Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Xin hỏi Trần Văn Minh người bí thư thầm lặng...27 hay 11?


Trần Văn Minh, Bí thư Phong An 

>>Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo Cảnh Sát Toàn Cầu Số Xuân 2013 có tiêu đề Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh". Viết theo lời kể của Hồ Xuân Mãn:
"Năm 1971, ông về địa bàn xã Phong An để rút một số thanh niên để đưa lên hậu cứ bổ sung thêm lực lượng, trong số đó có em trai của ông là ông Hồ Xuân Phán. Có lực lượng, ông cùng đồng đội tổ chức những trận đánh nhỏ lẻ để dằn mặt địch, chủ yếu là đánh bằng bom mìn, mục tiêu là bọn địa phương quân, dân vệ… Có lần, ông cùng với hai người đồng chí tên Minh (sau này ông Minh làm Phó giám đốc Sở Nội Vụ của Tỉnh Thừa Thiên Huế-NV) và Hùng (nay sinh sống ở Vĩnh Hưng – NV) đánh một trận chí mạng làm lực lượng địch ở địa bàn Phong An hoảng loạn.
Ông nhớ lại, hồi đó, ở vị trí cổng vào làng Phò Ninh quê ông, địch thành lập nên một cái chốt và bố trí ở đó 1 trung đội nghĩa quân để canh chừng. Sau một thời gian điều nghiên quy luật hoạt động của địch, ông quyết định đánh. Hôm ấy là ngày 14 âm lịch nên trăng rất sáng. Tổ công tác của ông bí mật tiếp cận vị trí chiến đấu để đặt 1 quả mìn Claymo nằm chờ.
Khoảng 20h15, cả trung đội địch bước ra đi tuần tra, ông Mãn lấy chân đá vào chân đồng chí Minh ra lệnh khai hỏa. Quả Claymo trước điểm phục kích địch vang lên một tiếng nổ chát chúa, tiếp đó ông Mãn rút chốt trái lựu đạn đã chuẩn bị sẵn tung về phía địch, rồi nhanh chóng rút quân một cách an toàn. Trận đó, toàn trung đội địch có 28 tên thì chỉ còn 1 tên sống sót do lúc anh Minh điểm hỏa tên này đang ghé vào một ngôi nhà bên đường để uống nước."
"Năm 1973, ...Nguy hiểm là thế nhưng mệnh lệnh là phải thi hành. Trở về hậu cứ, ông gặp lại người đồng đội tên Minh vừa đi học trường Đảng ở ngoài Bắc vào. Từ đó, ông tập trung lực lượng, bổ sung thêm rất nhiều cán bộ có kinh nghiệm đánh địch để từ đó tạo dựng phong trào trở lại địa bàn các xã Phong An, Phong Thu, Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương để vừa hoạt động vừa đánh địch.
Những năm tháng đó, Hồ Xuân Mãn đã cùng với đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh “vô tiền khoáng hậu” đặc biệt là vụ trừng phạt tên Nguyễn Công Đảng là một xã đội phó du kích ở Phong Hòa chiêu hồi địch; vụ tiêu diệt hụt tên Kiểu – Trung đội trưởng nghĩa quân khét tiếng gian ác... Cứ thế, ông đã cùng đồng đội đánh địch cho đến ngày Huế được giải phóng 26/3/1975."

>>Bài báo của Phan Bùi Bảo Thy đăng 2 số trên Báo An Ninh Thế Giới có tiêu đề "Anh hùng LLVTND Hồ Xuân Mãn: Người con ưu tú của đất Phò Ninh" 9:55, 31/01/2013. Viết theo lời kể của Hồ Xuân Mãn:
"Năm 1971, ông đã cùng với lực lượng du kích ở xã Phong An luồn sâu vào vùng địch hậu, tấn công tiêu diệt nhiều lực lượng phòng vệ dân sự ..."
" Năm 1973,...Trở về hậu cứ, ông gặp lại người đồng đội là Trần Văn Minh vừa đi học trường Đảng của tỉnh về. Từ đó, ông tập trung lực lượng, bổ sung thêm một số cán bộ có kinh nghiệm đánh địch để tạo dựng phong trào trở lại địa bàn các xã Phong An, Phong Sơn để vừa hoạt động vừa đánh địch. Những năm tháng đó, Hồ Xuân Mãn đã cùng với đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh "vô tiền khoáng hậu", đặc biệt có 2 vụ diệt 2 tên ác ôn khét tiếng mà Huyện ủy phát động nhiều năm chưa diệt được... Cứ thế, ông đã cùng đồng đội đánh địch cho đến ngày Huế được giải phóng 26/3/1975.

>>Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đại Đoàn Kết tựa đề "Bài 2: Những chiến công thầm lặng (09/01/2013)" Viết theo lời kể của Hồ Xuân Mãn:

"Từ đó, cùng với anh em an ninh, du kích, ông Hồ Xuân Mãn gây dựng lại phong trào. Chi bộ mật, Chi đoàn mật, 5 tổ du kích mật được khôi phục và hoạt động trở lại. Tháng 3-1975, mặc dù không có lực lượng chủ lực hỗ trợ nhưng ông Hồ Xuân Mãn đã cùng lực lượng tại chỗ tổ chức nhân dân 2 xã Phong An - Phong Sơn nổi dậy, phá toang cánh cửa phía Bắc, tạo điều kiện cho Quân đoàn II tiến quân vào giải phóng Huế.
Nếu không được nghe những người trong cuộc kể lại những câu chuyện sau đây thì khó mà hình dung về phẩm chất của một người anh hùng một lòng kiên trung với Đảng, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ cán bộ lãnh đạo trong những năm đầy gian khổ và ác liệt của chiến tranh."



Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông Hương Với tiêu đề Nhớ đêm về xóm Bồ 09:34 | 10/12/2012
Lúc đó tôi là Trưởng Công an, cùng với lực lượng xã đội Phong An (Phong Điền) nhận nhiệm vụ phối hợp với du kích xã Phong Sơn tổ chức, nghiên cứu địa bàn dẫn đường đưa Trung đoàn 1 Sư 324 do anh Phan Thỏa làm Trung đoàn trưởng (nay đã nghỉ hưu sống ở Đông Hà - Quảng Trị) về địa bàn hoạt động của mình.

...

Sau khi Trung đoàn 1 rút lui, số anh em du kích, an ninh ở Phong An còn lại rất ít. Thôn Phò Ninh thời điểm có tôi, anh Đợi, anh Minh, anh Kiếm; ở thôn Vĩnh Hương có các anh: Quyền, Cầu, Rạm, Hùng. Chúng tôi đào hầm ở các rú để bám dân, bám địa bàn, còn địch thì cho xe cày ủi vùng giáp ranh và tiến hành bình định các thôn. Để thể hiện quyền kiểm soát chúng buộc các nhà phải sơn, kẻ lên tường hoặc mái lá cờ vàng ba sọc đỏ.



Hồ Xuân Mãn có tham gia 2 trận đánh:

Ông Thái Bình Dương (66 tuổi), nguyên bí thư Đảng ủy xã Phong An từ năm 1968-1969, chánh Văn phòng Huyện ủy Phong Điền từ năm 1970-1975, hiện là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Phú Hòa - TP Huế, cho biết ông và ông Hồ Xuân Mãn là người cùng quê ở thôn Phò Ninh, xã Phong An, nhà gần nhau và đã cùng sống, chiến đấu với nhau nhiều năm trong chiến tranh nên ông biết rất rõ về ông Mãn.
“Tháng 5-1965, tôi là bí thư xã đoàn Phong An. Lúc này, ông Hồ Xuân Mãn đang ở nhà đi học, đến năm 1967 mới thoát ly theo kháng chiến” 
- ông Dương kể và khẳng định từ tháng 2-1968 đến tháng 9-1969, ông là bí thư Đảng ủy, chính trị viên xã đội Phong An nên biết rất rõ trong thời gian này có những trận đánh nào xảy ra trên địa bàn và không thấy ông Mãn tham gia kháng chiến tại xã Phong An. Trong thời gian này, vì chưa phải là đảng viên nên ông Mãn không thể được giao chức vụ xã đội trưởng Phong An.


Tháng 5-1965, Thái Bình Dương là bí thư Xã Đoàn Phong An 

Theo ông Dương, sau khi thoát ly lên rừng kháng chiến, ông Mãn được đưa ra Bắc học tập, công tác đến đầu năm 1971 mới về lại xã Phong An chiến đấu. Sau thời gian làm cần vụ cho bí thư Huyện ủy Phong Điền, ông Mãn trở lại Huyện đội Phong Điền và sau đó được điều trở lại xã Phong An tăng cường chiến đấu.
“Ông Mãn gan dạ, dũng cảm; ngoài ra chẳng có đặc điểm nổi bật, thành tích nào đáng để nhớ” 
- ông Dương nhận xét và nói ghi nhận có 2 trận đánh có ông Mãn tham gia.
*Trận đầu tiên diễn ra vào năm 1972, ở đám giỗ tại nhà ông Hồ Sưa, diệt được tên ấp trưởng Hoàng Sớm. Huyện ủy Phong Điền lúc đó đã nghiêm khắc phê bình và đánh giá đây là một trận đánh ảnh hưởng không tốt về chính trị, dân vận vì thiếu thận trọng, gây tổn thất dân thường và 2 cơ sở của ta.
*Trận thứ hai vào tháng 12-1974, diệt tên Le là trung đội trưởng địa phương quân. Trận này có 3 người tham gia, do Trần Văn Minh làm đội trưởng, ông Mãn là đội phó và chỉ diệt được 11 tên chứ không phải 27 tên.


Cựu chiến binh Tạ Hồng Quang (xã Phong Sơn, Phong Điền) 
khẳng định ông Hồ Xuân Mãn cướp công của mình.


Ông Mãn Kể Công: Những năm tháng đó, Hồ Xuân Mãn đã cùng với đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh “vô tiền khoáng hậu” đặc biệt là vụ trừng phạt tên Nguyễn Công Đảng là một xã đội phó du kích ở Phong Hòa chiêu hồi địch.
Ngoài ra, những người tố cáo còn đưa ra một số dẫn chứng nói rằng, ông Mãn đã kê khai thành tích có yếu tố “cướp công” đồng đội. Ngày 5.2. 2013, những người tố cáo ông Mãn đã gửi đơn đến Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và nhiều cơ quan cấp T.Ư đề nghị xóa tên ông Mãn khỏi danh sách AHLLVTND. Theo ông Nguyễn Ngọc Thiện - Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, cơ quan này đã nhận được đơn khiếu nại và sẽ kiểm tra, xử lý theo quy định.

Với tư cách một bí thư, xin hỏi Trần Văn Minh, 40 năm trước đây, tại Phong An ai lãnh đạo ai? Ai chỉ huy ai? Ai báo cáo kết quả trận đánh?
Mãn kê một núi công, cấp trên thời bấy giờ ghi nhận chưa đến 32%.
Là người chỉ huy trận đánh, theo Trần Văn Minh là con số nào...? 27 hay 11?

