Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Nói chuyện với 2 Nhà báo Phan Bùi Bảo Thy & Hữu Thu

An Ninh Thế Giới là tờ báo có uy tín, 3 bài báo: Sự thật về 3 nhân vật bị kẻ thù gọi là "đồ tể khát máu" viết rất tốt, phản anh chân thực về 3 con người trí thức của Huế, đồng thời cho người đọc biết thêm về thủ đoạn gian trá của Liên Thành, một con Quỷ Tasmania của phong trào đô thị Huế...
Nhà giáo Hoàng Phủ Ngọc Tường là Tổng thư ký của Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình, Tiến sĩ Lê Văn Hảo làm Chủ tịch; Hòa thượng Thích Đôn Hậu và bà Nguyễn Đình Chi là Phó chủ tịch; Nhà giáo Hoàng Phủ Ngọc Tường, một trí thức miền Nam thứ thiệt đến với cách mạng rất sớm, so với những anh hùng, anh cũng xứng đáng anh hùng, nhưng anh là một trí thức, anh có cách đi của riêng mình...không vội vã...không thủ đoạn...vì vậy anh đến với Đảng thì rất muộn, cũng lắm gập gềnh “khi Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trở thành một nhà văn nổi tiếng, có lần người ta giới thiệu ông ứng cử vào Đại biểu Quốc hội thì ngay lập tức ở Huế rộ lên tin đồn:
Lan - Đính - Chính - Tường
Bốn tên phản động tìm đường mà đi.
...và gần như kết luận, Phan Bùi Bảo Thy viết “Một đôi lần, Hoàng Phủ Ngọc Tường được mời ra nước ngoài để tham dự những hội thảo về văn hóa, nhưng rồi cứ gần ngày đi là trục trặc chuyện này chuyện kia nên… không đi được. Chuyện là thế mà ông cũng chẳng buồn, vẫn kiên định đi theo con đường mà ông đã chọn lựa, nên 17 năm ông là đối tượng Đảng mà không nản lòng, đến lúc được đứng trong hàng ngũ của Đảng được có mấy năm thì ông lại bị tai biến nên không thể sinh hoạt được…”.
Đó là câu chuyện có thật, dù cố tình xuyên tạc, bóp méo...những nhân cách ấy không ai có thể bôi loem được...lịch sử mãi mãi ghi công của họ, cho dù trong cuộc đời thường có thể họ không vui cho lắm...những con người ấy luôn nhìn vào đại cục, nhìn vào tương lai của tổ quốc... chức vụ, tiền tài không mua được họ, ngòi bút của họ và thực tế cuộc sống của họ đã để lại công sức rất nhiều cho mai sau...rất ít khi nghe họ kể công, nghe họ tự nói chuyện về mình...họ cũng rất bình tỉnh khi bị vu oan giáng họa...
Phan Bùi Bảo Thy viết:
"Trong phong trào đấu tranh đô thị ở Huế giai đoạn từ 1963 đến 1966 đã có rất nhiều sinh viên ưu tú, nhân sĩ, trí thức… tham gia để chống lại chế độ độc tài của anh em Ngô Đình Diệm và đặc biệt là quân xâm lược Mỹ. Có rất nhiều những tên tuổi lớn đã xuất hiện từ phong trào đấu tranh này, đặc biệt là 3 nhân vật mà sau cuộc Tổng tấn công năm Mậu Thân 1968 cho đến tận hôm nay, kẻ thù trực tiếp và các thế lực thù địch thường xuyên quy kết, buộc tội và cho rằng đây chính là "ba tên đồ tể khát máu" trong tết Mậu Thân ở Huế".
Là trí thức, công lao của họ...còn bị nghi ngờ này nọ...họ đầy đủ bản lĩnh đi theo con đường họ chọn...bằng cả tâm hồn trong sáng liêm, trí, dũng, trực...bằng tất cả lòng yêu nước nồng nàn...
Đây, Hoàng Phủ Ngọc Tường
Cũng tại An Ninh Thế Giới, Phan Bùi Bảo Thy có bài viết Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Xuân Mãn: Người con ưu tú của đất Phò Ninh, đây chỉ là bài viết của Hữu Thu Ông Hồ Xuân Mãn có cướp công? bị thay đổi bao bì, cũng như bài Đêm về xóm Bồ của Hồ Xuân Mãn, mục đích là đánh bóng cho cái thanh danh của Hồ Xuân Mãn...nhưng động tác này của Hữu Thu là thô thiển, Hữu Thu cũng phô tô phát tán...dân Huế biết rõ Hữu Thu, biết đầy đủ Hồ Xuân Mãn, có điều Mãn chủ quan nghĩ rằng thiên hạ ngu ngơ...
Phan Bùi Bảo Thy là cây bút tư liệu xuất sắc, có nhiều kinh nghiệm, nhưng viết giúp cho Hồ Xuân Mãn...bài viết này không thỏa mãn yêu cầu của người đặt hàng...phản tác dụng...người đọc báo cảm thấy khó chịu vì nhà báo chỉ ca ngợi những điều Hữu Thu đã ca ngợi, không có gì mới, có thêm thắt cho có...xáo xáo thành bài Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh đăng trên báo Cảnh Sát Toàn Cầu, cũng phớt lờ những câu hỏi từ độc giả qua bài báo của Hữu Thu...
“Sau ngày thống nhất, ông nhận nhiệm vụ mới là khai thác hồ sơ hậu chiến, rồi chuyển sang làm Đại đội phó - Đại đội tháo gỡ bom mìn để đưa dân trở về làng cũ. Năm 1976, tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên sát nhập thành một đơn vị hành chính là tỉnh Bình Trị Thiên. Ông chuyển ngành và đi học Trường Nguyễn Ái Quốc, sau khi ra trường ông về làm Bí thư Huyện đoàn Phong Điền lúc ấy ông tròn 30 tuổi. Từ đó, ông lần lượt giữ các chức vụ: Chánh Văn phòng Huyện ủy, Thường vụ huyện ủy - Trưởng ban Tuyên giáo, năm 1990 tham gia Tỉnh ủy với chức vụ Bí thư Huyện ủy Phong Điền, 1993 là Thường vụ Tỉnh ủy - Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy, năm 1995 là Phó bí thư Tỉnh ủy, năm 2000 là Bí thư Tỉnh ủy 2 nhiệm kỳ cho đến ngày nghỉ hưu”.
Mỗi người có một cách đi, Mãn không đi mà Mãn “chạy”, Hữu Thu đã từng khen Mãn “lobby”giỏi, Thủ tướng Phan Văn Khải phải chịu tài...
Cuối cùng Mãn cũng phải "chạy"...chạy đi tìm nhà báo để giúp Mãn đánh bóng cái thanh danh mà từ lâu đã nổi tiếng không thanh cho lắm, Mãn vốn cay cú mấy thằng nhà báo viết tin bài không phải vì tiền, những nhà báo hay thọc lét Mãn vì kiểu "nổ" về thành tích sáo rỗng, vì những trò chơi bẩn thiếu văn hóa của Mãn...bị tương lên báo. 
Cuối cùng Mãn cũng phải "chạy"...đi tìm nhà báo, tìm Hữu Thu, tìm Phan Bùi Bảo Thy, tìm những cây bút lớn... tìm cái quyền lực thứ tư mà từ trước Mãn coi khinh, Mãn như ông vua đứng trên pháp luật, Mãn chỉ nói pháp quyền thôi, còn hành động thực tiễn chỉ có một quyền lãnh đạo của bí thư. HĐND, UBND, VKS, TA chỉ là công cụ, thì báo chí là cái gì? cũng chỉ là phương tiện, gọi là quyền lực thứ tư là cách gọi cho vui...nghề làm báo vốn là nghề nguy hiểm, cũng vì viết báo mà nhiều người lên bờ xuống ruộng, ăn ngủ không yên...nhưng cũng sướng nhất nghề báo, vinh dự nhất là nghề báo khi phơi bày được cái thối tha, tha hóa của bọn tham quan một cách toác hoác ra giữa bàn dân thiên hạ cho đời ngắm nghía... 
Mãn ưa chi mà không được...đã có 6 bài báo viết nhằm ca ngợi chiến công của người "anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" Hồ Xuân Mãn, bài nào cũng dài, cũng chi tiết lê thê...là du kích, bộ đội địa phương mà Mãn không làm những việc như báo viết thì làm gì?...lúc bấy giờ tầm chiến thuật, chiến lược không thể là việc của Mãn, muốn làm lãnh đạo cũng chưa làm được, Mãn "nổ" như lãnh đạo, nhiệm vụ của Mãn chỉ là gỡ mìn, gùi gạo, canh gác bìa rừng, bám trụ, diệt ác, trừ gian, tháo gỡ bom mìn...như Mãn kể để Phan Bùi Bảo Thy ghi lại là đúng và chỉ đến vậy thôi, người trong cuộc chiến tranh ai cũng làm như vậy và còn hơn như vậy, Lê Việt Hà bị địch phục kích bắn trọng thương, nghĩ rằng mình không thể sống còn kịp hô ba lần “Đảng Lao động Việt Nam muôn Năm”...còn tầm khác là của Lê Sáu, Lê Tư Sơn cao hơn cũng họ Lê nhưng là Lê Tự Đồng, là Lê Khả Phiêu, còn cao chót vót là Lê Duẩn...năm tháng đó Mãn chưa là đảng viên,"những hạng người vô tâm hèn hạ thì họ vẫn đáng thương nhiều hơn là đáng trách" như Mãn nói ở kết luận của bài báo do Phan Bùi Bảo Thy thực hiện, những người này phải 5 lần 7 lượt ngồi xem xét kết nạp đảng cho Mãn, Mãn cũng đừng quá chủ quan để không nhìn lại mình. 
