Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Những bầy sâu

Khuất Đẩu
Nói đến sâu ai cũng sợ, nhất là quý cô quý bà. Con sâu cải với màu xanh của cải non, trông hiền là thế, nhưng nhỡ rơi vào nồi canh, thì dù có ngon đến mấy cũng phải đem đi đổ.
Con sâu làm rầu nồi canh là vậy.
Đến con sâu róm thì thực là kinh hãi. Bộ lông dựng ngược của nó cứ như một con nhím. Lỡ chạm vào, ngứa gãi đến tuột da.

Nhưng đó là sâu local. Sâu ngoại còn kinh khiếp hơn nữa. Những năm đầu 50 thế kỷ trước, sau những chiến dịch quân sự không thành, thực dân Pháp liền mở mặt trận kinh tế. Chúng đem hàng tấn sâu, nghe nói từ những hoang mạc châu Phi xa xôi, thả xuống những ruộng đồng bốn tỉnh Nam-Ngãi-Binh-Phú.
Những con sâu xanh đỏ, tím vàng, rằn rịt, mặt như mặt quỷ, có sừng có mỏ. Chỉ trong một đêm, bao nhiêu cây lúa tốt tươi bị chúng cắn xé tận ruột gan trở nên vàng úa, nằm chết rũ.
Hồi đó không có thuốc trừ sâu, nên dân làng chỉ có mỗi một cách là lội xuống ruộng, vạch từng bụi lúa ra mà bắt. Sâu nhiều đến nỗi, mỗi sáng “thu hoạch” đến cả trăm ký. Người ta đào những cái hố, đổ chúng xuống, phủ trấu lên, đốt.
Mùi tanh theo khói bay lên, nồng nặc đến tận giời.
Vì ăn lúa non nên con nào cũng béo trục béo tròn, lớn nhanh như thổi. Chỉ mới nở dăm hôm, đã biết quấn lấy nhau rồi sinh con đẻ cái.
Có mấy tay cốt cán thấm nhuần cách mạng lý luận rằng: sâu ăn lúa chớ có ăn cứt đâu. Nó ăn lúa của ta thì ta ăn lại nó. Vừa no cái bụng, vừa thể hiện lòng căm thù giặc. Thế là, bọn họ hào hứng bắc ngay cái nồi to tổ chảng lên bếp, đổ cả chục ký sâu vào luộc, ăn như ăn gỏi.
Có lẽ vì ăn quá nhiều, mà cũng có thể vì lũ sâu quỷ quái ấy rất độc, nên chẳng mấy chốc cả bọn nằm lăn quay, phùi bọt mép xanh lè.

Cả làng phát hoảng, chẳng ai dám xuống ruộng bắt sâu nữa.
Từ đó, sâu nhung nhúc bò đi khắp hang cùng ngõ hẽm. Sâu vào từng nhà, leo lên giường, chui vào tận giấc mơ. Vì vậy những đứa bé thiếu ăn không mơ thấy gặp bác Hồ mà chỉ thấy lổn nhổn toàn sâu là sâu!
May sao, năm đó Trời hành cơn lụt sớm, mà lại lụt rất to, nên bao nhiêu sâu đều bị cuốn trôi ra biển.
Giờ, cả nước hòa bình, lúa khoai tràn bờ, nhưng dân chúng vẫn đói khổ hoang mang, vì xuất hiện một loại sâu mới.
Chúng không rằn rịt xanh đỏ, không trần truồng bò tới bò lui với hai hàng chân nhiều như chân rết. Mà Trời ạ, chúng chỉ có hai chân, lúc nào cũng diện đồ veste, đi xe đời mới và ngự trong những cái tổ xinh đẹp có giá hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng.
Chủ tịch nước bảo không chỉ có một con tên X hay tên Y nào đó, mà cả bầy. Ngài bảo dân phải chỉ mặt điểm tên, mỗi người phải xắn tay vào, như trước kia đã từng xuống ruộng bắt sâu của thực dân Pháp.
Ngài bảo vậy là nghe vậy, chứ cho kẹo dân đen cũng không dám.
Cũng có một vài con được đem ra chường mặt trước bàn dân thiên hạ. Cũng có án tử cho oai danh bốn biển. Nhưng thay vì chích thuốc độc lại âm thầm chích thuốc bổ. Đừng có mơ bắn ngay tút xuỵt trước sân tòa như Kim Yong Un bắn dượng ruột của mình.
Vậy nên, chẳng ai ngạc nhiên khi thấy cả nước tràn ngập lũ sâu hai chân, mỗi ngày một nhiều. Chúng chui vào tận trường học, nhà thương. Chúng không thèm ăn lúa ăn khoai, (bõ bèn gì), chúng ăn rừng ăn biển, ăn dầu khí, ăn than đá, ăn bauxite và ăn cả hài cốt liệt sĩ!
Chúng không chỉ có một bầy mà nhiều bầy, gọi là tập đoàn hay nhóm lợi ích.
Đến nước này thì chỉ có Trời mới diệt được chúng.
Vậy thì, chỉ còn có nước botay.com thôi!
29/12/2013

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Một phút thật lòng

 
Chủ tịch Xã X:...Báo cáo Anh năm ngoái Xã em có 20 hộ nghèo, nhưng đến tháng 7 năm nay thì chỉ còn 8 hộ nghèo, 2 hộ tuy nghèo nhưng không còn đói ạ !
Chủ tịch Huyện Y: Anh có thể nói cụ thể cho tôi biết cách xóa đói giảm nghèo của Xã anh nào !
Chủ tịch Xã X: Dạ, báo cáo Anh, năm vừa qua Xã em có 10 hộ nghèo bỏ xứ vào Nam làm ăn, 2 cụ già (2 hộ độc thân) do lâm bệnh nặng không ăn uống được gì nhiều nên tuy nghèo nhưng không đói là thế ạ !

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Nỗi oan “10 năm” và tiếng than thở của sông Hồng…

cái chết, bác sĩ, Nguyễn thanh Chấn, Lê Thị Thanh Huyền

Cái chết của Lê Thị Thanh Huyền, sự tự do tạm thời của Nguyễn Thanh Chấn không thể coi là kết thúc. Nó phải được coi là sự “kích hoạt” của những cải cách dài hơi và kiên trì- cải cách tư pháp, cải cách hành chính, của luật chính quyền địa phương, nhằm xây dựng một nền quản lý xã hội, nền tư pháp khoa học, khách quan, bất vị thân, bất vị tiền và bất vị quyền.
Năm 2013 cũng là năm đời sống nước Việt đương đại liên tiếp xảy ra những vụ việc- những nỗi đau của con người làm chấn động cả nhân tâm.

Phát ngôn gây tranh luận...


images1233959_cam_xuc_cua_quan_chuc_viet_Phunutoday.vn
Năm 2013 được xem là năm có nhiều phát ngôn gây sốc của quan chức cao cấp Việt Nam. Nổi trôi cùng thế sự những người theo dõi thời cuộc nén tiếng thở dài theo kiểu cười mà buồn.
Lạ lùng nhất?

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Một loạt bộ trưởng từ chức vì “quý tử”

(Dân trí) - 3 bộ trưởng kinh tế, nội vụ và môi trường của Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay 25/12 đã đồng loạt từ chức sau khi con trai của họ bị bắt trong một cuộc điều tra tham nhũng. Sau khi từ chức, Bộ trưởng Môi trường còn kêu gọi Thủ tướng từ chức theo.

 Một loạt bộ trưởng từ chức vì “quý tử”
Ông Zafer Caglayan (trái) and Muammer Guler (phải) đều cho rằng cuộc điều tra tham nhũng hiện nay là "hoạt động đê tiện". 
“Tôi sẽ từ chức bộ trưởng và nghị sỹ”, Bộ trưởng Môi trường Erdogan Bayraktar, bộ trưởng mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố từ chức trên đài truyền hình tư nhân NTV.