  1. Tránh đi theo vết xe đổ của Hồ Xuân Mãn
  2. Chân lý trước mắt ta thôi
  3. Cán bộ và luân chuyển cán bộ sau 10 năm thực hiện 
  4. Đôi điều suy nghĩ về Huế (tt)
  5. Đôi điều suy nghĩ về Huế
  6. Hồ Xuân Mãn Cuộc
  7. Chỉ có một khả năng...
  8. Tâm tư người lính già
  9. Lý Thông đời mới
  10. Báo chí viết về AHLLVTND HỒ XUÂN MÃN
  11. Buổi gặp gỡ của chiến sĩ an ninh
  12. Tường thuật buổi làm việc của UBKTTW với CCB Phong...
  13. Ngày kị lần thứ 40 ở thôn Phò Ninh
  14. Bàn tay không che được bầu trời
  15. Việt Cộng viếng đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ H...
  16. HỒ VIẾT BÁ & BẢN THÀNH TÍCH CỦA ÔNG HỒ XUÂN MÃN
  17. Gặp người biệt động thành Huế từng lên truyền hình...
  18. Thi hành kỷ luật khai trừ khỏi Đảng và đình chỉ ch...
  19. Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu?
  20. Thượng bất chính, hạ tắc loạn
  21. Ủy ban KTTƯ: 30/6/2012 giải quyết xong danh hiệu A...
  22. "Vua"Huế đi săn thời nay
  23. Mãn "ĐI" làm anh hùng chứ không có "CHẠY"...
  24. Xin hỏi Trần Văn Minh người bí thư thầm lặng...27 ...
  25. Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn tự kể về nhiều cái nhất...
  26. Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông...
  27. Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo ...
  28. Bài báo của Phan Bùi Bảo Thy đăng 2 số trên Báo An...
  29. Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đ...
  30. Nhân Dân Tự Vệ VNCH
  31. Đơn khiếu nại về thành tích khai man của Bí thư tỉ...
  32. Một bài bình luận về "anh hùng" trên Báo Lao Động
  33. Xào xáo làm báo kiểu Phan Bùi Bảo Thy
  34. Hữu Thu...tự bán rẻ nhân cách với một giá bèo
  35. Mãn lên chức bí thư tỉnh ủy ở phút 89...
  36. Trung tá Hồ Xuân Phương
  37. Chủ nhân của 3.000 USD thưa chuyện với anh Mãn
  38. Từ bài báo "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN"
  39. Đất cố đô có "vua"!
  40. XIN HỎI ÔNG BÍ THƯ TỈNH UỶ
  41. BÍ THƯ TỈNH UỶ THỪA THIÊN HUẾ, HỒ XUÂN MÃN

Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn tự kể về nhiều cái nhất...

 Bài viết này căn cứ trên Bảng thành tích, những bài viết theo lời kể của AHLLVTND Hồ Xuân Mãn đã được công khai trên báo chí...


A

1. Tham gia cách mạng sớm nhất

Trên bài phóng sự của Báo Cảnh Sát Toàn Cầu Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh đăng ngày 17/02/2013 của Quốc Anh – Thảo Nguyên (CSTC Xuân 2013) viết theo lời kể của Hồ Xuân Mãn.
"Đêm 9/9/1964, có một chàng trai mới tròn 16 tuổi, từ biệt cha mẹ cùng ông nội kính yêu và làng Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, để cùng những người bạn đồng liêu là các anh Hoàng Xê, Hồ A… tìm đường lên chiến khu tham gia kháng chiến, gia nhập vào Đại đội An ninh vũ trang đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên. Trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc trên mặt trận Thừa Thiên, anh đã cùng đồng đội tổ chức nhiều trận đánh “xuất quỷ nhập thần” làm cho quân lực Hoa Kỳ và quân đội Sài Gòn nhiều phen kinh hồn, bạt vía…"
Trên bài báo Ông Hồ Xuân Mãn có cướp công? - Bài 1: Nhân chứng một thời (08/01/2013) của Hữu Thu đăng trên Báo Đại Đoàn Kết:
"Ông Hồ Xuân Mãn, sinh năm 1949, quê ở thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế; tham gia cách mạng khi 14 tuổi"


2. Đối tượng Đảng lâu nhất




Tham gia cách mạng từ năm 1964,

10 năm sau
Đến ngày 11/01/1974  mới được xét vào đảng viên dự bị....
Tại sao?


3. Ít chịu học hành nhất


Ông Mãn sinh năm 1949 tham gia cách mạng năm 1964, 15 tuổi (có bài viết khi 14 tuổi, khi16 tuổi) vừa chăn trâu cắt cỏ vừa đi học...vì vậy ông Mãn cao lắm là học đến lớp Đệ tứ chưa qua trung học đệ nhất cấp (cấp 2). 
Từ năm 1975 đến sau này...không đi học Bổ túc văn hóa ngày nào. 
Ở nhiệm kì 2 Bí thư tỉnh ủy, UBKTTW Đảng đã thông báo: Ông Hồ Xuân Mãn không có bằng...là đúng sự thật.

4. Làm lãnh đạo sớm nhất

Đọc bài "Nhớ đêm về xóm Bồ" của Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông Hương, trích đoạn:
Năm 1973,
Lúc đó tôi là Trưởng Công an, cùng với lực lượng xã đội Phong An (Phong Điền) nhận nhiệm vụ phối hợp với du kích xã Phong Sơn tổ chức, nghiên cứu địa bàn dẫn đường đưa Trung đoàn 1 Sư 324 do anh Phan Thỏa làm Trung đoàn trưởng (nay đã nghỉ hưu sống ở Đông Hà - Quảng Trị) về địa bàn hoạt động của mình.
Đó là công việc không hề đơn giản, bởi ngoài dẫn đường, tìm nơi trú quân, đặt trận địa cối 120 ly..., chúng tôi còn được giao nhiệm vụ phải dựa vào dân để lo mọi thứ từ hậu cần, thuốc men, tải thương, chăm sóc thương binh, mai táng liệt sĩ... cho cả Trung đoàn.
Trên thực tế lực lượng du kích, an ninh chúng tôi thời điểm đó không nhiều. Cả Phong An và Phong Sơn điểm lại chỉ có chừng 10 người nhưng nhờ chú trọng xây dựng lực lượng tại chỗ nên hậu thuẫn cho chúng tôi là 2 chi bộ, 2 chi đoàn thanh niên, 2 đội du kích và một số an ninh mật hoạt động hợp pháp trong lòng địch.


Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đại Đoàn Kết Viết "Ông Hồ Xuân Mãn, sinh năm 1949, quê ở thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế; tham gia cách mạng khi 14 tuổi, đến năm 1967 thì thoát ly gia đình, trực tiếp cầm súng đánh giặc. Trong những năm chiến tranh, từ một chiến sĩ an ninh vũ trang tỉnh Thừa Thiên, ông làm Đội trưởng Trinh sát an ninh vũ trang Ban An ninh huyện Phong Điền. Từ năm 1973 cho đến ngày quê hương Thừa Thiên - Huế giải phóng (26-3-1975), ông Hồ Xuân Mãn là Trưởng ban An ninh kiêm Xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền. Suốt thời gian 5 năm (1970 -1975) bám dân, bám đất và kề vai sát cánh cùng đồng chí, đồng đội, ông Hồ Xuân Mãn đã lập nhiều chiến công xuất sắc và góp phần tạo nên vành đai Sơn - An - Nguyên diệt Mỹ nổi tiếng.
Từ đó, cùng với anh em an ninh, du kích, ông Hồ Xuân Mãn gây dựng lại phong trào. Chi bộ mật, Chi đoàn mật, 5 tổ du kích mật được khôi phục và hoạt động trở lại. Tháng 3-1975, mặc dù không có lực lượng chủ lực hỗ trợ nhưng ông Hồ Xuân Mãn đã cùng lực lượng tại chỗ tổ chức nhân dân 2 xã Phong An - Phong Sơn nổi dậy, phá toang cánh cửa phía Bắc, tạo điều kiện cho Quân đoàn II tiến quân vào giải phóng Huế."

Hồ Xuân Mãn sau 10 năm tham gia cách mạng kể từ năm 1964, ngày 11/01/1974 mới được kết nạp vào Đảng...
Chưa vào Đảng mà công việc của Mãn đảm nhiệm như của một bí thư huyện ủy...
Mãn làm lãnh đạo sớm nhất.

5. Chiến công nhiều nhất


Tóm tắt với 17 tiểu mục được Hồ Xuân Mãn kê vào bảng thành tích đề nghị xét AHLLVTND.
Thành tích thứ nhất, năm 1964 ông Mãn tham gia lực lượng an ninh vũ trang của tỉnh, cùng đơn vị bảo vệ an toàn Tỉnh ủy; năm 1966 cùng đơn vị tiêu diệt một tiểu đội biệt kích Mỹ (6 tên).
Thành tích thứ hai là cuối năm 1964 được phân công đưa đón trinh sát, bảo vệ an toàn cho lãnh đạo tỉnh về đồng bằng khởi nghĩa.
Thành tích thứ ba là năm 1968 được chuyển qua Tiểu đoàn trinh sát vũ trang làm nhiệm vụ giải phóng Huế và chiến đấu 26 ngày đêm; đêm 30 Tết cùng đơn vị nổ súng tiêu diệt toàn bộ dinh Tỉnh trưởng, Ty Cảnh sát, giải phóng Lao Thừa Phủ.
Thành tích thứ tư và năm là tháng 6-1968 chỉ huy ba đồng chí phục kích diệt 6 tên Mỹ ở đường 12 (căn cứ Tà Lương).
Tháng 5-1968 phục kích diệt 9 tên Mỹ, thu một số vũ khí.
Thành tích thứ bảy là năm 1969 được điều về Huyện đội, giữ chức xã đội trưởng, kiêm Trưởng công an xã Phong An.
Thành tích thứ 8, 9, 10, 11 và 12 là từ năm 1969 đến ngày 26-3-1975, giữ vững hậu cứ đồng bằng và nội thành Huế, tổ chức đơn vị đánh gần 100 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 150 tên Mỹ ngụy, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự...
Thành tích thứ 13 là năm 1972 chỉ huy tổ ba đồng chí vào ấp Phò Ninh tiêu diệt tên ấp trưởng Hoàng Sớm cùng một ấp phó, một chiêu hồi, một địa phương quân, hai cảnh sát...(10 người) làm quần chúng nức lòng.
Ở các thành tích thứ 15, 16 và 17, ông Mãn đã tiêu diệt 12 tên biệt động ở cầu An Lỗ năm 1973; năm 1975 chỉ huy du kích và an ninh xã chiếm chốt của ngụy làm chúng co cụm lại, chuẩn bị cho quân chủ lực tiến về giải phóng...