Tại sao Mãn can trường, dũng cảm như vậy mà lại vào đảng quá chậm so với anh em cùng thời, cùng thôn?...thời ấy vào đảng không có "chạy", muốn được kết nạp sớm, không chỉ dũng cảm mà còn phải trung thành, đạo đức phải chuẩn mực...có đồng chí còn khai thêm tuổi để được đứng vào hàng ngũ của Đảng...Mãn tham gia cách mạng từ những năm 1964, đến năm 1974 Mãn mới được xét vào Đảng. Tại sao Mãn có một núi công như vậy mà chi bộ chần chừ chậm biểu quyết vậy? ...dù là quần chúng tốt, tích cực, năng nổ...kể cả là đảng viên dự bị...với tuổi đời còn non nẽo như vậy...từ 1964-1975 Mãn lãnh đạo được ai? chỉ huy ai?...Phách tấu! 
Trần Văn Minh là một điển hình, Trần Văn Minh được cử đi học trường Đảng tỉnh để làm cán bộ nguồn, để làm bí thư...Mãn chỉ gỡ mìn thiện nghệ đến mức anh em trong đơn vị mệnh danh là"ông vua gỡ mìn", sau năm 1975 cũng chỉ là Đại đội phó - Đại đội tháo gỡ bom mìn...một vị trí dành cho những ai không sợ chết...dám "nổ", dám chơi, vị trí của Trương Phi, Trương Phi là một chiến tướng dũng mãnh, can đảm nhưng ít mưu mẹo, nên người ta thường gọi Trương Phi là kẻ “hữu dũng vô mưu” một cách mỉa mai và khinh thường...không có gì ghê gớm, ở huyện Phong Điền cỡ Đại đội phó - Đại đội tháo gỡ bom mìn...chỉ cần giao cho một thanh niên du kích trắng mới tham gia sau ngày 26/3/1975...du kích trên rừng về vị trí khác...ngành an ninh rất thiếu người, cán bộ có năng lực, có phẩm chất đừng nói chuyện chuyển ngành...cán bộ cốt cán tập trung xây dựng chính quyền, củng cố an ninh-quốc phòng vùng mới giải phóng...cần thiết lắm mới đi dự vài lớp bồi dưỡng ngắn ngày để giải quyết công việc trước mắt...khai thác hồ sơ hậu chiến nghe có vẻ quan trọng đấy, ở huyện lúc bấy giờ có hồ sơ chi mà khai thác? hồ sơ cần khai thác đã nằm ở Hà Nội lâu lắm rồi...Mãn chưa thấy mìn để gỡ thì ngồi chơi...xơi nước...Ở Phong An, Phong Điền có tài liệu chi để Mãn nghiên cứu?...là bí thư như Trần Văn Minh chưa bao giờ thấy "nổ" đến như vậy...nữa là một đảng viên dự bị...
Mãn dũng cảm có thừa nhưng chỉ tầm xã đội trưởng, bí thư phải là Trần Văn Minh, một người đủ đức khiêm tốn, đủ dũng cảm, biết ai là thù, ai là bạn...biết xem xét, đánh giá cán bộ dưới quyền... 
Nếu Trần Văn Minh được tôn vinh anh hùng, có lẽ cũng rất ít người phản đối...Minh có tư duy chính trị tốt hơn Mãn nhiều...năm 1975 Minh là người lãnh đạo của Mãn...ngắm nghía xem xét tư cách của Mãn...giáo dục Mãn phấn đấu sớm trở thành đảng viên chính thức... 
Sau này Minh ngồi nhầm chổ...cũng như Mãn cũng ngồi nhầm chổ...trong bài viết của Phan Bùi Bảo Thy...Mãn, xã đội trưởng mà ra lệnh cho bí thư Minh nổ mìn...? Đó chỉ là câu chuyện nước chảy ngược!...khịa... 
Tóm lại, qua 6 bài trên báo Đại Đoàn Kết, An Ninh Thế Giới, Tạp chí Sông Hương kể lể không thiếu điều gì, nhưng chưa có câu trả lời các yêu cầu đã ghi trong luật mà một anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân phải có. 
Đồng đội của Mãn có tên tuổi bất bình nói thẳng: “Mãn là anh hùng thì cả huyện anh hùng...”. 
- Theo Luật, Mãn không hội đủ tiêu chuẩn để được xét danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nhờ chạy được danh hiệu AHLLVTND, Mãn được Nhà nước tặng thêm Huân chương Độc lập hạng nhì...Ở đây chúng ta thấy rõ về tinh thần thượng tôn pháp luật của Mãn. Mãn chi phối để bộ máy công quyền với một hệ thống cơ quan tham mưu làm việc không theo pháp luật. Điều đáng nói là ngay cả UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã chấp thuận đề nghị xét danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Hồ xuân Mãn không đúng quy trình, không đủ tiêu chuẩn, không đúng luật Thi đua khen thưởng. Bản thành tích của Mãn thì lươn lẹo, dư luận ồn ào đến vậy, cho đến nay Ban thường vụ tỉnh ủy, Báo Thừa Thiên Huế, tiếng nói của Tỉnh đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế chưa có vài dòng giải thích cho dân yên...trong bài viết của Phan Bùi Bảo Thy nhấn mạnh rất nhiều lần "tên an ninh Việt Cộng đặc biệt nguy hiểm", "Nhiệm vụ lúc ấy của an ninh vũ trang là xuống các xã của huyện Phong Điền, Hương Trà để phối hợp với các lực lượng diệt ác, phá kìm", "Đại đội An ninh vũ trang đa số anh em đều rất có kinh nghiệm và dạn dày trận mạc", "Đại đội An ninh vũ trang được bố trí một trung đội ở lại bảo vệ hậu cứ, một trung đội phối hợp với lực lượng An ninh Hương Trà bảo vệ trại giam, tiếp nhận tù binh và tài liệu, một trung đội phối hợp với các lực lượng chiến đấu vào thành phố Huế"...cứ cho là như vậy, cứ cho là thời chiến tranh Mãn biên chế trong ngành An ninh, tại sao Công an tỉnh Thừa Thiên Huế không làm thủ tục xét danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ngành Công an cho Mãn?...để Mãn phải yêu cầu Bộ chỉ huy quân sự Thừa Thiên Huế huyện đội Phong Điền đi làm cái việc không phải của quân đội?...chỉ chừng ấy ta thấy ngay sự thiếu trung thực, luồn lách...Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, huyện đội lại thẩm định thành tích của chiến sĩ an ninh, đi chứng nhận những việc mà cơ quan đó không quản lí...thì Hồ xuân Mãn muốn kê khai gì thì kê...không đối chứng, không kiểm tra...? xin hỏi Phan Bùi Bảo Thy, Bài viết của anh, của Hữu Thu, của Hồ Xuân Mãn, (Bản thành tích của HXM cho đến nay vẫn đang còn óm ém ở đâu đấy) nhấn một điều rất đậm nét Hồ Xuân Mãn là Công An, anh có thấy chi tiết này là vô lý này không? Nhân tiện xin hỏi thực: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Xuân Mãn là cá nhân anh hùng của ngành công an hay quân đội?
Phan Bùi Bảo Thy, Hữu Thu nghe Ủy viên BCHTW Đảng Hồ Xuân Mãn kể chuyện trên trời...Hồ Xuẫn Mãn đảm nhiệm 2 nhiệm kì Bí thư tỉnh ủy cán bộ, nhân dân TTH thấy rõ:
- Mãn không đủ đạo đức, phẩm chất cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư như Bác Hồ dạy; 35 năm sau chiến tranh, Mãn không có bằng tốt nghiệp cấp 2 BTVH, UBKTTƯ Đảng đã kết luận Mãn không có bằng, chỉ có mấy cái chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức QLKT vớ vẩn thôi, thì không thể gọi là cần được, Uống rượu chivas 38 còn chêm thêm mật bò tót cho sung thì không thể gọi là kiệm được, công khai việc 3.000 USD vô chủ hối lộ thì không thể gọi là liêm được, bị nữ tiếp viên nhà hàng bạt tai giữa bàn dân thiên hạ, khi ra ứng cử HĐND tỉnh, đã công khai lí lịch có bằng Cử nhân Luật thì không thể gọi là chính được, chạy cho con vào đại học bằng đường cử tuyển, xếp em không có bằng cấp tương ứng làm giám đốc sở TT&TT, can thiệp để thằng em lem nhem làm Trưởng phòng CSGT tỉnh, lươn lẹo để con rễ lên làm đến giám đốc sở KH&ĐT...thì không thể gọi là chí công vô tư được...
- Mãn là nhân vật tiêu biểu ư? là tấm gương mẫu mực về mọi mặt cho quần chúng soi? Không thể. Người có đạo đức không ai chơi trò bẩn để lên làm bí thư nhiệm kỳ 1 ở phút 89...Ngô Yên Thi có vô quân trường của ngụy chỉ để học quân sự học đường...Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy Nguyễn Văn Bòn phải ngậm đắng vì ý đồ sắp xếp nhân sự của Mãn... bị cú “revert” trước thềm đại hội nhiệm kì 2, Mãn có lòng tự trọng nên rút vì đã làm xấu Đảng...thiên hạ đồn, tiếng nổi ba phao...về sở thích sập cu, săn thú, gái gú, bài bạc...của Mãn.