Lại cấm hay nhắc nhau?

Nghiêm cấm mang quà Tết đến nhà riêng lãnh đạo


(Dân trí) - Trong việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, UBND tỉnh Hậu Giang vừa có chỉ đạo nghiêm cấm tổ chức xa hoa, lãng phí; không được mang hoa, quà đến nhà riêng lãnh đạo chúc Tết.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Ai chịu trách nhiệm trao danh hiệu 40 năm tuổi Đảng cho Hồ Xuân Mãn?

 

LÊ VĂN UYÊN


ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Tứ Hạ, ngày 30.7.2013


Kính gởi: Uỷ ban kiểm tra trung ương Đảng CSVN; 
Uỷ ban kiểm tra tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

ĐƠN XIN PHẢN ẢNH 


Tôi tên là LÊ VĂN UYÊN
Sinh năm 1937
Quê quán Phong Sơn, Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
Hiện trú tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế.

Tôi tham gia hai cuộc kháng chiến cứu nước cho đến nay đã gần 50 năm tuổi Đảng. 
Năm 1972 cho đến sau ngày giải phóng tôi là huyện ủy viên, trưởng ban tổ chức huyện ủy Phong Điền.

Tôi xin cung cấp để các chức năng điều tra làm rõ việc vào Đảng của đồng chí Hồ Xuân Mãn.

Tôi đã nhiều lần gặp đồng chí Hoàng Chí Công (Đợi) ở cùng quê đồng chí Hồ Xuân Mãn. 
Từ 1965 đến 1975 đồng chí Hoàng Chí Công đã làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm, đã hai lần đồng chí nói với tôi rằng đồng chí Hồ Xuân Mãn vào Đảng lúc nào, ở Chi bộ nào, ai là người giới thiệu đồng chí Hồ Xuân Mãn mà đồng chí không biết. Nếu kết nạp đầu năm 1974 thì cả năm 1974 đồng chí Hồ Xuân Mãn chưa hề sinh hoạt với Chi Đảng bộ thôn Phò Ninh và xã Phong An. 
Đồng chí Thái Bình Dương cũng làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm nhưng đồng chí cũng nói đồng chí Hồ Xuân Mãn vào Đảng do ai giới thiệu và chi bộ nào kết nạp đồng chí Thái Bình Dương cũng không biết.
Gần đây đồng chí Thái Bình Dương ở Huế có gặp đồng chí Trần Văn Minh cũng đã làm Bí thư Chi Đảng bộ xã Phong An nhiều năm, đồng chí Trần Văn Minh nói với đồng chí Thái Bình Dương, việc vào Đảng của đồng chí Hồ Xuân Mãn do ai giới thiệu và Chi bộ nào kết nạp đồng chí Trần Văn Minh cũng không biết. 

Riêng tôi, năm 1972 vẫn là Trưởng ban tổ chức huyện ủy Phong Điền là người chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ lý lịch đề nghị kết nạp của các Chi Đảng bộ trong huyện để báo cáo cho Thường vụ huyện ủy chuẩn y. 

Việc vào Đảng của đồng chí Hồ Xuân Mãn ngày 11 tháng 01 năm 1974 theo đồng chí Hồ Xuân Mãn khai, thì cả năm 1974 hoặc cuối năm 1973 tôi chưa hề nắm hồ sơ đề nghị kết nạp của đồng chí Hồ Xuân Mãn lần nào để báo cáo cho Thường vụ huyện ủy chuẩn y. 

Vậy tôi xin phản ảnh để các cấp xem xét lại. 

Người phản ảnh 


LÊ VĂN UYÊN
ĐT 0546514480

Đang có một Hồ Xuân Mãn nữa trên đất Hải Dương

1a.

Một góc “biệt phủ” của Bùi Thanh Tùng
Đầu năm ngoái, giữa lúc Trung ương đảng triển khai Nghị quyết 4 về : “Một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng đảng”, nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, thì có đơn tố cáo “biệt phủ” của con bí thư tỉnh ủy Hải Dương. Báo chí xác minh “biệt phủ” nguy nga đó do Bùi Thanh Tùng con trai Bùi Thanh Quyến xây ở xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, Hải Dương.

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Lời khuyên cho nghi can số 1 đã báo tin cho Dương Chí Dũng!

Trần Dân

Dương Chí Dũng đã bị xử. Đại tá Dương Tự Trọng, em trai Dương Chí Dũng cũng sắp bị  xử. Có một kẻ mà dư luận đòi xử, đó là người báo tin cho Dương Chí Dũng sắp bị bắt và khuyên Dương Chí Dũng trốn chạy. Kẻ đó là ai ? Dương Chí Dũng đã khai cho cơ quan an ninh điều tra. Viện kiểm sát đã biết. Ban Nội chính Trung ương chắc phải biết.


Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

NHỮNG “TRẦN DỤ CHÂU” BẤT TRỊ!


* MINH DIỆN
BVB Một buổi trưa mùa khô 1971, nắng quắt queo giữa khu rừng cao su Lộc Ninh. Mọi người đang mơ màng trong bầu không khí oi ả, bỗng một tiếng nổ dội lên. Không phải tiếng bom pháo, mà chỉ là một tiếng lựu đạn đơn độc. Ít phút sau nhiều người đã có mặt ở nơi phát ra tiếng nổ, dưới gốc một cây cao su, trên bờ con suối cạn giáp ranh giữa phòng chính trị và phòng tham mưu.
Một thi thể bị nát phần ngực, máu ướt đẫm, khói lựu đạn còn khét lẹt. Đó là thi thể chuẩn úy Vũ Văn Tâm, quản lý bếp ăn của Phòng tham mưu.

“Đại cục” là cái... chi chi?

(Dân trí) - Giám đốc Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật, thuộc Sở LĐTBXH) tỉnh Hà Giang đã "xén" của các cháu khuyết tật hơn 181 triệu đồng. Lẽ ra, vụ này phải bị chính quyền địa phương xử nghiêm để làm gương, nhưng họ lại vin cớ “vì đại cục” để xử lí nội bộ.
 >>  Không khởi tố tham ô là... "góp phần ổn định chính trị địa phương" (?!)

(minh họa:  Ngọc Diệp)
(minh họa:  Ngọc Diệp)

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Ông Dương Chí Dũng lĩnh án tử hình

Chiều nay, xác định cựu cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng không hối cải, khai báo quanh co về việc gây thiệt hại hơn 366 tỷ đồng và tham ô 10 tỷ đồng, TAND Hà Nội đã tăng nặng hình phạt, tuyên án tử hình với ông này.

Buổi tuyên án muộn khoảng một tiếng so với dự kiến. Sau hơn 2 tiếng đọc bản án, 17h30, chủ tọa tuyên ông Dũng phạm tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Khung hình phạt với tội Tham ô tài sản ở mức cao nhất - tử hình. Ở tội Cố ý làm trái, ông Dũng bị phạt 18 năm tù. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình.
Bị cáo Mai Văn Phúc (nguyên tổng giám đốc Vinalines) bị phạt cùng mức án như ông Dũng về cả hai tội danh.
Bị cáo Trần Hữu Chiều (nguyên phó tổng giám đốc Vinalines) bị kết án 10 năm tù về tội Tham ô, 9 năm tù do Cố ý làm trái; tổng hợp là 19 năm. Trần Hải Sơn (nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) chịu 22 năm tù.
Ở tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Bùi Thị Bích Loan (nguyên kế toán trưởng Vinalines) bị phạt 4 năm tù; Mai Văn Khang (nguyên phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Vinalines) lĩnh 7 năm tù, Lê Văn Dương (nguyên đăng kiểm viên Chi cục đăng kiểm số 6, Cục Đăng kiểm Việt Nam) lĩnh 7 năm. Ba bị cáo Huỳnh Hữu Đức (nguyên phó cục trưởng Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa, kiêm phó chánh văn phòng Cục hải quan Khánh Hòa), Lê Ngọc Triện (nguyên đội trưởng nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong), Lê Văn Lừng (nguyên cán bộ Chi cục hải quan Vân Phong) mỗi người 8 năm tù.
dung11.jpg
Hội đồng xét xử tuyên án Dương Chí Dũng và đồng phạm. Ảnh: Việt Dũng.
Vợ và người thân của cả 10 bị cáo khóc lớn giữa tòa sau khi các hình phạt được đọc xong.
HĐXX kiến nghị, Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiếp tục làm rõ sai phạm của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Citibank; nếu có dấu hiệu hình sự phải khởi tố để xử lý. Tổng Cục Hải quan phải kiểm điểm trách nhiệm trong vụ án này.
Ông Dũng và Phúc mỗi người phải bồi thường thiệt hại 110 tỷ đồng. Bị cáo Chiều bồi thường hơn 39 tỷ đồng, Sơn 46 tỷ đồng, Khang 12 tỷ đồng, Loan 6 tỷ đồng, Dương 15 tỷ đồng. Đức, Triện, Lừng mỗi bị cáo 9 tỷ đồng.
Theo tòa, bị cáo Dũng và Phúc có vai trò cao nhất, ngang nhau, có tình tiết tăng nặng là qua 3 ngày xét xử cũng như trong quá trình điều tra đều "khai báo quanh co, chối tội". Cần phải áp dụng mức hình phạt cao nhất trong khung hình phạt mới có sức răn đe. Tuy nhiên, cả hai cũng được áp dụng tình tiết giảm nhẹ một phần hình phạt như nhân thân tốt, gia đình có công...
dung10.jpg
Dương Chí Dũng cùng đồng phạm nghe tuyên án.
Theo bản án, chưa được Chính phủ phê duyệt và Bộ Giao thông vận tải chưa bổ sung dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam vào quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tàu thủy, nhưng ngày 24/2/2006 HĐQT Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) vẫn ra nghị quyết giao tổng giám đốc Mai Văn Phúc triển khai xây dựng. Ngày 3/5/2007, ông Phúc ký quyết định thành lập Ban quản lý dự án do ông Chiều làm trưởng ban, Sơn làm Phó trưởng ban.
Biết việc đầu tư dự án trên 1.000 tỷ đồng thuộc thẩm quyền của Chính phủ nhưng ông Dũng với cương vị Chủ tịch HĐQT vẫn ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án với tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng, trong đó có hạng mục lắp đặt một ụ nổi sức nâng 15.500 đến 27.000 tấn.
Khi đoàn cán bộ của Vinalines sang Nga khảo sát mua ụ nổi 83M, biết ụ sản xuất tại Nhật Bản đã bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm Nga dừng phân cấp từ năm 2006. Chủ sở hữu ụ là Công ty Nakhodka đưa ra giá đàm phán dưới 5 triệu USD, nhưng Vinalines vẫn đồng ý mua với giá 9 triệu USD thông qua công ty môi giới AP (Singapore). Việc này được cho là do ông Dũng và Phúc chỉ đạo.
Tính thêm chi phí vận chuyển, sửa chữa... giữa tháng 2/2008, ông Dũng đã ký quyết định "đổ" tổng cộng hơn 19,5 triệu USD để đưa "đống thép gỉ" này về Việt Nam; đồng thời nâng mức đầu tư Dự án nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam từ hơn 3.800 tỷ đồng lên gần 6.500 tỷ.
Cơ quan giám định kết luận, ông Dũng và 9 bị cáo đã gây thiệt hại cho nhà nước hơn 366 tỷ đồng trong thương vụ mua ụ nổi 83M. Đến nay, ụ chưa một lần lần đưa được vào sử dụng, trong khi mỗi tháng Vinalines phải chi gần một tỷ đồng cho tiền kho bãi, bảo quản nó.
Theo buộc tội, các sếp của Vinalines là Dũng, Phúc, Chiều, Sơn sau đó đã được phía AP "lại quả" 1,666 triệu USD trích từ 9 triệu USD thu về. Khoản này được xác định là tiền tham ô vì 1,666 triệu USD thuộc sở hữu của Vinalines. Việc ăn chia giữa 4 bị cáo như sau: ông Dũng và Phúc mỗi người nhận 10 tỷ đồng, ông Chiều hơn 330 triệu đồng, Sơn hơn 7,8 tỷ đồng.
Diễn biến vụ án
Ngày 1/2/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an  khởi tố vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines thuộc Tổng công ty Hàng hải, Vinalines.
Ngày 17/5/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Vinalines.
Cùng ngày, 17/5/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công khởi tố bị can với ông Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều, Bùi Thị Bích Loan, Mai Văn Khang, Lê Văn Dương, Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng, Lê Ngọc Triện và Trần Hải Sơn về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Lúc này, ông Dũng đã rời Vinalines được 2 tháng sau nhiều năm làm Chủ tịch HĐQT để giữ chức Cục trưởng Hàng hải. Tuy nhiên, ông Dũng bỏ trốn trước khi cơ quan điều tra thực thi lệnh bắt vào ngày 18/5/2012. Đầu tháng 9/2012, ông Dũng bị bắt theo lệnh truy nã quốc tế.
Ngày 25/9/2013, Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố bổ sung tội Tham ô tài sản với các ông Dũng, Phúc, Sơn và Chiều.
Việt Dũng

Sân sau của Dương Chí Dũng?

Có ba thứ “bất vị”, mà luật pháp phải tuân thủ. Đó là Luật pháp bất vị thân. Luật pháp bất vị tiền. Và luật pháp bất vị quyền. Nhưng liệu tư pháp nước Việt có được 03 thứ bất vị đó không?
Những ngày này, cả xã hội chăm chú theo dõi vụ xét xử tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế tại Tổng Công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), do Dương Chí Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT cầm đầu, cùng gần chục kẻ đồng phạm.
Vì sao “nhờn” với tội lỗi?
Đây là một trong 10 đại án tham nhũng đặc biệt, tiếp sau vụ Vina khủng 2012, được đem ra xét xử và hẳn làm đau đầu không ít kẻ.
Dương Chí Dũng