Trên bài phóng sự của Báo Cảnh Sát Toàn Cầu Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh đăng ngày 17/02/2013 của Quốc Anh – Thảo Nguyên (CSTC Xuân 2013) viết theo lời kể của Hồ Xuân Mãn.
"Những năm tháng đó, Hồ Xuân Mãn đã cùng với đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh “vô tiền khoáng hậu” đặc biệt là vụ trừng phạt tên Nguyễn Công Đảng là một xã đội phó du kích ở Phong Hòa chiêu hồi địch; vụ tiêu diệt hụt tên Kiểu – Trung đội trưởng nghĩa quân khét tiếng gian ác..."
...
"Những năm tháng đó, Hồ Xuân Mãn đã cùng với đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh “vô tiền khoáng hậu” đặc biệt là vụ trừng phạt tên Nguyễn Công Đảng là một xã đội phó du kích ở Phong Hòa chiêu hồi địch; vụ tiêu diệt hụt tên Kiểu – Trung đội trưởng nghĩa quân khét tiếng gian ác... Cứ thế, ông đã cùng đồng đội đánh địch cho đến ngày Huế được giải phóng 26/3/1975."


6. Giết được nhiều kẻ thù nhất




-Năm 1966 cùng đơn vị tiêu diệt một tiểu đội biệt kích Mỹ (6 tên).
-Năm 1968 tiêu diệt toàn bộ dinh Tỉnh trưởng, Ty Cảnh sát.
-Tháng 6-1968 chỉ huy ba đồng chí phục kích diệt 6 tên Mỹ ở đường 12 (căn cứ Tà Lương).
-Tháng 5-1968 phục kích diệt chín tên Mỹ, thu một số vũ khí.
-Từ năm 1969 đến ngày 26-3-1975, đánh gần 100 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 150 tên Mỹ ngụy, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự...
-Năm 1971 ông cùng với hai người đồng chí tên Minhvà Hùng đánh một trận ở vị trí cổng vào làng Phò Ninh, diệt 27 tên.
-Trận tại Động Hóc gần làng Phò Ninh cả trung đội 29 tên, diệt được 28 tên chỉ còn 1 tên sống sót nhờ đang đi lấy củi.
-Năm 1972 chỉ huy tổ ba đồng chí vào ấp Phò Ninh tiêu diệt tên ấp trưởng Hoàng Sớm cùng một ấp phó, một chiêu hồi, một địa phương quân, hai cảnh sát, làm quần chúng nức lòng.
-Năm 1973 tiêu diệt 12 tên biệt động ở cầu An Lỗ ;
-Năm 1975 chỉ huy du kích và an ninh xã chiếm chốt của ngụy làm chúng co cụm lại, chuẩn bị cho quân chủ lực tiến về giải phóng...


7. Có nhiều danh hiệu thi đua nhất



Trên bài phóng sự của Báo Cảnh Sát Toàn Cầu Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh đăng ngày 17/02/2013 của Quốc Anh – Thảo Nguyên (CSTC Xuân 2013) viết theo lời kể của Hồ Xuân Mãn.

Qua chiến tranh:
- 33 lần được phong dũng sĩ,
- 3 Huân chương Chiến công hạng Ba,
- 3 Huân chương Giải phóng các hạng,
- 1 Huân chương Quyết thắng,
- 3 huy hiệu Chiến sĩ thi đua,
- Nhiều bằng khen,
- Giấy chứng nhận danh hiệu "Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”
Trong thời gian sau này:
- 1 Huân chương Độc lập hạng Nhì,
- 1 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì,
- 1 Huân chương chuyên án an ninh tôn giáo,
- 1 Huân chương Đại Đoàn Kết dân tộc,
- 1 Huân chương Lao động hạng Nhì,
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ,
- 1 Huân chương Hữu nghị,
- 1 Huân chương Itxala.
- Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

8. Giữ nhiều chức vụ quan trọng nhất



Trên bài báo Ông Hồ Xuân Mãn có cướp công? - Bài 1: Nhân chứng một thời (08/01/2013) của Hữu Thu đăng trên Báo Đại Đoàn Kết, Hồ Xuân Mãn liệt kê chức vụ đã kinh qua.
"Trong những năm chiến tranh, từ một chiến sĩ an ninh vũ trang tỉnh Thừa Thiên, ông làm Đội trưởng Trinh sát an ninh vũ trang Ban An ninh huyện Phong Điền. Từ năm 1973 cho đến ngày quê hương Thừa Thiên - Huế giải phóng (26-3-1975), ông Hồ Xuân Mãn là Trưởng ban An ninh kiêm Xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền. Suốt thời gian 5 năm (1970 -1975) bám dân, bám đất và kề vai sát cánh cùng đồng chí, đồng đội, ông Hồ Xuân Mãn đã lập nhiều chiến công xuất sắc và góp phần tạo nên vành đai Sơn - An - Nguyên diệt Mỹ nổi tiếng."

Trên bài báo Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo Cảnh sát Toàn Cầu số tết 2013 Hồ Xuân Mãn liệt kê chức vụ đã kinh qua.

Kí ức hào hùng
Một ngày cuối năm se lạnh ở làng Phò Ninh, tôi đã có dịp được nghe ông kể thật nhiều những câu chuyện của tuổi thơ nghèo khó, những năm tháng tham gia kháng chiến vào sinh ra tử, rồi thời kỳ hậu chiến vất vả, kiến thiết xây dựng quê hương và cả những được mất, buồn vui của một đời người…
Anh hùng giữa thời bình
Ông kể rằng...
Sau ngày thống nhất, ông nhận nhiệm vụ mới là khai thác hồ sơ hậu chiến, rồi làm Đại đội trưởng – Đại đội tháo gỡ bom mìn để đưa dân trở về làng cũ. Năm 1976, tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên sáp nhập thành một đơn vị hành chính là tỉnh Bình Trị Thiên. Ông chuyển ngành và đi học trường Nguyễn Ái Quốc, sau khi ra trường ông về làm Bí thư huyện đoàn Phong Điền lúc ấy ông tròn 30 tuổi."
Sau ngày thống nhất, ông nhận nhiệm vụ mới:
- Khai thác hồ sơ hậu chiến,
- Đại đội phó – Đại đội tháo gỡ bom mìn
- Năm 1976, chuyển ngành và đi học trường Nguyễn Ái Quốc,
- Năm 1979 Bí thư huyện đoàn Phong Điền lúc ấy ông tròn 30 tuổi.
- Chánh văn phòng Huyện ủy, Thường vụ Huyện ủy Huyện ủy Phong Điền,
- Trưởng ban tuyên giáo, Phó Bí thư thường trực,
- Năm 1990 tham gia Tỉnh ủy với chức vụ Bí thư Huyện ủy Phong Điền,
- Năm 1993 là Thường vụ Tỉnh ủy – Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy,
- Năm 1995 là Phó bí thư thương trực Tỉnh ủy,
- Năm 2001 Ngô Yên Thy bất ngờ rút lui BCH phút 89...là Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kì 1
- Năm 2005 Xôn xao "Đất cố đô có Vua" vẫn trúng Bí thư tỉnh ủy nhiệm kì 2
- Năm 2011 nghỉ hưu nhưng vẫn muốn...Thái thượng hoàng.

9. Có nhiều tin đồn nhất

1993-1995:
Tin đồn Âu Thanh Minh thôi TUV mà thôi thật
...
1995-2000:
Tin đồn Ngô Yên Thi ra đi mà ra đi thật.
...
2000-2005:
Tin đồn luân chuyển Thái Công Nguyên mà luân chuyển thật
...
2005-2010:
Quá nhiều tin đồn:
Hồ Thị P Vân...
Hồ Thị P Dung...
Nguyễn Văn Phương...
Hồ Xuân Phán...
Hồ Xuân Phương...
...
Bị phụ nữ bạt tai...
3.000 USD tiền hối lộ...
Cá nhân tiêu biểu à...
Trò luân chuyển...
Khai man có bằng cử nhân Luật...
...
Rộn ràng công tác cán bộ...
Lê Sĩ Minh thôi Tổng biên tập, mà thôi thật...
Nguyễn Văn Phương ra chủ tịch Hương Trà mà ra thật...
Hồ Xuân Phương sẽ là Trưởng phòng CSGT mà là thật...
Nguyễn Văn Bòn thôi Trưởng ban Tổ chức mà thôi thật...
...
Ai lên...
Ai xuống...
Ai vào...
Ai ra...
...
...Xăng dầu...
...Rừng rú...
...Săn thú...
...Cờ bạc...
...Rượu chè...
...Gái gú...
...bán nhà máy Huda...
...Một thời là sĩ quan an ninh đi bảo vệ Fidel Castro...
...nhưng tất cả đều thật...
...cấp rất nhiều đất trồng rừng cho gia đình ông Hoàng Bằng, Giám đốc Công ty cổ phần 1-5. Cụ thể, ông Bằng được cấp gần 24ha, vợ ông Bằng là Phạm Thị Chi 26ha, mẹ ông Bằng là Hồ Thị Beo (70 tuổi) 29,97ha... Năm 2006, UBND huyện Phong Điền còn tiếp tục cấp cho các thành viên còn lại trong gia đình ông Hoàng Bằng với tổng diện tích 37,86ha. Ông Bằng cũng nhờ dự án WB3 để vay ngân hàng chính sách hàng trăm triệu đồng…
Không có tin đồn nhưng có thật:
Hồ Xuân Mãn là cá nhân tiêu biểu học tập và làm theo Bác Hồ
Không có tin đồn nhưng có thật: Hồ Xuân Mãn được danh hiệu AHLLVTND

Sau 2010:
...
Tin đồn ra Mãn ra TW làm trợ lý Thủ Tướng về an ninh và tôn giáo...
Tin đồn ra Mãn ra TW làm Thứ trưởng Bộ Công An...
Tin đồn ra Mãn ra TW...
Mãn làm anh hùng chui...
...
Cuối 2012:
...Hồ Xuân Phương thôi trưởng phòng CSGT...
...đánh nhau, chửi nhau với Tướng Toàn...
Không là tin đồn mà là tin tức: 
Cướp công
Khai man thành tích để làm anh hùng lực lượng vũ trang thời chống Mỹ.
Đầu năm 2013:
UBKTTW: Củng cố chứng cứ đảng viên có dấu hiệu vi phạm...

10. Ít bạn bè nhất








11. Nổ to nhất


Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông Hương Bài Nhớ đêm về Xóm Bồ
"Năm 1973,...Lúc đó tôi là Trưởng Công an, cùng với lực lượng xã đội Phong An (Phong Điền) nhận nhiệm vụ phối hợp với du kích xã Phong Sơn tổ chức, nghiên cứu địa bàn dẫn đường đưa Trung đoàn 1 Sư 324 do anh Phan Thỏa làm Trung đoàn trưởng (nay đã nghỉ hưu sống ở Đông Hà - Quảng Trị) về địa bàn hoạt động của mình."
Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đại Đoàn Kết Bài 1 Nhân chứng một thời (08/01/2013)

"tháng 6-1970, một đoàn cán bộ 5 người, gồm ông Vũ Thắng - Bí thư Đảng ủy Đoàn 6 và 2 cần vụ, ông Lê Sáu - Bí thư Huyện ủy Phong Điền, Thường vụ Đảng ủy Đoàn 6, do ông Hồ Xuân Mãn (lúc đó là thư ký và bảo vệ cho đồng chí Lê Sáu) dẫn đầu hành quân từ dốc Cao Bồi trên đất Lào để trở về hậu cứ Phong Điền. Do đoàn không có trinh sát, không có giao liên dẫn đường nên tính mạng của 4 con người, trong đó có 2 vị lãnh đạo chủ chốt của Thừa Thiên đều phó thác vào ông Hồ Xuân Mãn."

