Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu?

Trong 3 bộ hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu anh hùng LLVTND của tỉnh Thừa Thiên Huế:
+ Vũ Thắng: UVBCHTƯ Đảng khóa V, VI, VII, Bí thư tỉnh ủy BTT, TTH.
+ Đại tá Huỳnh An: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 6 Phú Xuân anh hùng. 
chỉ là 2 hồ sơ làm đệm để Hồ Xuân Mãn nhận danh hiệu AHLLVTND thời chống Mỹ. 
Mùa xuân năm 1975 Mãn đứng ở đâu để "phá toang cánh cửa phía Bắc, tạo điều kiện cho Quân đoàn II tiến quân vào giải phóng Huế''?


Đồng chí Vũ Thắng
Tên gọi khác: Võ Phi Trắng
Năm sinh: 10-1926
Quê quán: Xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa V, VI, VII

Đồng chí Vũ Thắng:
Năm 1975, Hồ xuân Mãn mới được xem xét chuyển sinh hoạt Đảng chính thức, tháng 12/1975 huyện đội Phong Điền biên chế Hồ Xuân Mãn làm đại đội phó Đại đội thanh niên, du kích làm nghĩa vụ đột xuất tháo gỡ bom mìn phục vụ sản xuất...


Thời điểm ấy, đồng chí Vũ Thắng đã kinh qua các chức vụ:
- Ngày 15/4/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định giải thể Khu ủy Trị Thiên Huế, kiện toàn Tỉnh ủy và các đơn vị bộ đội. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế gồm 25 đồng chí. Đồng chí Lê Tự Đồng, Bí thư Khu ủy được cử làm Bí thư Tỉnh ủy. Đồng chí Nguyễn Húng làm Phó Bí thư và các đồng chí Vũ Thắng, Hoàng Phương Thảo, Nguyễn Vạn, Trần Anh Liên, Lê Sáu, Hoàng Lanh, Nguyễn Trung Chính, Nguyễn Văn Đàm là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy.
- Ngày 27/01/1983, tại thành phố Huế, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ III (vòng 2) chính thức khai mạc. Đại hội đã bầu Tỉnh ủy mới gồm 45 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Vũ Thắng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.
- Ngày 5/11/1986, Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ nhất (khóa IV) tiến hành bầu Ban Thường vụ gồm 15 đồng chí. Đồng chí Vũ Thắng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Hai đồng chí Thái Bá Nhiệm và Nguyễn Văn Lương được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
- Ngày 23/9/1991 Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế họp phiên đầu tiên bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 8 đồng chí: Vũ Thắng, Nguyễn Khoa Điềm, Võ Nguyên Quảng, Phạm Bá Diễn, Phan Văn Đường, Ngô Yên Thi, Nguyễn Đình Ngộ, Lê Văn Hoàng. Đồng chí Vũ Thắng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Các đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, Võ Nguyên Quảng được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Đến ngày 10/5/1996 Đồng chí Ngô Yên Thi được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. 
Đ/c Vũ Thắng nghỉ hưu.

Đại tá Huỳnh An, đang minh mẫn ở tuổi 86
Đại tá Huỳnh An:
Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 6 Phú Xuân thuộc Quân khu Trị Thiên ra đời ngày 10/10/1965. 
Trong 10 năm từ 1965 đến 1975, Trung đoàn đã đánh địch hàng ngàn trận; trong đó có nhiều trận thắng vang dội. 
Trung đoàn cũng là đơn vị duy nhất hai lần hoàn thành nhiệm vụ tiến vào thành phố Huế trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 và kéo cờ Mặt trận giải phóng trên Kỳ đài Ngọ Môn Huế vào ngày 26/3/1975. 
Với những chiến công đặc biệt xuất sắc, Trung đoàn 6 Phú Xuân đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Viết theo lời kể của Hồ Xuân Mãn:
"Trong những năm chiến tranh, từ một chiến sĩ an ninh vũ trang tỉnh Thừa Thiên, ông làm Đội trưởng Trinh sát an ninh vũ trang Ban An ninh huyện Phong Điền. Từ năm 1973 cho đến ngày quê hương Thừa Thiên - Huế giải phóng (26-3-1975), ông Hồ Xuân Mãn là Trưởng ban An ninh kiêm Xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền. Suốt thời gian 5 năm (1970 -1975) bám dân, bám đất và kề vai sát cánh cùng đồng chí, đồng đội, ông Hồ Xuân Mãn đã lập nhiều chiến công xuất sắc và góp phần tạo nên vành đai Sơn - An - Nguyên diệt Mỹ nổi tiếng."
...
"Từ đó, cùng với anh em an ninh, du kích, ông Hồ Xuân Mãn gây dựng lại phong trào. Chi bộ mật, Chi đoàn mật, 5 tổ du kích mật được khôi phục và hoạt động trở lại. Tháng 3-1975, mặc dù không có lực lượng chủ lực hỗ trợ nhưng ông Hồ Xuân Mãn đã cùng lực lượng tại chỗ tổ chức nhân dân 2 xã Phong An - Phong Sơn nổi dậy, phá toang cánh cửa phía Bắc, tạo điều kiện cho Quân đoàn II tiến quân vào giải phóng Huế."

GÓP BÀN VỀ NGÀY GIẢI PHÓNG THỪA THIÊN HUẾ XUÂN 1975
Trần Vĩnh Tường
Hàng năm, cứ đến dịp ngày 26 tháng 3, nhân dân Thừa Thiên-Huế nô nức tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm như một sinh hoạt tinh thần đầy ý nghĩa. Đây không chỉ là hoại động kỷ niệm mang tính chính trị mà đã trở thành nét văn hóa của người dân xứ Huế. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là, trong thực tế, Thừa Thiên-Huế được giải phóng vào ngày nào, ngày 26 hay ngày 25 tháng 3 năm 1975? Thiết nghĩ, với lịch sử 1 cần phải khách quan và công bằng. Trên tinh thần đó, tôi xin có đôi điều mong góp phần xác định thêm cho rõ ngày giải phóng Thừa Thiên-Huế. 
Trong cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3, có ghi: “Ngày 26-3-1975, sư đoàn 1 ngụy bị tiêu diệt, thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên được giải phóng. Thắng lợi đó đã tạo thế uy hiếp từ hướng Bắc đối với quân địch ở Đà Nẵng". Trong thực tế, sư đoàn 1 ngụy không phải đến ngày 26 tháng 3 mới bị tiêu diệt. 
Trong cuốn Thừa Thiên-Huế kháng chiên chống Mỹ cứu nước (1954-1975), viết: “Trong khi 2 cánh quân Nam và Bắc của ta đã tiến vào Huế, thì ở cánh phía Tây, Trung đoàn 6 trung đoàn Phú Xuân) - con đẻ của Quân khu Trị-thiên, trước khi bước vào chiến dịch được Quân khu giao nhiệm vụ cắm cờ chiến thắng ở thành phố Huế, nhưng trên đường về Huế gặp khó khăn. Đến 6 giờ sáng ngày 26 tháng 3 năm 1975, Trung đoàn 6 mới chính thức kéo lá cờ lớn dài 12m, rộng 8m lên đỉnh cột cờ Phu Văn Lâu, đánh dấu mốc lịch sử thành phố Huế và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên-Huế hoàn toàn được giải phóng”. Cũng trong cuốn sách này, các tác giả khẳng định: "Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25 tháng 3 năm 1975, lá cờ chiến thắng được các chiến sĩ giải phóng cắm trên đỉnh Phu Văn Lâu, phần phật bay báo tin vui với nhân dân Cố đô Huế: thành phố Huế được giải phóng"
Trong cuốn Thừa Thiên-Huế xuân 1975, Trung tướng Lê Tự Đồng - nguyên Bí thư Khu ủy Trị Thiên-Huế, viết: "Các đơn vị từ phía Nam đánh lên vừa lùa địch bên ngoài thành phố, vừa cho những đơn vị nhỏ thọc vào thành phố. Từ 8 giờ sáng đến khoảng 13-14 giờ ngày 25-3 các đơn vị không hẹn mà gặp nhau tại thành phố giải phóng đang nồng nặc mùi thuốc súng"
Đồng chí Vũ Thắng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế viết: "Ngày 25-3-1975, từ hai hướng Nam và Bắc Huế, các lực lượng đi đầu của Tiểu đoàn 8, bộ đội địa phương Quảng Trì, được tự vệ dẫn đường tiến vào nội thành Huế. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25 tháng 3 năm 1975, lá cờ giải phóng được cắm trên đỉnh Phu Văn Lâu. Thành phố Huế đã được giải phóng".
Đồng chí Nguyễn Vạn - nguyên Bí thư Tinh ủy Thừa Thiên-Huế, người đã từng chiến đấu lâu năm ở chiến trường này kể: “Ngày 23 tháng 3 đến ngày 25 tháng 3, đồng chí Hoàng Lanh - Bí thư Thành ủy chỉ huy lực lượng bí mật bên trong cùng lực lượng biệt động đặc công thành phố ở ngoài vào huy động cơ sở cách mạng và quần chúng nổi dậy chiếm các nhà máy điện, nước, bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình và những cơ quan công sở quan trọng, bảo vệ an toàn thiết bị, vật tư tài liệu... tạo thuận lợi cho việc tiếp quản thành phố nhanh gọn, sớm ổn định. Một số cốt cán thành phố do đồng chí Nguyễn Huy Ngọc chỉ huy đã ra tận cửa An Hòa đón Tiểu đoàn 8 Quảng Trị vào thành, cùng vào có một đơn vị của Quân đoàn 2, hai đơn vị này đã treo cờ ở Phu Văn Lâu và Ngọ Môn. Ngày 26 tháng 3 năm 1975, Trung đoàn 6 vào tiếp quản nội thành Huế, treo cờ giải phóng rộng 8m, dài 12m lên Kỳ đài Thừa Thiên-Huế đã hoàn toàn giải phóng".
Thượng tướng Nguyễn Hữu An - nguyên Tư lệnh Quân đoàn 2, viết: "Sau khi giải phóng Phú Bài và Hương Thủy, Trung đoàn 101 , tiếp theo là Trung đoàn 3 bộ binh có xe tăng đi cùng, được nhân dân địa phương giúp phương tiện... vận chuyển tiến rất nhanh vào nội đô Huế. Đúng 13 giờ ngày 25 tháng 3, Tiểu đội phó Tiểu đội trinh sát Nguyễn Văn Phương đã cắm cờ chiến thắng lên Phu Văn Lâu. 
Một bộ phận của Trung đoàn 3 (Sư đoàn 324) cùng xe tăng, chiều ngày 25 tháng 3 đã tiến vào sở chỉ huy Quân đoàn 1 ở Mang Cá và tới giải phóng cho hơn 2.000 tù chính trị ở nhà lao Thừa Phủ.
Cùng chiều hôm đó, các lực lượng của Quân khu Trị -Thiên từ hướng Bắc cũng tràn vào đánh chiếm các mục tiêu trong thành phố".
Từ những mô tả trên của các vị lãnh đạo và chỉ huy chiến trường lúc bấy giờ có thể nhận thấy rằng có một điều chưa thống nhất là thời điểm cắm cờ giải phóng trên Phu Văn Lâu. Nhiều người cho là cờ được cắm vào 10 giờ 30 phút ngày 25-3, có người nói là 13 giờ cùng ngày. Nhưng tất cả các ý kiến đó đều thống nhất ở những điểm sau. 
- Lá cờ giải phóng được cắm trên đỉnh Phu Văn Lâu vào trưa ngày 25 tháng 3 năm 1975.
- Đơn vị cắm cờ là Tiểu đoàn 8 bộ đội địa phương Quảng Trị.
- Sở chỉ huy Quân đoàn 1 ngụy ở Mang Cá bị quân ta đánh chiếm vào ngày 25-3.
- Thành phố Huế được giải phóng ngày 25 tháng 3 năm 1975.
Vậy tại sao lấy ngày 26 tháng 3 làm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế? phải chăng đây là ngày cả tỉnh được giải phóng? Chúng tôi xin dẫn ra đây ý kiến của các đồng chí chỉ huy chiến trường, tham gia giải phóng Thừa Thiên-Huế.
Thượng tướng Nguyễn Hữu An viết: "Rạng sáng ngày 23, Trung đoàn 101 đã phá vỡ căn cứ Lương Điền, mở được cửa phía Nam về Huế, đồng thời hỗ trợ cho Trung đoàn 3 Sư đoàn 324 tiêu diệt địch ở 303, núi Bông, núi Nghệ, Mỏ Tàu. Trung đoàn 18 tiến công vào căn cứ mũi Né... Nắm thời cơ địch đang hoảng hốt, Trung đoàn trưởng Phạm Hồng Lẫm cho Tiểu đoàn 3 truy theo và đánh thẳng vào chi khu Phú Lộc. Tới 19 giờ ngày 23, Trung đoàn 18 diệt xong chi khu và đánh tan tiểu đoàn 128 bảo an, rồi đưa tiếp Đại đội 7 phối bợp với Tiểu đoàn 21 bộ đội địa phương chiếm cửa Tư Hiền... chiều 23 tháng 3, các trung đoàn 1 và 2 (Sư đoàn 324) đã chiếm cửa Thuận An, Trung đoàn 18 (Sư đoàn 325) cùng bộ dội địa phương đã áp sát cửa Tư Hiền. 
Phía Bắc Huế, từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 3, bộ đội địa phương Quảng Trị có Đại đội 7 xe tăng (Lữ đoàn 203) yểm hộ đã quét một loạt căn cứ, quận lỵ như Thanh Hương, Đại Lộc, Hương Điền rồi vượt sông Mỹ Chánh tấn công Phò Trạch, Lương Mai, tiếp đó hình thành hai mũi; một mũi đánh chiếm Bao Vinh, một mũi đánh chiếm bờ Bắc Thuận An. 
Tảng sáng ngày 25 tháng 3, Tiểu đoàn 3 đã nổ súng đánh chiếm quận lỵ Hương Thủy, cùng lúc, Trung đoàn 101 đánh vào Phú Bài. Địch bị bất ngờ tháo chạy hỗn độn, bỏ lại toàn bộ vũ khí trang bị kỹ thuật, trong đó có một đoàn xe cơ giới đang nổ máy"
Đồng chí Nguyễn Vạn viết: "Chiến trường Bắc Thừa Thiên có khó khăn mới, nhưng trong tình thế địch bị hoảng loạn, tinh thần rêu rã, dù co cụm đông đặc cũng không giữ được sẽ bị quân ta đánh tan. Chấp hành lệnh của Bộ Tư lệnh chiến dịch không để địch co cụm vào Huế, không để địch xúc dân, tối 23-3- 1975, toàn bộ mặt trận đồng bằng phát động cao trào tấn công nổi dậy...
Như vậy là 3 huyện Bắc Thừa Thiên-Huế đã hoàn toàn được giải phóng trong 2 ngày 24 - 25-3-1975".
Theo đồng chí Vũ Thắng: "Phối hợp với đòn tiến công quân sự, Đảng bộ và nhân dân các huyện và thành phố Huế đã nổi dậy giải phóng quê hương. Ngày 24 tháng 3, giải phóng các huyện Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy. Ngày 25 tháng 3, tiếp tục giải phóng Phú Vang, Quảng Điền, thành phố Huế và huyện Phú Lộc”
Từ những trình bày trên có thể nhận thấy rằng, các huyện của Thừa Thiên Huế đều được giải phóng trong các ngày 24 và 25 tháng 3 năm 1975. Để cụ thể hơn, chúng tôi dẫn ra đây ý kiến về ngày giải phóng các huyện. Đồng chí Võ Nguyên Quảng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: "Đến ngày 25-3, nhân dân 18 xã trong huyện đồng loạt nổi dậy cướp chính quyền. Huyện Hương Thủy hoàn toàn giải phóng”
Đồng chí Nguyễn Hữu Hường - nguyên Bí thư Huyện ủy Hương Trà kể lại: "Đồng chí Lành và đơn vị xuất phát từ 5 giờ sáng ngày 25-3-1975 vào tới thành phố lúc 6 giờ sáng... thì được biết Hương Trà không còn địch . . . Gặp tôi đồng chí Dương Bá Nuôi bắt tay, ôm hôn tôi rất chặt: Hoan hô Hương Trà đã giải phóng sớm..."
Ở Phong Điền, "Ngày 24-3 một tiểu đoàn của Quảng Trị đánh chiếm Mỹ Chánh rồi tiến thẳng vào Phò Trạch, An Lỗ hướng về Huế. Các lực lượng Phong Điền chớp thời cơ giải phóng ngay quận lỵ. Cùng lúc ấy Tiểu đoàn 812 từ Hải Lăng tràn sang. Các xã Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương đồng loạt nổi dậy giành chính quyền làm chủ huyện. Huyện Phong Điền được hoàn toàn giải phóng”. 
Tại Quảng Điền, đồng chí Nguyễn Trung Chính - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, kể: "Ngay đêm ấy (24-3), anh Hoàng Điền liên lạc được với bộ đội ở Phong Chương rồi chỉ đạo ngay mũi công tác của huyện và các đội công tác xã phát động quần chúng nổi dậy tiến công giải phóng các xã Quảng Thái, Quảng Hưng (nay là Quảng Lợi, Quảng Phước - TVT) và quận lỵ Quảng Điền. Đúng 15 giờ ngày 25, cờ giải phóng phấp phới tung bay trên nóc tòa quận trưởng, chi khu quân sự Quảng Điền"
Đồng chí Lê Viết Phong - nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Phú Vang viết: "Thừa thắng xông lên, lực lượng vũ trang của huyện... lấy xe và lái xe của địch (GMC)... tổ chức tiến lên vùng trên (Ân - Tài - Thiện) hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy, bao vây tiêu diệt quận lỵ Phú Vang... Ngày 25-3- 1975, toàn huyện Phú Vang được giải phóng, một số xã tiến hành mít tinh mừng giải phóng và ra mắt ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời".
Từ thực tế chiến trường mà các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp đã phản ánh trong bài viết của mình gần đây nhất, có thể nhận thấy toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế được giải phóng ngày 24 và 25 tháng 3 năm 1975. Như đã dẫn ở trên, đồng chí Vũ Thắng viết: "Ngày 24-3, giải phóng các huyện Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy. Ngày 25-3, tiếp tục giải phóng Phú Vang, Quảng Điền, thành phố Huế và huyện Phú Lộc". 
Có thực tế là "Trung đoàn 6 bộ binh Quân khu là đơn vị con đẻ của Trị-thiên, được Quân khu giao nhiệm vụ cắm cờ chiến thắng ở thành phố Huế, thì đúng 6 giờ 30 phút ngày 26-3- 1975 mới chính thức kéo cờ lớn (dài 12 m, rộng 8 m) lên cột cờ phu Văn Lâu...". Theo đồng chí Nguyễn Vạn thì “Ngày 26-3-1975, Trung đoàn 6 vào tiếp quản nội thành, treo cờ giải phóng". Nói tiếp quản, bởi vì thành phố Huế đã được giải phóng và cờ giải phóng đã được Tiểu đoàn 8 bộ đội địa phương Quảng Trị và một đơn vị của Quân đoàn 2 cắm trên Phu Văn Lâu trước đó một ngày (25-3-1975). 
Từ những trình bày trên, mà chủ yếu là dẫn ý kiến từ các bài viết của chính các nhân chứng lịch sử, những vị lãnh đạo và chỉ huy chiến đấu trực tiếp ở chiến trường Trị-Thiên-Huế trong chiến dịch Xuân 1975, theo chúng tôi có thể khẳng định, thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã được giải phóng ngày 25 tháng 3 năm 1975. 