Đặc biệt, vì tính chất táo tợn của những quan chức, những cán bộ kinh tế đã ngang nhiên phạm tội, xoay quanh việc cố ý làm trái các quy định của pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước 366 tỷ đồng, trong đó, Dương Chí Dũng với vai trò chủ mưu. Ngoài ra, Dương Chí Dũng và một số kẻ trong đó đã cùng nhau tham ô hơn 28 tỷ đồng (theo VietNamNet, ngày 13/12).
“Nhân vật trung tâm”, mà từ đó, kéo theo sự tha hóa của gần chục vị quan chức, cán bộ Nhà nước- là ụ nổi 83 M- một hạng mục quan trọng thuộc Dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía nam, do Nhật Bản sản xuất năm 1965 có tuổi đời già cỗi 43 năm, bị hư hỏng nhiều không thể hoạt động, giá gốc chỉ có 2,3 triệu USD, (tương đương 37 tỷ đồng VN- tỷ giá năm 2008). Biết rõ chiếc ụ nổi hư hỏng, nhưng Dương Chí Dũng và các đồng phạm vẫn tìm cách móc nối, mua chiếc ụ nổi này từ Nga về VN, qua một công ty môi giới có tên AP (Singapore), với giá 09 triệu USD (tương đương gần 190 tỷ đồng).
Từ 37 tỷ đồng đến 190 tỷ đồng là một khoảng cách của sự trượt dài trong tội lỗi, sự tha hóa nhân cách và phẩm cách những con người mới đây còn là công dân. Cái khoảng cách trượt dài mà hóa ra quá mong manh. Giữa cái mong manh đó là lòng tham vô độ, sự bất nhẫn và ích kỷ chỉ biết lợi ích riêng mình.
Người viết bài không bàn đến thái độ và những câu trả lời có chủ đạo “không”- không biết, không tìm hiểu, không nghĩ mình sai, không nắm được… của Dương Chí Dũng khi trả lời thẩm vấn trước tòa. Vì những chữ không hay chữ có, rồi đây sẽ là những tình tiết cho tòa án, xã hội thấy thái độ trung thực hay không trước sinh tử của chính Dương Chí Dũng, dù đại diện VKSND t/p Hà Nội đã kiến nghị án tử hình.
Không bàn nỗi đau đớn của gia đình lớn của ông ta, một gia đình được coi là “danh gia vọng tộc” ở đất Hải Phòng, phút chốc bao “tai họa” đổ ập xuống, bởi lòng tham của ông ta đã đành, mà còn bởi ông ta đã kéo theo cả ruột thịt vào tù tội bởi lòng thương mù quáng, lụy tình đến tội nghiệp của họ.
Cũng không bàn đến lá thư kêu “oan” cho chồng do người vợ chính danh của Dương Chí Dũng đứng tên, khi nhận rằng, số tiền 10 tỷ đồng Dương Chí Dũng mua nhà cho bồ nhí là tiền của mình đưa. Khi công khai giấy trắng mực đen, chấp nhận và đồng ý cho Dương Chí Dũng có đứa con trai riêng với cô bồ, chỉ vì mình mới có 03 đứa con gái…
Hẳn khi làm một việc mang tính đạo nghĩa “vợ cứu chồng”, nỗi đau đớn của người đàn bà ấy gấp bội- nỗi đau bị chồng phản bội mà vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt, vì tình chàng nghĩa thiếp, nó cay cực, xa xót làm sao.
Người viết chỉ muốn bàn đến thái độ, đến lương tâm “nhờn” với tội lỗi của Dương Chí Dũng cùng đồng phạm.
Vì sao làm thiệt hại đến hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước- thực chất là tiền thuế của người dân, bỏ túi hàng chục tỷ đồng mà Dương Chí Dũng và các đồng phạm không hề lo sợ, không hề ân hận, thậm chí cãi lấy được trước tòa? Đến thời điểm này, theo tính toán của VKSND t/p HN, chiếc ụ nổi đó làm tiêu tốn tới hơn 500 tỷ đồng. Hiện đang phải làm thủ tục bán thanh lý để cắt lỗ, bởi mỗi năm riêng tiền thuê neo đậu ụ nổi 83M. đã “ngốn” 01 tỷ đồng/ tháng, mỗi năm nó “ngốn” 12 tỷ đồng phí thuê điểm neo đậu.
Bởi cái cung cách mua ụ nổi hư hỏng qua môi giới, tăng giá tiền, rút chênh lệch “hoa hồng” chia nhau, chỉ là một trong nhiều chiêu trò đã mang tính “hệ thống” về cách bòn rút tiền rất phổ biến của nhiều kẻ tham nhũng lộ mặt và chưa bị phát hiện trong các tập đoàn kinh tế, DNNN. Nếu không làm sao giải thích được, các quan chức, cán bộ DNNN lương vài triệu mà của nổi, của chìm, mà ô tô, nhà lầu, chung cư cao cấp, mà vợ bé, bồ nhí, con riêng…? Nhất là khi quản lý Nhà nước rất lỏng lẻo.
Thế nên Vinalines thực chất chỉ là đồng chí bị lộ giữa các đồng chí chưa bị lộ mà thôi. Cho dù sắp tới, có thêm 09 đại án tham nhũng tiêu biểu- 09 đồng chí bị lộ nữa được đem ra xét xử, như lời một quan chức cao cấp hứa hẹn với cử tri, thì đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trên mặt nước.
Kẻ tham nhũng giờ đây “nhờn” với tội lỗi. Nếu không làm sao tham nhũng thành “quốc nạn” và VN đứng thứ hạng cao trong… môn này?
Còn tâm lý người dân từ lâu “nhờn” với chính tham nhũng. Cái chữ “nhờn” này đau xót lắm, vì nó chính là … cam chịu!
Liệu có vô can?
Tại tòa án, trả lời của Dương Chí Dũng với Hội đồng xét xử khiến cho xã hội hiện rất hồi hộp theo dõi, kịch tính cao độ. Đó là, việc Dương Chí Dũng bỏ trốn trước khi cơ quan chức năng tống đạt quyết định khởi tố, là do có một cuộc điện thoại báo cho biết, từ một “người quen”.
Cho đến thời điểm này, “người quen” đó vẫn chưa được công khai danh tính.
Vụ án Vinalines với Dương Chí Dũng và đồng phạm ngày hôm nay, sẽ tỏ tường, ai bước lên giàn “tế thần”, ai bóc lịch.
Điều lớn nhất, có thể nhìn thấy ở vụ án này những bài học và sự trả giá cay đắng, bởi do những “sân sau”, sân trước” luôn dọn bãi cho một người như Dương Chí Dũng- nói không ngoa- thuận lợi trở thành …kẻ tội phạm. Và vì thế, trong cái án tử mà Viện kiểm sát đề nghị mới đây, liệu Dương Chí Dũng có phải duy nhất phải chịu trách nhiệm? Hay ông ta chỉ là kẻ “ký thỏa ước” với những “cái sân”?
Trước hết, nếu đọc một số trích ngang lý lịch của Dương Chí Dũng, có thể thấy con đường của một thanh niên trượt ĐH, đi xuất khẩu lao động ở CHDC Đức, trở về khởi đầu làm việc tại văn phòng Công đoàn Cảng Hải Phòng, rất nhanh chóng thăng tiến. Sự thăng tiến nổi bật nhất là khi có bằng tiến sĩ kinh tế, rồi lần lượt và cái ghế tạo ‘dấu ấn” nhất là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco). Dấu ấn đó là gì?
Khi lèo lái Vinawaco, Dương Chí Dũng đã đẩy công ty này liên tiếp rơi vào tình trạng thua lỗ nặng. Hiện Vinawaco vẫn phải gánh hơn 130 tỷ đồng tiền lãi mỗi năm trong khi lợi nhuận cao nhất 04 năm gần đây chỉ đạt gần 30 tỷ đồng/năm.
Trong 06 năm lèo lái Vinalines, Dương Chí Dũng dính nhiều lùm xùm liên quan tới tham ô, hối lộ. Công việc kinh doanh của Vinalines bị thua lỗ nặng, số tiền nợ lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Vậy nhưng ngay cả khi vụ việc Vinalines đổ bể, Bộ chủ quản GTVT vẫn khẳng định làm đúng nguyên tắc, đúng thẩm quyền, trình tự về công tác cán bộ. Cái trình tự…chết dân!
Còn mới đây, khi được triệu tập đến phiên tòa để làm rõ về trách nhiệm trong việc quản lý cán bộ, quản lý doanh nghiệp để Vinalines “vung tiền” mua ụ nổi, đại diện Bộ GTVT đã chối bỏ trách nhiệm quản lý Nhà nước, và “đá bóng trách nhiệm” sang Chính phủ và Thanh tra CP. Khi bị Hội đồng xét xử vặn tại sao Bộ GTVT vẫn có văn bản đồng ý để Vinalines mua ụ nổi?. Trả lời:  Vianlines hỏi thì chúng tôi trả lời họ thôi, việc phúc đáp này cũng là bình thường.
Sao lại là bình thường, nếu đó là một câu trả lời rất vô trách nhiệm?
Thứ hai, nếu Vinalines là tập đoàn kinh tế, hoặc DN tư nhân liệu có xảy ra như vậy không? Đây chính là “gót chân Asin” của các tập đoàn, DNNN, sinh ra … thế mạnh- tham nhũng. Sự ưu đãi, yêu chiều các tập đoàn kinh tế, DNNN vô tội vạ, thông qua chủ trương, chính sách cụ thể và để từ đó, các tập đoàn kinh tế, DNNN được rót tiền đầu tư bằng các dự án kiểu như dự án nhà máy sửa chữa tàu biển, chỉ là một trong nhiều dẫn chứng sinh động.
“Sân sau” không phải chỉ là một con người cụ thể (nếu có) có đủ quyền lực mạnh chi phối, mà còn chính là những chính sách ưu tiên bất hợp lý, bất công so với các thành phần kinh tế khác. Chính vì thế, mà việc chống tham nhũng trong xã hội từa tựa như chàng Don Quixote chống lại Cối xay gió trong tác phẩm kinh điển hài hước và nổi tiếng của nhà văn Tây Ban Nha Miguel de Cervantes Saavedra. Rút cục, ra sao, ai cũng rõ.
Mới đây, khi tiếp xúc với cử tri, người đứng đầu tổ chức Đảng đã có một lời nói đầy niềm tin vào công cuộc chống tham nhũng khi nhắn nhủ: Bà con hãy chờ xem?
Người dân hy vọng, nhưng người dân cũng có quyền hoài nghi. Bởi cái cách tòa án xét xử nương nhẹ các vụ tham nhũng còn nhãn tiền: 09 vụ tham nhũng, thì 08 vụ được xử án treo. Trong khi như ở tỉnh Lâm Đồng, vì hai con vịt ăn cắp, 03 người nông dân bị xử tới 13 năm tù. Còn mới đây, vụ “chiếm đoạt hơn 43 tỉ đồng của Cty cho thuê tài chính 2”, thì rút cục án xử cao nhất là tù chung thân và bồi thường hơn 84 tỉ đồng! Người dân sẽ không thể hiểu nổi cán cân công lý tại sao hay “thiên vị” những vụ… tiền bạc?
Dương Chí Dũng và đồng phạm rồi đây sẽ phải chịu tội trước pháp luật. Nhưng liệu cái cung cách tuyển dụng, đề bạt cán bộ, cung cách quản lý Nhà nước kiểu đá bóng trách nhiệm của Bộ chủ quản, cái “sân sau” yêu chiều vô lối các tập đoàn kinh tế, các DNNN trong đó có Vinalines, liệu có “vô can”, trước tội lỗi của các bị cáo?
Gs. TSKH Đặng Hùng Võ, trong bài viết mới đây ngày 13/12 trên báo Thanh niên đã bình luận: "Luật pháp bất vị thân" phải được coi như một trong những nguyên lý cơ bản xây dựng nhà nước pháp quyền..
Nhưng người viết bài này thấy, có 03 thứ “bất vị”, mà luật pháp của một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa phải tuân thủ. Đó là Luật pháp bất vị thân. Luật pháp bất vị tiền. Và luật pháp bất vị quyền.
Bất vị thân, để mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt sang hèn
Bất vị tiền để Thần Công lý không bị bịt mắt, để cán cân công lý luôn cân bằng, không thiên lệch giàu nghèo
Bất vị quyền để như một Bao công thời hiện đại, không vì sự chỉ đạo, định vị của bất cứ ai, dù có chức quyền, mà làm thiên lệch bản án.
Nhưng liệu tư pháp nước Việt có được 03 thứ bất vị đó không?