"Sự thật về năm tháng chiến đấu can trường của ông Hồ Xuân Mãn có thể viết thành một cuốn truyện ký. Tuy nhiên, ..."

Bài báo của Phan Bùi Bảo Thy đăng 2 số trên Báo An Ninh Thế Giới Trong bài Anh hùng LLVTND Hồ Xuân Mãn: Người con ưu tú của đất Phò Ninh.

"Trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc trên mặt trận Thừa Thiên, anh đã cùng với những đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh "xuất quỷ nhập thần" làm cho quân lực Hoa Kỳ và binh sĩ quân đội Sài Gòn nhiều phen kinh hồn, bạt vía…Kẻ thù từng xem anh là "tên an ninh Việt Cộng đặc biệt nguy hiểm" và đã nhiều lần đưa ảnh chân dung của anh lên mục cáo thị để treo giá trọng thưởng bằng tiền cho bất cứ ai bắt sống hoặc tiêu diệt được anh (Theo hồ sơ của Cảnh sát đặc biệt chế độ Sài Gòn để lại - NV). Chàng trai lớn lên từ đất làng Phò Ninh ấy tên là Hồ Xuân Mãn - một người đã đi qua chiến tranh với 33 lần được phong dũng sĩ,..."

...

Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo Cảnh Sát Toàn Cầu bài Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh 3:40, 17/02/2013

"Trong chuyến hành quân ấy của Trung đoàn 9 còn có thêm một chiến sĩ cách mạng ưu tú của đất Thừa Thiên mới thoát ra khỏi Lao Thừa Phủ đó là ông Nguyễn Khoa Điềm (Ông Điềm bị địch bắt ở khu vực Phước Yên từ tháng 7/1967-NV).
...

Sau khi dẫn đường cho đơn vị của ông Lê Khả Phiêu lên đến vùng biên giới giữa A Lưới với tỉnh Xà Muồi của nước bạn Lào để ra Bắc. Đơn vị của ông Mãn quay trở lại Hương Trà để bảo vệ cho Tỉnh ủy ở khu vực Khe Trái. Thời kỳ này, ở Khe Trái máy bay của địch oanh kích một ngày không biết bao nhiêu lần, đạn từ máy bay rót xuống dày đặc một cách “tàn canh gió lạnh”. "


[Em đi đâu cũng nghe người ta bàn chuyện báo chí viết về anh Hồ Xuân Mãn. Theo em, với kinh nghiệm của mình anh nên tìm hiểu sự việc thế nào. Có phải anh Hồ Xuân Mãn là "người cướp công của đồng đội?”. Đó là E-mail của đồng nghiệp gửi cho tôi sau khi bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Hà có tựa đề "Về lại Phong Điền” đã được photo phát tán nhiều nơi làm dấy lên sự hoài nghi, lo lắng về nhân phẩm, đạo đức và thậm chí bôi nhọ thanh danh của một con người từng là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế 2 nhiệm kỳ. Vì thế, chúng tôi đã vào cuộc tìm hiểu sự thật.]

Giấy chứng nhận Dũng sĩ, Chiến sĩ thi đua
trong những năm chiến tranh mà ông Hồ Xuân Mãn còn lưu



Tránh đi theo vết xe đổ của Hồ Xuân Mãn
Chân lý trước mắt ta thôi
Cán bộ và luân chuyển cán bộ sau 10 năm thực hiện
Đôi điều suy nghĩ về Huế (tt)
Đôi điều suy nghĩ về Huế
Hồ Xuân Mãn Cuộc
Chỉ có một khả năng...
Tâm tư người lính già
Lý Thông đời mới
Báo chí viết về AHLLVTND HỒ XUÂN MÃN
Buổi gặp gỡ của chiến sĩ an ninh
Tường thuật buổi làm việc của UBKTTW với CCB Phong...
Ngày kị lần thứ 40 ở thôn Phò Ninh
Bàn tay không che được bầu trời
Việt Cộng viếng đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ H...
HỒ VIẾT BÁ & BẢN THÀNH TÍCH CỦA ÔNG HỒ XUÂN MÃN
Gặp người biệt động thành Huế từng lên truyền hình...
Thi hành kỷ luật khai trừ khỏi Đảng và đình chỉ ch...
Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu?
Thượng bất chính, hạ tắc loạn
Ủy ban KTTƯ: 30/6/2012 giải quyết xong danh hiệu A...
"Vua"Huế đi săn thời nay
Mãn "ĐI" làm anh hùng chứ không có "CHẠY"...
Xin hỏi Trần Văn Minh người bí thư thầm lặng...27 ...
Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn tự kể về nhiều cái nhất...
Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông...
Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo ...
Bài báo của Phan Bùi Bảo Thy đăng 2 số trên Báo An...
Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đ...
Nhân Dân Tự Vệ VNCH
Đơn khiếu nại về thành tích khai man của Bí thư tỉ...
Một bài bình luận về "anh hùng" trên Báo Lao Động
Xào xáo làm báo kiểu Phan Bùi Bảo Thy
Hữu Thu...tự bán rẻ nhân cách với một giá bèo
Mãn lên chức bí thư tỉnh ủy ở phút 89...
Trung tá Hồ Xuân Phương
Chủ nhân của 3.000 USD thưa chuyện với anh Mãn
Từ bài báo "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN"
Đất cố đô có "vua"!
XIN HỎI ÔNG BÍ THƯ TỈNH UỶ
BÍ THƯ TỈNH UỶ THỪA THIÊN HUẾ, HỒ XUÂN MÃN

