Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Hồ Xuân Mãn lãnh đạo 3 huyện tiến công, nổi dậy

Cuộc đấu tranh của quân dân Thừa Thiên Huế những năm 1973, 1974 đòi đối phương thi hành Hiệp định và chống bình định lấn chiếm đã góp phần tạo điều kiện cho cuộc tiến công nổi dậy vào mùa xuân năm 1975.
Đến cuối năm 1974 đầu năm 1975, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng. Tháng 10 và tháng 12/1974, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong vòng 2 năm 1975 - 1976. Ngoài kế hoạch cơ bản trên, Bộ Chính trị còn dự kiến phương án: “Nếu thời cơ đến thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

Họp bàn kế hoạch giải phóng Trị-Thiên-Huế Xuân 1975
Ngày 10/2/1975, Quân ủy Trung ương phê chuẩn kế hoạch năm 1975 của Quân khu Trị Thiên với nội dung cơ bản là: “Tập trung toàn bộ lực lượng Quân khu và Quân đoàn II, tranh thủ thời cơ thuận lợi của năm 1975, đẩy mạnh tiến công tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, đánh bại về cơ bản kế hoạch bình định của địch ở Trị - Thiên, giành 35 vạn dân ở nông thôn đồng bằng, phát động cao trào đấu tranh chính trị ở thành phố, đánh mạnh vào kho tàng hậu cứ, triệt phá giao thông; tích cực sáng tạo thời cơ và sẵn sàng chớp thời cơ tiến lên giành thắng lợi lớn, kể cả giải phóng Huế”.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ở miền Nam đã diễn ra gần hai tháng (từ 4/3 đến 30/4) với ba chiến dịch lớn: Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đánh thẳng vào Sài Gòn.
Năm giờ 45 phút sáng ngày 8/3/1975, ở cánh Nam Huế, pháo của Sư đoàn 324 (Quân đoàn II) bắt đầu dội bão lửa xuống các cứ điểm địch, mở màn chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Và 6 giờ 30 phút ngày 26/3/1975, Trung đoàn 6 bộ binh Quân khu chính thức kéo lá cờ MTDTGP miền Nam Việt Nam dài 12m, rộng 8m lên đỉnh Cột cờ, đánh dấu mốc lịch sử Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng.
Sau 18 ngày đêm chiến đấu (từ 8 đến 26/3/1975), quân và dân Thừa Thiên Huế đã hoàn toàn giải phóng quê hương, đập tan tấm lá chắn mạnh nhất của địch ở phía Bắc, làm thất bại kế hoạch “Phòng ngự co cụm chiến lược” của địch ở các tỉnh duyên hải miền Trung, góp phần quyết định vào thắng lợi chiến dịch Huế - Đà Nẵng, tạo đà thần tốc chiến thắng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Bản tin chiến sự cuối cùng về quân đội Sài Gòn ở Huế được hãng UPI tường thuật ngắn gọn: “Hôm nay 26/3/1975, các lực lượng Việt Nam (quan đội Sài Gòn) đã thực sự trao thành phố Cố đô Huế cho những người cộng sản. nhiều nguồn tin đều nói các đơn vị còn lại trong thành phố Huế đã đầu hàng”.
Thành tích lãnh đạo 3 huyện  tiến công nổi dậy của Hồ Xuân Mãn giải phóng chổ nào? trong dòng thác chung ấy tất nhiên có chiến sĩ, có đồng bào, sau 35 năm, những đồng chí lãnh đạo chiến dịch từ quân khu đến huyện nhiều người đã mất, nhiều người đã về hưu đang còn sống...còn biết lãnh đạo 3 huyện không phải là Mãn, anh hùng càng chưa đến phần Mãn...
Năm 1975 Mãn chỉ là chú du kích nhỏ...
Mặc dù chế độ chính sách đối với anh hùng liệt sĩ được Đảng và Nhà nước rất quan tâm nhưng nhiều chiến sĩ thầm lặng đang chịu thiệt thòi; tiếp tục thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với thân nhân các gia đình thương binh, liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ.
Nhưng cũng cần rà soát, kiểm tra cẩn thận những kẻ tưng công, lạm công, mạo công, cướp công để làm chế độ thương binh giả, anh hùng dởm, để lọt là có tội với nhân dân, tổ quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét