Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

ĐỂ ĐỜI CHO MỘT QUAN THAM

Hồ Xuân Mãn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hồ Xuân Mãn, sinh năm 1949, quê ở thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, là nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế (2000 - 2010), một trong 150 ủy viên chính thức của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IXkhóa X. Ông này là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên trong lịch sử Việt Nam bị tước danh hiệu do khai gian dối thành tích. [1]. Người dân ở Huế gọi ông này là anh hùng dỏm.

Sự nghiệp cách mạng chống Mỹ cứu nước[sửa | sửa mã nguồn]

Tham gia cách mạng khi 14 tuổi, đến năm 1967 thì thoát ly gia đình, trực tiếp cầm súng đánh giặc. Trong những năm chiến tranh, từ một chiến sĩ an ninh vũ trang tỉnh Thừa Thiên, ông làm Đội trưởng Trinh sát an ninh vũ trang Ban An ninh huyện Phong Điền. Từ năm 1973 cho đến ngày 26/3/1975 khi Thừa Thiên - Huế giải phóng, ông Hồ Xuân Mãn là Trưởng ban An ninh kiêm Xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền.[1]

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Đến ngày 21/8/2010, trong Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ ba, ông Hồ Xuân Mãn được trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đây là vinh dự lớn không chỉ của ông Mãn mà đối với toàn thể nhân dân cố đô Huế. Một tháng sau, ông Mãn về hưu sau hai nhiệm kỳ làm Bí thư Tỉnh ủy (2000 - 2010).[1]. Quá trình làm bí thư tỉnh Thừa Thiên Huế ông này nổi tiếng với nhiều vụ scandal như sàm sỡ tiếp viên nhà hàng nên bị ăn tát, thao túng việc bổ nhiệm cán bộ, đưa toàn người thân quen gia đình vào các vị trí chủ chốt, nhận hối lô...

Tước danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình làm đơn tố cáo[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Cựu trung tá Hoàng Phước Sum, phải mất hơn một năm sau họ mới lấy được bản thành tích của ông Mãn. Sau hơn 2 năm kiên trì đấu tranh, những cựu chiến binh tố caó ông Mãn phải đối mặt với rất nhiều áp lực, có người bị đánh, bị dọa giết, nhưng họ vẫn quyết đi đến cùng. Mãi đến ngày 2-1-2014, mới có kết luận chính thức của Ủy ban Kiểm tra trung ương là ông Hồ Xuân Mãn đã khai man thành tích để được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. [2]. Dù đã bị tước danh hiệu nhưng ông này vẫn mạnh miệng tuyên bố sẽ trả thù những người đã tố cáo vụ tiêu cực của ông.

Quyết định chủ tịch nước[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ra Quyết định về việc hủy bỏ Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đối với ông Hồ Xuân Mãn, do kê khai không đúng thành tích, theo kết quả thẩm tra, xác minh của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, có đến 15/17 thành tích không đúng thực tế. [3]

Cần làm rõ trách nhiệm[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Hoàng Văn Phận, nguyên Trung đội trưởng Công binh lực lượng vũ trang huyện Phong Điền thời kỳ 1966 – 1967 cho rằng, lỗi chính là ở người khai đã bịa đặt, nhưng cũng cần làm rõ trách nhiệm, sai phạm của cá nhân, tập thể. Thậm chí, một số lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế từng khẳng định việc xét tặng danh hiệu Anh hùng cho ông Mãn được thực hiện đúng quy trình, nguyên tắc. Chả hạn, đương kim Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Nguyễn Ngọc Thiện trả lời Báo PLVN trước đây cũng khẳng định quy trình xây dựng bộ hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu anh hùng của ông Mãn được thực hiện chặt chẽ và đầy đủ theo các quy định. [4]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

HỒ XUÂN MÃN LÀM GÌ CŨNG ĐÚNG QUY TRÌNH

Cả nhà làm quan: Bí thư Thừa Thiên - Huế nói gì?