Báo chí
>>Hữu Thu...tự bán rẻ nhân cách với một giá bèo
>>Khai man thành tích là xem thường xương máu đồng đội
>>Thêm nhiều bằng chứng nguyên bí thư tỉnh ủy khai man thành tích!
>>Chuyện bị tố khai gian thành tích: Trung ương gặp người tố giác
>>Vụ "anh hùng khai man?": Ủy ban Kiểm tra T.Ư gặp người khiếu nại
>>“Vụ anh hùng bị tố khai man thành tích rất phức tạp”
>>Công an bảo vệ nhân chứng vụ "anh hùng khai man thành tích"
>>"Anh hùng khai man thành tích?": Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh lên tiếng
>>UB kiểm tra TƯ xem xét "nghi án" anh hùng khai man thành tích
>>Vụ anh hùng khai man thành tích?
>>Nguyên Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn chưa được mời làm việc
>>"Anh hùng khai man thành tích?": Thêm nhân chứng khiếu nại

>>Người tố “anh hùng khai man thành tích” bị người lạ dọa “xử”?
>>Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bị tố gian dối
>>Bí thư Thừa Thiên Huế:
>>“Tôi thấy bình thường khi ở điểm nóng vụ bắt cóc con tin”
>> Bừng sáng những gương học tập và làm theo Bác
>>Thành tích của Hồ Xuân Mãn
>>Gian hùng Hồ Xuân Mãn
>>Hồ Xuân Mãn | Dân Luận
>>“xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh
>>Danh gia vọng tộc Hồ Xuân Mãn
>>Ông Hồ Xuân Mãn - Tag-Tuổi trẻ Online - Tuổi Trẻ Online
>>Chuyện ông Hồ Xuân Mãn bị tố khai gian thành tích
>>Nguyên Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn chưa được mời làm việc
>>Bí thư “ham của lạ” được phong Anh hùng Lực lượng Vũ trang ...

Rồng Đà Nẵng

>> Đã chọn được mẫu thiết kế cho cầu Rồng Đà Nẵng

Thành phố của những cây cầu độc đáo 29/03/2013 11:59

38 năm sau ngày giải phóng, thành phố bên sông Hàn đã có nhiều chuyển biến về nội lực và diện mạo, người dân Việt Nam và bè bạn quốc tế biết nhiều đến Đà Nẵng hơn.
Nhiều người cho rằng, chính những cây cầu bắt ngang qua sông Hàn là một trong những điều kiện để Đà Nẵng có được diện mạo và nội lực ấy. Những cây cầu độc đáo nối 2 bờ đông, tây sông Hàn, không chỉ là những cây cầu đơn thuần để lưu thông, mà mỗi cây cầu đều tạo nên một dấu ấn độc đáo.


Cầu Trần Thị Lý

Cầu Rồng







Rồng Huế anh hùng

>>Thủy Tiên – hồ “chết” giữa đồi thông. Thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, cách thành phố Huế khoảng 10 km về phía tây nam, hồ Thủy Tiên nằm im lìm giữa đồi thông với ngổn ngang những công trình bạc tỷ gây lãng phí.
Được đầu tư bởi Công ty Du lịch Cố đô với hơn 70 tỷ đồng. Nhiều hạng mục trong Khu du lịch sinh thái hồ Thủy Tiên đã đi vào hoạt động năm 2004. Tuy nhiên, hiện nay, nơi này đã không còn ai tới bởi sự hoang hóa đến không ngờ.

Công trình này có khác gì  Nhà máy Mía đường KCP Ấn Độ ở Phong Điền



Thủy Cung chỉ còn cung thủy, Đất trồng Mía cấp... trồng rừng

Những hạng mục lớn như Thủy Cung, phòng chơi thế giới ảo, công viên nước, du thuyền trên hồ, sân khấu nhạc nước, nhà hàng… đã không còn một bóng dáng người làm việc. Các lối vào khu du lịch, cỏ mọc đến tiêu điều. Công trình rỉ rét, dây kim loại trong các trạm điện lộ hẳn ra ngoài… rất mất an toàn cho ai đặt chân đến đây.




Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường
Nhìn toàn cảnh thì đây là một địa điểm lý tưởng để xây dựng du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng, với không khí trong lành thoáng mát. Bên cạnh đó, địa điểm này có thể kết hợp với các địa điểm khác trong khu vực gần kề như: Thiền viện Thiên An, Lăng Khải Định, Tượng Phật Bà Quán Thế Âm… để có thể tạo nên những tour, tuyến du lịch tham quan danh thắng tâm linh lý tưởng.

Sân khấu nhạc nước chỉ còn nước...

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Được mệnh danh là chốn “thần tiên, thiên đường” của Huế từ hơn 30 năm trở lại đây, hồ Thủy Tiên và đồi thông Thiên An là nơi ghi dấu của biết bao thế hệ học sinh, sinh viên lên đây dã ngoại, cắm trại, hóng mát trong dịp hè về. Và cũng rất nhiều mối tình đã đơm hoa kết trái từ nơi đây khi trong ký ức của nhiều tình nhân vẫn xem Thiên An – Thủy Tiên là “Đà Lạt thứ 2” tại Huế bởi thảm thông xanh bạt ngàn đầy lãng mạn. Từ khi được đầu tư bởi Công ty Du lịch Cố đô, tuy thu được vé tham quan vào cổng để vui chơi trong các hạng mục như Thủy Cung, nhà chòi nghỉ mát… nhưng do đầu tư không “tới đích” nên đã dẫn đến rất nhiều hạng mục đẹp rơi vào tình trạng bỏ hoang như hôm nay.
Theo Dân Trí.