Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Bàn tay không che được bầu trời

>> Bao CA Thứ bảy, 25/05/2013: Vụ nguyên Bí thư Tỉnh ủy bị tố cáo khai man


(CATP) Hơn 20 cán bộ hưu trí, cựu chiến binh vẫn kiên định đấu tranh, tố cáo ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên - Huế khai man thành tích để được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Những người tố cáo cho biết, sau khi xem xét 17 thành tích tự khai để được phong tặng anh hùng thì thấy bộc lộ 5 tội của ông Mãn. Tội thứ nhất là cướp công đồng đội. Ví dụ ông Mãn khai dùng súng bắn chết tên phản động khét tiếng N.C.Đ nhưng sự thật là các ông Phạm Dương, Tạ Hồng Quang và Trương Văn Thành (hiện còn sống) là những người phục kích, đặt mìn và diệt tên Đ.

Tội thứ hai là chuyện không nói có, ít nói nhiều. Ví dụ, năm 1967, ông Mãn khai đi làm du kích, nhưng năm 1966 lại cùng đơn vị bảo vệ an toàn Tỉnh ủy, diệt lính Mỹ. Ông Mãn khai, tổ chức đơn vị đánh gần 100 trận, diệt 150 tên Mỹ ngụy, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự. Tuy nhiên từ năm 1972 - 1975 chỉ xảy ra khoảng 20 trận đánh ở hai xã Phong Sơn và Phong An. 

Tội thứ ba là cậy quyền cậy thế, tự làm thành tích mà không có đơn vị vũ trang, không được tập thể bầu chọn ngoài đơn vị công tác - Tỉnh ủy (nơi ông làm lãnh đạo cao nhất) xác nhận. 

Tội thứ tư là lừa Đảng và Nhà nước khi khai báo gian dối. Ông Mãn từng nói với chúng tôi: “Một trong những “nguyên tắc” để phong anh hùng là có cấp trên gợi ý”. Vậy thì ai đã gợi ý hoặc cơ quan chức năng bị ông Mãn qua mặt? Ông Hoàng Phước Sum (trung tá, nguyên Thanh tra công an tỉnh) cho biết: “Nếu ông Mãn không là Bí thư Tỉnh ủy thì không thể khai man thành tích và nhận danh hiệu anh hùng được”. 

Tội thứ năm là làm cho niềm tin của nhân dân bị giảm sút đối với một số cán bộ, cơ quan làm công tác lãnh đạo, quản lý. Đau đớn hơn, việc làm của ông Mãn không được nhân dân địa phương đồng tình, ủng hộ và bị người thân, cấp trên, đồng đội từng vào sinh ra tử với mình tố cáo.

Sau khi gửi đơn tố cáo ông Mãn và cung cấp thông tin cho báo chí, nhiều cán bộ, cựu chiến binh Hồ Nghĩa, Hoàng Văn Phận, Hoàng Tiến Dũng... liên tục bị dọa giết, hành hung. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cũng đã tích cực vào cuộc. Ông Dũng nói: “Chúng tôi đang chờ kết luận cấp trên và nếu kết quả không khả quan thì chúng tôi sẽ kiện ông Mãn ra tòa án binh về tội cướp công của đồng đội”.

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hà từng tham gia cách mạng vào thời gian và địa điểm ông Mãn chiến đấu, cho biết: “Sau khi chúng tôi vạch trần sự khai man của ông Mãn và được nhiều cơ quan báo chí phản ánh, làm rõ thì dư luận đã hiểu rõ. Thực ra người dân đã nói nhiều về những việc làm của ông Mãn nhưng chưa có chứng cứ xác thực. Giá như ông Mãn biết dừng lại, đừng tham lam, biết hổ thẹn và tự nguyện xin rút danh hiệu. Trong ba tháng nay, ông Mãn “ở ẩn”, cáo bệnh và không tham gia các sự kiện, các cuộc gặp gỡ, làm việc tại Huế của lãnh đạo Đảng, Nhà nước”. 
Hoàng Quân
Ngày 03/3/2013 lần cuối cùng Mãn xuất hiện sự kiện ở Huế,
Ông Bùi Đức Phú mời Hồ Xuân Mãn lên chụp ảnh kỉ niệm nhân dịp Chủ tịch Nước trao danh hiệu Anh hùng lao động thời kì đổi mới cho GS TS TTND Bùi Đức Phú.

Những bài báo ca ngợi thành tích của Hồ Xuân Mãn

  1. Tránh đi theo vết xe đổ của Hồ Xuân Mãn
  2. Chân lý trước mắt ta thôi
  3. Cán bộ và luân chuyển cán bộ sau 10 năm thực hiện 
  4. Đôi điều suy nghĩ về Huế (tt)
  5. Đôi điều suy nghĩ về Huế
  6. Hồ Xuân Mãn Cuộc
  7. Chỉ có một khả năng...
  8. Tâm tư người lính già
  9. Lý Thông đời mới
  10. Báo chí viết về AHLLVTND HỒ XUÂN MÃN
  11. Buổi gặp gỡ của chiến sĩ an ninh
  12. Tường thuật buổi làm việc của UBKTTW với CCB Phong...
  13. Ngày kị lần thứ 40 ở thôn Phò Ninh
  14. Bàn tay không che được bầu trời
  15. Việt Cộng viếng đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ H...
  16. HỒ VIẾT BÁ & BẢN THÀNH TÍCH CỦA ÔNG HỒ XUÂN MÃN
  17. Gặp người biệt động thành Huế từng lên truyền hình...
  18. Thi hành kỷ luật khai trừ khỏi Đảng và đình chỉ ch...
  19. Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu?
  20. Thượng bất chính, hạ tắc loạn
  21. Ủy ban KTTƯ: 30/6/2012 giải quyết xong danh hiệu A...
  22. "Vua"Huế đi săn thời nay
  23. Mãn "ĐI" làm anh hùng chứ không có "CHẠY"...
  24. Xin hỏi Trần Văn Minh người bí thư thầm lặng...27 ...
  25. Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn tự kể về nhiều cái nhất...
  26. Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông...
  27. Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo ...
  28. Bài báo của Phan Bùi Bảo Thy đăng 2 số trên Báo An...
  29. Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đ...
  30. Nhân Dân Tự Vệ VNCH
  31. Đơn khiếu nại về thành tích khai man của Bí thư tỉ...
  32. Một bài bình luận về "anh hùng" trên Báo Lao Động
  33. Xào xáo làm báo kiểu Phan Bùi Bảo Thy
  34. Hữu Thu...tự bán rẻ nhân cách với một giá bèo
  35. Mãn lên chức bí thư tỉnh ủy ở phút 89...
  36. Trung tá Hồ Xuân Phương
  37. Chủ nhân của 3.000 USD thưa chuyện với anh Mãn
  38. Từ bài báo "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN"
  39. Đất cố đô có "vua"!
  40. XIN HỎI ÔNG BÍ THƯ TỈNH UỶ
  41. BÍ THƯ TỈNH UỶ THỪA THIÊN HUẾ, HỒ XUÂN MÃN

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

SỰ TẦM THƯỜNG

Nguyễn Khoa Điềm



Bây giờ ta có thể bầu bạn với sự tầm thường
Vợ chồng sớm chiều treo mình lên cái đinh mắc màn
Bàn chuyện chạy chọt
Những đứa trẻ phải vào được lớp một
Đừng gieo vào đầu con những mơ ước xa xôi
Mơ ước nào cũng có giá.
Đôi người nhắc nhở rằng
Không phải độc lập tự do cao quý hơn tất cả
Mà chính là nhẫn nhục để ổn định.
Đức Phật từ bi
Xin người đừng mắng tôi
Khi tôi nói lắm kẻ muốn ngài ngậm miệng ăn tiền
Với tờ giấy bạc trên miệng.
Sự tầm thường thật kín kẻ
Mặc những tấm áo đúng thời tiết
Tụ tập trên các diễn đàn
Nói lời rỗng
Đồng phục các cuộc thảo luận đại sự
Luôn luôn tìm một mặt bằng để ngả lưng
Chúng ta có đủ mọi phong trào, các cuộc họp liên miên
Để chỉ nhõn sắm ra sự tầm thường
Tai quái.
Chúng ta coi sự sáng tạo là đáng sợ
Chúng ta ghét bọn “ chơi trội”
Cứ bày ra chuyện đâu đâu
Họ đâu biết tiếng “ keng” của sự cụng ly
Nói nhiều hơn tất cả !
Bây giờ các bí thư sẽ chạy ra đường
- Thay vì bước vào phòng họp –
Để xua cán bộ làm việc.
Bây giờ các nàng ca-ve học nói lời lịch sự
Để tham gia nhóm lợi ích.
Các bậc lão thành đang ngủ trong phòng máy lạnh,
Nhường chỗ cho sự tầm thường lên ngôi …
Đôi khi tôi tin rằng chúng ta thua cỏ
Vì cỏ có thể lụi đi để sống lại
Tốt tươi hơn
Mãnh liệt hơn
Trong khi sự tầm thường đóng bộ áo
Tang chế, nhạt nhòa
Cúi đầu
Đi sau cái chết
24.4.2013