- Mãn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu ư? Một trận đánh của Mãn, trận khử Hoàng Sớm, Mãn nắm chắc Hoàng Sớm đi ăn kỵ, kế hoạch trận đánh thật hoàn hảo...không lẽ người con "ưu tú" ấy không nhận biết bà con mình đang ăn kỵ? Trước khi bóp cò súng, Mãn có phân biệt ai là địch, ai là ta? Mãn bắn bừa vào mâm kỵ trong đó có ông nội của Mãn? Mãn là người cháu "ưu tú" ư? Mãn đã "giết nhầm hơn bỏ sót" để khử 01 tên ác ôn mà 10 người dân phải chết, 8 dân lành bị thương... Vì cái danh hảo "anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" Mãn đang xới xáo nổi đau đã chôn khuất sau 40 năm của những người bà con của Mãn, họ vô tội, họ là chiến sĩ, đồng bào, hằng năm đến ngày kỵ năm xưa ấy trong thôn Phò Ninh có thêm 10 cái kỵ...điều dã man hơn nữa là cho đến nay Mãn vẫn chụp mũ cho dân lành chết oan ấy là phó ấp, là chiêu hồi, là địa phương quân, là cảnh sát...tội cho con cháu của họ...vì vậy mà xiu viu...ngóc đầu không nổi... 
Phan Bùi Bảo Thy ghi lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường: 
"Tiện đây, tôi cũng xin nói đôi lời về cái gọi là "vụ tàn sát Mậu Thân" ở Huế. Không một quân đội nào dạy cho binh lính mình giết người dân cả. Dân là chỗ dựa của quân đội. "Nâng thuyền cũng dân, lật thuyền cũng dân" (Nguyễn Trãi). Hơn nữa tư tưởng chiến tranh của Đảng ta là "chiến tranh nhân dân", dựa vào dân mà chiến đấu. Nhưng chết nhiều người trong Mậu Thân là sự thật rất đau lòng. Trong chiến tranh khốc liệt, người chết do nhiều nguyên nhân: Hai bên bắn nhau, tên rơi đạn lạc"
Một chiến sĩ dũng cảm có thể giết hàng trăm kẻ địch, nhưng một tướng tồi làm chết cả phong trào...tự xét không xứng đáng với danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới thì thôi...xới xáo thù hận để làm anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân chỉ làm xót xa, đau lòng người trong cuộc...đào sâu thêm ranh giới của khối đại đoàn kết toàn dân...biểu hiện cao độ của sự suy thoái đạo đức...Bước qua đồng chí để thăng tiến...Bước lên vai thủ trưởng để vinh danh...Gom công đồng đội để làm thành tích... 
Mãn: Một con người mưu mô, gian xảo, hảnh tiến...Hồ Xuân Mãn đã vượt qua Vũ Thắng, Huỳnh An để được nhận danh hiệu "AHLLVTND trong thời chống Mỹ'. 
Cách mạng xã hội là sự nghiệp của quần chúng...vai trò cá nhân chỉ là dẫn dắt...và đó chỉ là nghĩa vụ phải làm...muốn thành nghiệp lớn phải được sự đồng tình của công chúng... 
May, May mà Mãn chỉ là một du kích bình thường, nếu là người nổi tiếng như Hoàng Phủ Ngọc Tường thì chúng nó bêu rếu “đồ tể khát máu” khắp thế giới. Khi đã trở thành người của công chúng, ai đó luôn luôn là đối tượng của tin đồn, của tiếng vang vàng thau lẫn lộn...nên cần kín kẻ mọi điều... 
Hữu Thu Mở đầu bài báo: "Em đi đâu cũng nghe người ta bàn chuyện báo chí viết về anh Hồ Xuân Mãn. Theo em, với kinh nghiệm của mình anh nên tìm hiểu sự việc thế nào. Có phải anh Hồ Xuân Mãn là "người cướp công của đồng đội?”. Đó là E-mail của đồng nghiệp gửi cho tôi sau khi bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Hà có tựa đề "Về lại Phong Điền” đã được photo phát tán nhiều nơi làm dấy lên sự hoài nghi, lo lắng về nhân phẩm, đạo đức và thậm chí bôi nhọ thanh danh của một con người từng là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế 2 nhiệm kỳ. Vì thế, chúng tôi đã vào cuộc tìm hiểu sự thật."
Hữu Thu có mắt như mù, có tai như điếc, đều viết về tấm gương tiêu biểu, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Xuân Mãn có bài thì dân tìm mua, còn photo phát tán đến hang cùng ngõ hẻm...hai bài viết của ông thất bại, ông cũng chịu khó phát tán bài của Phan Bùi Bảo Thy, tinh ý ông có thấy không ai mặn mà? người dân đang chờ đọc bản thành tích dấm da dấm dúi của người anh hùng...Những người Liệt sĩ, chiến sĩ thời chống Mỹ không bỏ qua cho ông cái bệnh ngoa ngôn này... 
Phan bùi Bảo Thy kết luận: "Giờ đây, ông nghỉ ngơi sau nhiều thập niên đã cống hiến sức mình và kể cả một phần máu thịt cho quê hương, đất nước… ngày ngày ông vui vầy bên bè bạn, cháu con. Đôi ba bữa ông lại trở về ngôi nhà cũ ở làng Phò Ninh để hương khói cho tổ tiên, ông bà, chăm sóc cây kiểng, hàn huyên với bạn bè, đồng đội cũ. Ông bảo rằng, ở đời làm người có danh phận cũng lắm thị phi, nhưng mình phải rộng lòng hỉ xả, bởi vì với những hạng người vô tâm hèn hạ thì họ vẫn đáng thương nhiều hơn là đáng trách"
Láo toét, Mãn lại tự lừa mình, dối người rồi, tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Hồ Xuân Mãn cứ nhắc đi nhắc lại phải học tập và làm theo Hồ Chủ tịch, ban hành cả 5 chuẩn mực...nhưng bản thân ông lại không thực hiện được những lời dạy của Hồ Chủ tịch.
Trong hai nhiệm kỳ của ông để lại một “dấu ấn” rõ nhất là sự xuống cấp về đạo đức của cán bộ lãnh đạo. Ông đã làm biến đổi chất lượng của một đảng cầm quyền. Việc mua quan bán chức, chạy quy hoạch cán bộ không còn là hiện tượng cá biệt mà trở thành phổ biến. Việc ban phát quyền lực theo kiểu “nhất thân, nhì thế, tam chế, tứ tiền” trở thành cẩm nang hành động. Tiêu cực, tham nhũng nảy sinh và phát triển ngay ở thượng tầng kiến trúc và tạo thành một hệ thống che đậy cho nhau từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài. Ai được giới thiệu, ai được nâng đỡ...tạo ra cái tiền lệ con nối ngôi cha? Mãn tìm mọi cách đưa Nguyễn Văn Phương, một người con rể chỉ có cái vốn rất bình thường vào tỉnh ủy, từ đó qua vài vòng luân chuyển, nhảy vùn vụt lên các nấc thang quyền lực. Hồ Xuân Phương nhảy cóc lên trưởng phòng cảnh sát giao thông, ngênh ngang hai vợ chồng lái hai xe ô tô đời mới tiền tỉ vênh váo giữa thành phố đậm chất văn hóa Huế, coi đời như chẳng có...Phải nói thẳng, cái gọi là “một bộ phận không nhỏ, suy thoái về chính trị, tha hóa về đạo đức lối sống” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, đã được hình thành và dung dưỡng suốt 10 năm với hai nhiệm kỳ bí thư của ông Hồ Xuân Mãn. Suốt 20 năm vào tỉnh ủy, hai nhiệm kỳ bí thư, ông đã làm được những gì có giá trị và để lại dấu ấn cho dân, cho tỉnh?
Nhân dân trong tỉnh đều biết “công lao” của bí thư Hồ Xuân Mãn, là 10 năm đứng đầu vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền đã kéo thụt lùi sự phát triển của tỉnh cả 20 năm, nhìn vào Đà Nẵng, tự khắc rút ra được nhận định này. 
"Ông bảo rằng, ở đời làm người có danh phận cũng lắm thị phi", Bí thư-Chủ tịch tỉnh là người của công chúng, không bị công chúng xăm xoi, bình phẩm mới lạ, Hồ Xuân Mãn, Võ Thanh Bình, Nguyễn Trường Tô làm sao tránh khỏi thị phi...cũng là bí thư: Nguyễn Bá Thanh, Trương Đình Tuyển thì sức lan tỏa của họ không hề nhỏ, thiên hạ cũng xầm xì...đó thôi. 
Khổng Tử nói “Chính tâm - tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ”, Hồ Xuân Mãn với cái tâm không chính làm sao tu nổi cái thân mà giao cho ông ta những 20 năm trọng trách “trị quốc, bình thiên hạ” thì thật là phúc họa bất tường.
Nhà Văn Nguyễn Quang Hà tác giả bài báo nổi tiếng "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN" ghi lại ý kiến của những người Cựu chiến binh cùng vào sinh ra tử với Mãn, bị Mãn gọi là "hạng người vô tâm hèn hạ" đã kể chuyện về thời lâu lắm của "một con người từng là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế 2 nhiệm kỳ", nếu họ nói sai, họ đã xúc phạm nhân phẩm, đạo đức và thậm chí bôi nhọ thanh danh người khác.
Dù họ là ai, pháp luật hiện hành không bỏ qua cho họ...
Cha ông thường nhắc nhỡ con cháu “có học, có hơn”...

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Nhà văn Nguyễn Quang Hà viết để “trả nợ”

Mai Văn Hoan - 27-11-2012 08:34:24 AM

VanVN.Net - Nhà văn Nguyễn Quang Hà tâm sự với tôi rằng anh có hai món nợ rất lớn mà chắc viết cho đến khi nhắm mắt xuôi tay cũng không thể nào trả xong. Hai món nợ mà anh đang gánh trên đôi vai của mình là món nợ đối với nhân dân và món nợ đối với đồng đội. Hơn bốn mươi năm cầm bút, anh đã viết 10 tập tiểu thuyết; 7 tập truyện ngắn, ký, truyện ký; 2 tập thơ cùng với hàng trăm bài báo, anh chỉ mong sao trả được hai món nợ ấy.

Nhà văn Nguyễn Quang Hà

Nguyễn Quang Hà rất tâm đắc với câu nói của Bác Hồ: “Nếu không có nhân dân liệu ta làm được gì?”. Thời chiến, nhân dân đổ xương máu để giành lại độc lập tự do, thời bình họ đưa hết sức lực để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhưng họ cũng là những người chịu thiệt thòi nhiều nhất. Trong bài bút ký Thủy Thanh của tôi, chỉ bằng vài con số “biết nói” anh đã cho mọi người hiểu bao nhiêu máu xương mà nhân dân đã đổ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Một xã nhỏ ven thành phố Huế như Thủy Thanh mà đã có đến 581 liệt sĩ. Ở đó có chị Thơm từng hy sinh trinh tiết của mình để bảo vệ cán bộ nằm vùng; có anh Lê Văn Kế dùng lựu đạn đánh xe tăng, bị địch bắt chặt đầu bằng cây rựa cùn và bêu xác bên cầu An Cựu...Có dịp về thăm A Lưới, anh bồi hồi nhớ lại thời anh đóng quân trong rừng,“bà con mấy bản gần đó mặc dù rất nghèo nhưng ngày nào cũng đem đến cho bộ đội rau lang, đu đủ, cà ghém...” (Con gà, cái chai và hạt bắp). Trong thiên bút ký Luận chứng một tâm hồn đa cảm anh kể lại chuyện chị Cẩm ở Phong Sơn đánh lừa địch, lấy súng M19, vấp mìn chết khi trời vừa rạng đông; chuyện cậu bé An 12 tuổi giúp bộ đội địa phương nắm tình hình địch trong trận đánh đồn Hiền Sĩ, bị địch bắn chết, trên tay cậu nắm chiếc bắp ngô đang ăn dở. Năm 1990, nghĩa là 15 năm sau giải phóng, về thăm lại A Lưới anh không khỏi chạnh lòng khi nhìn một số đứa trẻ chưa được đến trường. Bữa ăn của đồng bào vẫn chủ yếu là sắn. Lời hứa hẹn “Đến ngày độc lập đồng bào sẽ có tất cả”. Thấm thoắt đã mười lăm năm mà điều hứa hẹn ấy xem chừng vẫn còn xa vời. Một người dân A Lưới nói với anh:“Độc lập thì mình thấy rồi nhưng tất cả thì mình chưa thấy”. Điều mà anh băn khoăn sau chuyến đi ấy là: “15 năm trôi qua mà A Lưới vẫn còn nghèo, làm thế nào để nhân dân thoát khỏi cái nghèo ấy?”. Mặc cảm mắc nợ với nhân dân làm cho lòng anh nặng trĩu nỗi buồn. Cũng vì cuộc sống của dân mà anh dũng cảm, thẳng thắn nêu tên hoặc chức vụ của một số quan chức thiếu trách nhiêm với dân. Trong bút ký Luận chứng một tâm hồn đa cảm (viết năm 1986), anh phê phán cách làm việc hết sức quan liêu của lãnh đạo huyện Hương Điền (thời Bình Trị Thiên). “Trên mới lo cho dân trên nghị quyết, trên giấy tờ, nhưng khi lên xe thì mọi dự kiến cũng theo bánh xe của phó bí thư đi luôn”. Huyện phát động trồng cây gây rừng, hứa đầu tư cho mỗi gốc cây một cân gạo. “Xã Phong Sơn đã trồng bốn vạn cây mà huyện vẫn chưa đưa về một hạt gạo nào”. Đọc một số bài ký, bài báo chống tiêu cực, thấy anh nêu thẳng tên hoặc chức vụ một số quan chức cấp huyện, cấp tỉnh, bạn bè ái ngại cho anh. Nhưng anh không sợ là phải. Vì anh đấu tranh cho công lý, cho nhân dân, chắc chắn là anh sẽ được nhân dân ủng hộ. Mà được nhân dân ủng hộ thì cần gì phải “tránh đâu” nữa! Đối với những vị lãnh đạo thực lòng thương dân, quan tâm đến đời sống của dân, anh vô cùng kính phục, yêu mến. Trong số họ, người được anh hết lời ca ngợi là ông Phan Thế Phương (nguyên giám đốc sở Thủy sản). Anh nhớ mãi câu nói của ông: “Bao giờ phá Tam Giang nuôi được một nghìn héc ta tôm thì nghỉ hưu tôi mới mãn nguyện”. Câu nói đó thể hiện một cách đầy đủ tấm lòng, trách nhiệm của ông đối với những người dân sống ở vùng đầm phá. Tiếc là ông mất đột ngột vì tai nạn giao thông. Trong đoàn người đến viếng ông, có nhiều bà con nuôi tôm ở phá Tam Giang (Dòng nước thi ca). Anh cũng rất khâm phục sáng kiến của cán bộ lãnh đạo xã Thủy Thanh phát động phong trào giúp đỡ những con em liệt sĩ. Qua đợt phát động, có đến 295 người mẹ nhận 262 cháu mồ côi làm con nuôi. Họ trở thành những “người mẹ tinh thần”, là nơi nương tựa để các cháu không còn cảm thấy bơ vơ trong cuộc sống (Thủy Thanh của tôi). Đó cũng là một cách uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã hiến dâng xương máu cho Tổ quốc.

Nhà văn Nguyễn Quang Hà có đến tám năm sống và chiến đấu ở chiến trường Trị Thiên (1967 – 1975) - là nơi được xem ác liệt nhất, là vùng giáp ranh, tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Anh tận mắt chứng kiến những hành động dũng cảm, trí thông minh, tinh thần chịu đựng gian khổ, đức hy sinh của cán bộ chiến sĩ quân giải phóng nói chung và đại đội Ngô Gia Tự của anh nói riêng. Chính điều này đã thôi thúc anh cầm bút và trở thành một trong những nhà văn hiếm hoi chủ yếu viết về chiến tranh trên văn đàn hiện nay. Ba tập tiểu thuyết: Sông dài như kiếm, Tiếng thở dài của đất, Vùng lõm mà anh tâm đắc đều viết về đề tài này. Một số chi tiết trong những tác phẩm ấy nếu không có thực tế chiến trường không thể biết được. Chẳng hạn như chi tiết: Giáp Văn Sự - cán bộ an ninh vừa mới được tăng cường giúp xã Mai Trung - vô ý để những hạt cát dính trên cỏ chưa khô sương, in dấu bàn chân nên bị địch phát hiện hầm bí mật (Vùng Lõm)... Nếu không tận mắt chứng kiến những trường hợp hy sinh anh dũng của một số cán bộ nằm vùng tác giả cũng khó lòng tưởng tượng hình ảnh Giáp Văn Sự nhảy vọt ra khỏi hầm bí mật, dùng súng AK bắn địch, bị trúng đạn, Sự nín thở, nằm nghiêng, rồi bất ngờ rút chốt lựu đạn giết được năm tên địch trước khi bị chúng bắn chết. Thành công của tập truyện ký viết về huyền thoại Thân Trọng Một chủ yếu là nhờ vốn sống, vốn thực tế ấy. Cũng như những cây bút viết về đề tài chiến tranh gần đây, Nguyễn Quang Hà đã phần nào khắc phục được một số hạn chế như bệnh sơ lược, công thức, đơn chiều... Tiểu thuyết Vùng lõm (NXB Quân đội nhân dân, 2008) không chỉ miêu tả cuộc chiến giữa ta và địch mà còn tập trung thể hiện “cuộc chiến” nội bộ giữa ta với ta. Đó là “cuộc chiến” giữa những người có lý tưởng cao đẹp với những kẻ cơ hội. Huỳnh Thế Tô bỏ học về làng Mai Trung làm xã đội trưởng chỉ vì yêu Hoài. Y tỏ ra ta đây dũng cảm cũng chỉ để được lòng Hoài. Y chỉ lo “vun vén chức tước, tập hợp quanh mình những người dễ sai khiến để tôn mình lên”. Nhưng khi bị Hoài từ chối thì tìm cách hãm hiếp cô rồi chiêu hồi. Quả đúng như nhà văn Nguyễn Quang Hà đúc kết: “Để quyền lực rơi vào tay những thằng cơ hội, chúng không ngần ngại gì giết cả trời xanh”. Đối lập với Huỳnh Thế Tô là Nguyễn Văn Dư-một chàng trai tài trí, kiên cường, gan góc và có đời sống tâm hồn hết sức phong phú. Chứng kiến cảnh những hành động vô cùng dã man của kẻ thù, Nguyễn Văn Dư đã dũng cảm nhận về mình cái chết để cứu dân làng. 

Nhà văn Nguyễn Quang Hà từng hai lần đạt giải ký báo Văn nghệ. Tác phẩm Thân Trọng Một – con người huyền thoại và tiểu thuyết Vùng lõm được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam… Mặc dù đã đến tuổi “cổ lai hy” và bị cắt hơn một mét đại tràng vì căn bệnh ung thư nhưng anh vẫn tích cực đi và viết. Tôi thực sự kính nể sức làm việc phi thường của anh. Cầu chúc anh “chân cứng đá mềm” để tiếp tục trả hai món nợ mà anh vẫn hằng tâm nguyện!

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

NÔNG ĐỨC MẠNH - ÔNG LÀ AI?

“... Mặc dù nhiều khuyết điểm, hạn chế có từ các khóa trước, nhưng với trách nhiệm chính trị của cơ quan lãnh đạo hiện nay, Bộ Chính trị và từng Uỷ viên Bộ Chính trị tự nhận thấy sâu sắc trách nhiệm chính trị của mình trước những khuyết điểm, hạn chế đó...” (TBT Nguyễn Phú Trọng).


Hưởng ứng lời yêu cầu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: "Nhân dân cần phát huy dân chủ, nói thẳng nói thật để xây dựng Đảng".

* MINH DIỆN


Tổng Bí thư qua các thời kỳ



Trịnh Đình Cửu 3 tháng 2, 1930 - 27 tháng 10, 1930
0 năm, 266 ngày Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trần Phú 27 tháng 10, 1930 - 6 tháng 9, 1931
0 năm, 314 ngày Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
Lê Hồng Phong 21 tháng 6, 1934 - 31 tháng 3, 1935
0 năm, 283 ngày Bí thư Ban Chỉ huy hải ngoại Đảng Cộng sản Đông Dương.
31 tháng 3, 1935 - 26 tháng 7, 1936
1 năm, 117 ngày Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
Hà Huy Tập 31 tháng 3, 1935 - 26 tháng 7, 1936
1 năm, 117 ngày Bí thư Ban Chỉ huy hải ngoại Đảng Cộng sản Đông Dương.
26 tháng 7, 1936 - 30 tháng 3, 1938
1 năm, 247 ngày Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
Nguyễn Văn Cừ 30 tháng 3, 1938 - 9 tháng 11, 1940
2 năm, 224 ngày Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
Trường Chinh 9 tháng 11, 1940 - 19 tháng 5, 1956
15 năm, 320 ngày Quyền Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
(Từ 1941)
Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
(Từ 1951)
Hồ Chí Minh 19 tháng 2, 1951 - 2 tháng 9, 1969
18 năm, 195 ngày Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
Lê Duẩn 10 tháng 9, 1960 - 10 tháng 7, 1986
25 năm, 303 ngày Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
(Từ 1976)
0 năm, 161 ngày Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Văn Linh 18 tháng 12, 1986 - 28 tháng 6, 1991
4 năm, 192 ngày Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
6 năm, 181 ngày Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lê Khả Phiêu 26 tháng 12, 1997 - 22 tháng 4, 2001
3 năm, 116 ngày Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nông Đức Mạnh 22 tháng 4, 2001 - 19 tháng 1, 2011
9 năm, 273 ngày Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Phú Trọng 19 tháng 1, 2011 - nay
2 năm, 29 ngày Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.