Theo Bí thư Tỉnh ủy TT-Huế, trong thực tế, đối với vị trí chủ chốt có bà con, quan hệ họ hàng với nhau sẽ tạo ra dư luận trong cán bộ, nhân dân nghĩ đến chuyện có bè phái, cục bộ.
 >> 4 anh em “cột chèo” cùng làm quan huyện

Sau bài viết “Cả nhà làm quan huyện” ở huyện A Lưới, ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TT-Huế cho biết, ông đã nắm được thông tin và đã giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy vào cuộc tìm hiểu.
Ông Lê Trường Lưu. Ảnh: Báo Thừa Thiên - Huế
Ông Lê Trường Lưu. Ảnh: Báo Thừa Thiên - Huế
Trước đó, trả lời báo chí, ông Lưu xác nhận, Bí thư Huyện ủy A Lưới Hồ Xuân Trăng là anh cột chèo của ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó bí thư, Chủ tịch huyện; Nguyễn Nam Sinh - Phó trưởng Công an huyện; Hồ Thanh Hà - Phó trưởng Phòng Tài chính.
Ngoài ra, vợ ông Trăng là bà Lê Thị Thêm cũng đang giữ chức Trưởng Phòng Văn hóa thông tin.
"Vị trí Bí thư, Chủ tịch do Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Những vị trí này được Đảng bộ, nhân dân tín nhiệm bầu làm Bí thư, Chủ tịch từ đầu nhiệm kỳ vừa rồi. Các vị trí khác do huyện quản lý", ông Lưu cho biết.
Cũng theo Bí thư Tỉnh ủy TT-Huế, thực tế, đối với vị trí chủ chốt có bà con, quan hệ họ hàng với nhau sẽ tạo dư luận trong cán bộ, nhân dân nghĩ đến chuyện có bè phái, cục bộ.
Anh em cột chèo không vi phạm?
"Luật Công chức không cấm anh em, người nhà cùng làm cán bộ ở một địa phương. Theo luật Công chức, 2 đồng chí này (ông Hồ Xuân Trăng và ông Nguyễn Mạnh Hùng) là anh em cột chèo thì không vi phạm qui định.
Tuy nhiên trong thực tế, đối với các vị trí chủ chốt có bà con, quan hệ họ hàng với nhau thì sẽ tạo ra dư luận trong cán bộ và nhân dân, người ta nghĩ đến chuyện bè phái, cục bộ trong đó", ông Lưu khẳng định.
Ông Lưu cũng cho biết, trước đại hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có trao đổi, bàn bạc một số lần liên quan đến vấn đề này để có điều chỉnh phù hợp.
“Đối với những trường hợp cán bộ thuộc huyện quản lí, tôi sẽ cho Ban Tổ chức kiểm tra lại”, ông Lưu nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi: Có hay không việc Bí thư và Chủ tịch huyện bổ nhiệm họ hàng giữ các chức vụ, nhiều người trong gia đình làm quan, liệu có lo ngại vấn đề cấp trên bao che cho cấp dưới không, Bí thư Tỉnh ủy TT - Huế cho rằng, thực chất, một số cán bộ được bổ nhiệm từ trước đây. Thế nên, việc bổ nhiệm đúng qui định, đúng qui trình hay không cũng phải cho kiểm tra lại.
“Ví dụ như trường hợp vợ ông Trăng (bà Lê Thị Thêm - Trưởng phòng Văn hóa huyện A Lưới - PV), trước đây trưởng phòng giờ chuyển qua chỗ khác cũng trưởng phòng như thế thôi”, ông Lưu đơn cử.
Vẫn theo ông Lê Trường Lưu, việc cấp trên bao che cho cấp dưới cũng có thể xảy ra nếu nhiều người trong gia đình cùng làm lãnh đạo huyện.
“Để giải quyết việc này, phải tăng cường vai trò cấp ủy, chính quyền địa phương. Các công việc của địa phương phải qua cấp ủy, chính quyền, thông qua tập thể thường trực thường vụ.
Quy chế làm việc là phải công khai minh bạch, không phụ thuộc vào một vài cá nhân. Mọi việc đều thực hiện theo nguyên tắc công khai, dân chủ.
Đã công khai lấy ý kiến chung giữa tập thể thì sẽ hạn chế được và không có chuyện làm bậy", ông Lưu nói.
Theo Quang Thành
VietNamnet

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

"Quy trình" cái mả mẹ mi

“8 người thân của tôi được bổ nhiệm đều đúng quy trình”