01 Tháng Mười, 2008
THÀNH PHỐ HUẾ ĐƯỢC GIẢI PHÓNG 
Năm học 2008-2009 này học sinh lớp 12 được học sách giáo khoa Lịch sử 12 mới. Sách Lịch sử 12 mới có nhiều sửa chữa và bổ sung phù hợp nên đã khắc phục được một số hạn chế của cuốn Lịch sử 12 trước đó. Xem tiếp>>.

  1. Tránh đi theo vết xe đổ của Hồ Xuân Mãn
  2. Chân lý trước mắt ta thôi
  3. Cán bộ và luân chuyển cán bộ sau 10 năm thực hiện 
  4. Đôi điều suy nghĩ về Huế (tt)
  5. Đôi điều suy nghĩ về Huế
  6. Hồ Xuân Mãn Cuộc
  7. Chỉ có một khả năng...
  8. Tâm tư người lính già
  9. Lý Thông đời mới
  10. Báo chí viết về AHLLVTND HỒ XUÂN MÃN
  11. Buổi gặp gỡ của chiến sĩ an ninh
  12. Tường thuật buổi làm việc của UBKTTW với CCB Phong...
  13. Ngày kị lần thứ 40 ở thôn Phò Ninh
  14. Bàn tay không che được bầu trời
  15. Việt Cộng viếng đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ H...
  16. HỒ VIẾT BÁ & BẢN THÀNH TÍCH CỦA ÔNG HỒ XUÂN MÃN
  17. Gặp người biệt động thành Huế từng lên truyền hình...
  18. Thi hành kỷ luật khai trừ khỏi Đảng và đình chỉ ch...
  19. Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu?
  20. Thượng bất chính, hạ tắc loạn
  21. Ủy ban KTTƯ: 30/6/2012 giải quyết xong danh hiệu A...
  22. "Vua"Huế đi săn thời nay
  23. Mãn "ĐI" làm anh hùng chứ không có "CHẠY"...
  24. Xin hỏi Trần Văn Minh người bí thư thầm lặng...27 ...
  25. Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn tự kể về nhiều cái nhất...
  26. Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông...
  27. Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo ...
  28. Bài báo của Phan Bùi Bảo Thy đăng 2 số trên Báo An...
  29. Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đ...
  30. Nhân Dân Tự Vệ VNCH
  31. Đơn khiếu nại về thành tích khai man của Bí thư tỉ...
  32. Một bài bình luận về "anh hùng" trên Báo Lao Động
  33. Xào xáo làm báo kiểu Phan Bùi Bảo Thy
  34. Hữu Thu...tự bán rẻ nhân cách với một giá bèo
  35. Mãn lên chức bí thư tỉnh ủy ở phút 89...
  36. Trung tá Hồ Xuân Phương
  37. Chủ nhân của 3.000 USD thưa chuyện với anh Mãn
  38. Từ bài báo "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN"
  39. Đất cố đô có "vua"!
  40. XIN HỎI ÔNG BÍ THƯ TỈNH UỶ
  41. BÍ THƯ TỈNH UỶ THỪA THIÊN HUẾ, HỒ XUÂN MÃN

Đất nước những tháng năm thật buồn

Nguyễn Khoa Điềm 


NQL: Mình vừa nhận được thơ bác NKĐ gửi cho, tác giả của những vần thơ về Đất nước cháy bỏng năm xưa lại ngậm ngùi nghĩ về Đất nước hôm nay. Đọc bài thơ “Đất nước những tháng năm thật buồn” của bác Điềm, mình bất chợt nhớ đôi câu thơ của bác: Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ
Vô tư quá để bây giờ xao xuyến
... tự nhiên thấy cay cay đầu sống mũi.


Đất nước những năm thật buồn
Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc
Chung quanh yên ắng cả
Ngoài đường nhựa vắng tiếng xe lại qua
Người giàu, người nghèo đều ngủ
Cả bầy ve vừa lột xác
Sao mình thức ?
Sao mình mải mê đeo đuổi một ngày mai tốt lành ?
Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn giữ được màu đỏ ?
Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng
Mong gặp một con cá hanh khác ?
Bao giờ buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường
Thấy mọi người nhẹ nhàng, vui tươi
Ấm áp ly cà phê sớm
Các bà các cô khỏe mạnh yêu đời
Hớn hở tập thể dục
Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má
Không phải gạt vội vì xấu hổ
Ngước mắt, tin yêu mọi người
Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta
Trong không gian đầy sợ hãi ?
Những cây thông trên núi Ngự Bình thấp thoáng ngọn nến xanh
Đời đời an ủi
Cho người đã khuất và người sống hôm nay …

22.4.2013

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Thượng bất chính, hạ tắc loạn


Đúng vậy. Nếu người lãnh đạo nghiêm thì cán bộ cấp dưới không dám làm bậy. Nếu có người làm bậy thì sẽ bị nghiêm túc phê bình, nhắc nhở, kiểm điểm, xử lý... Như thế thì ai còn dám mắc sai lầm nữa. 
Thượng bất chính, thì hạ tắc loạn ngay.
Năm 2013 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”.>>Đọc tiếp>>

AHLLVTND Hồ Xuân Mãn

“Khó thể nặn ra được”

Chiều 5-3, phóng viên Tuổi Trẻ tại Hà Nội đã liên lạc với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế. Ông Mãn cho biết hiện đang điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội và cho hay nếu ông ở nhà (tại Huế) thì sẽ mời phóng viên qua nhà để “mang bộ hồ sơ ra chứng minh”.
Ông Hồ Xuân Mãn cho rằng vì đơn khiếu nại gửi Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế thì để Thường vụ Tỉnh ủy trả lời là khách quan nhất. “Mình sống có tổ chức, cứ để tổ chức làm việc. Một là có thành tích không, hai là nếu có thành tích thì chứng minh như thế nào, có hiện vật không, có giấy tờ gì không, có bằng khen hay danh hiệu dũng sĩ thế nào, huân chương thì chứng minh có bao nhiêu huân chương và loại gì, chiến sĩ thi đua phải chứng minh là chiến sĩ thi đua” - ông Mãn nói.
Cũng theo ông Mãn, hồ sơ phong tặng danh hiệu anh hùng đã làm 4-5 năm nay rồi, theo luật là phải công bố trên báo, làm từ cơ sở làm lên, phải qua cấp quản lý cán bộ, qua hội đồng thi đua khen thưởng. “Từ cái đó tập thể suy tôn, chứ mình không thể nặn ra được.
Trong bản báo cáo thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng, ông Hồ Xuân Mãn khai sau 11 năm chiến đấu (1964-1975), được tặng hai Huân chương Chiến công (hạng nhất và hạng ba), ba Huân chương Giải phóng, một Huân chương Kháng chiến hạng nhì, hai danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp quân khu và một danh hiệu toàn miền Nam, 33 danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, ngụy, xe cơ giới...>>đọc tiếp>>

