Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Từ bài báo "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN"


 

Bài Báo "Về lại Phong Điền" của Nhà Văn Nguyễn Quang Hà viết về AHLLVTND Hồ Xuân Mãn đăng trên Báo Cựu chiến binh Việt Nam, tháng 11/2012. Câu chuyện này không mới, nghe râm ran từ lâu, nay mới mục sở thị một bài viết của một người có tên thực, có tâm, có tầm. 
Hoan nghênh. 
Anh Nguyễn Quang Hà, Nhà văn Nguyễn Quang Hà một con người đang trăn trở với hai món nợ rất lớn mà chắc viết cho đến khi nhắm mắt xuôi tay cũng không thể nào trả xong. Hai món nợ mà anh đang gánh trên đôi vai của mình là món nợ đối với nhân dân và món nợ đối với đồng đội. Hơn bốn mươi năm cầm bút, anh đã viết 10 tập tiểu thuyết; 7 tập truyện ngắn, ký, truyện ký; 2 tập thơ cùng với hàng trăm bài báo, anh chỉ mong sao trả được hai món nợ ấy.Tiểu thuyết Vùng lõm (NXB Quân đội nhân dân, 2008) không chỉ miêu tả cuộc chiến giữa ta và địch mà còn tập trung thể hiện “cuộc chiến” nội bộ giữa ta với ta. Đó là “cuộc chiến” giữa những người có lý tưởng cao đẹp với những kẻ cơ hội. Huỳnh Thế Tô bỏ học về làng Mai Trung làm xã đội trưởng chỉ vì yêu Hoài. Y tỏ ra ta đây dũng cảm cũng chỉ để được lòng Hoài. Y chỉ lo “vun vén chức tước, tập hợp quanh mình những người dễ sai khiến để tôn mình lên”. Nhưng khi bị Hoài từ chối thì tìm cách hãm hiếp cô rồi chiêu hồi. Quả đúng như nhà văn Nguyễn Quang Hà đúc kết: “Để quyền lực rơi vào tay những thằng cơ hội, chúng không ngần ngại gì giết cả trời xanh”. Đối lập với Huỳnh Thế Tô là Nguyễn Văn Dư-một chàng trai tài trí, kiên cường, gan góc và có đời sống tâm hồn hết sức phong phú. Chứng kiến cảnh những hành động vô cùng dã man của kẻ thù, Nguyễn Văn Dư đã dũng cảm nhận về mình cái chết để cứu dân làng. 
Nhà văn Nguyễn Quang Hà từng hai lần đạt giải ký báo Văn nghệ. Tác phẩm Thân Trọng Một – con người huyền thoại và tiểu thuyết Vùng lõm được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam… Mặc dù đã đến tuổi “cổ lai hy” và bị cắt hơn một mét đại tràng vì căn bệnh ung thư nhưng anh vẫn tích cực đi và viết. Kính nể sức làm việc phi thường của anh. Cầu chúc anh “chân cứng đá mềm” để tiếp tục trả hai món nợ mà anh vẫn hằng tâm nguyện! 
Một nhân cách của một người chiến sĩ trưởng thành từ chiến tranh cách mạng. Anh là người nghiêm túc, người của đồng chí, người của nhân dân. 

Tên anh mãi mãi sống trong lòng nhân dân. 

Nghe việc chạy, với Hồ Xuân Mãn thì chạy và bị chạy là việc bình thường, thời buổi này không chạy mới là lạ. Bài báo của anh chỉ là bề nổi lềnh bềnh, từ một vài chứng cứ nho nhỏ để suy luận, phán đoán...về mặc thủ tục của việc chạy huân chương, chạy anh hùng...của Mãn, thì bản thành tích, công trạng của Mãn, Mãn dấm da dấm dúi như mèo dấu cứt mấy ai được biết mà đọc...Mãn học chưa qua cấp III bổ túc văn hóa, đã cố gắng chạy cái "cử nhân luật tại chức" nhưng không thành, cũng nghe râm ran Mãn đang làm Tiến sĩ, cũng có thể lắm chứ... ...nhưng đó chỉ là tin đồn, thiên hạ hay đồn chuyện tào lao, biến không thành có như chuyện động trời phao tin nhãm cho Ngô Quý Thích...Muốn nói chuyện AHLLVTND của Mãn phải "mục sở thị bản báo cáo thành tích cá nhân đề nghị tặng danh hiệu AHLLVTND của Mãn"...có bản thành tích trong tay, là có quyền đánh bài ngữa với Mãn, không có bản thành tích đã chứng thực của Mãn, có nghĩa là anh đang tay không đùa với cọp...

Nhìn lại quá trình lịch sử chúng ta thấy rằng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã được lựa chọn, rèn luyện thử thách, nhìn chung, họ đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. 

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương... gia tăng, có tác động tiêu cực đến chất lượng đội ngũ cán bộ và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước ở các cấp. 

Thấy rõ tính bức xúc của tình hình, Báo cáo Chính trị trình Đại hội XI nhấn mạnh sự cần thiết phải “có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương”. Đảng ta đã thẳng thắn chỉ ra những căn bệnh có tác động hết sức trầm trọng, nặng nề tới năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, có tác động tiêu cực tới việc củng cố niềm tin của nhân dân vào đội tiên phong cách mạng, nếu không khắc phục có thể đưa sự nghiệp cách mạng tới tiêu vong. 

Hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tuổi, chạy bằng cấp liên quan tới cá nhân, còn chạy huân chương liên quan tới cả cá nhân lẫn tổ chức, khó hơn nhiều; chạy danh hiệu AHLLVTND lại càng khó...phải có thành tích đặc biệt xuất sắc được nhân dân thừa nhận, phải có quá trình gương mẫu, được tôn vinh từ cở sở lên, được Thủ tướng đề nghị, Hội đồng thi đua khen thưởng trung ương thẩm định và sau cùng Chủ tịch Nước ký Ban hành và trao danh hiệu anh hùng...trong Bộ chính trị hiện nay và bí thư 63 tỉnh thành chưa ai có...Mãn có!
Mãn đã làm được! Siêu sao! 
Những căn bệnh này xuất hiện cả ở những cán bộ không giữ cương vị lãnh đạo, quản lý lẫn cán bộ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý. 

Trường hợp Hồ Xuân Mãn là một điển hình, với Hồ Xuân Mãn thì không có gì là không thể. Mãn có tài, cái tài của Mãn ngang Trần Thủ Độ, nhưng cái tài ấy chỉ một người được hưởng đó là Hồ Xuân Mãn và anh em con cháu nhà Mãn. Mãn chạy được chạy một cách thô thiển, bất chấp dư luận xã hội, coi đời như chẳng có, hình như Mãn còn vênh vênh tự đắc vì quyền lực độc tôn của mình, chỉ cần trái ý Mãn, Thái Công Nguyên ngậm đắng nuốt cay vì cái trò luân chuyển man rợ. 