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Nghĩ về lời xin lỗi của Lý Nguyễn Chung và Dương Chí Dũng

(Dân trí) - Chỉ trong một tuần, đã có hai lời xin lỗi của hai bị can ở hai vụ trọng án khác nhau. Đó là lời xin lỗi gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn của bị can Lý Nguyễn Chung và lời xin lỗi Đảng, Nhà nước của bị cáo Dương Chí Dũng.
>> Sự bình thản khó tin của Dương Chí Dũng
>> Dương Chí Dũng đọc thơ khi nói lời sau cùng tại tòa

Sự tương phản giữa Hồ Kim Hậu và Dương Chí Dũng

Thân phận nhỏ nhưng nhân cách lớn
(Dân trí) - “Một thân phận nhỏ bé nhưng có một nhân cách lớn. Chả bù với những cá nhân có thân phận to lớn nhưng nhân cách lại quá nhỏ bé.”-Tôn Anh thienanh_ton@yahoo.com
>> Tài xế vụ “hôi bia” xin hoàn lại số tiền các nhà hảo tâm đã giúp


Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Đúng quy trình...

Viết từ Sài Gòn
2013-12-12
000_APH2000111829409-305.jpg
Công an Việt Nam, ảnh minh họa.
AFP photo
Gần đây, dư luận xôn xao vụ 298kg heroin lọt qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, bay thẳng qua Đài Loan và bị bắt, bị tịch thu ở sân bay Đài Loan. Cho đến nay, chưa có ai bị bắt, những quan chức có trách nhiệm trong ngành hải quan, an ninh đều cho rằng đó là một sai số “luồng xanh” bởi những chiếc loa thùng có chứa heroin bên trong này do một công ty có uy tín, chưa bao giờ vi phạm pháp luật ký gởi…
Và, ngay cả cái công ty được xem là “chưa vi phạm pháp luật lần nào, hàng hóa an toàn” ấy cho đến bây giờ vẫn chưa hề hấn gì, chưa có ai bị bắt, chí ít là bị triệu tập đề điều tra, xét hỏi (với pháp luật hiện hành, ngành an ninh hoàn toàn có quyền bắt hoặc triệu tập để điều tra, xét hỏi bởi qui mô tội phạm vô cùng trầm trọng). Dường như chưa có tín hiệu nào cho thấy ngành an ninh, nhà nước và Đảng quan tâm về vấn đề này.
Ông Cục phó Hải quan thành phố Hồ Chí Minh cũng nói được đúng một câu là mọi nhân viên hải quan và công cụ hỗ trợ của sân bay Tân Sơn Nhất đã thực hiện đúng qui trình, nếu có sai chăng thì do máy móc, cụ thể là cái máy soi, mà máy soi cũng không phải của hải quan, nó là máy của an ninh sân bay. Trong khi đó, an ninh sân bay thì bị hỏng máy. Mà máy hỏng thì không thể nói là “sai qui trình” được, bởi nó hỏng thì nó đã được nằm ngoài qui trình. Trách nhiệm này nếu có chăng là thuộc về chó nghiệp vụ. Nhưng bữa đó, vì “luồng hàng xanh” nên chó nghiệp vụ cũng được ở nhà ăn uống, ngủ nghỉ theo đúng qui trình.
Nói chung là đúng qui trình, thường thì cái gì đúng qui trình cũng đều hợp lý cả. Ví như miền Trung bị ngập lụt, chết và mất tích gần 50 người, nhà cửa đổ nát, màn trời chiếu đất cũng là đúng qui trình. Bởi vì, cái chết, sự mất mát này có nguyên nhân từ một hành động đúng qui trình, đó là xả lũ đúng qui trình. Mà một khi xả lũ đúng qui trình thì mấy cái đập không có lỗi, người xả không có lỗi và đương nhiên người điều hành thủy điện không có lỗi. Suy xa hơn một chút là ngành điện lực không có lỗi, nhà cầm quyền cũng không có lỗi. Bởi vì, không thể bắt lỗi thủy điện một khi xả đập đúng qui trình, mà thủy điện xả đúng qui trình thì làm sao kiện nhà cầm quyền về tội giám sát sai qui trình được?
Như vậy, người dân chỉ còn nước tự an ủi mình là sụp nhà đúng qui trình, ngập bùn đúng qui trình, ngập úng đúng qui trình, khóc lóc đau khổ đúng qui trình, mất mát đúng qui trình, chết chóc đúng qui trình… Cuối cùng, mọi thứ đều coi như xong, nếu có lỗi là cái qui trình nó lỗi. Nhưng cái qui trình là gì thì đến trời cũng không biết được, chỉ có cán bộ mới biết thôi, đố ai mà biết được (công lao bác Hồ!)!? Mà nếu không bắt lỗi được “qui trình” thì xem như huề cả làng!
Và, hầu như mọi chuyện, nếu chịu khó xâu chuỗi lại những vụ án oan sai, những ái chết oan ức trong đồn công an và những phi vụ kinh tế làm tổn hại đến an sinh quốc gia như vụ Vinashine, Vinaline, nạn tham nhũng… Đều đúng qui trình!
Nếu như những vụ án oan sai là do bản thân người “chịu án” không may mắn, thì những cán bộ điều tra lúc nào cũng đúng qui trình cả, bằng chứng của việc đúng qui trình này là khi vụ án bị phanh phui, trả oan cho người vô tội thì cấp trên của cán bộ điều tra xét hỏi vẫn trả lời rằng thuộc cấp của họ đã làm đúng qui trình điều tra, xét hỏi. Đó là chưa nói đến những vụ chết người trong trại giam, kể từ năm 2009 đến nay, đã trên 30 người chết trong xà lim tạm giam, thân mình bầm dập, chấn thương đa cấp. Nhưng nguyên nhân chết vẫn là “chịu không nổi mặc cảm tội lỗi nên tự tử”. Nói chung là ngành công an đã làm đúng qui trình chết là do “chịu không nổi” cái qui trình ấy.
Nói xa ra ngoài đường, hiện nay, từ Nam chí Bắc, đi đâu cũng thấy công an giao thông đứng đường, chặn bắt xe, vòi vĩnh tiền của người đi đường, thậm chí cảnh sát cơ động cũng ra đứng đường, chặn xe và cướp cạn. Nhưng một khi những vụ việc này bị phanh phui, câu trả lời cũng sẽ là đúng qui trình, không có đồng chí nào phạm tội cả!
Vì lý do, các đồng chí công an giao thông ra đứng đường, đứng trạm, kiểm tra xe đều có giơ gậy, chào hỏi, sau đó kiểm tra giấy phép lái xe, nếu có giấy phép thì chuyển sang kiểm tra giấy bảo hiểm xe, nếu có thì lại chuyển sang xem giấy tờ thử có phải xe chính chủ hay không, mà đến đây vẫn đầy đủ thì kiểm tra đèn, bản số thử có đèn nào không đỏ, bản số có mờ không, nếu vẫn tốt thì lại kiểm tra phanh, kiểm tra phụt… Cứ thế, mười phút sau là có ngay cái để phạt. Hoàn toàn đúng qui trình! Chẳng qua do người đi đường sợ phạt quá nên dúi tay cho cán bộ, chứ cán bộ thì luôn làm đúng qui trình pháp luật!