TP - 07:58 | 22/08/2007 Thời gian gần đây, dư luận huyện Phong Điền (TT-Huế) không ngớt râm ran về việc ông Chủ tịch huyện Nguyễn Viết Hoạch dùng quyền hành thâu tóm nhiều vùng đất rừng, đất ở, để người nhà “lạm” vay cả vốn ưu đãi dành cho hộ nghèo nhằm trục lợi.
Qua xác minh của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy TT-Huế, nhiều sai phạm của ông Hoạch theo đơn tố cáo của công dân là đúng.
Liệu có “chìm xuồng”?
Nhiều sai phạm liên quan đến Chủ tịch huyện Phong Điền do các lão thành cách mạng và người dân sở tại dũng cảm đứng đơn tố cáo, đã được UBKT Tỉnh ủy TT-Huế kết luận là có cơ sở từ nhiều tháng nay. Tuy nhiên, bản thân ông Hoạch vẫn chưa bị xử lý nghiêm.
PV Tiền phong đã không ít lần liên hệ với lãnh đạo tỉnh TT-Huế và huyện Phong Điền, nhưng câu trả lời mà phóng viên nhận được là phải chờ xử lý theo đúng trình tự, vì đây là cán bộ thuộc diện quản lý của Thường vụ Tỉnh ủy, tránh để xảy ra “oan sai” (!)
Không chỉ tích cực “giúp đỡ” người nhà, khi mới làm Phó Chủ tịch huyện, ông Hoạch đã dùng ảnh hưởng của mình “tạo điều kiện” cấp nhiều diện tích đất rừng cho ông Hoàng Bằng - Giám đốc Cty cổ phần 1/5, người nhà ông Bằng (gồm vợ và mẹ già 70 tuổi), với tổng diện tích qua nhiều đợt hơn 100 ha. Mặc dù là chủ doanh nghiệp, nhưng ông Bằng vẫn được vay tiền dự án WB3, vốn chủ yếu dành cho người nghèo. Ông Mãn rất quan tâm doanh nghiệp trẻ này.
Nhờ tài năng như vậy ông mới bị điều chuyển lên tỉnh tại Quyết định số 1357/QĐ-UBND ngày 26/07/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Viết Hoạch giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh.>>đọc tiếp>>

Ông Ngô Văn Chiến, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, khẳng định việc cấp đất cho các cán bộ huyện là trái quy định pháp luật. Tuy nhiên, sai phạm này thuộc về ông Thuận chứ không phải những người nhận đất. “Từ gợi ý của ông Thuận và cán bộ xã Hương Phú, các lãnh đạo, cán bộ huyện mới nhận đất".>>đọc tiếp>>
 
Ông Nguyễn Minh Dũng, giám đốc Sở Xây dựng Thừa Thiên – Huế, cho rằng các vụ việc trên đều do hội đồng bán nhà ở đứng đầu là phó chủ tịch UBND tỉnh quyết định (năm 2010 là bà Nguyễn Thị Thúy Hòa), sở chỉ tham gia phó chủ tịch thường trực hội đồng với chức năng tham mưu. Do đó, mọi sai trái đổ cả cho sở là không công bằng. “Sở không phải cố tình làm sai, mà thuộc về quan điểm trong bán nhà thuộc sở hữu nhà nước. Tôi tin chắc Sở Xây dựng không có kiếm lợi gì. Nhà thì người dân mua ở, tiền thì đóng trực tiếp cho Nhà nước”.>>đọc tiếp>>

Thanh tra tỉnh kiến nghị UBND tỉnh kiểm điểm, xử lý kỷ luật Giám đốc Sở NN&PTNT và các cán bộ liên quan. Đồng thời, kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo và các cá nhân của Sở Tài chính liên quan đến những sai phạm trong công tác quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước tại Sở NN&PTNT; kiểm điểm các cá nhân tham gia đoàn kiểm tra liên ngành vào năm 2010 về xác định nguyên nhân mất sản lượng gỗ không đúng thực tế, không tham mưu cho UBND tỉnh xử lý sai phạm tại Ban quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) A Lưới.>>đọc tiếp>>

Theo cơ quan điều tra, từ năm 2002-2012, với vai trò thủ quỹ công đoàn ngành giáo dục tỉnh, bà Lê Thị Châu đã biển thủ số tiền 667 triệu đồng quỹ công đoàn. Đồng thời với thủ đoạn lừa “chạy việc” bà đã chiếm đoạt 300 triệu đồng của năm sinh viên mới ra trường. Ngoài ra, bà Châu nhận tiền của nhiều giáo viên để “lo” chuyển trường nhưng không thực hiện.>>đọc tiếp>>
Hồ Xuân Phương: Trưởng phòng CSGT "bị bạn bán giữa đường" 
Xe Lexus của Vợ Phương
Xe Lexes của Phương

 


Bốn ngành và lĩnh vực tham nhũng phổ biến nhất là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng. Bên cạnh đó, bốn ngành ít tham nhũng nhất là bưu điện, báo chí, kho bạc và cảnh sát khu vực.