 Phò mã Nguyễn Văn Phương,
TUV, Đại biểu HĐND tỉnh, Giám đốc Sở KH&ĐT
Quy hoạch cán bộ đến P. Chủ tịch, Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư tỉnh ủy

Cũng quy trình, cũng quy hoạch, cũng thăm dò...nhưng với quyền lực vô biên và để thị uy cho thiên hạ cong mình quy phục là trò luân chuyển, trò này giúp Phương phò mã đi từ cảng Thuận An lên sở Giao Thông qua Hương Trà vô Kế Hoạch... một tài năng mà cái ghế phó chủ tịch và bí thư đang chờ...
Chỉ vì cái ghế của Phương phò mã, để có vẽ khách quan, vì cái chung, Mãn luân chuyển cả hệ thống, Trần Dũng Cảm đi "lên", Võ Hàng mới lên...như vậy mới khuyết ghế Chủ tịch UBND huyện Hương Trà cho phò mã...
Vô Sở KH&ĐT thì chịu khó nín thở ngồi chờ 1952>>2012 Tôn Thất Bá về hưu, để cho Phương dễ điều hành thì luân chuyển Phan Mãn qua sở KH&CN, Lê Đình Khánh ú ớ cho đi luôn...
Cảm lên ban Tổ chức...Bình "lên" ban Tuyên giáo...Hinh "lên" ban tổ chức...Dũng lên ban Dân vận...đi lên nhưng ai cũng cảm thấy đường về không vui...chỉ vì ghế của phò mã mà luân chuyển các chức danh chủ chốt của cả tỉnh, chỉ vì con tép mà "Tướng" thí luôn cả bầy "Tượng", "Sĩ"...
Tương tự kiểu đi ấy, cũng bài vở ấy là cái ghế của Hồ Xuân Phương bào đệ...ngạc nhiên chưa? Mãn quyết tâm để những cái ghế bỡ ăn cho con em mình...người ngu ngồi lên ghế ấy cũng lượm được tiền...cũng sắm được xe để đi...còn trách nhiệm xã hội ư? 
Là lý thuyết...chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi...!
Làm người ai cũng lo cho mình, lo cho gia đình, cho bạn bè...nhưng lo kiểu ấy không phải là kiểu lo của người có trí...thương nhau kiểu ấy không bằng hại nhau...Lưu Bình-Dương Lễ cũng là tấm gương chăm sóc bạn bè...
Mãn cũng chỉ đến thế, để có nhân cách thì thành phần xuất thân là nền tảng, thời nào cũng vậy... 
Mãn chạy...ai muốn chạy thì phải qua tay Mãn... 
Tài kinh bang tế thế ư? Một nhân sĩ Hà Văn Thịnh muốn trao đổi thẳng thắng với Mãn về tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế (Xin hỏi ông bí thư tỉnh ủy), bị Mãn "đánh" cho ...cách hành xử của Mãn cũng chỉ là cách hành xử của người ít học nhưng đầy thủ đoạn. Mãn không chỉ là một đảng viên chấp hành sự phân công của Đảng, trong ánh mắt nhân dân Mãn đã thành vua. (Đất cố đô có "vua"!)... 
Mãn có tài, tài sắp xếp ghế của những người tài làm việc nước, Ngô Yên Thi một con người đức độ cho đến bây giờ vẫn còn khiếp vía vì tài năng của Mãn. 


Mãn biết cách sắp xếp ghế cho mình... 
Em của Mãn, giám đốc sở TT-TT được nhân dân cho 2 câu thơ: 

Ở đâu như Sở Truyền thông, 
Trí tuệ thì ít, lá lông thì nhiều. 

Quả đúng vậy, để quản lý một sở đầy trí tuệ như sở Truyền thông- Thông tin, thì Hồ Xuân Phán chỉ có lông lá mà thôi. 

Đại úy Hồ Xuân Phương, đã là Trung Tá còn ghê rợn hơn nhiều, lính của Phương đa phần là cấp tá..., công an Thừa Thiên Huế mỗi lần nhắc đến Phương không le lưỡi, lắc đầu mới lạ, cậy thế, cậy quyền, ngông nghênh, ngạo mạn... Phương đến rồi Phương đi, cách đến không bình thường, tất nhiên kiểu đi cũng nhiều hệ lụy...đến tiếng nổi ba phao, đi cũng ba phao tiếng nổi, đi không bằng đôi chân thật của mình, khi không còn cây gậy hiển nhiên phải bơi...gần như thách thức, coi đời như chẳng có, hai vợ chồng Phương chiều chiều dạo chơi trên hai chiếc Lexus tiền tỉ...nhìn thiên hạ nghèo hèn...mỉm cười thỏa mãn...
 

Đã là người của công chúng, thiên hạ không săm soi mới lạ, đã viết bài này không nhắc đến 2 công chúa là thiếu sót, các phò mã không vui: 

Hồ Thị PVân thi đại học hỏng, Mãn chơi đường cử tuyển, nhờ có họ Hồ, dân tộc Pa cô miền núi hầu hết mang Họ Hồ, Hồ Thị PVân nghiểm nhiên trở thành sinh viên ĐHSP chỉ cần phù phép thành con cháu Pa cô, khi công chúa ra trường chỉ vì muốn bố trí công bằng như con em nhân dân “pháp bất vị thân” mà giám đốc sở Giáo Dục Âu Thanh Minh lao đao lận đận, ức chế quá xin thôi giữ chức giám đốc sở trong nổi niềm, con rễ anh Minh là Cái Vĩnh Tuấn nay là giám đốc sở Nội Vụ Thừa Thiên Huế có lẽ có biết sự tình chán chê này, sau đó Vân về làm giáo viên trường PTTH Gia Hội, Hiệu trưởng Nguyễn Phước Bửu Tuấn phải dàn xếp ngay cái Bí thư Đoàn trường…Tuấn khôn thật. Chỉ có Âu Thanh Minh còn lí tưởng, còn nghĩ rằng Mãn là cán bộ cấp cao, hiển nhiên tính gương mẫu phải rất cao, là tấm gương sáng chói vì lí tưởng cách mạng, là đạo đức, là văn minh, là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư như hằng ngày Mãn vẫn giáo dục cán bộ, đảng viên học và làm theo Bác, làm theo tấm gương tiêu biểu, làm theo anh hùng...cho đến bây giờ Âu Thanh Minh mới nhận ra rằng "vì lòng tự trọng vội vàng làm đơn xin thôi giám đốc sở là dại"...người ta còn đem vợ đi thế chấp để chạy chức, chạy tuổi, chạy anh hùng...mới vinh thân phì gia...Dại...chỉ được chữ "sĩ" thôi. 

Công chúa Hồ Thị PDung được Mãn sắp xếp còn tài tình hơn. Một Đại học Huế lớn với hàng trăm Giáo sư, Tiến sĩ,...trở thành viên chức của Đại học Huế là khao khát của sinh viên giỏi, đối với Dung đường vào Đại Học Huế rộng như đường Lê Lợi...Dung chỉ mới hết tập sự đã được Giám đốc Đại Học Huế GS.TS Nguyễn Văn Toàn bố trí ngay lên làm Phó ban khảo thí thuộc Đại Học Huế. Với chức vụ ấy đã là cán bộ quản lý của các thầy. Giáo sư, Tiến sĩ cứ ngồi chơi, chấp nhận sự quản lý điều hành của cô sinh viên mới ra trường. Chuyện đời thế mới hay...anh Toàn nhỉ? Nói khắc khe cho có công bằng với thiên hạ, Anh Toàn bố trí như thế là có tầm nhìn 20 năm sau, là quan tâm cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Anh Mãn còn làm được AHLLVTND, thì chức phó ban của Dung là cái đinh gì? Dung cũng có bằng Đại học, thạc sĩ hẳn hoi, cũng đạt chuẩn... 

Câu chuyện nhắc nhở nhau phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tập...xưa rồi Diễm ơi. Thời buổi này chỉ cần đi chợ, tiền nào của ấy, cử nhân, tiến sĩ, giáo sư, huy chương, huân chương...có tất, riêng AHLLVTND thì khó hơn, vì anh hùng đang sống còn nhiều, họ còn so sánh hơn thua, qua ải ấy cá gáy mới hóa rồng... 

