Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Trăm năm bia đá cũng mòn


Trăm năm bia đá cũng mòn

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Hai câu trên được lưu truyền trong nhân gian từ xưa cho đến nay, nhằm nhắc nhở chúng ta, sống sao cho đúng nghĩa là một con người, đừng làm điều gì trái lương tâm, trái đạo đức, đừng làm điều gì để phải mang tiếng xấu...những lời mỉa mai, chê trách, thậm chí còn văn nghệ hóa, báo chí phân tích và bình luận, người đời than oán là điều đáng hổ thẹn ...
Con người chết đi, không có nghĩa là mất hẳn, nó vẫn tồn tại sự sống nhục và vinh, hậu thế vẫn nhắc nhở chê trách, gia đình và dòng tộc cũng phải gánh chịu những nỗi xấu xa này...
Những người tốt, những tấm gương đã biết cống hiến hy sinh vì tổ quốc, tiếng thơm được lưu truyền, tên tuổi được ghi vào lịch sử của dân tộc, được các thế hệ kế tiếp noi theo, học tập và tôn vinh, người mất đi nhưng được nhân thế tiếc thương quý trọng, thật là niềm vinh hạnh và tự hào cho những người làm rạng danh sông núi, giống nòi; gia đình và dòng tộc nhờ vậy được ghi công. 
Tên tuổi của họ được khắc vào tượng đài, bia đá để tưởng niệm. Đá vốn cứng và chịu đựng được qua thời gian, nước chảy đá đá mòn nhưng không là ngày một ngày hai.
Trăm năm bia đá cũng mòn, theo thời gian không giữ được nguyên mẫu ban đầu, còn câu:
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ, nói đến tính bền vững của dư luận.
Những người làm điều sai trái, có muốn xóa đi vết nhơ cũng khó xóa được, bia đá còn xóa đi khắc lại, còn bia miệng thì nó ăn sâu vào tiềm thức mọi người truyền từ đời này sang đời khác...
Hai câu trên chỉ nhằm mục đích nhắc nhở nhau:
Sống sao cho đúng nghĩa làm người, đừng để tiếng đời không tốt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét