…
    Nhân dân như trời ở xa mà rất gần…phán quyết của nhân dân không sai…

    Trả lờiXóa
  11. Hồ Xuân Mãn để lại cho Thừa Thiên Huế cái họa quá lớn, Ban thường vụ do Mãn dựng lên, tất nhiên phải bảo vệ Mãn…
    Mãn là người có đức độ thì hiển nhiên trở thành một điển hình cho cả tỉnh, thậm chí cả nước học tập, noi gương…
    Mãn là người “anh hùng”, là một Thạch Sanh thời hiện đại…nhân dân sẽ dung tên để đặt tên đường, tên trường…Bác Phan Thế Phương nhân dân còn lập miếu thờ…con người này sẽ đi vào huyền thoại…hơn cả anh hùng.
    Đảng luôn chú trọng xây dựng và nhân điển hình là nhiệm vụ thường xuyên, Ban thường vụ là hạt nhân của công tác này…Sai lầm của Ban thường vụ là chọn sai điển hình, Mãn làm bí thư 2 nhiệm kì đã quá nhiều điều tiếng không hay…đưa lên làm anh hùng thì phải thổi phồng thành tích…thiên hạ thì trăm tai, ngàn mắt…làm sao mà Ban thường vụ này "lấy thúng úp voi" được?
    Bùi Thanh Hà vừa xác nhận "Đúng" thành tích của Hồ Xuân Mãn…vừa là thành viên của Đoàn kiểm tra TƯ, thì thái độ của Bùi Thanh Hà đã biểu lộ với các bác CCB cũng là điều dễ hiểu, đó cũng chỉ là câu chuyện chúng ta nói mãi “vừa đá bóng, vừa thổi xúp lê”…
    Cái khó của một vài anh chủ chốt trong Ban thường vụ là:
    -Không bảo vệ cho Mãn thì sợ mang tiếng “qua cầu rút ván”…
    -Có biểu hiện bênh vực Mãn thì bị thiên hạ ví là “con tôm, con tép”…
    Hồ Xuân Mãn, đã trở thành Lý Thông hiện đại…để lại một hậu quả quá nặng nề…một nhân vật phản diện…của một vỡ kịch tồi…

    Trả lờiXóa
  12. Anh Mãn đưa đứa con trai ngoài giá thú về hợp thức hóa chưa hè...? 9 tuổi rồi chớ chi nữa.

    Anh học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ đoạn mô trong sử sách mà hay ri trời. Chỉ cho anh em học với.

    Trả lờiXóa
  13. Dân yêu Dân quí Dân lập miếu thờ Phan Thế Phương
    Dân oán Dân thán Dân đái sập mồ hồ xuân mãn.

    Trả lờiXóa
  14. lần đầu mình nghe chuyện ông Phan Thế Phương, thật cảm động,
    lần thứ một nghìn nghe chuyện về hồ xuân mãn, thật càng nghe càng thúi, càng khinh....

    Trả lờiXóa
  15. Cam on Quang Minh dua Bac Phan The Phuong len dien dan de con chau hoc tap.
    Cuoc doi van con nhung tam guong sang bac nhi?

    Trả lờiXóa
  16. **ngày 04 tháng 8 năm 2013 tên bồi bút hữu thu cùng đám cánh hẩu sành sỏi bodit theo đóm ăn tàn chui rúc tận xã Phong Bình,Phong Điền để tán phát tài liệu tưng công , chạy tội cho hồ xuân mãn.

    **tin tức từ đám đệ của hồ xuân mãn rằng: mấy ngày nay hồ xuân mãn đang bôn ba lặn lội ngoài HÀ NỘI để cúc cung các cơ quan trung ương nắm thẩm quyền để xin được tự rút tên khỏi cuốn sổ ghi danh ahllvtnd.


    ++thông tin từ VC CCB PHONG ĐIỀN ngày mai thứ hai 05.8.2013 đồng Ngô Văn Dụ UV BCT CN UBKTTW vào PHONG ĐIỀN TTH để thông báo kết quả của việc kiểm tra xử lý nghi án khai man thành tích cướp công đồng đội để chạy đanh hiệu ahllvtnd của hồ xuân mãn.

    Trả lờiXóa
  17. Khai trừ Hồ Xuân Mãn ra khỏi Đảng, Đảng CSVN mới còn uy tín lãnh đạolúc 04:51 4 tháng 8, 2013

    VC chi yeu cau HXM phair chiu nhuc nha xin rut khoi danh hieu AHLLVTNH.
    Dang CSVN muon co uy tin thi phai khai tru HXM ra khoi Dang.
    Khong khai tru, chi cho Man rut lui danh hieu, thi Dang CSVN chi la mot luc luong chinh tri da bi luu manh hoa.

    Trả lờiXóa
  18. Khai trừ Hồ Xuân Mãn ra khỏi Đảng CSVNlúc 04:58 4 tháng 8, 2013

    Mãn xúc phạm đến chiến sĩ đồng bào, Mãn làm mất uy tín đảng CSVN.
    Phải khai trừ Mãn ra khỏi Đảng, Đảng mới còn uy tín để lãnh đạo nhân dân...

    Trả lờiXóa