Mãn là người nổi tiếng - Người của công chúng. Dân Huế vốn thâm trầm, sâu lắng; họ râm ran to nhỏ đầu đường cuối phố, hang cùng ngõ hẻm, mấy quán photocopy được một bữa no, một ý tứ rất chung "ngao ngán quá!"... 

Anh hùng lực lượng vũ trang thời chống Mỹ, Mãn đã làm được, tài năng của Mãn đã làm được tất cả những gì Mãn muốn. Chỉ có một điều mãi mãi Mãn không làm được đó là cái "Chứng Chỉ Tốt Nghiệp Cấp 2 Bổ Túc Văn Hóa ". Đó là một thực tế, đại gia đi mua ô tô thì dễ nhưng đi xin cái chủi cùn lại khó, đành rằng chỉ cần xin là rất nhiều người cho..."Chứng Chỉ Tốt Nghiệp Cấp 2 Bổ Túc Văn Hóa" chỉ là cái chủi cùn...nếu có cái chủi cùn ấy, có lẽ bây giờ đã là Giáo sư. Danh hiệu giáo sư là cái đinh gì? danh hiệu AHLLVTND khó gấp trăm lần, vinh dự gấp ngàn lần... 

Xét cho cùng, thời nay tài năng đâu phải học nhiều...danh hiệu cao quý anh hùng đâu phải ở thành tích, chỉ cần có quyền lực, có quan hệ, có tiền nghĩa là trong tay đã có "chiếc đũa thần" muốn cái gì thì chỉ cần hô biến là xong...luận văn tiến sĩ ư? ít tiền thì mua, nhiều tiền thì thuê cả hội đồng viết cho, còn anh hùng...ơ hơ bản thành tích...ơ hơ. Người có học, không có nghĩa là người có bằng cấp, làm chính trị, làm kinh tế giỏi...điểm chung của người có học là biết mình đang ở đâu, tiên liệu được điểm dừng. Nhân bất học, bất tri lí... 
Giá như Mãn biết điểm dừng, biết nhường cái AHLLVTND cho Vũ Thắng, Huỳnh An...xứng đáng hơn mình nhiều thì nhân dân có gì để so sánh hơn thua... 
Hết quan hoàn dân, Mãn đã về hưu như trâu gảy sừng thì nói cũng chẳng làm gì nhau, nhân dân bàn tán hả hê cho đã cái gai con mắt...khi còn đương chức người ta cũng đã hả hê cho sướng mồm nhưng Mãn vẫn lì lợm như cái T54 cứ thế mà tiến lên...nói cho vui, cho thêm tí trào lộng chứ làm c. gì được Mãn? Có ý kiến cho rằng Mãn xấu hổ không dám ra đường...ối trời, Mãn đâu phải hạng người ấy, Mãn làm gì có nơ ron thần kinh xấu hổ? 
Nhưng cũng phải nói cho ai kia muốn đi trên lối mòn của Mãn...

Chỉ 3.000 USD thôi ư? tao vứt cho mi thấy, tao tha cho mi khỏi ở tù vì tội đưa hối lộ...mi mất tiền tao được tiếng quan thanh liêm, dù sao tao cũng là một trong ba Bí thư Tỉnh ủy được Ban chỉ đạo vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tuyên dương là cá nhân tiêu biểu tại hội nghị toàn quốc. Vinh dự lắm chứ? Mi nghĩ tao là người thế nào mà phong bì chỉ có 3.000 USD? 

Chạy như tao mấy thằng làm được? chạy cở như tao không xứng đáng anh hùng thì là gì? thành tích đ. gì...vớ vẫn...bọn bây không thấy tao đã đuổi con bé "không biết làm việc kia"...liệu thần hồn... 
Thời nào làm quan mà không vậy? 

Họ đã đi vào lịch sử, họ trở thành những người nổi tiếng. Không ai có thể che được mắt nhân dân, không ai làm méo được lịch sử, cuối cùng nhân dân là người phán xét..."tiếng lành đồn xa, tiếng xấu còn đồn xa hơn..."...Nhân dân bây giờ mới biết Ông Hồ Bàng là toán trưởng Nhân Dân Tự Vệ VNCH phụ trách Xây dựng nông thôn Xã Phong An nằm trong chương trình BÌNH ĐỊNH NÔNG THÔN của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu...được ngụy quyền tỉnh Thừa Thiên cấp cho máy cày Kubota...
kubota farm walking tractor in china 10hp

...bấy lâu cứ ngờ ngợ tưởng là cơ sở của ta cắm vào...đúng là "cháy nhà ra mặt chuột".

Xuân Tóc Đỏ một thời cũng học đòi "danh gia vọng tộc".
Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm cũng được thiên hạ tặng cho bức trướng "Đại Điểm Quần Thần" đó thôi... 

Thưa anh Vũ Khoan, Nguyên Phó Thủ tướng, tại Đại hội XI của Đảng anh phát biểu: "Nhưng tiếc rằng cho đến nay hầu như chưa phát hiện ra trường hợp nào như vậy cho dù ai cũng biết, ngay trong đợt kiểm điểm theo Nghị quyết TW 4 lần này cũng chưa nghe thấy ở đâu chỉ mặt gọi tên ra trường hợp nào "có máu mặt" cả?" 
Thì đây, Cựu chiến binh Thừa Thiên Huế cử đại diện chỉ mặt, gọi tên: Hồ Xuân Mãn, nguyên Ủy viên trung ương Đảng Cọng Sản Việt Nam dối trá, khai man thành tích, cướp công đồng đội, để được phong anh hùng.

Hồ Xuân Mãn thừa nhận để được phong anh hùng trước hết phải từ cấp trên " nguyên tắc phong anh hùng phải có ý kiến, gợi ý của cấp trên. Thứ hai...".


Cuối cùng Mãn cũng phải "chạy"...đi tìm nhà báo, tìm Hữu Thu, tìm Phan Bùi Bảo Thy, tìm những cây bút... tìm cái quyền lực thứ tư mà từ trước Mãn coi khinh, Mãn như ông vua đứng trên pháp luật, Mãn chỉ nói pháp quyền thôi, còn hành động thực tiễn chỉ có một quyền lãnh đạo của bí thư. HĐND, UBND, VKS, TA chỉ là công cụ, thì báo chí là cái gì? cũng chỉ là phương tiện, gọi là quyền lực thứ tư là cách gọi cho vui...nghề làm báo vốn là nghề nguy hiểm, cũng vì viết báo mà nhiều người lên bờ xuống ruộng, ăn ngủ không yên...nhưng cũng sướng nhất nghề báo, vinh dự nhất là nghề báo khi phơi bày được cái thối tha, tha hóa của bọn tham quan một cách toác hoác ra giữa bàn dân thiên hạ cho đời ngắm nghía...