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Việt Cộng viếng đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ Hương Điền sáng 14/4 Quý Tỵ (23/5/2013)







Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có con người như chân lý sinh ra



Nhân kỷ niệm 38 năm ngày miền Nam hoàn toàn Giải phóng (30/04/1975 – 30/04/2013) và kỷ niệm 123 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng nay vào lúc 7h ngày 23/05/2013 (ngày 14/4/Quý Tỵ), những người anh em là cựu chiến binh đang sống chiến đấu trên quê hương Thừa thiên Huế tổ chức buổi viếng thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Hương Điền. 

Viếng Nghĩa trang Liệt sĩ là một trong những hoạt động thường kỳ của những chiến binh đang sống tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh vì tổ quốc. 

Hoạt động này nhằm thể hiện lòng tri ân sâu sắc những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu vì nền độc lập của dân tộc, thống nhất đất nước. 

Đồng thời, qua hoạt động đầy thiêng liêng, ý nghĩa này chúng ta càng thêm trân trọng, yêu quý, tự hào về quê hương đất nước và sống như thế nào để xứng đáng với sự hy sinh to lớn của đồng đội.


  1. Tránh đi theo vết xe đổ của Hồ Xuân Mãn
  2. Chân lý trước mắt ta thôi
  3. Cán bộ và luân chuyển cán bộ sau 10 năm thực hiện 
  4. Đôi điều suy nghĩ về Huế (tt)
  5. Đôi điều suy nghĩ về Huế
  6. Hồ Xuân Mãn Cuộc
  7. Chỉ có một khả năng...
  8. Tâm tư người lính già
  9. Lý Thông đời mới
  10. Báo chí viết về AHLLVTND HỒ XUÂN MÃN
  11. Buổi gặp gỡ của chiến sĩ an ninh
  12. Tường thuật buổi làm việc của UBKTTW với CCB Phong...
  13. Ngày kị lần thứ 40 ở thôn Phò Ninh
  14. Bàn tay không che được bầu trời
  15. Việt Cộng viếng đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ H...
  16. HỒ VIẾT BÁ & BẢN THÀNH TÍCH CỦA ÔNG HỒ XUÂN MÃN
  17. Gặp người biệt động thành Huế từng lên truyền hình...
  18. Thi hành kỷ luật khai trừ khỏi Đảng và đình chỉ ch...
  19. Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu?
  20. Thượng bất chính, hạ tắc loạn
  21. Ủy ban KTTƯ: 30/6/2012 giải quyết xong danh hiệu A...
  22. "Vua"Huế đi săn thời nay
  23. Mãn "ĐI" làm anh hùng chứ không có "CHẠY"...
  24. Xin hỏi Trần Văn Minh người bí thư thầm lặng...27 ...
  25. Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn tự kể về nhiều cái nhất...
  26. Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông...
  27. Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo ...
  28. Bài báo của Phan Bùi Bảo Thy đăng 2 số trên Báo An...
  29. Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đ...
  30. Nhân Dân Tự Vệ VNCH
  31. Đơn khiếu nại về thành tích khai man của Bí thư tỉ...
  32. Một bài bình luận về "anh hùng" trên Báo Lao Động
  33. Xào xáo làm báo kiểu Phan Bùi Bảo Thy
  34. Hữu Thu...tự bán rẻ nhân cách với một giá bèo
  35. Mãn lên chức bí thư tỉnh ủy ở phút 89...
  36. Trung tá Hồ Xuân Phương
  37. Chủ nhân của 3.000 USD thưa chuyện với anh Mãn
  38. Từ bài báo "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN"
  39. Đất cố đô có "vua"!
  40. XIN HỎI ÔNG BÍ THƯ TỈNH UỶ
  41. BÍ THƯ TỈNH UỶ THỪA THIÊN HUẾ, HỒ XUÂN MÃN

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

HỒ VIẾT BÁ & "BẢNG THÀNH TÍCH" CỦA ÔNG HỒ XUÂN MÃN

Theo yêu cầu, chúng tôi tóm tắt những điểm chính (bản gốc)
-“1964, 16 tuổi, giác ngộ cách mạng, thoát ly ra vùng giải phóng, tham gia vào lực lượng an ninh vũ trang tỉnh TTH. Thời gian này cùng với đơn vị bảo vệ an toàn Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo, điển hình năm 1966, đã cùng đơn vị tiêu diệt gọn một tiểu đội biệt kích Mỹ ( 6 tên), bảo vệ an toàn hậu cứ”. Từ cuối năm 1964, được phân công đưa đón, trinh sát, bảo vệ các đồng chí lãnh đạo về đồng bằng chỉ đạo phá ấp chiến lược.
- Đầu năm 1968, ở Tiểu đoàn trinh sát vũ trang làm nhiệm vụ đặc biệt giải phóng Huế….Được phân công trinh sát các mục tiêu trọng điểm Ty cảnh sát Ngụy, Lao Thừa Phủ, Tỉnh Trưởng … Ngay trong đêm 30 Tết đã tiêu diệt toàn bộ Dinh tỉnh trưởng, Ty cảnh sát,…Cùng lượng đặc công giải phóng lao Thừa Phủ…Được phong tặng “Dũng sĩ diệt Mỹ, diệt ác ôn” và huy hiệu "Tấn công nổi dậy, anh dũng, kiên cường”
- Tháng 4/1968: chỉ huy tổ 3 người , phục kích diệt gọn 6 tên Mỹ ở Tà Lương, 5/1968, tiêu diệt 9 tên Mỹ, thu vũ khí.
-6/1968: đã chỉ huy tổ trinh sát 3 đ/c phục kích địch, diệt 1 tên quận phó và 2 cảnh sát Quận Phong Điền trên QL1A, cây số 26
-Từ 1969-1975: Tổ chức đơn vị đánh gần 100 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 150 tên Mỹ-Ngụy, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự...
Điển hình: 4/1970: Chế tạo quả mìn tự tạo bằng đầu đạn ĐKB, làm cháy tại chỗ một máy bay H34, tiêu diệt 34 tên Mỹ… được tặng Dũng sĩ cấp ưu tú, Huân chương chiến công hạng 2.
- Tháng 11/70: Chỉ huy đơn vị giải tán toàn bộ lực lượng phòng vệ dân sự Phong An, đưa 48 thanh niên ra vùng giải phóng.
- 5/1971: Chỉ huy du kích xã Phong An tiêu diệt 23 tên địa phương quân.
-1/1972: Dùng mìn tự tạo tiêu diệt 27/28 tên địa phương quân (Xin hỏi Trần Văn Minh người bí thư thầm lặng...27 hay 11?).
-Năm 1972: Cải trang lính dù ngụy, tiêu diệt tên ấp trưởng Phò Ninh, xã Phong An , tên ác ôn khét tiếng Hoàng Sớm, 1 tên phó ty chiêu hồi, 1 ấp phó, 2 cảnh sát đặc biệt, 1 địa phương quân, làm quần chúng nức lòng.
Bằng mìn tự tạo , đã diệt tên Nguyễn Công Đáng một tên chiêu hồi chuyên chỉ điểm quật hầm cán bộ và 2 đồng bọn.
- Năm 1973: Tôi đã tổ chức lực lượng đánh giải vậy cho 1 trung đội thuộc Trung đoàn 1, Sư 324 bằng cách đánh thẳng vào đội hình xe tăng địch, sử dụng súng B40 bắn cháy tại chỗ 1 xe M113 và đơn vị tiêu diệt 12 tên biệt động quân, kịp thời giải vậy , đưa trung dội và 5 cáng thương binh ra vùng an toàn.
- 12/1974: Cùng 2 đồng chí du kích sử dụng mìn định hướng tiêu diệt 1 trung đột nghĩa quân ngụy, 27 tên chết tại chỗ
- Từ 8/3 đến 26/3/1975: Chỉ huy lực lượng du kích và an ninh xã đánh các chốt quân ngụy, dẫn đường cho lực lượng Quân đoàn 2 tác chiến các mục tiêu An Lỗ, Cầu An Hòa, chốt cột cờ Phu Văn Lâu, giải phóng Huế. (Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu?).
-Sau 1975 : Tôi đã chỉ huy, chỉ đạo tháo gỡ bom mìn phá hủy hàng ngàn quả mìn địch gài lại. Tổ chức khai hoang đưa dân về làng cũ. Được Tỉnh đội đánh giá cao.
-Đến năm 1976: Được đi đào tạo trường Tuyên huấn TW II, năm 1980, ra trường, được bầu vào các chức vụ : Bí thư huyện đoàn, Ủy viên thường vụ, Trưởng Ban tuyên giáo, Phó bí thư thường trực. Bí thư Phong Điền. 1990: Vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. 1993: Ủy viên Thường vụ tỉnh ủy, phó bí thư trực, Chủ tịch HĐND. Năm 2000, được bầu làm bí thư Tỉnh Ủy, Đại hội Đảng toàn quốc IX, X, được bầu vào BCH Trung ương Đảng.
Điển hình là trong 2 nhiệm kỳ qua, tôi đã cùng Ban TVTU chỉ đạo phá nhiều vụ án của các Tổ chức phản động như : Khối “8406”, Đảng Thăng Tiến, Đảng Lạc Hồng cầm đầu là Nguyễn Văn Lý, được quần chúng hoan nghênh, Trung ương khen thưởng.
-Trong chiến đấu được tặng thưởng : 4 Huân chương chiến công, kháng chiên; 2 lần là Chiến sĩ thi đưa cấp Quân Khu, 1 lần chiến sĩ thi đưa toàn miền Nam, , 33 lần tặng dũng sĩ diệt Mỹ
- Trong thời kỳ đổi mới, được tặng thưởng : 6 huân chương các loại.


AHLLVTND Hồ Xuân Mãn, Chánh Văn phòng tỉnh ủy Hồ Viết Bá
Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy Trần Thanh Bình

Vụ “Anh hùng khai man thành tích”: Tố cáo đúng sự thật

03/01/2014 08:39 (GMT + 7)
TT - Ngày 2-1, tại trụ sở Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra trung ương có cuộc làm việc với những người tố cáo chuyện ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, khai man để nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Bốn cựu chiến binh đã viết đơn tố cáo ông Hồ Xuân Mãn khai man lý lịch - Ảnh: n.linh
* Đề nghị hủy quyết định phong tặng danh hiệu anh hùng đối với ông Hồ Xuân Mãn
Đoàn công tác mời ba trong bốn người đứng đơn tố cáo là các cựu chiến binh: Hoàng Phước Sum, Hoàng Văn Phận và Hoàng Tiến Dũng đến để thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương và quyết định của Ban Bí thư.
Chỉ có hai thành tích đúng
Tại buổi làm việc, đoàn công tác cho biết qua thẩm tra xác minh, Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận nội dung tố cáo của các cựu chiến binh là đúng sự thật. Trong 17 thành tích của ông Hồ Xuân Mãn báo cáo để nhận danh hiệu anh hùng, chỉ có hai thành tích đúng, tám thành tích là khai man, ba thành tích chỉ với vai trò người tham gia phối hợp chứ không thể là người chỉ huy. Ngoài ra, có bốn thành tích khác của ông Mãn không đủ cơ sở xác định.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương cho biết ông Mãn thoát ly tham gia cách mạng từ năm 1967 chứ không phải năm 1964 (lúc 16 tuổi) như trong báo cáo thành tích của ông. Ông Mãn cũng không tổ chức, chỉ huy một số trận đánh tiêu diệt nhiều sinh lực địch như ông khai. Trong đó, các thành tích tham gia chiến dịch Mậu Thân 1968, tấn công TP Huế và dẫn đường cho Quân đoàn 2 tấn công từ phía bắc vào giải phóng Huế tháng 3-1975 đều không đúng sự thật. Kết luận này cũng khẳng định thành tích ông Mãn khai từ năm 1969 đến ngày 26-3-1975 tổ chức đánh gần 100 trận, tiêu diệt 150 tên địch, phá hủy một máy bay và 37 xe quân sự là không đúng sự thật. Tương tự, các thành tích như phá tan chiến dịch Phượng Hoàng, diệt ác ôn Nguyễn Công Đảng ở xã Phong Sơn đều không phải thành tích của ông Mãn.
Đoàn thanh tra cũng cho rằng việc ông chánh văn phòng Tỉnh ủy xác nhận vào bản thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu cho ông Mãn (lúc đó đang là bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế) là sai, phải xem xét xử lý trách nhiệm.
Tại buổi làm việc, đoàn công tác công bố công văn của Văn phòng Trung ương Đảng do ông Trần Văn Thành (phó chánh văn phòng) ký. Công văn nêu rõ: tại phiên họp ngày 17-12-2013, sau khi xem xét báo cáo của Ủy ban Kiểm tra trung ương về kết quả giải quyết tố cáo ông Hồ Xuân Mãn, Ban Bí thư quyết định những vấn đề như sau: “Đồng ý với đề nghị của Ủy ban Kiểm tra trung ương, đề nghị các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đối với đồng chí Hồ Xuân Mãn theo đúng quy định của Luật thi đua - khen thưởng. Giao Ủy ban Kiểm tra trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm, khuyết điểm trong việc xét phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho đồng chí Mãn”.
Công văn của Văn phòng Trung ương Đảng còn cho biết ông Hồ Xuân Mãn đang mắc bệnh hiểm nghèo theo tờ trình của hội đồng chuyên môn Bệnh viện Sức khỏe miền Trung nên chưa xem xét kỷ luật đối với ông Mãn. Lúc nào cơ quan có thẩm quyền xác nhận ông Mãn hết bệnh hiểm nghèo sẽ tiến hành kỷ luật. Đây chỉ là tạm hoãn chứ không phải không kỷ luật.
Sẽ xử lý các cơ quan tham gia đề nghị
Chiều 2-1, ông Nguyễn Ngọc Thiên, bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, cho biết theo thông báo của Ủy ban Kiểm tra trung ương, tỉnh sẽ triển khai những phần việc thuộc về trách nhiệm của tỉnh. Trong đó, tỉnh sẽ xem xét trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cho tỉnh trong việc xác nhận hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng của ông Mãn. Việc xem xét và xử lý cụ thể sẽ có thông báo sau.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ông Mãn do UBND tỉnh lập tờ trình. Hồ sơ đề nghị gồm có: tờ trình của chủ tịch UBND tỉnh, có ý kiến nhất trí đề nghị bằng văn bản của tỉnh ủy, báo cáo thành tích của ông Mãn có xác nhận của tỉnh ủy, biên bản đề nghị tặng danh hiệu anh hùng của hội đồng thi đua - khen thưởng tỉnh.
Trước đó, Huyện ủy Phong Điền, UBND huyện Phong Điền (nơi hoạt động của ông Mãn thời kháng chiến) cũng có văn bản đề nghị. Hồ sơ này còn được xác nhận bởi hệ thống cơ quan quân sự gồm: Ban chỉ huy quân sự huyện Phong Điền, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bộ tư lệnh Quân khu 4 và Bộ Quốc phòng. Ban thi đua - khen thưởng trung ương thẩm định hồ sơ trên cơ sở đề nghị của tỉnh, ý kiến của các cơ quan quân sự và đề nghị của Hội đồng thi đua - khen thưởng trung ương. Tháng 8-2010, ông Mãn được phong tặng danh hiệu anh hùng trước khi về hưu một tháng.
NGUYÊN LINH - MINH TỰ