Và cứ thế, cao hơn là cấp trung ương, cấp chính phủ, vấn đề nhập vào, tách ra rồi lại nhập vào của Vinashine, Vinaline đều đúng qui trình, không có ai sai cả. Vì sao? Vì khi thành lập, nó đã thành lập, vay vốn, huy động vốn đúng qui định của Chính phủ, đến khi phát hiện ra thua lỗ, tham nhũng, thì bắt lãnh đạo của nó đúng qui trình.
Sau đó, lỗ quá, lại khất nợ với nước ngoài, chuyển đổi hình thức, và sát nhập… tất cảc cá thao tác này đều đúng qui trình. Chính phủ không có lỗi vì chính phủ đã thành lập, sát nhập và theo dõi nó (chết) đúng qui trình.
Cái sai qui trình luôn thuộc về nhân dân, do nhân dân đã theo dõi, đã đóng thuế, đã chịu khổ chịu nhục mấy mươi năm nay, lẽ ra phải chịu câm chịu điếc luôn cho khỏi mệt đầu, và cứ sống như những con lợn trong chuồng, cho gì ăn nấy, bảo gì làm nấy, đặt đâu ngồi đấy theo đúng “tinh thần hiến pháp và pháp luật” thì hà cớ gì phải biết chuyện, hà cớ gì phải đau đầu trước vấn nạn tham nhũng nhà nước, hà cớ gì phải biểu tình chống bành trướng Trung Quốc, hà cớ gì phải kêu gọi dân chủ? Dân khổ vì dân đã đi sai qui trình. Cái qui trình lớn nhất mà nhà nước, đảng Cộng sản Việt Nam thiết lập chính là qui trình “không có gì” (một nửa vế của “không có gì quí hơn độc lập” mà sau ba mươi mấy năm, Đảng đã thực hiện được phần “không có gì” với một đất nước không còn gì).

Sự bình thản của Dương Chí Dũng: TÔI VÔ TỘI

- Bị đề nghị mức án tử hình nhưng Dương Chí Dũng luôn tỏ ra bình thản, thư thái, nhỏ nhẹ trả lời thẩm vấn tại tòa. Trái với thái độ của sếp, thuộc cấp của ông ta đã không kìm được những giọt nước mắt.



Bình thản
Đã dự nhiều phiên tòa xét xử các quan tham, nhưng người viết bài này chưa từng thấy “ông trùm” nào giữ được phong thái bình thản như Dương Chí Dũng khi phải đối mặt với tội lỗi đã gây ra.




dương chí dũng, vinalines
Dương Chí Dũng luôn giữ được vẻ bình thản
Trong suốt 3 ngày xét xử, bị truy tố vì tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”, bị VKS đề nghị mức án tử hình, nhưng từ đầu chí cuối chưa lúc nào người ta thấy Dương Chí Dũng xuống tinh thần.
Mỗi lần trả lời thẩm vấn, bị cáo này chậm rãi cất lời. Từng lời của bị cáo thốt ra đều nhẹ nhàng, như thể ông ta đang trò chuyện, thủ thỉ với… HĐXX.
Phiên xét xử đã có lúc căng thẳng tới độ có một nữ luật sư suýt khóc, còn một nữ luật sư khác đã bật khóc tại tòa khi bị vị thẩm phán ngắt lời.
Các bị cáo khác nếu không rơi nước mắt thì cũng thể hiện tinh thần xuống dốc với nét mặt mệt mỏi, ủ dột.
Chỉ riêng có Dương Chí Dũng từ đầu chí cuối luôn giữ được phong thái điềm đạm, bình thản đến khó tin.
Thậm chí, người ta còn thấy ông Dương Chí Dũng tươi cười với cảnh sát bảo vệ tư pháp và không ngại ngần khai nhận về sự phản bội vợ con của mình.
Sau 3 ngày xét xử, khi được nói lời sau cùng, phớt lờ vị thẩm phán liên tục ngắt lời: “Thôi thôi, bị cáo dừng lại”, cựu cục trưởng vẫn bình tâm đọc diễn cảm mấy câu thơ về ngành hàng hải Việt Nam:
28 năm qua lại trở về
Với người hàng hải lại nặng thề năm xưa
Dưới cờ Đảng nguyện cùng đưa
Con tàu hàng hải đến bờ vinh quang.
Thơ ông Dương Chí Dũng đọc là vậy, nhưng trên thực tế thì thương vụ mua ụ nổi 83.M mà ông ta chỉ đạo cấp dưới  thực hiện đã làm tiêu tốn của Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
Cáo trạng của VKSND TC cho rằng Dương Chí Dũng đã cố ý làm trái gây hậu quả thất thoát hơn 300 tỷ đồng.
Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, sau 5 năm được đưa về Việt Nam, chiếc ụ nổi cũ, hỏng đó đã không sinh lợi được gì.
Theo đại diện VKS, thậm chí mỗi năm Nhà nước đang phải tiêu tốn 12 tỷ đồng cho việc thuê điểm neo đậu chiếc ụ nổi kia.
Và Nhà nước đang phải làm thủ tục bán thanh lý ụ nổi để cắt lỗ.
Giữ quyền công tố tại tòa, đã có lúc đại diện VKS phải thốt nên rằng: “Cứ như thế thì nền kinh tế đất nước này đi đến đâu?”.
Những giọt nước mắt muộn mằn
Không giống như Dương Chí Dũng, qua quan sát, có thể nhận thấy các thuộc cấp của “ông trùm” bị xuống tinh thần theo từng ngày xét xử.
Và cho đến ngày xét xử thứ ba, nhiều người đã không kiềm chế được những giọt nước mắt.
Họ òa khóc ngay tại tòa khi được phép trình bày trước vành móng ngựa.
dương chí dũng, vinalines
Từng đứng trên đỉnh vinh quang khi giữ cương vị Tổng giám đốc Vinalines trong nhiều năm, khi được nói lời sau cùng, sau một hồi dùng đủ các lý lẽ để chứng minh mình không phạm tội “Tham ô tài sản”, bỗng bị cáo Phúc bật khóc.
Những giọt nước mắt muộn mằn, những lời nói nghẹn ngào khác hẳn với phong thái của mình khi ông ta từng là một sếp bự.
dương chí dũng, vinalines
Bị cáo Trần Hải Sơn (cựu giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), kẻ bị cáo buộc đã mang những chiếc valy chứa cả chục tỷ đồng đến chia cho các sếp cũng đã không cầm được nước mắt.
Trong lúc không kiềm chế được cảm xúc của mình, bị cáo Sơn vừa khóc vừa nói rằng, cũng vì Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mà ông ta lâm cảnh tù tội, khiến vợ con phải khổ sở.
T.Nhung