Cũng là một nhà báo...Phan Bùi Bảo Thy dùng văn phong sặc mùi kiếm hiệp ảnh hưởng từ: Anh Hùng Xạ Điêu, Cô Gái Đồ Long, Bạch Mã Khiếu Tây Phong, Bích Huyết Kiếm...không ngượng để áp những cụm từ "viết thành một cuốn truyện ký", "tàn canh gió lạnh", "xuất quỉ nhập thần", "thần sầu quỉ khốc", “vô tiền khoáng hậu”, "chiến đấu can trường", "kinh hồn, bạt vía"…...để lăng xê cho cái thành tích nặng mùi tiểu thuyết của Mãn... chỉ cùng một bài báo, người viết dùng tới 4 bút danh, chế thành 2 bài báo, đăng trên 2 tờ báo lớn và có uy tín: Bài 1 đăng 2 kì: Anh hùng LLVTND Hồ Xuân Mãn: Người con ưu tú của đất Phò Ninh trên Báo An Ninh Thế Giới; bài 2 đăng 1 kì: Những trận đánh “xuất quỷ nhập thần” của người con ưu tú đất Phò Ninh trên Báo Cảnh Sát Toàn Cầu - Số Xuân 2013, theo lời kể của Hồ Xuân Mãn, Phan Bùi Bảo Thy kết luận một cách xấc xược như sau:

"Giờ đây, ông nghỉ ngơi sau nhiều thập niên đã cống hiến sức mình và kể cả một phần máu thịt cho quê hương, đất nước… ngày ngày ông vui vầy bên bè bạn, cháu con. Đôi ba bữa ông lại trở về ngôi nhà cũ ở làng Phò Ninh để hương khói cho tổ tiên, ông bà, chăm sóc cây kiểng, hàn huyên với bạn bè, đồng đội cũ. Ông bảo rằng, ở đời làm người có danh phận cũng lắm thị phi, nhưng mình phải rộng lòng hỉ xả, bởi vì với những hạng người vô tâm hèn hạ thì họ vẫn đáng thương nhiều hơn là đáng trách…".

Xe Lexus Hồ Xuân Mãn tự lái đi về quê...


Hữu Thu Mở đầu bài báo: Ông Hồ Xuân Mãn có cướp công? đăng 2 số trên Báo Đại Đoàn Kết:
"Em đi đâu cũng nghe người ta bàn chuyện báo chí viết về anh Hồ Xuân Mãn. Theo em, với kinh nghiệm của mình anh nên tìm hiểu sự việc thế nào. Có phải anh Hồ Xuân Mãn là "người cướp công của đồng đội?”. Đó là E-mail của đồng nghiệp gửi cho tôi sau khi bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Hà có tựa đề "Về lại Phong Điền” đã được photo phát tán nhiều nơi làm dấy lên sự hoài nghi, lo lắng về nhân phẩm, đạo đức và thậm chí bôi nhọ thanh danh của một con người từng là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế 2 nhiệm kỳ. Vì thế, chúng tôi đã vào cuộc tìm hiểu sự thật."

Hữu Thu gieo gió, Hồ Xuân Mãn gặt bão, chỉ một mình Hữu Thu đi tìm sự thật, e chủ quan chăng? Hữu Thu ngủ đi cho béo, việc ấy của những hạng người vô tâm hèn hạ ...những hạng người vô tâm hèn hạ đang đi tìm chứng cứ: Hồ Xuân Mãn cướp công! 


Thay lời kết luận


Theo Báo Công An thành phố Hồ Chí Minh 


Ông Hồ Nghĩa, Tộc trưởng Họ Hồ làng Phò Ninh, nguyên Trưởng ban An ninh huyện Phong Điền nói: "Sáng 8-3-2013, Mãn và Hồ Bê (Bí thư huyện Phong Điền) đến nhà tôi. Tôi là tộc trưởng, chúng nó là cháu trong họ. Mãn đưa tờ giấy trắng nói là cần di dời cột điện ra khỏi nhà thờ họ và nếu tôi đồng ý thì ký vào. Tôi tưởng là việc tốt cho dòng họ nên ký. Sau đó tôi biết tin ở trước nhà thờ họ treo tờ giấy có chữ ký của tôi với nội dung là tôi không kiện ông Mãn nữa. Tôi không ngờ chúng nó lừa tôi. Vậy ông Mãn lôi kéo Hồ Bê hay Bê cũng “đồng lõa” làm cái việc bẩn thỉu này? Buổi tối, có hai kẻ lạ mặt đến nhà hỏi tôi rồi dùng gậy đánh vào lưng, vai tôi sau đó bỏ chạy”.


Ông Hồ Nghĩa nói: “Tôi xin khẳng định là Mãn khai báo gian dối, bịa đặt thành tích và tôi vẫn kiện Mãn. Nó làm xấu mặt cả họ hàng và dân làng, giờ không dám về quê nhìn đồng đội, bà con, họ hàng”.


Ông Trương Tấn Sang nói: "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm huống gì một bầy sâu, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này"./


  1. Tránh đi theo vết xe đổ của Hồ Xuân Mãn
  2. Chân lý trước mắt ta thôi
  3. Cán bộ và luân chuyển cán bộ sau 10 năm thực hiện 
  4. Đôi điều suy nghĩ về Huế (tt)
  5. Đôi điều suy nghĩ về Huế
  6. Hồ Xuân Mãn Cuộc
  7. Chỉ có một khả năng...
  8. Tâm tư người lính già
  9. Lý Thông đời mới
  10. Báo chí viết về AHLLVTND HỒ XUÂN MÃN
  11. Buổi gặp gỡ của chiến sĩ an ninh
  12. Tường thuật buổi làm việc của UBKTTW với CCB Phong...
  13. Ngày kị lần thứ 40 ở thôn Phò Ninh
  14. Bàn tay không che được bầu trời
  15. Việt Cộng viếng đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ H...
  16. HỒ VIẾT BÁ & BẢN THÀNH TÍCH CỦA ÔNG HỒ XUÂN MÃN
  17. Gặp người biệt động thành Huế từng lên truyền hình...
  18. Thi hành kỷ luật khai trừ khỏi Đảng và đình chỉ ch...
  19. Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu?
  20. Thượng bất chính, hạ tắc loạn
  21. Ủy ban KTTƯ: 30/6/2012 giải quyết xong danh hiệu A...
  22. "Vua"Huế đi săn thời nay
  23. Mãn "ĐI" làm anh hùng chứ không có "CHẠY"...
  24. Xin hỏi Trần Văn Minh người bí thư thầm lặng...27 ...
  25. Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn tự kể về nhiều cái nhất...
  26. Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông...
  27. Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo ...
  28. Bài báo của Phan Bùi Bảo Thy đăng 2 số trên Báo An...
  29. Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đ...
  30. Nhân Dân Tự Vệ VNCH
  31. Đơn khiếu nại về thành tích khai man của Bí thư tỉ...
  32. Một bài bình luận về "anh hùng" trên Báo Lao Động
  33. Xào xáo làm báo kiểu Phan Bùi Bảo Thy
  34. Hữu Thu...tự bán rẻ nhân cách với một giá bèo
  35. Mãn lên chức bí thư tỉnh ủy ở phút 89...
  36. Trung tá Hồ Xuân Phương
  37. Chủ nhân của 3.000 USD thưa chuyện với anh Mãn
  38. Từ bài báo "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN"
  39. Đất cố đô có "vua"!
  40. XIN HỎI ÔNG BÍ THƯ TỈNH UỶ
  41. BÍ THƯ TỈNH UỶ THỪA THIÊN HUẾ, HỒ XUÂN MÃN

Tuyên dương 3 bí thư tỉnh ủy học và làm theo Bác


Bí thư các tỉnh Quảng Ninh, Lâm Đồng và Thừa Thiên – Huế được tuyên dương tại Hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến toàn quốc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, diễn ra tối nay (24/1) ở Hà Nội.
Các ông: Nguyễn Duy Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh; Huỳnh Phong Tranh, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng; Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế nằm trong số 144 cá nhân điển hình toàn quốc sau ba năm triển khai cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Hội nghị cũng biểu dương 68 tập thể. Theo Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, đây là những đại diện cho rất nhiều tập thể, cá nhân điển hình trong phạm vi cả nước.
Tổng Bí thư khẳng định: Cuộc vận động đã mang lại ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng nền tảng đạo đức, tinh thần của toàn xã hội.