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

GS Nguyễn Lân Dũng: Rất nhiều người Việt ham tiền, vô cảm, hèn nhát

Thứ hai 13/05/2013 07:15
(GDVN) - GS.NGND Nguyễn Lân Dũng chỉ ra 5 tính xấu của không ít người Việt Nam đó là: Ham tiền, hiếu danh, coi thường danh dự, vô cảm và hèn nhát, coi nhẹ ý nghĩa "đồng bào".
Lời tòa soạn: PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng: Người Việt hiện đại xấu nhất là thói hám danh, chuộng lạ, sính ngoại, sính hình thức,... còn với GS Nguyễn Lân Dũng thì: "Tự nhiên biến mình thành hèn hạ, chịu khuất phục, làm ngơ trước mọi sai trái, mọi diễn biến xấu trong xã hội (cái gọi là chủ nghĩa mackeno) - Tôi cho đó là cái xấu nhất đang kìm hãm sự phát triển của xã hội ta, cản trở việc phát huy các thành tựu của sự nghiệp Đổi mới do Đảng ta khởi xướng. 
Báo Giáo dục Việt Nam đã có buổi trao đổi với GS.Nguyễn Lân Dũng xung quanh vấn đề này.

Tự biến mình thành hèn hạ

- Là một Giáo sư - Tiến sỹ, Nhà giáo Nhân dân rất gần gũi với người Việt Nam, theo ông, người Việt có tính xấu nào cần phải thay đổi trong thế giới hiện đại?
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Không có tính xấu nào là của mọi người Việt, nhưng có thể có những tính xấu của một bộ phận không nhỏ người Việt. Trong thế giới hiện đại mọi người đều tiếp nhận được không ít những nét đẹp văn hóa do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đem lại. Chẳng hạn như thói quen thường xuyên theo dõi tin tức trong và ngoài nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là truyền thanh, truyền hình. Với giới trẻ là thông qua internet, điện thoại trực tuyến...
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường bên cạnh các ưu việt rõ rệt so với nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây, nhưng do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể mang lại không chỉ có tiến bộ mà còn cả suy thoái, khủng hoảng và xung đột xã hội. Cái chính là việc chạy theo đồng tiền bằng mọi giá.

- GS. Nguyễn Lân Dũng nói về tính xấu của người Việt. 

"Tham lam còn dẫn đến mất uy tín quốc tế..." 

Trước đây trong các cuộc kháng chiến, mọi người sống giản dị, thân thiện với nhau, khoảng cách giàu nghèo thu hẹp, cán bộ gần gũi với dân và tôn trọng dân. Ngày này, bộ phận nhẽ ra phải là ưu tú nhất trong xã hội là cán bộ, đảng viên nhưng như nhận xét của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 4 thì: "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”.
Chúng ta từng có khẩu hiệu "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau". Nay một bộ phận không nhỏ Đảng viên suy thoái, biến chất thì tránh sao khỏi sự suy thoái, biến chất của quần chúng? Người ta coi chuyện chạy chọt bằng phong bì là chuyện bình thường và thường được gọi là văn hóa phong bì. Từ vị trí chủ nhân ông của đất nước người dân mặc nhiên hạ thấp vị trí của mình xuống, việc gì cũng phải xin xỏ, cầu cạnh, không dám công khai tố cáo các hành động sai trái của những người có chức có quyền (một phần do pháp luật quy định người đưa hối lộ cũng có tội). Tự nhiên biến mình thành hèn hạ, chịu khuất phục, làm ngơ trước mọi sai trái, mọi diễn biến xấu trong xã hội.
Tôi cho đó là cái xấu nhất đang kìm hãm sự phát triển của xã hội ta, cản trở việc phát huy các thành tựu của sự nghiệp Đổi mới do Đảng ta khởi xướng.
- GS Văn hóa nổi tiếng Trần Lâm Biền đã từng ví: Lòng tham như một chất ma túy, phá hoại nhân cách con người và có sức cám dỗ ghê ghớm. Theo ông, lòng tham khiến người Việt xấu xí và suy yếu thế nào trong quan hệ cộng đồng và thế giới?
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Lòng tham đẩy lùi nhân cách sống giản dị, vị tha, thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách... những đức tính quý giá vốn là truyền thống của nhân dân ta. Lòng tham khiến mất đi sự quý trọng vốn có của nhân dân với những người cán bộ, nhẽ ra phải là công bộc của dân như lời dạy của Bác Hồ.
Lòng tham khiến mất đi sự chung thủy của không ít vợ chồng, kể cả những cặp vợ chồng trẻ biểu hiện qua tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng. Lòng tham khiến láng quê vốn yên lành nay trở nên náo loạn vì chuyện tịch thu bờ xôi ruộng mật một cách bừa bãi, thiếu cơ sở khoa học và pháp lý, còn vì cắt tóc thư giãn, karaoke, nhà nghỉ, game online... đã len lỏi tới tận các vùng quê.
Lòng tham khiến bố mẹ nhắm mắt chạy theo đồng tiền để các quý tử tự do phá phách, bỏ học, trở thành những anh hùng xa lộ hoặc những tên Đông Gioăng (Don Juan) chuyên hại đời các cô gái mới lớn...
Đạo lý đang bị thách thức, đơn từ khiếu nại, tố cáo xếp đầy các tủ hồ sơ mà không kịp giải quyết thỏa đáng. Hãy để mắt đến các trang mạng xã hội, trong đó có không ít những tiếng nói trung thực, thẳng thắn, chứ đâu phải toàn là những điều bị chụp mũ là "diễn biến hòa bình" hay bị lôi kéo bởi các thế lực thù địch.
Gần đây vang lên bài thơ thật buồn của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị phụ tách văn hóa- tư tưởng của Đảng ta:

"Đất nước những năm thật buồn

Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc
Chung quanh yên ắng cả
Ngoài đường nhựa vắng tiếng xe lại qua
Người giàu, người nghèo đều ngủ
Cả bầy ve vừa lột xác 
Sao mình thức?
Sao mình mải mê đeo đuổi một ngày mai tốt lành?
Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn giữ được màu đỏ?
Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng
Mong gặp một con cá hanh khác?
Bao giờ buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường
Thấy mọi người nhẹ nhàng, vui tươi
Ấm áp ly cà phê sớm
Các bà các cô khỏe mạnh yêu đời
Hớn hở tập thể dục
Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má
Không phải gạt vội vì xấu hổ
Ngước mắt, tin yêu mọi người
Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta
Trong không gian đầy sợ hãi?
Những cây thông trên núi Ngự Bình thấp thoáng ngọn nến xanh
Đời đời an ủi
Cho người đã khuất và người sống hôm nay …"

Ai có thể suy diễn nhà thơ - chiến sĩ này đang bị suy thoái chính trị, suy thoái đạo đức?

"Vĩ cuồng vì chút địa vị của mình thật là vô kể"

- Thói tham danh, bệnh sùng bái danh hiệu, chức vụ... trong giới trí thức đã được nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc xem như một quốc nạn. Còn Giáo sư Cao Xuân Hạo trong một bài viết ở cuốn Tâm lý người Việt nhìn từ nhiều góc độ gọi là bệnh vĩ cuồng (me’ganomanie). Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn bảo đó là căn bệnh nan y khó chữa. Theo ông, thói háo danh của người Việt hiện nay đã ở mức báo động ra sao?
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Danh lợi có nghĩa là cái danh hiện nay đi liền với cái lợi. Hầu như ai có chút quyền hành gì đều cố hết sức tận dụng cái uy quyền ấy để làm giàu một cách bất chính. Vì vậy dân gian mới có câu "Nhà mặt phố, bố làm quan". Cũng còn có những ông quan thanh liêm, nhưng số đó quả không nhiều.