Cứ tưởng sẽ không bao giờ phải nhìn một khuôn mặt phương phi cười cợt, như cố khoe hai hàm răng chắc khỏe dưới cái đầu láng mướt, cái cằm bạnh trên cái cổ áo thắt cà vạt đỏ chót.

Nhưng hôm kia tôi lại phải nhìn khuôn mặt ấy đi dự khánh thành nhà máy thủy điện Sơn La. Đấy là khuôn mặt “nhà cách mạng lão” Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam.

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam trải hơn 82 năm có 9 người đã và đang làm Tổng bí thư.

Ông Trần Phú chỉ làm TBT 314 ngày, nhưng đã để lại bản “Luận cương chính trị” và lời nói bất hủ “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu!”.

Ông Nguyễn Văn Cừ làm TBT gần hai năm, đã vạch ra quyết sách đúng đắn chống tả khuynh, đề phòng hữu khuynh, và mới 28 tuổi để lại tác phẩm “Tự chỉ trích” đáng nhớ.

Ông Trường Chinh hai lần làm TBT, lần trước vạch đường lối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, lần thứ hai đặt nền móng cho công cuộc đổi mới.

Ông Lê Duẩn làm TBT 16 năm 101 ngày, là cha đẻ của “Đề cương cách mạng miền Nam”, cũng là người cảnh báo kẻ thù lâu dài và nguy hiểm của Việt Nam là bá quyền Trung Quốc.

Ông Nguyễn Văn Linh làm TBT một nhiệm kỳ 5 năm, đã có một vai trò sáng giá trong cuộc phá bỏ nền kinh tế kế hoạch quan liêu bao cấp, mở đầu kinh tế thị trường, có “Những việc cần làm ngay” tháo gỡ khó khăn, cởi trói trí thức.

Ông Đỗ Mười làm TBT từ 1991- 1997, một quyền uy đủ sức răn đe.

Ông Lê Khả Phiêu làm TBT gần ba năm, làm được việc những người tiền nhiệm không muốn và không dám làm: dẹp bỏ một siêu cơ quan quyền lực là Ban cố vấn trung ương đảng, bớt đi một tầng nấc lãnh đạo quan liêu; ra được NQTW 6(2) chống tiêu cực, tham nhũng.
Bảy đời Tổng bí thư, bảy con người kể trên chưa ai hoàn hảo về tài năng, đức độ và nhân cách, nhưng mỗi người đều ghi một dấu ấn trong một giai đoạn lịch sử nhất định, đề lại một chân dung đậm nét với tư cách người “công dân số 1” của Việt Nam.

Ông Nông Đức Mạnh làm Tổng bí thư hai nhiệm kỳ 9 và 10, với thời gian 9 năm 272 ngày, đứng thứ 3 về thời gian sau Lê Duẩn, Trường Chinh. Ngày 12-1-2011 ông đọc bài diễn văn cuối cùng, rồi 8 ngày sau đó ra về ,để lại một câu hỏi chưa có lời giải đáp: “Nông Đức Mạnh, ông là ai?”.

Ai cũng biết Nông Đức Mạnh không trải qua tù đày, chinh chiến, không phải trăn trở lo toan từ hạt gạo, hạt muối, manh áo, manh quần đến viên đạn cho người lính ngoài mặt trận, không phải nhọc lòng cúi mặt ngửa tay xin từng đồng viện trợ của nước ngoài. Trong khi đó ông từ cửa rừng vọt thẳng lên quan lộ, lên Chủ tịch Quốc hội, rồi Tổng bí thư, giữa thời điểm nhiều thuận lợi, kinh tế Việt Nam đang kỳ sung mãn, chính thức bước vào sự nghiệp đổi mới toàn diện. Điều không may cho dân nước là sự mất cơ vận khi bước vào sự nghiệp đổi mới lại có một Tổng Bí thư không phát huy được vai trò đảng lãnh đạo, buông lỏng công tác Đảng, không tiếp nối được kinh nghiệm và thành của của các TBT tiền nhiệm. Ông nói nhiều mà làm ít hoặc nói mà không làm. Đi đến đâu phát biểu của ông chủ yếu vẫn là nhắc lại nghị quyết và hô khẩu hiệu; thêm sự kém tâm, thấp tầm, lại bảo thủ và nhiều điểm yếu khác.

Khi Nông Đức Mạnh làm chủ tịch Quốc hội, ông khá đĩnh đạc trong những phiên họp Đại biểu quốc hội, đặc biệt là điều hành những phiên chất vấn ở nghị trường. Bấy giờ nhiều người ca ngợi ông và loan truyền những tin đồn như huyền thoại, có người không giấu giếm rằng đây chính là một gương mặt kế thừa!? Chính vì thế một nhà báo nước ngoài đã hỏi thẳng Nông Đức Mạnh: “Có phải ông là con Hồ Chí Minh?”. Nông Đức Mạnh trả lời: “Ở Việt Nam ai cũng là con cháu Bác Hồ!”. Cái cách trả lời nước đôi có ý “bắt quàng” như vậy càng đẩy sự đồn đại đa chiều, phức tạp thêm. Thà nói thẳng ra bố tôi là Nông X cũng được! Và, có lẽ đấy cũng là một yếu tổ để ông thong dong bước lên vị trí số một của Đảng cộng sản Việt Nam.
Từ khi làm Tổng bí thư, Nông Đức Mạnh đã đánh mất niềm tin mọi người dành cho ông.
Suốt hai nhiệm kỳ ông không chủ động đưa ra được một chiến lược, sách lược kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, và không có một tác phẩm lý luận đúng tầm mà với cương vị Tổng bí thư phải có. Ngược lại, chẳng những ông không sáng tạo mà không học thuộc bài của những người tiền nhiệm, cả về lý luận và thực tiễn.
Ông như một cái bóng mờ nhạt, có người gọi là “bù nhìn”, mọi việc khoán trắng cho Nhà nước, Chính phủ, còn ông đi thăm thú, điệu hạnh khắp nơi, chỗ nào cũng thuộc lòng để phát lên câu nói của Bác Hồ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công đại thành công”. Câu nói đó từ trẻ học sinh lớp 1 đến ông già ai chẳng thuộc. Nhưng đoàn kết với ai, đoàn kết thế nào, làm gì để thành công? Thì Nông Đức Mạnh không đưa ra được kế sách, quyết đoán nào thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của một đảng cầm quyền, thực thi dân chủ phát huy sức mạnh tòn dân tộc thế nào cũng mờ nhạt nhất so với 7 vị TBT tiền bối…Người ta nói, suốt hai nhiệm kỳ Nông Đức Mạnh làm TBT, Chính phủ như phủ chúa Trịnh, còn Đảng như cung vua thời Lê Mạc!