Ảnh: Lê Anh Dũng
“Cuộc vận động đã khích lệ, góp phần trau dồi các phẩm chất cách mạng, chống lại các biểu hiện suy thoái về đạo đức”, Tổng Bí thư nói.
Thông qua cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị, từng địa phương, đã xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương điển hình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
“Việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác ngày càng trở thành hành động tự giác, tích cực của nhiều cán bộ đảng viên và quần chúng trên mọi miền đất nước”, Tổng Bí thư đánh giá.
Theo Tổng Bí thư, mọi người Việt Nam ai cũng có thể học tập và làm theo tấm gương của Bác, Hội nghị hôm nay cũng là dịp để chúng ta rút ra bài học bổ ích từ công tác chỉ đạo của ban chỉ đạo các cấp cuộc vận động, qua đây góp phần nhân rộng các điển hình, tập thể cá nhân.
Trong năm 2010, chủ đề trọng tâm của cuộc vận động sẽ là: “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, Đảng là đạo đức, là văn minh”.

Ảnh: Lê Anh Dũng
Trước đó, trong buổi chiều, các đại biểu tham gia giao lưu, toạ đàm tại 10 cơ quan, đơn vị ở Hà Nội, trong đó có Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động, Báo Nhân Dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…
Mỗi đảng bộ, chi bộ hay một cơ quan, doanh nghiệp; mỗi người nông dân, công nhân, bộ đội, công an hay một học sinh, sinh viên; một đồng bào người dân tộc thiểu số hay một chức sắc, tín đồ đạo Phật, đạo Thiên Chúa, Cao Đài, Hòa Hảo; một cụ già, một thương binh hay một thiếu niên…, đã học Bác, làm theo Bác qua những điều mình cảm phục, trân trọng và ghi nhớ.