Theo GS Nguyễn Lân Dũng, chuyện mãi lộ của Cảnh sát giao thông ai cũng biết nhưng có lẽ không có cách gì khắc phục nổi.
Vĩ cuồng vì chút địa vị của mình thật là vô kể. Chuyện mãi lộ của Cảnh sát giao thông ai cũng biết mà có lẽ không có cách gì khắc phục nổi. Một lái xe taxi nói với tôi đưa bệnh nhân đến cổng bệnh viện, vì không được đỗ (?) nên đã cẩn thận hỏi anh CSGT là phải đỗ chỗ nào? Anh ấy trả lời là lên quá chỗ cầu vượt kia. Làm đúng như vậy thì lại đã có anh CSGT khác xông ra đòi phạt với số tiền cao ngất ngưởng. Đành phải đưa một nửa số tiền ấy mà không lấy biên bản (!).
Chuyện này tôi đã nói ở Diễn đàn Quốc hội nhiều lần mà hầu như chả có chuyển biến gì. Sao ta không học hỏi cảnh sát nước ngoài - Xe đỗ sai quy định họ gài giấy phạt lên cái gạt nước mưa, lái xe cứ việc nhanh chóng chuyển tiền qua ngân hàng, càng chậm số tiền phạt càng tăng. Đấy chỉ là một ví dụ trong muôn vàn ví dụ.
Một nữ doanh nhân rất thành đạt đã trả lời khi tôi hỏi sao không thấy xuất hiện trên TV trong các lần được lãnh đạo đeo cho vòng hoa và cổ: "Chú tưởng ngon lành thế à? Nộp nhiều tiền lắm đấy chú ạ!". Thật ngoài trí tưởng tượng của tôi!
Tham lam còn dẫn đến mất uy tín quốc tế. Nào là tôm bị trả lại vì có đinh đóng vào đầu tôm cho tăng cân (!), nào cà phê thì hái lẫn lộn cả quả xanh (vì nếu để chín hết sẽ mất trộm!), nào giầy vải lẫn cả loại vải có lẫn formalin (do nhập ẩu nguyên liệu rẻ), nào phạt gây ô nhiễm chỉ nắm "anh có tóc" trong khi hàng chục cơ sở cùng gây ô nhiễm tại cùng chỗ đó...
Ai cũng có thể kể ra hàng trăm ví dụ về việc lạm dụng chức quyền để gây tác hại cho xã hội. Học hàm, học vị là chuyện nghiêm túc với các quy định hết sức chặt chẽ. Vậy mà vẫn có những người có bằng Tiến sĩ nước ngoài trong khi tiếng Anh chỉ đủ ở mức biết vài câu chào hỏi (!). May mà báo chí chưa sờ đến hay không dám sờ đến đấy. Học hàm Giáo sư, Phó giáo sư trên toàn thế giới là chuyện chỉ dành riêng cho các trường Đại học và thường chỉ cần do Hiệu trưởng Đại học quyết định. Hơn nữa cần ghi rõ là Giáo sư của trường nào? Làm gì có chuyện dành cho vô số vụ trưởng, thứ trưởng, sĩ quan quân đội, công an... như ở nước ta?
Chuyện xưng danh Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học New York cũng thực nực cười. Chữ Academy còn có nghĩa là Học viện, Trường phái, Hội đoàn... Member chỉ có nghĩa là Thành viên, còn Academician mới là Viện sĩ!
Chuyện háo danh còn ở mức Nhà nước. Quốc hội đã từng thảo luận về việc đã nên thành lập Viện Hàn lâm chưa, ý kiến chung là "chưa". Vậy mà bỗng nhiên xuất hiện hai Viện hàn lâm trong khi không có Viện sĩ nào (?). Ai tham mưu làm chuyện này, phải chăng xuất phát từ việc có ba Viện từ lâu đã tự tiện đặt tên nước ngoài là Academy (?). Có lẽ ai cũng nên tìm xem trên YouTube sự hùng biện tài hoa và khá có lý trong trên 1 giờ liền của một học sinh lớp 12 với nhan đề "Sự trăn trở của một kẻ lười biếng".
Tôi cảm thấy nó có tính thuyết phục hơn nhiều tham luận của không ít học giả về những tồn tại kéo dài của nền giáo dục nước nhà. Nên chăng cần viết lại bài độc diễn này dưới dạng văn bản để nhiều người, nhất là những người chịu trách nhiệm, có điều kiện tham khảo. Trong các tồn tại được cậu học sinh này thẳng thắn nêu lên thì chính là bệnh thành tích và một chương trình học tập vừa nặng, vừa thấp (!) so với thế giới, hơn nữa khá xa lạ với nhu cầu của đời sống (!).

Coi nặng tiền tài hơn giáo dục

- Trong cuộc sống, nếu phải kể tên ra 5 tính xấu đáng sợ nhất của người Việt thì ông "dị ứng" nhất với những loại tham nào? Muốn thay đổi nó, người Việt phải làm gì?
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Tôi nghĩ không nên nói của người Việt Nam mà nên nói của không ít người Việt Nam: Nếu cần chọn ra 5 điều thì tôi chọn là:
- Ham tiền
- Hiếu danh
- Coi thường danh dự
- Vô cảm và hèn nhát
- Coi nhẹ ý nghĩa "đồng bào"
- Theo ông, căn nguyên của những tính xấu mà ông kể trên là gì?
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Thứ nhất, tôi cho là do chưa hiểu đúng mặt tích cực của kinh tế thị trường, nhưng lại chịu những ảnh hưởng xấu của kinh tế thị trường. Thứ hai là tính thiếu dân chủ trong đời sống xã hội, nhất là trên phương tiện truyền thông, khiến cái xấu không được chỉ đích danh, kể cả trong lĩnh vực khoa học như anh Dương Trung Quốc đã phải thốt lên là: một kiểu Lịch sử học vô nhân xưng.
Chính vì vậy mà không ít người đọc đã quay lưng lại với báo viết mà quay sang báo mạng (bên cạnh nhiều trang tốt còn có cả những trang xấu của một số ít người có ác ý).
Thứ ba là do thiếu duy trì truyền thống gia giáo, coi nặng tiền tài hơn giáo dục, chăm sóc con cái.
Thứ tư là sự thiếu gương mẫu của các quan phụ mẫu các cấp, những người coi chức vụ là cần câu cơm (đúng hơn là cần câu vàng bạc, ngoại tệ).
Và thứ năm là tình trạng thiếu tin tưởng và ít trọng dụng người tài, không có lý do gì mọi chức vụ từ cấp thôn xóm trở lên đều phải là đảng viên (trong khi tỷ lệ đảng viên chỉ là 3 triệu trong 90 triệu dân số).
- Nhà văn Vương Trí Nhàn đã từng viết rất nhiều sách về tính xấu của người Việt, và trao đổi với báo GDVN, vị này cũng nói: Người Việt chẳng có tính tốt nào. Với GS.Nguyễn Lân Dũng thì sao? Người Việt có thể tự hào về điều gì?
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng: Tôi nghĩ chẳng có ai muốn "vơ đũa cả nắm" như vậy! Chúng ta cần tự hào về những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Nếu không có những truyền thống tốt đẹp ấy thì làm sao giữ vững được nền độc lập quốc gia, làm sao có được những tiến bộ trông thấy trong đời sống kinh tế-xã hội, làm sao có được những bước bứt phá về Tổng thu nhập quốc nội (GDP) mà quốc tế cũng phải thừa nhận, làm sao có vị trí ngày càng được tôn trọng trên thế giới....
Hãy tiếp xúc với các cựu chiến binh, với lớp người cao tuổi, với đa số bà con ở nông thôn, ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa... Ta sẽ gặp biết bao những tấm gương tuy còn nghèo khổ nhưng vẫn nêu cao sự trong sáng về đạo đức, về lòng nhân ái và sự hy sinh hết mình dành cho việc học hành của con cái cũng như cho sự đóng góp theo quy định của Nhà nước (kể cả những quy định tuy tôi đã chất vấn nhiều lần tại Quốc hội mà đến nay nay tôi và rất nhiều người vẫn chưa thông được - chẳng hạn như chuyện phải bắt buộc trích đóng góp từ quỹ lương cho Công đoàn , chứ không phải cho Hội Nông dân, trong khi chưa chắc nơi nào cần hơn?).
Bản thân người Việt chúng ta có sẵn một truyền thống đạo đức tốt đẹp. Chỉ cần khắc phục những bất cập trong quản lý Nhà nước, trước hết hãy thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa XI, để loại hết mọi con sâu, dù là một đàn sâu như lời Chủ tịch Nước, thì xã hội sẽ sớm ổn định , điều tốt đẹp sẽ nầy nở và các tính xấu chắc chắn sẽ bị đẩy lùi. Tôi vững tin là như vậy.