Vợ chồng nguyên TBT Nông Đức Mạnh- ĐB QH Đỗ Thị Huyền Tâm 

Tôi đã sưu tầm sách báo cố tìm ra một nét riêng cựu TBT Nông Đức Mạnh, một lời nói thể hiện cái tâm cái tầm, một hành động thể hiện bản lĩnh để có thể tự hào về ông, nhưng thất vọng. Đọc những bài diễn văn, những lời phát biểu và ngay cả những bài báo ký tên ông toàn thấy hình thức sáo rỗng, trùng lắp.
Nông Đức Mạnh cứ nhắc đi nhắc lại phải học tập và làm theo Hồ Chủ tịch, nhưng hình như bản thân ông lại không thực hiện được những lời dạy của Hồ Chủ tịch.
Trong hai nhiệm kỳ của ông để lại một “dấu ấn” rõ nhất là sự xuống cấp về đạo đức của cán bộ lãnh đạo. Ông đã làm biến đổi chất lượng của một đảng cấm quyền. Việc mua quan bán chức, chạy quy hoạch cán bộ không còn là hiện tượng cá biệt mà trở thành phổ biến. Việc ban phát quyền lực theo kiểu “nhất thân, nhì thế, tam chế, tứ tiền” trở thành cẩm nang hành động. Tiêu cực, tham nhũng nảy sinh và phát triển ngay ở thượng tầng kiến trúc và tạo thành một hệ thống che đậy cho nhau từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài. Ai giới thiệu, ai nâng đỡ những Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến, những “con sâu” PMU 18? Chính là TBT Nông Đức Mạnh vào thời điểm xảy ra vụ việc đó. Ai tạo ra cái tiền lệ con nối ngôi cha? Đó chính là TBT Nông Đức Mạnh. Ộng ta tìm mọi cách đưa Nông Quốc Tuấn, một người con chỉ có cái vốn kiến thức mấy năm đi hợp tác lao đông ở nước ngoài vào Ban Thường vụ Trung ương đoàn, từ đó nhảy vùn vụt lên các nấc thang quyền lực. Phải nói thẳng, cái gọi là “một bộ phận không nhỏ, suy thoái về chính trị, tha hóa về đạo đức lối sống” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, đã được hình thành và dung dưỡng suốt mười năm với hai nhiệm kỳ Tổng bí thư của ông Nông Đức Mạnh. Khi ông nhậm chức TBT, nghị quyết TW 6(2) đang triển khai rất hiệu quả, ông để chểnh mảng cho teo dần rồi coi như vứt sọt rác, Do đó, tham nhũng tiêu cực được "cơ" phát triển đến mức nghiêm trọng, buộc TBT Nguyễn Phú Trọng phải cấp thiết cho ra NQTW 4 khóa XI.
Từ tháng 10 - 2010, Trung tướng Nguyễn Hòa, nguyên Ủy viên Trung ương đảng khóa V-VI-VII đã viết đơn tố cáo những sai lầm và suy thoái đạo đức của ông Nông Đức Mạnh, trong đó có đoạn: “Là người nắm chức vụ cao nhất trong đảng, nhưng đồng chí Nông Đức Mạnh đưa con của đồng chí không đủ tâm đủ tầm làm Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên, và có ý định đưa làm Bí thư Thứ nhất Trung ương đoàn, vừa mưu cầu danh vọng vừa dụng ý gây dựng lực lượng của mình lâu dài”.
Không chỉ riêng Trung tướng Nguyễn Hòa, mà cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều người lên tiếng, tố cáo ông vụ “Sáu Sứ”, “Năm Cam”… nhưng tất cả đều chìm vào im lặng. Nông Đức Mạnh đã lấy quyền Tổng bí thư ém nhẹm đi.
Những người bị tố cáo chẳng những không bị điều tra, xử lý một cách nghiêm túc, dân chủ, công khai như điều lệ đảng mà trái lại, đươc trọng dụng. Vì dụ như Nông Quốc Tuấn được làm Bí thư Tỉnh ủy trước thềm đại hội XI của đảng, rồi giành một suất cơ cấu Ủy viên Trung ương đảng, mà dư luận cho rằng đó là sự mặc cả của Nông Đức Mạnh.
Người ngoài nói rất nhiều về sai trái, lỗi lầm của Nông Đức Mạnh đối với dân với nước, con ông lại “vạch áo cho người xem lưng” về nhân cách của một người cha, sự lừa đảo của bà dì là Đại biểu Quốc hội. Đọc lá thư của con gái ông gửi báo ‘Người cao tuổi’, tôi thấy xấu hổ thay cho ông.
Tất cả những điều tôi viết trên đây có lẽ góp được một phần nhỏ để trả lời câu hỏi: Nông Đức Mạnh - ông là ai? Cái lớn hơn, chính tôi cũng đang tìm câu trả lời là: Phải chăng Nông Đức Mạnh là người đã có công tạo những thuận lợi cho Trung Quốc nhảy vào tận ngã ba biên giới Đông Dương chiếm vị trí “thượng phong” về quân sự cả vùng để…khai thác Bauxte Tây Nguyên? Cả những khu rừng rộng lớn ở Lạng Sơn cho Trung Quốc thuê 50 năm chẳng lẽ không phải “anh thợ rừng, đội phó đội khai thác gỗ họ Nông” cho phép? Nhưng, từ 1991 váo Bộ Chính trị đến ngày 19-1-2011, suốt 20 năm hai khóa Chủ tịch Quốc hội, hai nhiệm kỳ Tổng bí thư, ông đã làm được những gì có giá trị và để lại dấu ấn cho dân cho nước. Nhất là việc buông lỏng vai trò lãnh đạo, làm mất sức chiến đầu và hạ uy tín Đảng nhanh như vậy, để rồi đến Đại hội XI phải chỉnh đốn, phải giải quyết hậu họa do hai khóa IX và X để lại, lo gạn đục khơi trong không xong, với vai trò người đứng đầu, do ông hay do ai? Câu hỏi đó ông Mạnh phải trả lời, ông không trả lời thì lịch sử sẽ trả lời thay ông. 
Nhân dân khắp các vùng miền đều biết “công lao” của Tổng bí thư đời thứ 8 Nông Đức Mạnh là 10 năm đứng đầu vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền đã kéo thụt lùi sự phát triển của đất nước cả trăm năm. Đến mức phát biểu bế mạc tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Mặc dù nhiều khuyết điểm, hạn chế có từ các khoá trước, nhưng với trách nhiệm chính trị của cơ quan lãnh đạo hiện nay, Bộ Chính trị và từng Uỷ viên Bộ Chính trị tự nhận thấy sâu sắc trách nhiệm chính trị của mình trước những khuyết điểm, hạn chế đó”.
Một điều người viết bài này cần phải rạch ròi với Nông Đức Mạnh: Khi trả lời phỏng vấn báo nước ngoài, ông nói: “Ở Việt Nam ai cũng là con cháu Bác Hồ”, là một cách nói nước đôi, lấp lửng, không minh bạch và thiếu trung thực để ai hiểu thế nào thì hiểu, may có chút dính dáng trong dư luận nhằm phần nào đó giải quyết khâu oai chăng? Chẳng lẽ ông không biết cái cách trả lời lấp lửng thiếu trách nhiệm như thế với nhà báo nước ngoài vùa bất hiếu với ông bà, cha mẹ lại phạm thượng, công khai hạ uy tín Hồ Chủ tịch? Nhưng ông nói thế là không đúng. Tôi là một người Việt Nam, tôi khẳng định với ông rằng, tôi không phải là con cháu Bác Hồ. Tôi có ông bà cha mẹ đàng hoàng, sống trên mảnh đất Việt Nam, khi chết tôi theo ông bà cha mẹ tôi. Đó là sự thật.
Khổng Tử nói “Tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ”, Nông Đức Mạnh đến già chưa tu nổi cái thân mà giao cho ông ta những 20 năm trọng trách “trị quốc, bình thiên hạ” thì thật là sai lầm.

M.D

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Nói chuyện với Phan Bùi Bảo Thy

An Ninh Thế Giới là tờ báo có uy tín, 3 bài báo: Sự thật về 3 nhân vật bị kẻ thù gọi là "đồ tể khát máu" viết rất tốt, phản anh chân thực về 3 con người trí thức của Huế, đồng thời cho người đọc biết thêm về thủ đoạn gian trá của Liên Thành, một con Quỷ Tasmania của phong trào đô thị Huế...
Hoàng Phủ Ngọc Tường là Tổng thư ký của Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình, Tiến sĩ Lê Văn Hảo làm Chủ tịch; Hòa thượng Thích Đôn Hậu và bà Nguyễn Đình Chi là Phó chủ tịch; Nhà giáo Hoàng Phủ Ngọc Tường, một trí thức miền Nam thứ thiệt đến với cách mạng rất sớm, so với những anh hùng, anh cũng xứng đáng anh hùng, nhưng anh là một trí thức, anh có cách đi của riêng mình...không vội vã...không thủ đoạn...vì vậy anh đến với Đảng thì muộn, cũng lắm gập gềnh “khi Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trở thành một nhà văn nổi tiếng, có lần người ta giới thiệu ông ứng cử vào Đại biểu Quốc hội thì ngay lập tức ở Huế rộ lên tin đồn:

Lan - Đính - Chính - Tường
Bốn tên phản động tìm đường mà đi.
...và gần như kết luận, Phan Bùi Bảo Thy viết “Một đôi lần, Hoàng Phủ Ngọc Tường được mời ra nước ngoài để tham dự những hội thảo về văn hóa, nhưng rồi cứ gần ngày đi là trục trặc chuyện này chuyện kia nên… không đi được. Chuyện là thế mà ông cũng chẳng buồn, vẫn kiên định đi theo con đường mà ông đã chọn lựa, nên 17 năm ông là đối tượng Đảng mà không nản lòng, đến lúc được đứng trong hàng ngũ của Đảng được có mấy năm thì ông lại bị tai biến nên không thể sinh hoạt được…”.
Đó là câu chuyện có thật, dù cố tình xuyên tạc, bóp méo...những nhân cách ấy không ai có thể bôi loem được...lịch sử mãi mãi ghi công của họ, cho dù trong cuộc đời thường có thể họ không vui cho lắm...những con người ấy luôn nhìn vào đại cục, nhìn vào tương lai của tổ quốc... chức vụ, tiền tài không mua được họ, ngòi bút của họ và thực tế cuộc sống của họ đã để lại công sức rất nhiều cho mai sau...
"Trong phong trào đấu tranh đô thị ở Huế giai đoạn từ 1963 đến 1966 đã có rất nhiều sinh viên ưu tú, nhân sĩ, trí thức… tham gia để chống lại chế độ độc tài của anh em Ngô Đình Diệm và đặc biệt là quân xâm lược Mỹ. Có rất nhiều những tên tuổi lớn đã xuất hiện từ phong trào đấu tranh này, đặc biệt là 3 nhân vật mà sau cuộc Tổng tấn công năm Mậu Thân 1968 cho đến tận hôm nay, kẻ thù trực tiếp và các thế lực thù địch thường xuyên quy kết, buộc tội và cho rằng đây chính là "ba tên đồ tể khát máu" trong tết Mậu Thân ở Huế".
Là trí thức, công lao của họ...còn bị nghi ngờ này nọ...họ đầy đủ bản lĩnh đi theo con đường họ chọn...bằng cả tâm hồn trong sáng liêm, trí, dũng, trực...bằng tất cả lòng yêu nước nồng nàn...