TẢN MẠN ĐẦU XUÂN HUẾ, TÌNH YÊU VÀ NỖI BUỒN




Huế, mảnh đất cố đô từng là trung tâm văn hoá-kinh tế-chính trị của Việt Nam một thời. Huế được biết đến nhiều qua thơ văn, qua những câu hò buồn man mác trên dòng sông Hương thơ mộng.
Huế, một thắng cảnh du lịch luôn được nhắc đến trên các tạp chí du lịch và là điểm đến không thể thiếu được của khách muôn phương. Huế cũng là mảnh đất mà ai đến đó rồi đều không khỏi "bùi ngùi" khi xa nơi "nét dịu dàng pha lẫn chút trầm tư". Huế cũng là miền đất của lăng tẩm đền đài, của chùa chiền và phong cảnh hữu tình nên thơ. Huế cũng nổi tiếng bởi những cô gái xinh đẹp "tóc thề bay trong gió" mà "học trò trong Quảng ra thi, thấy cô gái Huế chân đi không đành…".
Huế đẹp, Huế thơ và Huế chỉ còn là… trong mộng. Huế là hành trang buồn cho những người con xứ Huế quyết tâm ra đi lập nghiệp nơi xứ người. Với họ, Huế tuy xa mà gần tuy gần mà xa. Huế là nơi để khi đi xa "mà thương, mà nhớ" hơn là để sống và gắn bó với nó.
Huế chìm lắng trong cuộc sống bề bộn hàng ngày và mấy hôm nay bỗng nhiên được nhắc đến "rộng rãi" trên các phương tiện thông tin đại chúng từ báo chí lề phải cho đến lề trái.
Tất cả được bắt đầu nhờ sự "xuất hiện" của ông bí thư tỉnh uỷ Thừa Thiên-Huế, Hồ Xuân Mãn. Người vừa được tuyên dương tại "Hội nghị điển hình tiên tiến của cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Ông có mấy câu phát biểu rất "thẳng và thật" như "lương của đảng viên chúng ta hiện nay cũng là từ tiền thuế của người dân", "nguy cơ của một Đảng cầm quyền là xa dân. Một khi Đảng cầm quyền đã xa dân, khi Đảng đã mất gốc thì Đảng sẽ không thể tồn tại". Ông hình như cũng là "nhân vật chính" trong bài "Đất cố đô có vua" đăng trên báo Lao Động cách đây 5 năm [1]. Những "thành tích" của ông Hồ Xuân Mãn đã gặp sự "phản biện" của ông Hà Văn Thịnh, giảng viên trường Đại học Huế, với bài viết "Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh uỷ" [2].
Hy vọng rằng sự tranh luận giữa hai ông sẽ được tiếp tục. Tuy nhiên không phải bây giờ khi ông Hà Văn Thịnh nói ra thì mọi người mới biết, mới rõ về Huế. Ngoài những lăng tẩm, đền đài mà ông cha để lại, Huế còn được biết đến như là một trong những vùng nghèo và kém phát triển nhất nước. Huế cũng như hầu hết các thành phố miền Trung, có khí hậu rất khắc nghiệt. Mùa Hè nắng như đổ lửa, mùa Đông thì lạnh và mưa nhiều. Mưa của Huế kéo dài lê thê cả tuần, cả tháng. Mưa Huế "thối cả đất, trắng cả trời". Mưa Huế theo người dân đi vào trong cả giấc mơ. Việc sống chung với hạn hán, lũ lụt, gió bão đã trở thành chuyện thường ngày của người dân xứ Huế.
Có lẽ do ảnh hưởng của thiên nhiên và di sản văn hoá thời phong kiến để lại nên con người của Huế mang nhiều tính cách "xưa" như gia trưởng, bảo thủ, an phận, đủng đỉnh, nói nhiều làm ít, thanh niên không có chí tiến thủ… Rất không may cho Huế là không chỉ người dân thường có những tính cách "cũ xưa" đó mà ngay cả lãnh đạo và chính quyền Huế cũng bị nhiễm nặng tính cách đặc trưng "rất Huế" đó. Ai cũng phải thừa nhận một điều là Huế rất ít thay đổi. 10 năm, 20 năm nay Huế vẫn thế: vẫn buồn, vẫn thơ mộng và vẫn nghèo.
Chính quyền Huế không cần đi đâu xa mà chỉ cần vượt qua đèo Hải Vân vào Đà Nẵng là biết được cần phải học, phải làm những gì. Đà Nẵng đã vượt xa Huế để trở thành một trung tâm kinh tế của Miền Trung. Cả thành phố Đà Nẵng là một công trường sôi động, dẫn đầu khu vực về thu hút đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước. Các khu resort (nghỉ mát) ven biển Mỹ Khê, gần khách sạn Furama được rao bán từ vài trăm ngàn đến hàng vài triệu đôla mỗi cái, đủ biết đầu tư ở Đà nẵng lớn đến đâu.
Huế có điểm mạnh gì để có thể phát triển? Tiềm năng của Huế lớn hay nhỏ?
Huế có nhiều điểm mạnh, tiềm năng có thể phát triển được là:
Du lịch. Đây là nguồn thu nhập chủ yếu cho chính quyền và nhân dân Huế, tuy nhiên đầu tư của chính quyền vào cơ sở hạ tầng du lịch còn rất kém và thiếu đồng bộ. Ngoài danh lam thắng cảnh "tự có", những địa điểm nghỉ ngơi, ăn chơi, giải trí của khách du lịch còn rất thiếu, nếu không muốn nói còn rất yếu. Buổi tối, nhất là mùa đông, sau 9 giờ tối du khách đến Huế không biết đi đâu và làm gì. Con người Huế thì hiền lành, thật thà nhưng chưa cởi mở và năng động, nhiệt tình trong việc phục vụ khách du lịch chưa được thể hiện đúng mức. Dịch vụ về du lịch Huế thua xa Đà Nẵng, Nha Trang hay Bình Thuận. Câu hỏi đặt ra là chính quyền Huế có quyết tâm phát triển Huế hay không, nghĩa là có thật sự cởi mở và tạo điều kiện để du lịch Huế phát triển hay chưa?
Giáo dục. Huế với trường Quốc Học nổi tiếng và hệ thống các trường Đại học lâu đời, như Đại học Y, Đại học Sư phạm, Đại học Tổng hợp… sẽ là điểm hẹn của sinh viên, các bậc phụ huynh cũng yên tâm vì Huế có rất ít tội phạm và tệ nạn xã hội. Vật giá ở Huế cũng rất rẻ so với các nơi khác, dân Huế rất hiếu học, cám dỗ của xã hội ít. Tuy nhiên để ngành giáo dục Huế phát triển thì tự thân các trường phải thay đổi tư duy giáo dục, mạnh dạn áp dụng các phương pháp mới để các sinh viên tốt nghiệp ở Huế có đầy đủ năng lực và năng động đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắt khe của xã hội.
Y tế. Dẫn đầu bởi bệnh viên trung ương Huế với một đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, lại có trường Đại học Y hỗ trợ, cộng với chi phí rẻ, dịch vụ y tế tại Huế có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh. Tuy nhiên Huế rất cần sự hỗ trợ của nhà nước vì mức sống của dân chúng miền Trung nói chung và Huế nói riêng còn rất thấp, do đó chi phí khám và chữa bệnh không thể áp dụng cao như tại các nơi khác. Cần khuyến khích những trung tâm nghiên cứu y học Việt Nam và quốc tế đặt ở Huế vì khí hậu nóng và ẩm ướt tại miền Trung rất thuận lợi cho việc thử nghiệm các loại vi khuẩn và các loại bệnh lạ nhiệt đới.
Thể dục thể thao. Huế chưa thực sự đầu tư cho thể dục thể thao một cách cần thiết. Huế hầu như vắng bóng trên các sân chơi thể thao trong nước, các khu thể thao hiện đại vẫn chưa thấy xuất hiện. Ngoài việc nâng cao thể lực cho người dân, các khu thể thao còn phục vụ cho khách du lịch, cho sinh viên và học sinh trên địa bàn Huế. Khu vực bờ biển Lăng Cô là địa bàn lý tưởng để khai thác dịch vụ thể thao biển cả, qua đó phát triển du lịch.
Nghiên cứu khoa học, sáng tác nghệ thuật. Sự yên bình của Huế (và Đà Lạt) rất thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học, và sáng tác văn học nghệ thuật. Sống bên cạnh một khung cảnh hữu tình, tâm hồn người Huế rất phóng đãng và qua đó có thể sáng tác những tác phẩm hay và có giá trị văn hoá và nghệ thuật cao. Rất tiếc, tạp chí Sông Hương một thời nổi tiếng không còn được nhắc đến.
Có phát triển được những tiềm năng vừa kể trên hay không, cái đó còn phụ thuộc rất nhiều vào sự năng động và cởi mở của chính quyền và dân chúng địa phương. Nếu người dân Huế vốn đã bảo thủ và ngại thay đổi thì chính quyền và lãnh đạo tỉnh phải làm gương đi trước và ủng hộ mạnh mẽ ý kiến và sáng kiến của những người tiên phong. Phải tạo điều kiện thực sự cho những doanh nhân và doanh nghiệp vào Huế đầu tư để phát triển thành phố thay vì tổ chức những festival, họp báo và kêu gọi khơi khơi trên báo chí và truyền hình.
Huế có một tiềm năng rất lớn về con người, đặc biệt là những người con xứ Huế đi xa lập nghiệp nơi đất khách quê người. Rất nhiều người con của Huế đã thành công lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chưa nói đến cộng đồng người Huế ở nước ngoài, chỉ riêng dân Huế ở Sài Gòn và Hà Nội thôi cũng đã là một lực lượng rất lớn. Làm sao để họ quay về và đầu tư vào Huế không phải là bài toán quá khó nếu chính quyền Huế thật sự cởi mở và thực lòng muốn xây dựng Huế tốt hơn.
Sự nỗ lực của ông chủ tịch tỉnh Thừa Thiên-Huế, Nguyễn Ngọc Thiện, một người từng du học ở nước cộng hòa Ukraina (Liên Xô cũ) trong nỗ lực kêu gọi đầu tư về Huế rất đáng ghi nhận. Thế nhưng việc đầu tiên mà ông Nguyễn Ngọc Thiện cần làm là phải có những chủ trương, chính sách và sự đồng thuận trong chính quyền trước đã, tránh tình trạng "ông nói gà bà nói vịt", gây khó dễ cho các nhà đầu tư vào Huế.
Chính quyền ở trung ương cũng phải dành những quan tâm và ưu tiên nhất định cho Huế, tránh tình trạng bỏ rơi và quên lãng Huế như hiện nay. Thật là vô lý và bất công khi có những công trình và dự án ở Huế mà các doanh nghiệp và người dân Huế không được tham gia, lý do là vì các dự án đó đã "được" các công ty ở Hà Nội "thắng thầu" và sau đó các công ty thắng thầu đó đem quân của họ vào thi công, ví dụ công trình thuỷ điện Bình Điền.
Tình trạng bè phái trong nội bộ đảng và chính quyền các cấp, các ban ngành ở Huế chắc chắn là rất lớn và tỉ lệ nghịch với sự nghèo khổ của dân Huế. Vì Huế là đất Cố Đô nên ai cũng muốn "làm vua". Để Huế bớt vua thì dân chủ và minh bạch phải đặt lên hàng đầu và phải có sự giám sát của chính quyền trung ương.
Đây lại là một bài toán khó cho đến nay vẫn chưa có lời giải. Nỗi "xấu hổ vì mình là người Huế" mà ông Hà Văn Thịnh, giảng viên sử học trường Đại học Huế, nói ra chắc sẽ còn kéo dài. 
Việt Hoàng

Đất cố đô có "vua"!


Báo Lao Động

Mấy hôm nay, nơi tôi đang sống, từ lề đường đến công sở, đi đâu cũng nghe người dân, cán bộ, nhỏ to đầy hả hê chuyện ông "quan" to nhất tỉnh vừa bị một nữ tiếp viên nhà hàng "dạy" cho bài học muối mặt về ứng xử với phụ nữ ngoài xã hội.
Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, "quan" lớn cùng một số "quan" nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ở ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các "quan". Và (có lẽ cũng như thường lệ), "quan" lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã... ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó!
Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị "quan" đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt "quan"! Cát tát làm cả nhà hàng "chết lặng" như... sóng thần xuất hiện!
Chuyện đến đây chưa hẳn đã có đoạn kết tệ hại nếu "quan" hành xử như một người có văn hoá (lỡ có tí bia rượu), chẳng hạn nói một lời xin lỗi. Đàng này, sau một lúc bỏ đi vào nhà vệ sinh, "quan" quay trở ra, mặt hầm hầm chỉ tay, lớn tiếng: "Đuổi, đuổi ngay cô tiếp viên không biết làm việc kia!". Tất nhiên chủ quán thanh toán tiền công và cho cô nghỉ việc ngay sau đó. Chưa hết, "quan" còn doạ sẽ cho đóng cửa, không chỉ nhà hàng này mà còn cả... các nhà hàng bên cạnh! (Ý tưởng này thật... khó hiểu!).
Theo giới thạo tin "mật" thì việc ông "quan" này vào các nhà hàng ruột của mình rồi ôm hôn các cô tiếp viên và "hơn thế" giữa thanh thiên bạch nhật như đã dẫn ở trên là "chuyện thường ngày ở huyện". Nhưng lâu nay, các cô phần khiếp uy của "quan", phần vì miếng cơm manh áo đành nuốt nhục, im lặng. Cái tát vừa rồi thật ra là... "đi đêm lắm có ngày gặp ma" mà thôi.
Người viết bài này đã nghĩ mãi vẫn không lý giải thoả đáng về hành vi của "quan". Chẳng lẽ, "quan" cho rằng xã hội bây giờ không có "vua", cũng không có "dân", nên không cần nhìn trước nhìn sau khi thực hiện những hành vi không xứng đáng với trọng trách như thế? Hay là "quan" cho rằng, ta là "vua" của đất cố đô này nên ta muốn làm gì cũng được?Nguồn:Báo Lao Động, 26/11/2005