Anh hùng lao động Trần Sự, Bí thư thành ủy Hội An

Đêm phố cổ Hội An

Chùa Cầu, một trong những biểu tượng của Hội An trên con sông Hoài thơ mộng. Buổi chiều khi mặt trời sắp lặn, dãy đèn lồng được thắp sáng, khiến con người có cảm giác ấm áp lạ.


Hai cậu bé đang chăm chú học bài khi bên ngoài khách du lịch vẫn nườm nượp qua lại. Những cửa hàng ở đây hầu hết là các ngôi nhà cổ, hàng trưng bày cũng thêm lung linh khi được đặt trong không gian như vậy.


Sự chăm chú của một em bé khi xem nghệ thuật quần chúng được biểu diễn hằng đêm bên Chùa Cầu. Níu chân du khách, Hội An không chỉ nổi tiếng với cao lầu, cơm gà hay hến trộn, mà những hoạt động mang đậm nét văn hóa vùng miền ở đây cũng rất đặc sắc.


Con đường vào Hội An trong một đêm 14 Âm lịch. Đèn lồng được thay cho đèn điện, thêm vẻ thơ mộng và cổ kính cho phố vốn đã rất rêu phong và đẹp.


Sông Hoài - con sông gắn với sự phát triển của Hội An. Nhờ con sông này mà Hội An trở thành thương cảng sầm uất, và bây giờ Hội An vẫn còn lưu giữ những dấu tích của sự giao lưu văn hóa xưa.


Bà cụ ngồi bán hàng dưới ánh sáng đèn lồng.

Tự cho mình đặc sệt "người nhà quê", suốt 30 năm qua ông Nguyễn Sự gắn đời mình với Hội An, quyết gìn giữ hồn phố cổ. Nhiều quyết sách "lạ" của ông đã mang đến thành công bất ngờ.
Sinh ra và lớn lên ở Hội An, ngay từ nhỏ, cậu bé Nguyễn Sự đã sớm chịu cảnh nhọc nhằn. Một buổi cắp sách đến trường, một buổi Sự đỡ đần cha mẹ trên cánh đồng ngập phèn chua xứ Cẩm Thanh. Hơn ai hết người đàn ông sinh năm 1957 cảm thấu sâu sắc cái tình, cái nghĩa của bà con nông dân quê ưu ái giành cho mình.
Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự mặc áo thun, đội mũ vải say sưa vào vai hướng dẫn viên cho khách du lịch tham quan đảo Cù Lao Chàm. Ảnh: Trí Tín.
Tốt nghiệp cao đẳng Sư phạm Toán Lý, Nguyễn Sự ra trường về làm giáo viên tại trường cấp II xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Dạy học chưa được một năm thì chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, Nguyễn Sự đăng ký đi bộ đội, lăn lộn ở chiến trường Campuchia gần 3 năm. Năm 1980, người lính quay về quê hương mang theo bầu nhiệt huyết tuổi trẻ, cá tính quyết liệt và trải qua nhiều công việc từ cán bộ đoàn, chủ tịch xã, trưởng phòng tài chính. Ông Sự có hai nhiệm kỳ Chủ tịch UBND Thị xã Hội An và đến nay là nhiệm kỳ thứ hai đảm nhiệm Bí thư Thành ủy Hội An.
Giữa xu hướng đô thị hóa, trong khi một số địa phương biến ruộng lúa thành đô thị thì ở Hội An, ông Sự quyết giữ không gian làng quê yên bình, làm du lịch từ nền nông nghiệp, tạo nét quyến rũ riêng cho phố cổ thu hút khách du lịch.
"Quyết sách của tôi là giúp người dân có thu nhập một cách văn hóa. Đến với Hội An du khách trong nước và quốc tế không chỉ lắng lòng sống chậm trong không gian phố cổ, mà làm sao để lại ấn tượng về hồn bình dị, mến khách", Bí thư Thành ủy Hội An bộc bạch.
Ông áp dụng chính sách giao thêm đất, hỗ trợ tiền trồng rau, làm gốm. Đến nay, Hội An đã phục hồi được làng rau Trà Quế, gốm Thanh Hà... hấp dẫn du khách quốc tế. Nhiều tour du lịch độc đáo mở ra như về làng rau Trà Quế làm nông dân, đến Thanh Hà làm gốm, tạo thích thú cho du khách, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Ông Trần Văn Trà, một nông dân ở làng rau Trà Quế cho biết: "Từ ngày làng rau được phục hồi, nhiều gia đình xây biệt thự, thu nhập cao. Ông Sự có công trong chuyện này rất lớn, dân làng rau Trà Quế đều ghi nhận".
Bí thư Sự ao ước: "Mỗi người dân Hội An sẽ trở thành sứ giả văn hóa giới thiệu hình ảnh Việt Nam tươi đẹp đến với bạn bè quốc tế". Ảnh: Trí Tín.
Suốt nhiều năm đảm trách cương vị lãnh đạo, lúc nào ông Sự cũng trăn trở làm sao giữ được "nếp nhà" của Hội An, vừa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội vừa duy trì được nét văn hóa độc đáo, riêng biệt cho mảnh đất này. Ông ao ước, mỗi người nông dân Hội An trở thành một "sứ giả văn hóa" thông qua con đường kinh tế du lịch, biết giữ cho môi trường sạch hơn.
Theo ông Sự, điều tạo nên Hội An đặc sắc không chỉ ở vấn đề di tích, kiến trúc cổ xưa mà chính là người dân. Họ vừa dân dã, quê mùa, bình dị nhưng lại rất sang trọng, quý phái. Chính điều ấy tạo nên hồn người Hội An gần gũi mà rất đỗi văn minh.
Đi khắp các ngõ phố, làng quê vùng ven ở Hội An, đi đến đâu hỏi người dân về ông Nguyễn Sự, ai cũng gật gù, tỏ lòng quý trọng. Ông Nguyễn Văn Lý ở đường Trần Phú, TP Hội An nhớ lại: "Mấy năm trước, nghe ông Sự ra lệnh cấm xe cộ vào phố, vào đêm rằm thì phải tắt điện, dân chúng tôi phản đối vì cho rằng doanh thu buôn bán sẽ giảm. Những năm gần đây chúng tôi mới vỡ lẽ, phố đi bộ và đêm rằm phố cổ đã tạo sức hấp dẫn, cuốn hút khách du lịch nườm nợp, mang lại thu nhập khá cao cho người dân phố hội".
Kể về chuyện này, ông bí thư bảo rằng còn nhớ như in tình cờ vào một đêm rằm khoảng năm 1998, bỗng dưng phố cổ lung linh, huyền hoặc dưới ánh trăng đẹp lạ thường. Ông nảy ra ý định tạo những đêm trăng rằm đặc biệt trên phố cổ Hội An. Quyết là làm, ông bắt đầu triển khai thí điểm tắt điện vào đêm rằm phố cổ. Những ngày đầu người dân phản ứng dữ dội, đến lần thứ tư thì bắt đầu ủng hộ. Nhờ thế doanh thu du lịch Hội An tăng vọt theo từng năm, đến nay trung bình lên 40 tỷ đồng mỗi năm.
Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự trò chuyện cùng các bạn trẻ đến từ Hà Nội về bí quyết gìn giữ môi trường, thu hút khách du lịch đến đảo Cù Lao Chàm. Ảnh: Trí Tín.
Nói về vị Bí thư chân quê này, Nhà văn Nguyên Ngọc ghi nhận: “Nếu không có Nguyễn Sự sẽ chẳng giữ được Hội An. Nguyễn Sự là tập trung tinh túy của người Hội An: trí tuệ, năng nổ nhưng thật bình dị, chân thật. Sở dĩ ông làm được nhiều điều cho phố cổ vì được dân thương. Quan chức ít ai giống anh, liêm khiết, thương dân, biết văn hóa bao giờ cũng mong manh, luôn lo lắng, suy nghĩ, gìn giữ, không chủ quan”.
Với nhiều đóng góp mang dấu ấn cá nhân suốt nhiều năm qua trong công cuộc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thế giới Hội An, ngày 24/3, Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự được vinh danh, trao giải thưởng " Văn hóa Phan Chu Trinh" tại Hà Nội.
Năm 2005, Nguyễn Sự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động vì đã có nhiều thành tích trong việc giữ gìn và bảo tồn Hội An. Những nỗ lực của ông đã được ghi nhận. UNESCO quyết định công nhận Hội An là di sản văn hóa thế giới vào tháng 12/1999 và sau đó là giải thưởng về trùng tu, bảo tồn di tích của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh được Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh trao hằng năm cho các cá nhân có cống hiến xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu văn hóa, Việt Nam học và dịch thuật. Giải thưởng được trao lần đầu tiên vào năm 2007, từ năm 2010 trở đi được trao vào ngày 24/3 hằng năm, đúng vào ngày giỗ của Phan Châu Trinh.
Trí Tín