Đây, Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cũng tại An Ninh Thế Giới, Phan Bùi Bảo Thy có bài viết “Anh hùng lưc lượng vũ trang nhân dân Hồ Xuân Mãn: Người con ưu tú của đất Phò Ninh”, đây chỉ là bài viết của Hữu Thu bị thay đổi bao bì, cũng như bài “Đêm về xóm Bồ” của Hồ Xuân Mãn, mục đích là đánh bóng cho cái thanh danh của Hồ Xuân Mãn...nhưng động tác này của Hữu Thu là thô thiển...dân Huế biết rõ Hữu Thu, biết đầy đủ Hồ Xuân Mãn, có điều Mãn chủ quan nghĩ rằng thiên hạ ngu ngơ...
Sau ngày thống nhất, ông nhận nhiệm vụ mới là khai thác hồ sơ hậu chiến, rồi chuyển sang làm Đại đội phó - Đại đội tháo gỡ bom mìn để đưa dân trở về làng cũ. Năm 1976, tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên sát nhập thành một đơn vị hành chính là tỉnh Bình Trị Thiên. Ông chuyển ngành và đi học Trường Nguyễn Ái Quốc, sau khi ra trường ông về làm Bí thư Huyện đoàn Phong Điền lúc ấy ông tròn 30 tuổi. Từ đó, ông lần lượt giữ các chức vụ: Chánh Văn phòng Huyện ủy, Thường vụ huyện ủy - Trưởng ban Tuyên giáo, năm 1990 tham gia Tỉnh ủy với chức vụ Bí thư Huyện ủy Phong Điền, 1993 là Thường vụ Tỉnh ủy - Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy, năm 1995 là Phó bí thư Tỉnh ủy, năm 2000 là Bí thư Tỉnh ủy 2 nhiệm kỳ cho đến ngày nghỉ hưu”.
Mỗi người có một cách đi, Mãn không đi mà Mãn “chạy”, Hữu Thu đã từng khen Mãn “lobby” giỏi, Thủ tướng Phan Văn Khải phải chịu tài...
Cuối cùng Mãn cũng phải "chạy"...chạy đi tìm nhà báo để giúp Mãn đánh bóng cái thanh danh mà từ lâu đã nổi tiếng không thanh cho lắm, Mãn vốn cay cú mấy thằng nhà báo viết tin bài không phải vì tiền, những nhà báo hay thọc lét Mãn vì kiểu "nổ" về thành tích sáo rỗng, vì những trò chơi bẩn thiếu văn hóa của Mãn...bị tương lên báo. 
Cuối cùng Mãn cũng phải "chạy"...đi tìm nhà báo, tìm cái quyền lực thứ tư mà từ trước Mãn coi khinh, Mãn như ông vua đứng trên pháp luật, Mãn chỉ nói pháp quyền thôi, còn hành động thực tiễn chỉ có một quyền lãnh đạo của bí thư. HĐND, UBND, VKS, TA chỉ là công cụ, thì báo chí là cái gì? cũng chỉ là phương tiện, gọi là quyền lực thứ tư là cách gọi cho vui...nghề làm báo vốn là nghề nguy hiểm, cũng vì viết báo mà nhiều người lên bờ xuống ruộng, ăn ngủ không yên...nhưng cũng sướng nhất nghề báo, vinh dự nhất là nghề báo khi phơi bày được cái thối tha, tha hóa của bọn tham quan một cách toác hoác ra giữa bàn dân thiên hạ cho đời ngắm nghía... 
Mãn ưa chi mà không được...đã có 5 bài báo viết nhằm ca ngợi chiến công của người "anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" Hồ Xuân Mãn, bài nào cũng dài, cũng chi tiết lê thê...du kích, bộ đội địa phương mà không làm những việc như báo viết thì làm gì?...lúc bấy giờ tầm chiến thuật, chiến lược không thể là việc của Mãn, muốn làm lãnh đạo cũng chưa làm được, Mãn "nổ" như lãnh đạo, nhiệm vụ của Mãn chỉ là gỡ mìn, gùi gạo, canh gác bìa rừng, bám trụ, diệt ác, trừ gian, tháo gỡ bom mìn...như Mãn kể là đúng và chỉ đến vậy thôi, người trong cuộc chiến tranh ai cũng làm như vậy và còn hơn như vậy, Lê Việt Hà bị địch phục kích bắn trọng thương, nghĩ rằng mình không thể sống còn kịp hô ba lần “Đảng Lao động Việt Nam muôn Năm”...còn việc khác là của Lê Sáu, Lê Tư Sơn cao hơn cũng họ Lê nhưng là Lê Tự Đồng, là Lê Khả Phiêu, còn cao chót vót là Lê Duẩn...năm tháng đó Mãn chưa là đảng viên, "những hạng người vô tâm hèn hạ thì họ vẫn đáng thương nhiều hơn là đáng trách" như Mãn nói ở kết luận của bài báo do Phan Bùi Bảo Thy thực hiện, những người này phải 5 lần 7 lượt ngồi xem xét kết nạp đảng cho Mãn, Mãn cũng đừng quá chủ quan để không nhìn lại mình. 
Tại sao Mãn can trường, dũng cảm như vậy mà lại vào đảng quá chậm so với anh em cùng thời, cùng thôn?...thời ấy vào đảng không có "chạy", muốn được kết nạp sớm, không chỉ dũng cảm mà còn phải trung thành, đạo đức phải chuẩn mực...có đồng chí còn khai thêm tuổi để được đứng vào hàng ngũ của Đảng... 
Trần Văn Minh là một điển hình, Trần Văn Minh được cử đi học trường Đảng tỉnh để làm cán bộ nguồn, để làm bí thư...Mãn chỉ gỡ mìn thiện nghệ đến mức anh em trong đơn vị mệnh danh là "ông vua gỡ mìn", sau năm 1975 cũng chỉ là Đại đội phó - Đại đội tháo gỡ bom mìn...một vị trí dành cho những ai không sợ chết...dám "nổ", dám chơi, vị trí của Trương Phi, Trương Phi là một chiến tướng dũng mãnh, can đảm nhưng ít mưu mẹo, nên người ta thường gọi Trương Phi là kẻ “hữu dũng vô mưu” một cách mỉa mai và khinh thường...
Mãn dũng cảm có thừa nhưng chỉ tầm xã đội trưởng, bí thư phải là Trần Văn Minh, một người đủ đức khiêm tốn, đủ dũng cảm, biết ai là thù, ai là bạn... 
Nếu Trần Văn Minh được tôn vinh anh hùng, có lẽ cũng rất ít người phản đối...Minh có tư duy chính trị tốt hơn Mãn nhiều... 
Minh ngồi nhầm chổ...cũng như Mãn cũng ngồi nhầm chổ...trong bài viết...xã đội trưởng mà ra lệnh cho bí thư...? 
Tóm lại, qua 5 bài báo kể lể không thiếu điều gì, nhưng chưa có câu trả lời các yêu cầu đã ghi trong luật mà một anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân phải có.
Đồng đội của Mãn có tên tuổi nói thẳng: “Mãn là anh hùng thì cả huyện anh hùng...”
- Theo Luật, Mãn không hội đủ tiêu chuẩn để được xét danh hiệu AHLLVTND. 
- Mãn không đủ đạo đức, phẩm chất cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư như Bác Hồ dạy; 35 năm sau chiến tranh, Mãn không có bằng tốt nghiệp cấp 2 BTVH thì không thể gọi là cần được, Uống rượu chivas 38 còn chêm thêm mật bò tót cho sung thì không thể gọi là kiệm được, công khai việc 3.000 USD vô chủ thì không thể gọi là liêm được, bị nữ tiếp viên nhà hàng bạt tai giữa bàn dân thiên hạ thì không thể gọi là chính được, chạy cho con vào đại học bằng đường cử tuyển, xếp em không có học hành làm giám đốc sở TT&TT, can thiệp để thằng em lem nhem làm Trưởng phòng CSGT tỉnh, lươn lẹo để con rễ lên làm đến giám đốc sở KH&ĐT...thì không thể gọi là chí công vô tư được...
- Mãn là nhân vật tiêu biểu ư? là tấm gương mẫu mực về mọi mặt cho quần chúng soi? Không thể. Người có đạo đức không ai chơi trò bẩn để lên làm bí thư nhiệm kỳ 1 ở phút 89...Ngô Yên Thi có vô quân trường của ngụy chỉ để học quân sự học đường...bị cú “revert” trước thềm đại hội nhiệm kì 2, Mãn có lòng tự trọng nên rút vì đã làm xấu Đảng...
- Mãn thành có tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu ư? Một trận đánh của Mãn, trận khử Hoàng Sớm, Mãn nắm chắc Hoàng Sớm đi ăn kỵ, kế hoạch trận đánh thật hoàn hảo...không lẽ người con "ưu tú" ấy không nhận biết bà con mình đang ăn kỵ? Trước khi bóp cò súng, Mãn có phân biệt ai là địch, ai là ta? Mãn bắn bừa vào mâm kỵ trong đó có ông nội của Mãn? Mãn là người cháu "ưu tú" ư? Mãn đã "giết nhầm hơn bỏ sót" để khử 01 tên ác ôn mà 10 người dân phải chết, 8 dân lành bị thương... Vì cái danh hảo "anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân",  Mãn lại khoét sâu vết thương chưa lành hẳn, xới xáo nổi đau đã chôn khuất sau 40 năm của những người bà con của Mãn, họ vô tội, họ là chiến sĩ, đồng bào, hằng năm đến ngày kỵ năm xưa ấy trong thôn Phò Ninh có thêm 10 cái kỵ... 
Phan Bùi Bảo Thy ghi lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
"Tiện đây, tôi cũng xin nói đôi lời về cái gọi là "vụ tàn sát Mậu Thân" ở Huế. Không một quân đội nào dạy cho binh lính mình giết người dân cả. Dân là chỗ dựa của quân đội. "Nâng thuyền cũng dân, lật thuyền cũng dân" (Nguyễn Trãi). Hơn nữa tư tưởng chiến tranh của Đảng ta là "chiến tranh nhân dân", dựa vào dân mà chiến đấu. Nhưng chết nhiều người trong Mậu Thân là sự thật rất đau lòng. Trong chiến tranh khốc liệt, người chết do nhiều nguyên nhân: Hai bên bắn nhau, tên rơi đạn lạc".
Một chiến sĩ dũng cảm có thể giết hàng trăm kẻ địch, nhưng một tướng tồi làm chết cả phong trào...tự xét không xứng đáng với danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới thì thôi...xới xáo thù hận để làm anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân chỉ làm xót xa, đau lòng người trong cuộc...đào sâu thêm ranh giới của khối đại đoàn kết toàn dân...biểu hiện cao độ của sự suy thoái đạo đức...Bước qua đồng chí để thăng tiến...Bước lên vai thủ trưởng để vinh danh...Gom công đồng đội để làm thành tích...Mãn: Một con người mưu mô, hảnh tiến...Hồ Xuân Mãn đứng ở đâu để nhận danh hiệu anh hùng trong thời chống Mỹ?
Cách mạng xã hội là sự nghiệp của quần chúng...vai trò cá nhân chỉ là dẫn dắt...và đó chỉ là nghĩa vụ phải làm...muốn thành nghiệp lớn phải được sự đồng tình của công chúng...
May, May mà Mãn chỉ là một du kích bình thường, nếu là người nổi tiếng như Hoàng Phủ Ngọc Tường thì chúng nó bêu rếu “đồ tể khát máu” khắp thế giới. Khi đã trở thành người của công chúng, ai đó luôn luôn là đối tượng của tin đồn, của tiếng vang vàng thau lẫn lộn...nên cần kín kẻ mọi điều...
Cha ông thường nhắc nhỡ con cháu “có học, có hơn”...