  1. Tránh đi theo vết xe đổ của Hồ Xuân Mãn
  2. Chân lý trước mắt ta thôi
  3. Cán bộ và luân chuyển cán bộ sau 10 năm thực hiện 
  4. Đôi điều suy nghĩ về Huế (tt)
  5. Đôi điều suy nghĩ về Huế
  6. Hồ Xuân Mãn Cuộc
  7. Chỉ có một khả năng...
  8. Tâm tư người lính già
  9. Lý Thông đời mới
  10. Báo chí viết về AHLLVTND HỒ XUÂN MÃN
  11. Buổi gặp gỡ của chiến sĩ an ninh
  12. Tường thuật buổi làm việc của UBKTTW với CCB Phong...
  13. Ngày kị lần thứ 40 ở thôn Phò Ninh
  14. Bàn tay không che được bầu trời
  15. Việt Cộng viếng đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ H...
  16. HỒ VIẾT BÁ & BẢN THÀNH TÍCH CỦA ÔNG HỒ XUÂN MÃN
  17. Gặp người biệt động thành Huế từng lên truyền hình...
  18. Thi hành kỷ luật khai trừ khỏi Đảng và đình chỉ ch...
  19. Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu?
  20. Thượng bất chính, hạ tắc loạn
  21. Ủy ban KTTƯ: 30/6/2012 giải quyết xong danh hiệu A...
  22. "Vua"Huế đi săn thời nay
  23. Mãn "ĐI" làm anh hùng chứ không có "CHẠY"...
  24. Xin hỏi Trần Văn Minh người bí thư thầm lặng...27 ...
  25. Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn tự kể về nhiều cái nhất...
  26. Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông...
  27. Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo ...
  28. Bài báo của Phan Bùi Bảo Thy đăng 2 số trên Báo An...
  29. Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đ...
  30. Nhân Dân Tự Vệ VNCH
  31. Đơn khiếu nại về thành tích khai man của Bí thư tỉ...
  32. Một bài bình luận về "anh hùng" trên Báo Lao Động
  33. Xào xáo làm báo kiểu Phan Bùi Bảo Thy
  34. Hữu Thu...tự bán rẻ nhân cách với một giá bèo
  35. Mãn lên chức bí thư tỉnh ủy ở phút 89...
  36. Trung tá Hồ Xuân Phương
  37. Chủ nhân của 3.000 USD thưa chuyện với anh Mãn
  38. Từ bài báo "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN"
  39. Đất cố đô có "vua"!
  40. XIN HỎI ÔNG BÍ THƯ TỈNH UỶ
  41. BÍ THƯ TỈNH UỶ THỪA THIÊN HUẾ, HỒ XUÂN MÃN

XIN HỎI ÔNG BÍ THƯ TỈNH UỶ

HÀ VĂN THỊNH
Sau phát biểu của bí thư tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Hồ Xuân Mãn về những thành tích của địa phương được đăng tải trên một số tờ báo, một nhà Sử học muốn ông Mãn nói rõ hơn, cụ thể hơn về những thành tích đó.
Để rộng đường dư luận cũng là tôn trọng tính đa chiều của truyền thông, Tuần Việt Nam đăng ý kiến thể hiện quan điểm riêng của ông Hà Văn Thịnh, giảng viên trường Đại học Huế.
Trong mục “Chào buổi sáng” của báo Thanh Niên, số ra ngày 25.1.2010, có đăng tải những phát biểu của Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Hồ Xuân Mãn. Ông Mãn cho rằng đầu nhiệm kỳ, người nghèo ở tỉnh TTH là 28%, nay còn 8%; tỉnh đã lo cho 31.000 đồng bào dân tộc có nhà “4 cứng” và; nhất là tỉnh TTH luôn “nói đi đôi với làm”. Nếu đúng như thế thì thật là diệu tuyệt. Nhưng vì là một nhà sử học, nói cái gì cũng phải có sách, mách có chứng nên tôi muốn ông Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh TTH cho biết rõ – cụ thể hơn những thành tích rất đáng trân trọng ấy.
1.Nếu TTH đã giảm được trên 70% số hộ nghèo chỉ trong một nhiệm kỳ lãnh đạo thì đó là một kỷ lục, không chỉ đối với Việt Nam mà là cả thế giới! Đây là thành tích cần phải được nhân rộng cho 62 tỉnh, thành khác học tập. Và, tôi cho rằng nếu bỏ qua điều này là một sự lãng phí tài năng ghê gớm. Vấn đề là ở chỗ dư luận muốn biết bằng cách nào, kinh phí lấy từ nguồn nào, các công đoạn của nó được tiến hành ra sao; bởi vì trên thực tế, không thấy tỉnh TTH có những đổi thay đột biến để tạo nên đột biến ghê gớm trên?
2.Chỉ cần ngồi ở một quán cóc trên đường Lê Hồng Phong – trung tâm thành phố, khoảng một giờ đồng hồ, bất kỳ ai cũng được “tiếp xúc” với 10-15 người ăn xin, bán vé số. Họ có phải là người nghèo hay không? Tại sao TTH có tỷ lệ ăn xin và bán vé số cao nhất nước trong khi người nghèo đã giảm nhanh đến như thế? Xin nhấn mạnh rằng cũng trong chừng ấy thời gian vào buổi chiều tối, sẽ “bị” không ít hơn 10 đứa trẻ chèo kéo mua đậu phụng rang, bánh phồng tôm. Những đứa trẻ đó chỉ khoảng 8-11 tuổi.
3.Tiêu chuẩn “nghèo” mà ông Bí thư Tỉnh uỷ “xếp hạng” là dựa trên căn cứ nào? Theo các công trình nghiên cứu của Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn trường Đại học Khoa học Huế thì tỉnh TTH là một trong những địa phương có tỷ lệ người nghèo cao nhất nước. Xin nhớ rằng nếu thu nhập bình quân dưới 1.000 USD/người/năm, thì vẫn thuộc dạng nghèo; còn dưới 500 USD thì chắc chắn là thuộc diện đói nghèo. Cũng xin nhấn mạnh rằng tiêu chuẩn nghèo mà tỉnh TTH đang cố tính là theo Thông tư số 170/TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 8.7.2005, trong đó quy định rằng mức nghèo là dưới 200.000 đồng/người/tháng ở nông thôn và 260.000 đồng/người/tháng ở thành phố. Cách tính đó đã lạc hậu vì ai cũng biết chẳng một ai (kể cả trẻ con) có thể sống nổi ở một thành phố với thu nhập nửa USD/ngày (!) Đó là chưa muốn nói rằng số liệu mà ông Bí thư Tỉnh uỷ đã đưa ra là không chính xác (tuy vẫn theo cách tính để lấy thành tích của ông). Số liệu của Sở Lao động – Thương binh – Xã hội TTH cho biết năm 2009, TTH có 21.168 hộ nghèo với 75.945 nhân khẩu, chiếm 8,85% (ông Bí thư đã bớt đi 0,85%). Thế nhưng số người “cận nghèo” (một cách nói để giảm thiểu sự sút giảm của thành tích. Trên thực tế là chẳng khác gì nhau. Nghèo và không nghèo chứ không thể có chuyện “cận nghèo”), là 5,75%. Cộng lại, TTH, tuy tính toán khác rất xa với thực tế, vẫn có 14,6% người rất nghèo.
4.Các dân tộc ít người ở tỉnh TTH có gần 50.000 người. Ông Bí thư Tỉnh uỷ Hồ Xuân Mãn cho rằng “tỉnh đã lo cho 31.000 đồng bào dân tộc có nhà “bốn cứng” là chính xác hay không? Được biết, nhà của đồng bào được xây dựng theo Đề án 135 của Chính phủ và kinh phí để thực hiện là do nguồn từ Nhà nước và các cơ quan hợp tác quốc tế. Tại sao tỉnh TTH có thể nói là chính họ đã lo cho đồng bào? Mặt khác, 40% còn lại vẫn chưa có nhà “bốn cứng” là nghĩa làm sao khi chỉ có 8% người nghèo? Đó là chưa nói chuyện xây nhà xong nhưng trong đó chẳng có gì, thu nhập của người dân không thay đổi gì thì quả thật, chỉ mới đem cái áo khoác lên cho người nghèo bớt xấu một chút mà thôi!
5.Người viết bài này đã sống và làm việc ở tỉnh TTH 33 năm, đã chứng kiến sự thay đổi của nhiều lãnh đạo nhưng chưa hề thấy bất kỳ sự thay đổi thực sự nào từ ý tưởng, cách làm việc của những người lãnh đạo ấy. Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ vị lãnh đạo nào về đề tài này. Chỉ cần bước qua đèo Hải Vân là thấy xấu hổ vì mình là người Huế. Sự đủng đỉnh của Huế, tính bảo thủ muôn đời của nó là điều ai cũng biết. Thật là buồn khi mình gắn bó với một quê hương mà quê hương ấy chỉ thay đổi gọi là, phát triển gọi là… Là người dân, rất ước mong rằng các vị lãnh đạo hãy nói được sau khi đã làm được. Xin ông Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh TTH trả lời những câu hỏi của tôi.
Nguồn: tuanvietnam.net