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Nhìn đại nạn tham nhũng từ 2 USD của người nghèo

(Dân trí) - Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, khoảng 17 triệu lao động Việt Nam có thu nhập dưới chuẩn nghèo 2 USD một ngày và khoảng 23 triệu người khác đang sống mấp mé trên ngưỡng đó. Có nghĩa là, khoảng 40 triệu lao động thuộc loại nghèo, thu nhập trên dưới 2 USD một ngày.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
17 triệu lao động có thu nhập dưới chuẩn nghèo còn có người phụ thuộc, cho nên, số người sống trong nghèo khổ của Việt Nam chắc chắn vượt quá con số đó nhiều.
Bất cứ ai cũng có thể tính được, dưới 2 USD, một người khó có thể sống đủ một ngày, nói chi đến việc nuôi con cái. Cuộc sống con người đâu chỉ cơm áo, còn bao nhiêu chuyện  liên quan, hôn, tang, tế và các nhu cầu sinh hoạt khác. Vậy thì với 2 USD/ngày, đó là sự tồn tại.
Trong khi đa số dân mình đang sống nghèo khổ như vậy, thì nạn tham nhũng tồn tại như trêu ngươi. Phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng liên quan đến nhân vật Dương Chí Dũng đang nóng lên từng ngày với những lời khai cho thấy họ đã phá tiền một cách khủng khiếp. Hành vi tham ô của họ đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 400 tỉ đồng, số tiền tương đương 20 triệu USD có thể nuôi được bao nhiêu con người với mức sống 2 USD/ngày.
Chưa kể, cái ụ nổi 83M oan nghiệt mà tập đoàn tham nhũng này để lại tiêu tốn mỗi tháng 1 tỉ đồng tiền bảo vệ, trông coi, đảm bảo an toàn. Một đống sắt vụn chỉ gây ô nhiễm môi trường mà phải nuôi đến ngần ấy tiền hàng tháng thì đúng là chọc giận dân quá mức.
Những vụ án tham nhũng khác cũng tương tự. Vụ án vừa xét xử các quan tham ở Công ty cho thuê tài chính II có số tiền gây thiệt hại cho nhà nước lên đến 531 tỉ đồng. Một người lao động nghèo thu nhập dưới 2 USD/ngày, tức khoảng hơn 1.200.000 đồng/tháng. Vậy số tiền mà tham nhũng gây thiệt hại bàng bao nhiêu mồ hôi nước mắt của người lao động trên đất nước này.
Thu nhập của người lao động với tham nhũng là hai chuyện khác nhau, nhưng đưa ra so sánh này để thấy rằng sự bất công đang tồn tại trong xã hội. Một số không ít người có chức quyền đang vơ vét của cải của quốc gia trở thành đại gia tiền của như núi, trong lúc đại đa số dân chúng sống trong nghèo khổ.
Có những kẻ tham nhũng bị phát hiện, bị xử lý theo pháp luật, nhưng còn nhiều kẻ vẫn sống và hưởng thụ đồng tiền tham nhũng một cách ngang nhiên. Đó là tầng lớp quan chức đại gia xuất hiện trên đất nước này.
Có nhiều quan chức đại gia thì còn nhiều trường học tranh tre nứa lá, học sinh phải bơi sông đến trường.
Còn nhiều quan chức đại gia thì bệnh nhân còn nằm chồng nhau trong các bệnh viện quá tải.
Đất nước còn nghèo, dân còn khổ vì nạn tham nhũng.

Lê Chân Nhân

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

Cái " cục ấy" chắc to lắm!

Minh Diện
Lại một vụ “ăn của dân không từ thứ gì” vừa được phát hiện ở  tỉnh Hà Giang, nơi mới cách đây không lâu, ông chủ tịch Nguyễn Trường Tô  mua dâm học trò sau khi bị mất chức đã xây hẳn một  dinh cơ  đồ sộ.  
              Tại Trung tâm cứu trợ trẻ khuyết tật, thuộc Sở lao động thương binh và xã hội  tỉnh ấy, giám đốc Phạm Ngọc Thành  đã chỉ đạo hai nhân viên thân tín, là  kế toán Nguyễn Thị Lan Anh và thủ quỹ Trịnh Thu Hương, ăn bớt tiền khám sàng lọc của trẻ khuyết tật 151.000.000 đồng, và khai khống các khỏan chi tiêu gần 31.000.000 đồng, tổng cộng 181.950.0000 đồng  chia nhau.
 Việc đó diễn ra suốt gần hai năm, từ 2012 đến tháng 8-2013, nhưng các cơ quan Kiểm tra Đảng cũng như Thanh tra Nhà nước không biết; hoặc biết nhưng coi đó như “chuyện thường ngày”, lờ tịt đi, e,s nhẹm, bỏ qua bởi cần “ổn định chính trị”(!?). Chỉ đến khi quần chúng tố cáo, thì  Cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ mới ra tay. Giống hệt  như vụ mua dâm học trò của  Nguyễn Trường Tô bị ỉm đi năm kia.
             Theo cơ quan điều tra , đây là vụ án có yếu tố tăng nặng, vì chẳng những  số tiền tham nhũng  lớn, có tổ chức, mà  đối tượng bị tước đoạt quyền lợi là trẻ em tàn tật. Trời đã không cho các em được lành lặn bằng chúng bạn, gia đình lại nghèo,  có em bị  bố mẹ bỏ rơi,  chỉ còn biết nhờ vào lòng hảo tâm của người đời.  Đó là những số phận đáng thương , mà ngay cả  bọn bất lương  đầu trộm đuôi cướp cũng không nỡ ra tay giật miếng ăn của các em. Ấý thế mà chính vị giám đốc  được coi là mẫu mực về lòng nhân ái  và  những  cán bộ dưới quyền  lại  nhẫn tâm làm thế.
            Cơ quan cảnh sát điều tra đã hoàn tất hồ sơ khởi tố vụ án tham nhũng đó. Theo Bộ luật hình sự, cái  án chục năm tù là điều  không tránh khỏi đối với Phạm Ngọc Thành và đồng bọn. Bên cạnh đó thế nào cũng có kẻ liên quan.
              Nhưng ngày 4-10-2013, ông Lý Quang Thái, giám đốc Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Hà Giang đã gửi  công văn cho Cơ quan cảnh sát điều tra đề nghị  không  khởi tố vụ án hình sự Phạm Ngọc Thành và hai nhân viên  ở Trung tân cứu trợ trẻ em khuyết tật, mà  chuyển hồ sơ về  Sở lao động thương binh và xã hội cho ông ta xừ  lý theo thẩm quyền.
               Cái lý  do  ông Thái đưa ra là: “Hà Giang còn nghèo, có rất nhiều trẻ em tàn tật, cần được hỗ trợ. Nếu cơ quan điều tra khởi tố hình sự, tôi sợ các tổ chức cá nhân sẽ biết chuyện, không hỗ trợ nữa!”.  Và quan trọng hơn là : “ Để góp phần ổn định chính trị tại địa phương”.
                Xem ra ông Lý Quang Thái gửi công văn cho Cơ quan điều tra chì lấy lệ, chứ thực ra sự việc đã được giải quyết đâu vào đấy rồi. Bởi trong công văn đã viết: “ Vì đại cục, vì cái to lớn  hơn nên hai ngành Kiểm sát và Công an đã họp và thống nhất không khởi tố vụ án...”.
               Cách đây không lâu, chỉ vì ham vui,  bắt  trộm hai con vịt của người hàng xóm  giết nhậu,  ba  nông dân ở Lâm Đồng đã  phải  bồi  thường 2 triệu đồng, mà vẫn bị  tuyên  án 13 năm tù. Vậy mả bây  giờ  Phạm Ngọc Thành cùng hai cán bộ  ăn  cắp  gần 200 triệu đồng của trẻ em tàn tật,  lại không bị khởi tố hình sự.
                Sự công bằng, dân chủ văn minh, như đang được phản chiếu qua tấm gương dị dạng !  
                Lý Quang Thái bênh che cho cấp dưới, cũng là chạy tội  cho  chính mình,  bởi nếu ông ta  không chấm mút  vào số tiền gần  hai trăm triệu ăn cắp của trẻ em tàn tật (điều này chưa chắc)  thì cũng phải chịu trách nhiệm vì đã  để cấp dưới tham nhũng.  Điều đó đã được quy định rất cụ thể.   Một cán bộ không dám chịu trách nhiệm như thế đã đáng khinh , cái cách chạy tội của ông ta còn đáng khinh gấp nhiều lần.
                 Ông Thái  bảo Hà Giang là tỉnh nghèo, nhiều trẻ em tàn tật, nếu khởi tố vụ án các tổ chức cá nhân biết sẽ  không hỗ trợ nữa!  Thử hỏi, ý  thức tự lực, tự cường để đâu, tại sao cứ  quen  mãi cái thói  há miệng chờ sung như thế ?  Hơn nữa, sự    trung thực là điều đáng phải học nhất  ở  tấm gương đạo đức của Hồ Chủ tịch  quên rồi sao?
                   Dìm vụ án đi, nghĩa là  tiếp tục  giấu giếm sự thật,  tiếp tục lừa dối thiên hạ để lấy tiền và,  tiếp tục ...ăn cắp?    Tư duy của một cán bộ lãnh đạo  cấp sở mà  hệt như kẻ giả dạng cái bang  đứng ngã ba đường đánh lừa ông đi qua bà đi lại!
                 Nhưng đó vẫn chưa phải đáng nói. Lý Quang Thái còn trơ trẽn , phủ   tấm khăn voan chính trị lên  mặt  thằng ăn cắp!  Ông ta bảo: “Để góp phần ổn định chính trị, không nên  khởi tố hình sự vụ án !?”.
                 Muốn  ổn định chính trị  phải được dân tin, muốn dân tin  phải làm trong sạch đảng, chính quyền, muốn trong sạch phài xử lý nghiêm tội tham nhũng,  hối lộ , thực hiện dân chủ,  công bằng xã hội công khai minh bạch. Nghị quyết Trung ương  IV của đảng  về phòng chống tham những  đã khẳng định điều đó.
                Lý Quang Thái bảo: “Để góp phần ổn định chính trị , không nên khởi tố  hình sự vụ án!”, có nghĩa là, muốn ổn định chính trị phải bảo vệ bọn ăn cắp chăng?  Đường đường một  giám đốc sở, chắc chắn có chân trong ban chấp hành tỉnh ủy, chả nhẽ ngây thơ  chính trị như  vậy?
                Qua phiên tòa xét xử vụ án ở Công ty cho thuê tài chính, người dân đã bắt đầu nhen nhóm niềm tin vào quyết tâm chống tham nhũng của đảng.  Mấy ngày nay người dân đang theo dõi  xét xử vụ án Dương Chí Dũng và đồng bọn, hy vọng sẽ  củng cố thêm niềm tin đó, thì  việc không khởi tố vụ ăn cắp tiền của trẻ em tàn tật ở Hà Giang như gáo nước lạnh dội vào.
                Lý Quang Thái  bảo: “Vì cái đại cục ... nên hai ngành Kiểm sát và Công an đã họp và thống nhất không khởi tố vụ án!”.
               Cái cục  ấy  to cỡ nào nhỉ?
               Tôi thật sự lo lắng cho người phụ nữ đã tố cáo Phạm Ngọc Thành ăn cắp tiền của trẻ tàn tật. Bởi vỉ  Lý Quang Thái đã nói toạc móng heo  ra rồi.  Ông ta nói: “Tôi biết cô ta rổi... Tôi sẽ nghiêm trị!”.  Coi chừng cái “đại cục” che chắn cho bọn tham nhũng sẽ đè chết người chống tham nhũng!
    M.D

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Con trai, con rể Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương băng băng trên đường quan

Bá Ước
Thứ ba 10/12/2013 15:00
 con-ong-chau-chajpg
(GDVN) - Ngày 1/10/2013, ông Bùi Thanh Tùng (SN 1980), con trai của đương kim Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương. Cùng với đó là việc HĐND huyện Tứ Kỳ cũng đã bầu ông Lê Hồng Diên (SN 1981, con rể của Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thanh Quyến) giữ chức vụ Chủ tịch huyện Tứ Kỳ - Hải Dương. Như vậy, cả con trai, con rể Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến đều thăng chức chỉ trong một thời gian ngắn và khi tuổi đời còn rất trẻ.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Dương Chí Dũng: Từ đỉnh cao xuống vực sâu

Xuất thân danh giá, đường quan lộ lên như diều gặp gió, nhưng sức mạnh của đồng tiền đã khiến Dương Chí Dũng liên tiếp mắc sai lầm, kéo theo cả anh em ruột vào đường tù tội. 

Danh gia vọng tộc

Đang xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Tâm thư của nhà báo Phạm Chí Dũng

Theo blog Thụy My

1459881_569620873092933_1765937592_n.jpg
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 12 năm 2013
Tôi là nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, đảng viên từ năm 1993, viết tâm thư này nhằm khẳng định một quyết định khó khăn trong đời mình:
Tôi chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

Đúng rồi, UBND của dân thì dân tới... Đầy tớ của dân do dân đẻ ra, ở trên đất của dân, ăn bằng tiền thuế của dân, lấy vợ là con dân… Giải quyết công việc không vì dân, không thấu tình đạt lý với dân, quá quắt dân còn lấy gậy đánh cho…

TIN NÓNG : NÔNG DÂN CHIẾM TRỤ SỞ UBND XÃ!