17/09/2016 16:45 GMT+7
TTO - Bí thư tỉnh uỷ Hà Giang Triệu Tài Vinh đã nói như vậy với Tuổi Trẻsau khi có thông tin có đến 8 người thân của ông được bố trí các vị trí chủ chốt của nhiều cơ quan trong tỉnh Hà Giang.
“8 người thân của tôi được bổ nhiệm đều đúng quy trình”
Ông Triệu Tài Vinh (bìa phải) cùng với lãnh đạo Bộ Lao động thương binh và xã hội trong một cuộc khảo sát để mở rộng, tôn tạo nghĩa trang Vị Xuyên (ảnh chụp ngày 9-9) - Ảnh: ĐỨC BÌNH
Theo đó, ngày 17-9, trên mạng xã hội đăng tải thông tin có ít nhất 8 người là vợ, anh em ruột thịt, em rể, anh em họ hàng của ông Triệu Tài Vinh đang giữ các vị trí chủ chốt của nhiều ban ngành, địa phương trong tỉnh gồm:
- Bà Phạm Thị Hà - phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, là vợ ông Vinh
- Ông Triệu Tài Phong - bí thư huyện ủy huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, là em trai ông Vinh
- Ông Triệu Sơn An  - phó chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, là em trai ông Vinh (không phải Triệu Tài An như thông tin trên mạng)
- Ông Triệu Tài Tân  - phó phòng Hành chính Viễn thông tỉnh Hà Giang, là em trai ông Vinh (không phải làm phó giám đốc Viễn thông Hà Giang như thông tin trên mạng)
- Bà Triệu Thị Giang - phó phòng Kinh tế đối ngoại Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Hà Giang, là em gái ông Vinh (không phải được đề bạt lên phó giám đốc sở như thông tin trên mạng)
- Ông Mạc Văn Cường (chồng bà Giang, em rể ông Vinh) - phó trưởng Công an thành phố Hà Giang
- Ông Triệu Là Pham (anh họ ông Vinh) -  phó ban Nội chính Tỉnh ủy Hà Giang
- Bà Triệu Thị Tình (em họ ông Vinh) - phó giám đốc phụ trách Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hà Giang.
Trước thông tin này, trao đổi với Tuổi Trẻ vào sáng cùng ngày, ông Vinh xác nhận cả 8 người trên đều là người thân của mình.
Tuy nhiên ông Vinh cho rằng không nên “nhìn vào hiện tượng của sự việc” là các chức vụ những người này đang nắm giữ mà nên nhìn vào bản chất của sự việc như quy trình bổ nhiệm cán bộ, điều kiện, năng lực, hiệu quả làm việc của những người này.
Ông Vinh cho biết, sự việc này đã được các cơ quan chức năng của trung ương vào cuộc kiểm tra và có kết luận. “Sau khi kiểm tra, đầu tháng 5 UBKT trung ương đã kết luận việc bổ nhiệm cán bộ của tỉnh là đúng quy trình” - ông Vinh nói.
Ông Vinh cho rằng, nếu chỉ nhìn vào danh sách người nhà này thì sẽ là “chuyện không hay” nhưng đi vào từng trường hợp cụ thể thì “sẽ thấy việc bổ nhiệm không có khuất tất”.
“Không những tôi không ưu ái người nhà mà nhiều lần khi Ban thường vụ tỉnh uỷ đưa người thân của tôi ra để bàn bố trí cán bộ tôi còn là người phản đối" - ông Vinh nói.
"Năm 2006, vợ tôi được được ngành đề xuất bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Giang nhưng tôi là người phản đối. Đến năm 2009, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lúc bấy giờ đã đưa ra đề nghị, trình bổ nhiệm vợ tôi làm phó giám đốc sở nhưng tôi tiếp tục phản đối và hai vợ chồng xin không nhận chức vụ này vì lúc đó tôi đang là Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Bí thư huyện ủy Hoàng Su Phì, gia đình rất bận nên vợ tôi khó hoàn thành nhiệm vụ đó được” - ông Vinh cho biết.
Ông Vinh cũng cho biết thêm trong những lần đầu em trai được đề xuất làm lãnh đạo huyện Quang Bình, em rể được đề xuất làm lãnh đạo Công an TP Hà Giang thì cũng chính ông Vinh là người phản đối.
“Sau đó do yêu cầu của tình hình thực tế, điều kiện, năng lực của những người này đáp ứng được thì địa phương tiếp tục đề xuất. Tất cả những người này đều nằm trong quy hoạch cán bộ, khi đưa ra bàn để bố trí nhiệm vụ thì do Ban thường vụ Tỉnh uỷ quyết định, cá nhân tôi chỉ là một ý kiến. Họ đều đã đi cơ sở, làm nhiều chức vụ khách nhau, có người còn ra tỉnh làm lãnh đạo từ khi tôi vẫn đang công tác ở huyện” - ông Vinh nói.
THÂN HOÀNG