Hà Văn Thịnh

Đêm khó ngủ


Đã cuối đời tóc mấy màu phai
Bỗng khó ngủ như ngày xưa thơ dại ấy
Khắc khoải chờ Bình Minh trở dậy
Lần hẹn đầu tiên, hạnh phúc mỉm cười…
Nhưng đêm này, chẳng phải thế em ơi
Cùng triệu người
Thức đợi Ngày Mai đến
Ngày hàng triệu trái tim dội thành sóng biển
Để bừng lên
Ánh sáng ban ngày…
Triệu triệu người nối những vòng tay
Để đòi lại những gì đã mất
Hoàng Sa, Trường Sa, Làm Người, Sự Thật…
Bao nhiêu năm tăm tối, mê nhòa…
Có bao giờ yêu tiên tổ mẹ cha
Lại phải viết đơn trình lên, xin phép?
Có nơi đâu muốn tốt đời, sống đẹp
Phải tìm đến kẻ mù chỉ lối, chỉ đường đi?
Không kể hết những đau thương phận kiếp sống quỳ
Mỗi ngày qua, tim mỗi ngày rỉ máu
Đất nước lầm than, chúng cố tình che giấu
Tương lai như hoàng hôn chập choạng lối về
Những kẻ cướp ngày cùng kẻ cướp nước tham si
Cứ hữu hảo mặc dân tình rên xiết
Biển Đông, “Hai Sa”, kẻ thù bắn giết
Tổ quốc, ngư dân lâm cảnh khốn cùng!
Chúng muốn ta bị vùi trong nấm mộ chung
Cướp hết biển trời bắt ta sống nhục
Chúng muốn ta sụt sùi than khóc
Nô lệ đắng cay, lăn lóc kiếp người…
Không!
Không thể nào chịu nhục, buông xuôi
Cả nước hôm nay đã tỉnh thức rồi
Cả com măng (comment) cũng trở thành lịch sử
Cả nỗi sợ cũng không còn sợ nữa
75 phản hồi, 4 giờ sáng, ABS ơi*…
Ngày Mai…
Ta sẽ hát vang bài ca yêu nước
Dậy mà đi, chống kẻ thù xâm lược
Không thể nào không thức em ơi
Khó ngủ đêm nay
Cho Đất Nước
Mỉm cười…
Quảng Trị, 04:00, 9.12.2012.

  1. Tránh đi theo vết xe đổ của Hồ Xuân Mãn
  2. Chân lý trước mắt ta thôi
  3. Cán bộ và luân chuyển cán bộ sau 10 năm thực hiện 
  4. Đôi điều suy nghĩ về Huế (tt)
  5. Đôi điều suy nghĩ về Huế
  6. Hồ Xuân Mãn Cuộc
  7. Chỉ có một khả năng...
  8. Tâm tư người lính già
  9. Lý Thông đời mới
  10. Báo chí viết về AHLLVTND HỒ XUÂN MÃN
  11. Buổi gặp gỡ của chiến sĩ an ninh
  12. Tường thuật buổi làm việc của UBKTTW với CCB Phong...
  13. Ngày kị lần thứ 40 ở thôn Phò Ninh
  14. Bàn tay không che được bầu trời
  15. Việt Cộng viếng đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sĩ H...
  16. HỒ VIẾT BÁ & BẢN THÀNH TÍCH CỦA ÔNG HỒ XUÂN MÃN
  17. Gặp người biệt động thành Huế từng lên truyền hình...
  18. Thi hành kỷ luật khai trừ khỏi Đảng và đình chỉ ch...
  19. Mùa xuân năm 1975, Mãn đứng ở đâu?
  20. Thượng bất chính, hạ tắc loạn
  21. Ủy ban KTTƯ: 30/6/2012 giải quyết xong danh hiệu A...
  22. "Vua"Huế đi săn thời nay
  23. Mãn "ĐI" làm anh hùng chứ không có "CHẠY"...
  24. Xin hỏi Trần Văn Minh người bí thư thầm lặng...27 ...
  25. Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn tự kể về nhiều cái nhất...
  26. Hồ Xuân Mãn tự viết tạp văn đăng trên Tạp chí Sông...
  27. Bài báo của Quốc Anh - Thảo Nguyên đăng trên báo ...
  28. Bài báo của Phan Bùi Bảo Thy đăng 2 số trên Báo An...
  29. Bài báo của Hữu Thu - Bảo Hân đăng 2 số trên Báo Đ...
  30. Nhân Dân Tự Vệ VNCH
  31. Đơn khiếu nại về thành tích khai man của Bí thư tỉ...
  32. Một bài bình luận về "anh hùng" trên Báo Lao Động
  33. Xào xáo làm báo kiểu Phan Bùi Bảo Thy
  34. Hữu Thu...tự bán rẻ nhân cách với một giá bèo
  35. Mãn lên chức bí thư tỉnh ủy ở phút 89...
  36. Trung tá Hồ Xuân Phương
  37. Chủ nhân của 3.000 USD thưa chuyện với anh Mãn
  38. Từ bài báo "VỀ LẠI PHONG ĐIỀN"
  39. Đất cố đô có "vua"!
  40. XIN HỎI ÔNG BÍ THƯ TỈNH UỶ
  41. BÍ THƯ TỈNH UỶ THỪA THIÊN HUẾ, HỒ XUÂN MÃN