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Gặp người biệt động thành Huế từng lên truyền hình Mỹ

TP14:30 | 30/04/2013 
Trong bộ phim tài liệu dài tập nổi tiếng Việt Nam, thiên lịch sử truyền hình, do hãng NBC-Mỹ sản xuất, có cảnh quay ngắn về một thanh niên dáng dấp thư sinh, đeo kính râm, chạy xe máy chở bộ đội cầm cờ giải phóng, dẫn đường đưa quân Cách mạng tiến vào nội thành giải phóng Huế mùa xuân 1975. 
Sau 38 năm, phóng viên Tiền Phong có dịp gặp lại nhân vật này giữa đời thật.

Ông Nguyễn Huy Ngọc chạy xe máy chở bộ đội tiến vào giải phóng thành phố Huế năm 1975
- ảnh chụp lại từ phim “Việt Nam, thiên lịch sử truyền hình”. 
Ngồi trước tôi là người đàn ông ngoại lục tuần, khuôn mặt phúc hậu, giọng nói điềm đạm. Ông là Nguyễn Huy Ngọc, cựu chính trị viên Biệt động Thành cánh Bắc Huế, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy TT-Huế thời bình, quê Hương Chữ (thị xã Hương Trà).
Biết lý do chúng tôi tìm gặp, ông lắc đầu: “Các anh nên kể về những đồng chí, đồng đội, người dân đã cống hiến máu xương cho đất nước. Đóng góp của tôi chỉ là hạt cát mà thôi”
Thuyết phục mãi, cuối cùng ông mới chịu vào chuyện.
Trưa 25/3/1975, sau những trận đánh quyết định của biệt động thành và các lực lượng chiến đấu, đối phương lần lượt tan rã. Nhận lệnh cấp trên, ông quay lại Hương Trà cùng hai cơ sở cách mạng khác dẫn đường đón những đơn vị bộ đội chủ lực tiến quân vào tiếp quản nội đô. Ông không ngờ, hình ảnh trên được các phóng viên chiến trường ghi lại.
Ngoài khoảnh khắc được ghi vào ống kính truyền hình, ông Ngọc còn lưu giữ nhiều những thước phim tư liệu bằng ký ức. Về những trận đánh mà ông và đồng đội tham gia góp phần làm nên chiến thắng. Cải trang làm lính dù của đối phương để tiếp cận mục tiêu. Trận đánh thắng lợi giòn giã chỉ trong 10 phút, địch không thể chống trả, đơn vị không có thương vong.
Theo ông Ngọc, căng thẳng nhất là ngày 23 và 24/3/1975, một trung đoàn địch bỏ tuyến Khe Trái về phòng thủ từ Hòn Vượn qua dốc Dẽ về đồi 365. Đội biệt động thành được giao nhiệm vụ đánh đồi 365. Cuộc giao tranh ác liệt diễn ra, thương vong rất lớn, nhưng đội của ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Ông Nguyễn Huy Ngọc
Cựu chỉ huy biệt động thành Huế giữa đời thường
“Đóng góp của tôi chỉ là hạt cát thôi. Tôi thấy còn nợ dân nhiều lắm”
Mới đây, khi về phường Hương Chữ - Hương Trà nắm thông tin nhiều hài cốt liệt sĩ vừa được tìm thấy, tôi lại gặp ông Ngọc. Ông về nơi đã từng nuôi giấu mình trong kháng chiến để dự lễ truy điệu, thắp nén nhang tưởng niệm đồng đội sau mấy chục năm giờ mới tìm thấy thân xác. Đi tìm đồng đội cũng là việc làm thường xuyên của ông từ sau giải phóng đến nay.
Một lần khác công tác tại xã Phong Bình (huyện Phong Điền), tôi tình cờ nghe cán bộ địa phương nhắc về ngôi nhà tình nghĩa mà ông Nguyễn Huy Ngọc vận động xây tặng cựu chiến sĩ thuộc tiểu đội du kích 11 cô gái sông Hương lẫy lừng một thời.
Sau này, ông Ngọc kể: “Đó là chị Nguyễn Thị Cúc, một trong 11 cô gái sông Hương năm xưa. Sau giải phóng, chị Cúc về sinh sống tại Phong Bình, gia cảnh rất khó khăn, không có chồng, sức khỏe yếu, lại bị bệnh lẫn. Hôm đó, tình cờ đi kiểm tra khắc phục hậu quả bão lụt tại Phong Điền, tôi gặp hai mẹ con chị Cúc lay lắt ngồi thuyền nhỏ thả lưới bắt cá kiếm tiền đong gạo. Biết chuyện, tôi bàn anh em cùng nghĩ cách giúp đỡ”.
Bảo lãnh cho người “chiêu hồi” ... có công
Có lần đi cơ sở, tôi nghe dân kể việc giải quyết chế độ chính sách của ông Ngọc. Đó là chuyện về nhiều người thuộc đối tượng có công từng nằm trong danh sách đen “chiêu hồi” của Mỹ ngụy.
Hồi chiến tranh, hàng chục người dân tham gia tiếp tế lương thực cho cách mạng bị địch phát hiện, bắt về đồn buộc ký tên, điểm chỉ vào giấy xin chiêu hồi.
Tương kế tựu kế, ông Ngọc ngầm chỉ đạo dân cứ chấp nhận tình thế “chiêu hồi” để được thả về, nhằm duy trì cơ sở nuôi dưỡng cán bộ. Sau này, xét đối tượng có công, nhiều trường hợp vướng “án oan” chiêu hồi, hồ sơ còn lưu giữ rõ ràng, nên rất khó giải quyết. Nghe chuyện, ông Ngọc đích thân về làng quê tìm hiểu, rồi đứng ra bảo lãnh để cơ quan chức năng giải quyết đãi ngộ cho những người 
“chiêu hồi” có công này.
NGỌC VĂN

Nếu Phan Bùi Bảo Thy có đọc bài báo viết về Nguyễn Huy Ngọc CAND.COM | Đường về quê mạ 7:55, 13/04/2005 của Văn Cầm Hải đăng trên Báo Cảnh Sát Toàn Cầu thì không dám thay tên tác giả để đăng bài phóng sự trên Báo Cảnh Sát Toàn Cầu Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh ngày 17/02/2013 của Quốc Anh-Thảo Nguyên (CSTC Xuân 2013) viết theo lời kể của Hồ Xuân Mãn.