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

MẸ NÓ CHỈ LÀ CÁI BIA


'Biệt phủ' xây dựng không phép: Phường không gặp được... gia chủ
TRANG CHỦ
THỜI SỰ
XÃ HỘI
10.09.2016 | 17:38 PM
Sự kiện :Chuyện cây sứ trăm tuổi và biệt phủ nhà quan

Nhận được thông tin về việc biệt phủ xây dựng không phép, chính quyền phường Thủy Phương, TX Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) đã tới lập biên bản, nhưng không có sự tham gia của gia chủ.


Những ngày vừa qua, dư luận xôn xao khi báo Người Đưa Tin đã phát hiện ra sự tồn tại của một "biệt phủ" xây dựng không phép, nằm trên đường Dạ Lê, thuộc phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế). Khu "biệt phủ" này tựa như khu vườn thượng uyển với hệ thống ao hồ thông nhau, cùng các nhà gỗ và nhiều cây cảnh quý hiếm, có giá trị…








Khu biệt phủ tựa như vườn thượng uyển, có giá trị, độc đáo.


Qua xác minh, mảnh đất xây dựng ngôi "biệt phủ" này, đứng tên cụ bà Trương Thị Kim (72 tuổi), quê ở Quảng Nam. Bà Kim là mẹ vợ của ông Huỳnh Ngọc Sơn, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên - Huế. Dư luận cho rằng, "biệt phủ" này là của ông Sơn, nhưng đứng tên cụ bà Kim.






Tất cả khu này, đang trong quá trình hoàn thiện; ngổn ngang vật liệu, các tốp công nhân đang xây dựng. Theo xác nhận của chính quyền địa phương, việc xây dựng khu "biệt phủ" này không hề xin phép các cơ quan chức năng.

Liên quan đến sự việc, ông Ngô Văn Tài, Phó Chủ tịch phường Thủy Phương cho biết, trước đó, khi hay tin về việc bà Kim xây dựng công trình trái phép, lãnh đạo địa phường đã cử cán bộ về ghi nhận hiện trạng, tiến hành lập biên bản sự việc. Tuy nhiên, thời điểm kiểm tra, không thấy người có tên trong hồ sơ thửa đất(!?).

Phường Thủy Phương đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trên mảnh đất do bà Trương Thị Kim đứng tên. Nội dung biên bản yêu cầu, "biệt phủ" không có giấy phép phải dừng xây dựng.

Bờ kè dài khoảng 35m, nhà lục giác diện tích rộng 35m2, nhà chữ nhật diện tích 40m2... đều là những công trình vi phạm. Tuy nhiên, tại thời điểm lập biên bản, không hề có người vi phạm - cụ Kim vắng mặt.








Biên bản được lập đơn phương, không có người vi phạm tham gia chứng kiến.


Cũng theo nguồn tin từ cán bộ địa phương, bà cụ Kim không chỉ tiến hành xây dựng công trình không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mà còn xây dựng trên đất thủy sản, đất trông cây lâu năm, không đúng mục đích, không phù hợp với quy hoạch. Nếu trong 60 ngày, bà Kim không thực hiện đúng quy định, cơ quan Nhà nước sẽ cưỡng chế, đập bỏ phần xây dựng trái phép.