Thông tin trên được đưa ra tại Họp báo công bố Báo cáo kết quả khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Thế giới thực hiện, sáng 20/11.>>đọc tiếp>> 


Trả lời câu hỏi của phóng viên: Cầm nhầm một món hàng chỉ đáng giá 100 USD mà từ chức, ông nghĩ đề nghị này là nặng hay nhẹ đối với bà Võ Thị Hồng Phiếu?
Ông Nguyễn Huy Ngọc:
- Không nặng. Thường vụ Tỉnh ủy đã cân nhắc kỹ lưỡng. Việc làm của bà Võ Thị Hồng Phiếu ảnh hưởng đến uy tín của tỉnh, thương hiệu của doanh nghiệp. Là một đảng viên, bà Phiếu từ chức là tốt nhất.>>đọc tiếp>>


Sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối...
Sáng ngày 2/4/2009, tại Văn phòng UBND tỉnh, đồng chí Hồ Xuân Mãn, Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ đã chủ trì buổi tiếp và làm việc với ông Jorgen Buhl Rasmussen, Chủ tịch tập đoàn Bia Carlsberg - Đan Mạch. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở ngành liên quan và giám đốc Công ty TNHH Bia Huế.


Tại buổi tiếp, ông Jorgen Buhl Rasmussen đã cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của lãnh đạo tỉnh. Ông cho biết, hiện nay, tập đoàn Carlsberg đang chú trọng phát triển mạnh tại thị trường Châu Á, đặc biệt là ở phía Tây Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ; đồng thời nhấn mạnh, mặc dù hiện nay, khủng hoảng kinh tế đang lan rộng trên toàn cầu nhưng tập đoàn Carlsberg sẽ không để ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của mình tại thị trường Việt Nam và khẳng định Thừa Thiên Huế là nơi duy trì tốt và rất hiệu quả các dự án đầu tư của Carlsberg. Vì vậy, trong tương lai Carlsberg sẽ tiếp tục đầu tư tại Thừa Thiên Huế và đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bán Công Ty Bia Huế, TT Huế đã có quyết định sáng suốt?
Theo ông Nguyễn Mậu Chi - tổng giám đốc Công ty Bia Huế, với 8% thị phần bia cả nước, chiến lược phát triển của công ty đến năm 2015 phải chiếm 15% thị phần bia cả nước, nếu không Bia Huế sẽ “chết”. Vì vậy thương vụ này được xem là thời cơ bởi nền kinh tế suy thoái, ít nhà đầu tư, nếu chậm hơn sẽ bỏ lỡ cơ hội. Để phát triển, Bia Huế cần đầu tư thêm 2.500 tỉ đồng.
Như vậy phía tỉnh Thừa Thiên - Huế phải góp thêm 1.250 tỉ đồng, tỉnh không đủ lực, do đó phải quyết định bán đứt phần của mình cho đối tác. Việc bán này, ông Chi cho rằng là hoàn toàn chính xác và hợp thời vì tỉnh có thêm khoản vốn 1.875 tỉ đồng (tương đương 93 triệu USD) để đầu tư vào các lĩnh vực khác. “Vì Bia Huế là công ty đầu đàn nên phải vững mạnh thì nền kinh tế của tỉnh mới phát triển. Điều này vừa tốt cho công ty vừa tốt cho tỉnh, nên tỉnh quyết định bán phần của mình là chính xác” - ông Chi nói.>>đọc tiếp>>

Vietnamnet: Bí thư các tỉnh Quảng Ninh, Lâm Đồng và Thừa Thiên Huế được tuyên dương tại Hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến toàn quốc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, diễn ra tối nay (24/1) ở Hà Nội.
Các ông: Nguyễn Duy Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh; Huỳnh Phong Tranh, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng; Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nằm trong số 144 cá nhân điển hình toàn quốc sau ba năm triển khai cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Hội nghị cũng biểu dương 68 tập thể. 
Theo Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, đây là những đại diện cho rất nhiều tập thể, cá nhân điển hình trong phạm vi cả nước.
Tổng Bí thư khẳng định: Cuộc vận động đã mang lại ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng nền tảng đạo đức, tinh thần của toàn xã hội. “Cuộc vận động đã khích lệ, góp phần trau dồi các phẩm chất cách mạng, chống lại các biểu hiện suy thoái về đạo đức”.

Cha con Hùng “dinh” và đồng bọn đánh bạc xuyên quốc gia bị bắt, gây bất ngờ và chấn động trong dư luận ở Thừa Thiên - Huế. Hùng “dinh” trở thành đại gia, nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực nhờ làm ăn bất chính. Nhiều cán bộ địa phương cũng “ngồi trên đống lửa”, lo lắng khi ông ta bị bắt. Đằng sau vụ án vẫn còn nhiều điều bí ẩn, liên quan đến nhiều người.