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Anh hùng LLVTND Hồ Xuân Mãn: Người con ưu tú của đất Phò Ninh (2)


Ghé mua tờ báo ANTG mình yêu thích thấy giật tít "Anh hùng LLVTND Hồ Xuân Mãn: Người con ưu tú của đất Phò Ninh" 
Cuối cùng Mãn cũng phải "chạy"...chạy đi tìm nhà báo để giúp Mãn đánh bóng cái thanh danh mà từ lâu đã nổi tiếng không thanh cho lắm, Mãn vốn cay cú mấy thằng nhà báo viết tin bài không phải vì tiền, những nhà báo hay thọc lét Mãn vì kiểu "nổ" vị thành tích sáo rỗng, vì những trò chơi bẩn thiếu văn hóa của Mãn...bị tương lên báo. 
Cuối cùng Mãn cũng phải "chạy"...đi tìm nhà báo, tìm cái quyền lực thứ tư mà từ trước Mãn coi khinh, Mãn như ông vua đứng trên pháp luật, Mãn chỉ nói pháp quyền thôi, còn hành động thực tiễn chỉ có một quyền lãnh đạo của bí thư. HĐND, UBND, VKS, TA chỉ là công cụ, thì báo chí là cái gì? cũng chỉ là phương tiện, gọi là quyền lực thứ tư là cách gọi cho vui...nghề làm báo vốn là nghề nguy hiểm, cũng vì viết báo mà nhiều người lên bờ xuống ruộng, ăn ngủ không yên...nhưng cũng sướng nhất nghề báo, vinh dự nhất là nghề báo khi phơi bày được cái thối tha, tha hóa của bọn hư quan một cách toác hoác ra giữa bàn dân thiên hạ cho đời ngắm nghía... 
Mãn ưa chi mà không được, đã có 5 bài báo viết ca ngợi chiến công của người "anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" Hồ Xuân Mãn, bài nào cũng dài, cũng chi tiết lê thê...du kích mà không làm những việc như báo viết thì làm gì?...lúc bấy giờ tầm chiến thuật, chiến lược không thể là việc của Mãn, muốn làm lãnh đạo cũng chưa làm được, Mãn "nổ" như lãnh đạo, nhiệm vụ của Mãn chỉ là gỡ mìn, gùi gạo, canh gác bìa rừng, bám trụ, diệt ác, trừ gian...như Mãn kể là đúng và chỉ đến vậy thôi, còn việc khác là của Lê Sáu, Lê Tư Sơn cao hơn cũng họ Lê nhưng là Lê Tự Đồng, là Lê Khả Phiêu, còn cao chót vót là Lê Duẩn...năm tháng đó Mãn chưa là đảng viên, "những hạng người vô tâm hèn hạ thì họ vẫn đáng thương nhiều hơn là đáng trách" như Mãn nói ở kết luận của bài báo do Phan Bùi Bảo Thy thực hiện, những người này phải 5 lần 7 lượt ngồi xem xét kết nạp đảng cho Mãn, Mãn cũng đừng quá chủ quan để không nhìn lại mình. 
Tại sao Mãn can trường, dũng cảm như vậy mà lại vào đảng quá chậm so với anh em cùng thời, cùng thôn?...thời ấy vào đảng không có "chạy", muốn được kết nạp sớm không chỉ là dũng cảm mà còn phải trung thành, đạo đức phải chuẩn mực...có đồng chí còn khai thêm tuổi để được đứng vào hàng ngũ của Đảng... 
Trần Văn Minh là một điển hình, Trần Văn Minh được cử đi học trường Đảng tỉnh để làm cán bộ nguồn, để làm bí thư...Mãn chỉ gỡ mìn thiện nghệ đến mức anh em trong đơn vị mệnh danh là "ông vua gỡ mìn", sau năm 1975 cũng chỉ là Đại đội phó - Đại đội tháo gỡ bom mìn...một vị trí dành cho những ai không sợ chết...dám "nổ", dám chơi, vị trí của Trương Phi, Trương Phi là một chiến tướng dũng mãnh, can đảm nhưng ít mưu mẹo, nên người ta thường gọi Trương Phi là kẻ “hữu dũng vô mưu” một cách mỉa mai và khinh thường...
Mãn dũng cảm có thừa nhưng chỉ tầm xã đội trưởng, bí thư phải là Trần Văn Minh, một người đủ đức khiêm tốn, đủ dũng cảm, biết ai là thù, ai là bạn... 
Nếu Trần Văn Minh được tôn vinh anh hùng, có lẽ cũng rất ít người phản đối...Minh có tư duy chính trị không như Mãn. 
Minh ngồi nhầm chổ...cũng như Mãn cũng ngồi nhầm chổ...trong bài viết...xã đội trưởng mà ra lệnh cho bí thư...? 
Nếu Trần Văn Minh có thời, may mắn cái bí thư tỉnh ủy đến tay, Minh làm đẹp hơn Mãn nhiều, tình hình KT-XH của tỉnh này có lẽ sáng sủa hơn nhiều... 
Tóm lại, qua 5 bài báo kể lể không thiếu điều gì, nhưng chưa có câu trả lời các yêu cầu đã ghi trong luật mà một anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân phải có: 

Câu hỏi 1) 

Mãn có đủ tiêu chuẩn để được xét danh hiệu AHLLVTND không? 

Câu hỏi 2) 

Mãn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu không? 

Câu hỏi 3) 

Mãn có đạo đức, phẩm chất cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư như Bác Hồ dạy không? 

Câu hỏi 4) 

Mãn có là nhân vật tiêu biểu, là tấm gương mẫu mực về mọi mặt cho quần chúng soi không? 

Một trận đánh của Mãn, trận khử Hoàng Sớm, Mãn nắm chắc Hoàng Sớm đi ăn kỵ, kế hoạch trận đánh thật hoàn hảo...không lẽ người con "ưu tú" ấy không nhận biết bà con mình đang ăn kỵ? Trước khi bóp cò súng, Mãn có phân biệt ai là địch, ai là ta? Mãn bắn bừa vào mâm kỵ trong đó có ông nội của Mãn? Mãn là người cháu "ưu tú" ư? Mãn đã "giết nhầm hơn bỏ sót" để khử 01 tên ác ôn mà 10 người dân phải chết, 8 dân lành bị thương... Vì cái danh hảo "anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" Mãn đang xới xáo nổi đau đã chôn khuất sau 40 năm của những người bà con của Mãn, họ vô tội, họ là chiến sĩ, đồng bào, hằng năm đến ngày kỵ năm xưa ấy trong thôn Phò Ninh có thêm 10 cái kỵ... 
Lê Sáu, bí thư huyện ủy đã biết, ông cũng biết nhắc nhỡ khép lại quá khứ, chiến tranh là như vậy, để nhìn về tương lai...thủ trưởng của Mãn anh hùng như thế đấy, cũng chưa dám nhận anh hùng...một chiến sĩ dũng cảm có thể giết hàng trăm kẻ địch, nhưng một tướng tồi làm chết cả phong trào...tự xét không xứng đáng với danh hiệu "anh hùng thời kỳ đổi mới" thì thôi...xới xáo thù hận để làm anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân chỉ làm xót xa, đau lòng người trong cuộc...đào sâu thêm ranh giới của khối đại đoàn kết dân tộc... 

Kể cả trời, "Trời đánh tránh bữa ăn"... 

Phan Bùi Bảo Thy chỉ ngồi uống nước trà với anh và nghe anh Mãn kể lể...một cách tự hào về những chiến công giết rất nhiều ...
Hãy vào trong dân, nghe người Phò Ninh nhắc lại chuyện 40 năm xưa mới hiểu hết "NGƯỜI CHÁU ƯU TÚ CỦA ĐẤT PHÒ NINH". 
Phải tới nhà Bác Lê Sáu, Bí thư huyện ủy thời kỳ ấy, khi thật vui Bác kể cho mà nghe...nghe chi thằng Mãn...Mãn nổ.

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Không thể cấm người ta bình luận được!

Đó là phát biểu của tân Trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh khi đề cập đến các trang web/blog và sự góp bàn của họ với các sự thể quốc gia.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác ngành Công an TP Đà Nẵng hôm 3/1/2013, tân Trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh khẳng định:
“… Không khí dân chủ trong xã hội ngày càng tăng lên, người dân có nhiều cơ hội bày tỏ chính kiến của mình. Ngoại trừ những thế lực thù địch thực hiện âm mưu chống phá, bịa đặt, vu khống…, thì cần chú ý đến tiếng nói của các tầng lớp nhân dân… Tôi đứng ở đây nhìn xuống dưới đó (hội trường) làm sao nhận ra hết các đồng chí được. Nhưng các đồng chí ở dưới đó nhìn thấy hết. Tôi ngoẹo bên trái, ngoẹo bên phải các đồng chí đều thấy hết. Nhân dân cũng vậy, họ biết hết, vấn đề là họ có nói ra hay không mà thôi. Ông sống ra sao, vợ con làm gì, trợ lý làm gì… nhân dân biết hết”. 
Đề cập đến các trang web có bình luận vấn đề của đất nước, đồng chí Nguyễn Bá Thanh lưu ý: “Cả nước có hàng nghìn, hàng chục nghìn, nhưng nổi lên khoảng vài chục. Nếu đọc kỹ, bên cạnh những sự đặt điều, mà đặt điều vô chừng, sao cũng được, thì cũng có cái lý của người ta. Bởi vậy, trước hết phải xem lại mình. Mình làm tốt thì ai nói được, còn làm không tốt thì bị phê phán ngay, không thể cấm người ta bình luận được”.

Tin đồn là tin đồn, thông tin trên mạng cũng vậy, đa chiều muốn cấm cũng không cấm được, trong cái nhiễu nhương ấy, mỗi người "tin" theo kiểu riêng của từng người...từng người có thể hiểu chưa đúng nhưng nhân dân thì biết hết.
Chỉ một bài báo Về lại Phong Điền, nhân dân hả hê như nghe đốt pháo, họ phô tô chuyền tay nhau kèm theo nhiều bình luận đa chiều...về 20 năm công tác ở tỉnh ủy của Hồ Xuân Mãn, một cuộc đại phẩu đến từng chi tiết...
Cuối cùng, Mãn cũng phải "chạy" đi tìm nhà báo để giúp Mãn chống chế cho cái thanh danh hôi hám của mình...đã có 5 bài báo và có thể hơn thế nhưng cũng chỉ một nội dung "kể lể quá trình công tác"...
...một, hai,...cây bút nhãi nhép (chỉ có thế thôi, những cây bút lớn không ai dại đi làm việc ấy) đã giúp Mãn chống chế...nhưng thực tế sinh động Mãn đã làm trong quá trình công tác không qua được mắt nhân dân.
Của đáng tội... Mãn muốn thôi cái danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" cũng không thôi được.
...cứ để vậy, đây là bài học lớn cho những người làm quan...