Được biết, tổng diện tích mang tên cụ Kim đang sử dụng là 8.580.9m2, trong đó: Diện tích đất ở 3.427.8m2, đất trồng cây lâu năm 2.917.5m2, đất nuôi trồng thủy sản 2.235.5m2. Được biết, cụ Kim quê ở Quảng Nam, là mẹ vợ của ông Huỳnh Ngọc Sơn - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Qua câu chuyện trên, nhiều người cho rằng, có nhân vật cụ Kim là một người hữu danh vô thực, chỉ đứng tên hộ mảnh đất cho một quan chức nào đó, nhằm xây dựng "biệt phủ" trái phép.
Ngày 7/9, UBND phường Thủy Phương đã xử phạt hành chính đối với cụ bà Trương Thị Kim với mức xử phạt là 2.000.000 đồng vì có hành vi xây dựng công trình không có giấy phép; yêu cầu dừng hoạt động xây dựng, chờ làm các thủ tục theo quy định của pháp luật. Dư luận cho rằng, mức xử phạt này là quá nhẹ so với hành vi vi phạm; công trình xây dựng quy mô, kéo dài.


Công Thành

NƠI ĐÂY LÀ TỤ ĐIỂM ĐÁNH BẠC CỦA HỒ XUÂN MÃN

Cây trăm tuổi ở Đại nội Huế nghi về nhà 'sếp': Trò mèo, ai còn làm?

18:18pm, 07/09/2016

Việc cây trăm tuổi vào "biệt phủ" sếp, KTS Ngô Doãn Đức -nguyên PCT Hội KTS VN bất bình: Bây giờ thời đại nào mà người ta còn làm trò mèo? Thích biếu xén thì lấy trong túi mình, sao lại lấy của công?

Về thông tin nghi vấn cây trăm tuổi ở Đại nội Huế vào “biệt phủ” của Sếp, KTS Ngô Doãn Đức - nguyên Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam bất bình: “Bây giờ là thời đại nào rồi mà người ta còn làm cái trò mèo đó? Họ thích biếu xén thì cứ việc lấy trong túi họ đi mà biếu, tại sao lại lấy của công?”


Là người gắn bó nhiều năm với việc nghiên cứu, bảo tồn các kiến trúc cổ, các khu di tích, theo ông, nếu có thực việc bứng cây trăm tuổi trong Đại nội Huế đi trồng ở nơi khác, mục đích chưa rõ ràng, thậm chí là để biếu cán bộ địa phương thì có đúng với quy định hay không?

Mặc dù mới chỉ nắm thông tin qua báo chí, nhưng tôi thấy đó là việc làm tùy tiện, khó hiểu của Ban quản lý khu di tích này. Có rất nhiều vấn đề cần phải làm rõ.

Việc bảo tồn di tích cố đô Huế, thời gian vừa qua rất được chú trọng. Nhà nước đã có quy hoạch xây dựng, bảo tồn và khôi phục quần thể di tích kinh thành Huế. Các cây nằm trong khu di tích, đặc biệt là những cây cảnh có tuổi đời trăm năm rất có giá trị, cần bảo vệ. Bất kỳ thay đổi nào cũng có thể ảnh hưởng tới việc sinh trưởng và phát triển của cây nên phải tính toán rất kỹ, trên cơ sở phối hợp nhiều cơ quan chức năng, chuyên gia chuyên ngành.

Nếu đúng như thông tin mà báo chí và người dân phản ánh, chúng ta phải lên tiếng mạnh mẽ. Nó bất cập ở hai vấn đề: Thứ nhất, lấy bất kỳ thứ gì trong khuôn viên, không gian di tích (ở đây là kinh thành Huế) phải có sự xác nhận, chấp thuận của cơ quan quản lý, các tổ chức có liên quan.

Thứ hai, trên quan điểm bảo vệ di tích, các kiến trúc và không gian của di tích, khi có bất kỳ sự thay đổi nào cũng đều phải rất thận trọng. Không thể thích thì bứng đi trồng nơi khác được. Phải xác minh, làm rõ thông tin này để nhân dân được rõ chứ không thể mù mờ, chung chung được. Cơ quan chức năng lại càng phải có trách nhiệm làm rõ, công bố thông tin để chứng minh không có sự khuất tất thì người dân mới yên tâm.


Tôi tự hỏi, việc nhổ cây cảnh tuổi đời trăm năm đi trồng nơi khác đã được cho phép chưa? Lý do nhổ là gì, tại sao lại di dời đến “biệt phủ” của quan chức nếu chuyện đó là có thực, vin vào đâu để đem đi biếu? Cần phải có câu trả lời cụ thể cho nhân dân biết.




KTS Ngô Doãn Đức: "Thích biếu xén thì lấy trong túi mình, sao lại lấy của công?"


Nếu quả thực, có việc đem cây trong di tích đi làm quà biếu, ông nghĩ sao dưới góc độ của một người dân?

Đem của công đi làm quà biếu là không thể chấp nhận được. Thời đại bây giờ, không ai làm trò mèo ấy. Tại sao ở thế kỷ văn minh này còn duy trì “văn hóa” biếu xén như vậy? Ai thích đi biếu cá nhân thì cứ của trong túi họ mà làm, tại sao lại đụng đến của công?

Dưới góc nhìn của một người dân, tôi thấy đó là sự xâm phạm. Bất kỳ người nào đem của công thành quà biếu đều là cái tội, cần phải xử thật nặng để làm gương.

Theo ông, việc làm bất thường của Ban quản lý Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế như kể trên sẽ có tác động như thế nào với quần thể di tích?

Di tích Cố đô Huế không chỉ là tài sản của riêng người dân, tỉnh Thừa Thiên Huế mà là tài sản văn hóa, lịch sử của cả nước, của cả nhân loại. Điều này đã được thế giới khẳng định. Hơn ai hết, tất cả phải có trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ di sản. Bất kỳ việc làm nào ngược lại việc bảo tồn di tích đều phải bị lên án.

Chúng ta đã có Luật Bảo tồn di sản, quy định rất rõ về những hành vi được xem là xâm hại, đi ngược lại với bảo vệ, bảo tồn di sản. Cứ đúng theo đó mà áp dụng thôi. Nên hiểu, bảo vệ cảnh quan di tích bao gồm cả vùng đệm nữa.




Cây sứ trăm tuổi trong Đại nội Huế được bí mật di chuyển trong đêm, người dân nghi ngờ được chuyển vào "biệt phủ" sếp

Ông nghĩ sao về trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong vụ việc nếu như để xảy ra việc đem cây trong đại nội đi biếu cá nhân?

Cây hàng trăm năm tuổi đem đi trồng nơi khác tùy tiện, làm quà biếu, tại sao lại có sự vênh nhau giữa một bên là Luật Bảo tồn di sản và một bên là quyền lợi cá nhân? Báo chí và người dân thì lên tiếng bảo vệ, còn các vị cán bộ, lãnh đạo lại tránh nhau, bận rộn đến mức né tránh trách nhiệm khi được hỏi?

Thế nên, tôi cho rằng, trách nhiệm của các các nhân, tổ chức có liên quan cần phải được làm rõ. Trách nhiệm đến đâu, sai phạm đến đâu, không chỉ đơn giản là việc mấy cái cây trong di tích mà là câu chuyện về bảo tồn, câu chuyện về sử dụng của công và câu chuyện về ý thức đối với văn hóa, lịch sử…

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Huệ (thực hiện)

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

CÒN BÍ THƯ THỪA THIÊN HUẾ ĂN CƯỚP ĐANG BỊNH ĐƯƠC TREO CHƯA KỈ LUẬT

Nguyên Bí thư Hải Phòng Dương Anh Điền bị kỷ luật cảnh cáo

Dân trí Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật ông Dương Anh Điền - nguyên Bí thư Thành ủy Hải Phòng và ông Lê Khắc Nam - Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hải Phòng bằng hình thức cảnh cáo.
 >> Dàn nhạc nước 200 tỷ đồng: "Món quà" của ông Bí thư (!)
 >> Dàn nhạc nước 200 tỷ đồng "tậm tịt", nhếch nhác như bè nuôi cá