Sau khi Hùng và đồng bọn bị bắt, công tác cán bộ tại địa phương cũng rất “nóng”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã có cuộc họp để bàn về vụ án. 
Ngày 20-10-2012, ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Tỉnh ủy đã chỉ ra những thành tích nổi bật của công an tỉnh, đồng thời bày tỏ: “Công an tỉnh nhà luôn anh hùng và điều đó rất xứng đáng. Nhưng qua vụ Hùng “dinh” thì hơi buồn vì đối tượng hoạt động trong thời gian dài, nhưng nay chúng ta mới bắt được”.>>đọc tiếp>>

Kiến nghị thu hồi hơn 20 tỷ đồng tại Humexco
Cập nhật lúc: 14:07 26/03/2013


Công trường khai thác titan của Humexco. 
(Thanh tra)- Công ty TNHH Nhà nước MTV Khoáng sản Thừa Thiên - Huế (Humexco) được thành lập theo Quyết định số 3873/QĐ-UBND ngày 11/11/2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. >>đọc tiếp>>

Tại Kết luận thanh tra số 1190/KL-TTr ngày 25/12/2012 (Báo Thanh tra ra ngày 22/2/2013, có bài “Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế: Kiến nghị kiểm điểm hàng loạt sở, ngành”), căn cứ các quy định của pháp luật, ông Trần Ngọc Cư - Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế đã quyết định thu hồi vào ngân sách Nhà nước 20.483.470.825 đồng của Humexco bao gồm: Phí bảo vệ môi trường 2.734.113.100 đồng, thuế giá trị gia tăng 17.483.304944 đồng, khoản lãi sau khi đã trừ thuế thu nhập doanh nghiệp 266.032.781 đồng.>>đọc tiếp>>

>>Lãng phí đất tại nhiều khu công nghiệp ở Huế

Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng 6 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 2.168,8 ha, bao gồm: KCN Phú Bài 818,8 ha; KCN Phong Điền 400 ha (hướng mở rộng 700 ha); KCN Tứ Hạ 250 ha; KCN La Sơn 300 ha; KCN Quảng Vinh 150 ha...

Khu công nghiệp Phong Điền, Thừa Thiên Huế

Trong các KCN của Thừa Thiên - Huế hiện đã có 7 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng với diện tích thuê đất 717,46 ha, trong đó có có 2 dự án FDI, vốn đăng ký gần 1.324 tỷ đồng, vốn thực hiện 274,8 tỷ đồng. KCN Phú Bài đã cơ bản hoàn chỉnh hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất giai đoạn 1, 2. Giai đoạn 3, 4 tại đây đang được Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Quý Huế thực hiện các hạng mục san ủi mặt bằng, lắp đặt hệ thống điện với vốn thực hiện trong năm 2012 là 30 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Prime Thiên Phúc đang tích cực triển khai hoàn thiện các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Khu B khu công nghiệp Phong Điền.>>đọc tiếp>>

  1. Tránh đi theo vết xe đổ của Hồ Xuân Mãn
  2. Chân lý trước mắt ta thôi
  3. Cán bộ và luân chuyển cán bộ sau 10 năm thực hiện 
  4. Đôi điều suy nghĩ về Huế (tt)
  5. Đôi điều suy nghĩ về Huế
  6. Hồ Xuân Mãn Cuộc
  7. Chỉ có một khả năng...
  8. Tâm tư người lính già
  9. Lý Thông đời mới
  10. Báo chí viết về AHLLVTND HỒ XUÂN MÃN
  11. Buổi gặp gỡ của chiến sĩ an ninh
  12. Tường thuật buổi làm việc của UBKTTW với CCB Phong...
  13. Ngày kị lần thứ 40 ở thôn Phò Ninh
  14. Bàn tay không che được bầu trời
  15. Việt Cộng viếng đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ H...
  16. HỒ VIẾT BÁ & BẢN THÀNH TÍCH CỦA ÔNG HỒ XUÂN MÃN
  17. Gặp người biệt động thành Huế từng lên truyền hình...
  18. Thi hành kỷ luật khai trừ khỏi Đảng và đình chỉ ch...
  19. Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu?
  20. Thượng bất chính, hạ tắc loạn
  21. Ủy ban KTTƯ: 30/6/2012 giải quyết xong danh hiệu A...
  22. "Vua"Huế đi săn thời nay
  23. Mãn "ĐI" làm anh hùng chứ không có "CHẠY"...
  24. Xin hỏi Trần Văn Minh người bí thư thầm lặng...27 ...
  25. Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn tự kể về nhiều cái nhất...
  26. Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông...
  27. Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo ...
  28. Bài báo của Phan Bùi Bảo Thy đăng 2 số trên Báo An...
  29. Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đ...
  30. Nhân Dân Tự Vệ VNCH
  31. Đơn khiếu nại về thành tích khai man của Bí thư tỉ...
  32. Một bài bình luận về "anh hùng" trên Báo Lao Động
  33. Xào xáo làm báo kiểu Phan Bùi Bảo Thy
  34. Hữu Thu...tự bán rẻ nhân cách với một giá bèo
  35. Mãn lên chức bí thư tỉnh ủy ở phút 89...
  36. Trung tá Hồ Xuân Phương
  37. Chủ nhân của 3.000 USD thưa chuyện với anh Mãn
  38. Từ bài báo "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN"
  39. Đất cố đô có "vua"!
  40. XIN HỎI ÔNG BÍ THƯ TỈNH UỶ
  41. BÍ THƯ TỈNH UỶ THỪA THIÊN HUẾ, HỒ XUÂN MÃN