"Những năm tháng đó, Hồ Xuân Mãn đã cùng với đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh “vô tiền khoáng hậu” đặc biệt là vụ trừng phạt tên Nguyễn Công Đảng là một xã đội phó du kích ở Phong Hòa chiêu hồi địch; vụ tiêu diệt hụt tên Kiểu – Trung đội trưởng nghĩa quân khét tiếng gian ác... Cứ thế, ông đã cùng đồng đội đánh địch cho đến ngày Huế được giải phóng 26/3/1975."
Ngày 08/9/2012-Trần Thanh Bình, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy;
Hồ Xuân Mãn, AHLLVTND, nguyên UVTW Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy;
Hồ Viết Bá, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy. 
Ngày 1/6/2012-AHLLVTND Hồ Xuân Mãn, Ông Ngô Hòa
khảo sát thực địa di tích địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế tại khu vực Khe Trái
Nguyễn Huy Ngọc thì nhân dân thấy, người Mỹ cũng thấy. Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu để phá toang cánh cửa phía Bắc, tạo điều kiện cho Quân đoàn II tiến quân vào giải phóng Huế? Anh Nguyễn Huy Ngọc còn dám đứng ra bảo lãnh để cơ quan chức năng giải quyết đãi ngộ cho những người “chiêu hồi” có công, Hồ Xuân Mãn và nhân dân Thừa Thiên Huế đang cần một lời xác nhận của anh về công của Hồ Xuân Mãn! Mãn tiêu diệt được Hoàng Sớm nhưng 9 người dân chết oan, Mãn còn vu oan giáng họa cho họ là một ấp phó, một chiêu hồi, một địa phương quân, hai cảnh sát, làm quần chúng nức lòng. Thì ai giải oan cho vợ con họ?
Anh không thể là một Chính trị viên Biệt động Thành cánh Bắc Huế thầm lặng...
  1. Tránh đi theo vết xe đổ của Hồ Xuân Mãn
  2. Chân lý trước mắt ta thôi
  3. Cán bộ và luân chuyển cán bộ sau 10 năm thực hiện 
  4. Đôi điều suy nghĩ về Huế (tt)
  5. Đôi điều suy nghĩ về Huế
  6. Hồ Xuân Mãn Cuộc
  7. Chỉ có một khả năng...
  8. Tâm tư người lính già
  9. Lý Thông đời mới
  10. Báo chí viết về AHLLVTND HỒ XUÂN MÃN
  11. Buổi gặp gỡ của chiến sĩ an ninh
  12. Tường thuật buổi làm việc của UBKTTW với CCB Phong...
  13. Ngày kị lần thứ 40 ở thôn Phò Ninh
  14. Bàn tay không che được bầu trời
  15. Việt Cộng viếng đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ H...
  16. HỒ VIẾT BÁ & BẢN THÀNH TÍCH CỦA ÔNG HỒ XUÂN MÃN
  17. Gặp người biệt động thành Huế từng lên truyền hình...
  18. Thi hành kỷ luật khai trừ khỏi Đảng và đình chỉ ch...
  19. Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu?
  20. Thượng bất chính, hạ tắc loạn
  21. Ủy ban KTTƯ: 30/6/2012 giải quyết xong danh hiệu A...
  22. "Vua"Huế đi săn thời nay
  23. Mãn "ĐI" làm anh hùng chứ không có "CHẠY"...
  24. Xin hỏi Trần Văn Minh người bí thư thầm lặng...27 ...
  25. Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn tự kể về nhiều cái nhất...
  26. Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông...
  27. Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo ...
  28. Bài báo của Phan Bùi Bảo Thy đăng 2 số trên Báo An...
  29. Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đ...
  30. Nhân Dân Tự Vệ VNCH
  31. Đơn khiếu nại về thành tích khai man của Bí thư tỉ...
  32. Một bài bình luận về "anh hùng" trên Báo Lao Động
  33. Xào xáo làm báo kiểu Phan Bùi Bảo Thy
  34. Hữu Thu...tự bán rẻ nhân cách với một giá bèo
  35. Mãn lên chức bí thư tỉnh ủy ở phút 89...
  36. Trung tá Hồ Xuân Phương
  37. Chủ nhân của 3.000 USD thưa chuyện với anh Mãn
  38. Từ bài báo "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN"
  39. Đất cố đô có "vua"!
  40. XIN HỎI ÔNG BÍ THƯ TỈNH UỶ
  41. BÍ THƯ TỈNH UỶ THỪA THIÊN HUẾ, HỒ XUÂN MÃN

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Thi hành kỷ luật khai trừ khỏi Đảng và đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối với đồng chí Nguyễn Trường Tô


Nhân dân - 26/07/2010 02:48
ND - Ngày 19-7-2010, Ban Bí thư đã ra Quyết định số 1718 QĐNS/T.Ư thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Trường Tô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.
Quyết định nêu rõ: Căn cứ Điều lệ Đảng; Xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tự kiểm điểm của đồng chí Nguyễn Trường Tô, Ban Bí thư nhận thấy:
Với cương vị là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, đồng chí Nguyễn Trường Tô đã thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh với gái mại dâm, vi phạm tư cách đảng viên, cấp ủy viên, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây bất bình trong Đảng và xã hội, khi kiểm điểm thiếu thành khẩn. Vi phạm trên của đồng chí Nguyễn Trường Tô là rất nghiêm trọng.
Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng đối với đồng chí Nguyễn Trường Tô.
sushiandjim's Avatar

So sánh Hồ Xuân Mãn và Nguyễn Trường Tô: 

   >>>>>>  


Giống nhau:

-Tô, Mãn đều là cán bộ TƯ quản lý.
-Tô, Mãn ồn ào trên báo chí, dư luận trong cả nước, lưu cửu trên mạng Xã hội toàn cầu.
-Tô, Mãn ai cũng có hun.
-Tô, Mãn đều có nhà lầu, ô tô.

Khác nhau:

-Tô bị chụp ảnh, Mãn bị khiếu tố.
-Tô thì sướng, Mãn bị bạt tai.

-Tô bị khai trừ ra khỏi Đảng, Mãn đang chờ...
-Tô ham chơi, Mãn cướp...
-Tô mất hết, Mãn còn nguyên UVTƯ Đảng, nguyên BTTU, cá nhân tiêu biểu học tập và làm theo đạo đức HCM, là AHLLVTND.





  1. Tránh đi theo vết xe đổ của Hồ Xuân Mãn
  2. Chân lý trước mắt ta thôi
  3. Cán bộ và luân chuyển cán bộ sau 10 năm thực hiện 
  4. Đôi điều suy nghĩ về Huế (tt)
  5. Đôi điều suy nghĩ về Huế
  6. Hồ Xuân Mãn Cuộc
  7. Chỉ có một khả năng...
  8. Tâm tư người lính già
  9. Lý Thông đời mới
  10. Báo chí viết về AHLLVTND HỒ XUÂN MÃN
  11. Buổi gặp gỡ của chiến sĩ an ninh
  12. Tường thuật buổi làm việc của UBKTTW với CCB Phong...
  13. Ngày kị lần thứ 40 ở thôn Phò Ninh
  14. Bàn tay không che được bầu trời
  15. Việt Cộng viếng đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ H...
  16. HỒ VIẾT BÁ & BẢN THÀNH TÍCH CỦA ÔNG HỒ XUÂN MÃN
  17. Gặp người biệt động thành Huế từng lên truyền hình...
  18. Thi hành kỷ luật khai trừ khỏi Đảng và đình chỉ ch...
  19. Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu?
  20. Thượng bất chính, hạ tắc loạn
  21. Ủy ban KTTƯ: 30/6/2012 giải quyết xong danh hiệu A...
  22. "Vua"Huế đi săn thời nay
  23. Mãn "ĐI" làm anh hùng chứ không có "CHẠY"...
  24. Xin hỏi Trần Văn Minh người bí thư thầm lặng...27 ...
  25. Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn tự kể về nhiều cái nhất...
  26. Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông...
  27. Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo ...
  28. Bài báo của Phan Bùi Bảo Thy đăng 2 số trên Báo An...
  29. Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đ...
  30. Nhân Dân Tự Vệ VNCH
  31. Đơn khiếu nại về thành tích khai man của Bí thư tỉ...
  32. Một bài bình luận về "anh hùng" trên Báo Lao Động
  33. Xào xáo làm báo kiểu Phan Bùi Bảo Thy
  34. Hữu Thu...tự bán rẻ nhân cách với một giá bèo
  35. Mãn lên chức bí thư tỉnh ủy ở phút 89...
  36. Trung tá Hồ Xuân Phương
  37. Chủ nhân của 3.000 USD thưa chuyện với anh Mãn
  38. Từ bài báo "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN"
  39. Đất cố đô có "vua"!
  40. XIN HỎI ÔNG BÍ THƯ TỈNH UỶ
  41. BÍ THƯ TỈNH UỶ THỪA THIÊN HUẾ, HỒ XUÂN MÃN