Ông Dương Anh Điền - cựu Bí thư Thành ủy Hải Phòng (Ảnh: TTXVN)
Ông Dương Anh Điền - cựu Bí thư Thành ủy Hải Phòng (Ảnh: TTXVN)
Từ ngày 6/9 đến ngày 8/9 Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ VI dưới sự chủ trì của ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Sau khi xem xét Báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật đối với ông Dương Anh Điền - nguyên Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, ông Lê Khắc Nam - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hải Phòng và ông Đoàn Duy Linh - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy những khuyết điểm, vi phạm của ông Điền, ông Nam, ông Linh đã gây hậu quả nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân 3 ông.
Trong quá trình kiểm điểm, cả 3 ông đã nghiêm túc, tự giác nhận rõ thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm của mình và tự nhận hình thức kỷ luật.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ vi phạm, căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật ông Dương Anh Điền, ông Lê Khắc Nam bằng hình thức cảnh cáo; ông Đào Duy Linh bằng hình thức khiển trách.
Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận Ban cán sự Đảng UBND thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2010-2015 đã thiếu trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo UBND thành phố thực hiện kết luận của Thường trực Thành ủy về chủ trương nghiên cứu phương án bố trí các đài phun nước, kết hợp ánh sáng, kỹ xảo nghệ thuật (Dự án nhạc nước), thực hiện không đúng các quy định về quản lý đầu tư xây dựng đối với Dự án.
Đối với cá nhân các ông Dương Anh Điền, ông Lê Khắc Nam và ông Đoàn Duy Linh có các khuyết điểm, vi phạm: Vi phạm Quy định số 51-QĐ/TW, ngày 19/4/2007 của Ban Bí thư khóa X, Quy chế làm việc của Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015, Quy chế làm việc của Ban Cán sự đảng UBND thành phố nhiệm kỳ 2011-2016 trong việc quyết định phê duyệt đầu tư Dự án nhạc nước.
Thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện và vi phạm các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chi phí, quản lý hợp đồng, lựa chọn nhà thầu.
Những khuyết điểm, vi phạm của tập thể và cá nhân nêu trên dẫn đến Dự án nhạc nước còn dở dang, đến nay chưa thể nghiệm thu, thanh quyết toán, bàn giao, đưa vào sử dụng theo đúng mục tiêu, yêu cầu đã được phê duyệt, làm thất thoát, lãng phí cho ngân sách Nhà nước, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương.
Kỷ luật cán bộ Công ty cổ phần xăng dầu, dầu khí Phú Thọ
Thông báo về nội dung kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng cho biết đã xem xét, xử lý kỷ luật ông Lê Văn Quân, đảng viên Chi bộ Văn phòng, Đảng bộ Công ty cổ phần xăng dầu, dầu khí Phú Thọ thuộc Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, nguyên Bí thư Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Cơ quan Tổng công ty cổ phần Sông Hồng. Khi là Bí thư Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cơ quan Tổng công ty cổ phần Sông Hồng, ông Quân đã quyết định giới thiệu đoàn viên với tổ chức đảng để xem xét, kết nạp đảng sai quy định.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ vi phạm, căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật ông Quân bằng hình thức khiển trách.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã xem xét các báo cáo giám sát chuyên đề đối với: Ban cán sự đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng và một số cá nhân; Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu; Đảng đoàn và Bí thư Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam; Ban cán sự đảng và ông Nguyễn Duy Thăng - Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Đảng đoàn Hội cựu chiến binh Việt Nam và Bí thư Đảng đoàn; Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM.
Thông qua giám sát, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm của tập thể và cá nhân và yêu cầu có biện pháp, giải pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới.
Thế Kha

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

CHẾ ĐỘ ĐẺ RA NHỮNG QUÁI THAI TƯƠNG TỰ HỒ XUÂN MÃN

Cựu Chủ tịch tỉnh mở quán nhậu 15 tỷ đồng cho nữ phó phòng

Sau khi lùm xùm chuyện nữ phó phòng đập xe của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Trần Khiêu, ông Khiêu khẳng định hai người không có tình cảm. Nghỉ hưu xong, ông và nữ phó phòng cùng nhau mở quán nhậu 15 tỷ đồng ở Vĩnh Long...

Năm 2013, dư luận miền Tây “dậy sóng” trước việc nữ phó phòng T.H.L (Phó phòng Quản lý doanh nghiệp - Lao động thuộc Ban quản lý (BQL) Khu kinh tế tỉnh Trà Vinh) chạy xe vào trụ sở UBND tỉnh Trà Vinh đập xe ông Trần Khiêu - Chủ tịch UBND tỉnh này. Câu chuyện không chỉ xôn xao trong năm 2013 mà còn kéo dài qua 2014 khi nữ phó phòng liên tục tố cáo một số cán bộ cấp trên có tiêu cực.

Ông Trần Khiêu bên công trình đứng tên bà T.H.L
Ông Trần Khiêu bên công trình đứng tên bà T.H.L
Theo báo cáo của Công an phường 1, thành phố Trà Vinh, khoảng 22 giờ 10 phút ngày 7/1/2013, T.H.L chạy xe Honda SH thẳng vào trụ sở UBND tỉnh. Bà không chấp hành hiệu lệnh yêu cầu dừng xe của lực lượng cảnh sát bảo vệ, sau đó dùng gạch đập kính chiếc ô tô biển xanh 84E-0727 là phương tiện công vụ của ông Trần Khiêu - Chủ tịch UBND tỉnh. Khi lực lượng làm nhiệm vụ đến can ngăn không cho đập phá ô tô, bà L đã dùng gạch đánh lại, làm một chiến sĩ bị thương.
Tiếp đó, bà L lên phòng làm việc của ông Khiêu ở lầu 1, rồi dùng gạch đập vào cửa phòng. Khi lực lượng cảnh sát bảo vệ can ngăn, bà L đã lớn tiếng đe dọa, chửi bới, thóa mạ với những lời lẽ thô tục. Mãi đến 23 giờ 15, bà này mới bỏ về nhưng không chấp hành yêu cầu của Công an phường 1 là về làm việc tại trụ sở. Ngày 8/1, Công an phường 1 đã 2 lần gửi giấy triệu bà L lên làm việc nhưng bà vẫn không chấp hành và cũng chẳng thông báo lý do vắng mặt.
Sau khi sự việc xảy ra, ngày 22/2, Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh đã ra quyết định khai trừ bà L ra khỏi Đảng vì những sai phạm trên. Ngoài ra, Đảng ủy khối cũng yêu cầu cơ quan nơi bà L công tác tiến hành buộc thôi việc đối với bà.

Ông Trần Khiêu và bà THL bên công trình đang xây dựng.
Ông Trần Khiêu và bà THL bên công trình đang xây dựng.
Báo chí vào cuộc, ông Trần Khiêu khẳng định, giữa ông và bà T.H.L hoàn toàn trong sáng, chỉ là anh em bình thường, không vượt giới hạn như dư luận đồn đoán. Chuyện bà T.H.L đập xe ông, hay chuyện bà đến nhà ông “quậy” vào ban đêm chỉ là do những chuyện hiểu lầm. Đến tháng 7/2013, ông Trần Khiêu có đơn xin nghỉ hưu sớm vì lý do lớn tuổi, sức khỏe yếu, mất sức lao động.
Ông Khiêu phủ nhận mối quan hệ với bà T.H.L và sự việc cũng chìm vào quên lãng. Vài tháng nay, người dân thành phố Vĩnh Long lại xôn xao khi thấy ông Khiêu thường xuyên chở bà T.H.L đến một công trình xây dựng quán nhậu rất lớn ở Vĩnh Long. Địa điểm này trước đây là Hội quán Bia Sài Gòn, được hai người mua lại và đầu tư mới.
Bà T.H.L cho biết, miếng đất này bà mua hơn 8 tỷ đồng, xây cái nhà phía trước hơn 2 tỷ đồng. Ngoài ra, bà cho xây dựng phòng ốc mở nhà hàng, tổng giá trị toàn bộ công trình khoảng 15 tỷ đồng.
Ông Trần Khiêu cho biết, ngoài quán nhậu đang xây dựng, ông và bà T.H.L còn có một nhà hàng ở huyện Duyên Hải (Trà Vinh) và một công ty chuyên đấu giá tài sản. Theo lời ông Khiêu, những tài sản này bà T.H.L đứng tên nhưng cũng là của ông, vì ông là người đứng sau. “Mày thấy báo chí đăng không? Mày đăng đi... Nhầm mẹ gì. L nóng tánh. Tánh bây giờ vẫn nóng” - ông Trần Khiêu nói.
Ông Trần Trí Dũng - Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh cho biết, ông Trần Khiêu đã chuyển sinh hoạt Đảng về nơi cư trú, không còn sinh hoạt đảng ở cơ quan cũ.
Theo Hữu Danh